Thị trường chứng khoán the giới 2022

Kính thưa Quý độc giả,

Năm 2020 có thể coi là một năm khó khăn, thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường chứng khoán [TTCK] thế giới nói riêng phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, các nước đã buộc phải áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thông qua các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD và biện pháp cắt giảm lãi suất của hầu hết các ngân hàng trung ương các nước. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến dòng vốn quốc tế và TTCK năm 2020. Tại Việt Nam, nhiều biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kích thích tiêu dùng như giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn giảm phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán; cung cấp các khoản trợ cấp cho cá nhân, hộ gia đình, đẩy mạnh các chương trình đầu tư công và cắt giảm lãi suất của Chính phủ đã từng bước phát huy hiệu quả, giúp kinh tế phục hồi và thu hút các dòng vốn đầu tư vào TTCK, giúp thị trường ổn định và tăng trưởng cả về quy mô và tính thanh khoản. Tại ngày 31/12/2020, chỉ số VN-Index đạt 1103,87 điểm, tăng 14,9% so với cuối năm 2019. Thị trường cổ phiếu hiện có 1.665 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch [ĐKGD] với quy mô niêm yết, ĐKGD đạt gần 1.514 nghìn tỷ đồng, tăng 8% với cuối năm 2019. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương 84,1% GDP 2020. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết [trong đó có 454 mã trái phiếu chính phủ và 23 mã trái phiếu doanh nghiệp] với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2019 tương đương 23% GDP. Tổng mức huy động qua phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng tương đối mạnh, đạt 429.000 tỷ đồng. Thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019; thanh khoản thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh bình quân đạt 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Những kết quả của thị trường trên đây có sự đóng góp không nhỏ của VSD với vai trò là tổ chức hạ tầng duy nhất cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng khoán phái sinh trên Sở Giao dịch Chứng khoán [SGDCK] và chứng khoán của công ty đại chúng khác; các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ giao dịch chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật. Đặc biệt, mặc dù quy mô thị trường và khối lượng thanh toán giao dịch chứng khoán đều tăng, song các giao dịch đều đã được VSD phối hợp với hai SGDCK thanh toán đúng hạn, an toàn, đảm bảo cho thị trường vận hành thông suốt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp và một số TTCK lớn của thế giới như Mỹ phải 3 lần kích hoạt cơ chế ngừng giao dịch. Đây là những thành tích rất đáng ghi nhận của VSD trong năm qua. Theo đó, VSD đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua các con số sau: Tính đến hết ngày 31/12/2020, đã có hơn 8 tỷ chứng khoán đăng ký mới trong năm 2020, tăng 168% so với năm 2019, nâng tổng số chứng khoán đăng ký tại VSD lên 178 tỷ chứng khoán; đã có 14,9 tỷ chứng khoán lưu ký mới trong năm 2020, tăng 31,8% so với năm 2019, nâng tổng số dư chứng khoán lưu ký tại VSD lên 100 tỷ chứng khoán [chiếm hơn 56% tổng số chứng khoán đăng ký]; tổng số tài khoản lưu ký tại VSD là 2,7 triệu tài khoản, tăng 17% so với năm 2019, số lượng tài khoản đăng ký trên hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là 171.973 tài khoản, tăng 89% so với năm 2019; tổng giá trị thanh toán toàn thị trường trong năm 2020 đạt 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019. Đây là những kết quả hết sức ấn tượng thể hiện những nỗ lực rất đáng ghi nhận của VSD trong năm 2020, năm mà nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Với nỗ lực đồng hành và sát cánh cùng thị trường, VSD đã góp phần không nhỏ giúp TTCK nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung vượt qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất, đạt mức hồi phục trên cả kỳ vọng.

Bước sang năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động đa chiều từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, nhưng theo dự báo thị trường sẽ vẫn giữ được đà tăng trưởng của năm 2020. Bên cạnh tác động tiêu cực của dịch bệnh, xu hướng dịch chuyển dòng vốn quốc tế từ kênh tín dụng ngân hàng -nơi có lợi suất thấp- sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và các tài sản có giá trị bao gồm vàng, bất động sản do tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng thông qua cắt giảm lãi suất và các gói hỗ trợ tài chính lớn của hầu hết các nước trên thế giới trong năm 2020 đã và đang được xem là những nhân tố tích cực hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới nói chung, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021- đặc biệt khi Việt Nam tiếp tục được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng để đầu tư của khu vực  và là  một trong số rất ít nước khống chế được dịch Covid, đạt tăng trưởng dương trong năm 2020. Trong tháng 12 năm 2020, Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên trong hệ thống phân loại của MSCI sau khi Kuwait chính thức được nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi. Như vậy, việc dòng vốn nước ngoài có khả năng quay trở lại vào năm 2021 với tỷ trọng cao hơn cho Việt Nam trong chỉ số MSCI FM sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán trong năm 2021. Bên cạnh đó, trên nền những thành công mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được trong năm 2020, đồng thời khi Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực, hệ thống công nghệ thông tin mới của toàn thị trường được triển khai sẽ tạo nền tảng pháp lý và công nghệ mới giúp nâng tầm thị trường, thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của các thành viên thị trường.


Riêng đối với VSD, năm 2021 là năm vô cùng đặc biệt – năm đánh dấu chặng đường 15 năm đi vào hoạt động của VSD và 25 năm không ngừng lớn mạnh của ngành chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bước sang năm 2021, VSD chủ trương bám sát phương châm “kế thừa nền tảng, tiếp nối thành công” triển khai thực hiện chuyển đổi thành Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, nâng cao tiềm lực tài chính tăng cường vị thế của VSD trong khu vực và trên thế giới, đặt dấu ấn cho bước chuyển mình lịch sử trên chặng đường phát triển của VSD, góp phần quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và mạnh mẽ. Qua đây, thay mặt tập thể Lãnh đạo và cán bộ chuyên viên của VSD tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng, sự chỉ đạo sát sao và hợp tác chặt chẽ của cơ quan quản lý, thành viên thị trường, các tổ chức phát hành và công chúng đầu tư đã dành cho VSD trong thời gian qua và trên chặng đường sắp tới./.

Ảnh minh họa [Nguồn: AFP/TTXVN]

Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020, do rung lắc mạnh ở nhóm cổ phiếu giải trí và truyền thông, cũng như tâm lý hoài nghi trước cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] vào tuần tới về việc tăng lãi suất.

Trên sàn giao dịch phố Wall, các chỉ số chính đều lao dốc mạnh khi chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt 1,3% giá trị, tương đương 450,02 điểm xuống còn 34.265,37 điểm.

Chỉ số S&P 500 cũng tuột mất 1,89% giá trị, tương ứng 84,79 điểm, xuống còn 4.397,94 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 2,72%, tương đương 385,10 điểm,  xuống 13.768,92 điểm.Hiện Dow Jones đang ở mức điểm thấp hơn trung bình chung của 200 ngày qua, lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020.

Tính trong cả tuần, các chỉ số này lần lượt giảm 4,6%, 5,7% và 7,6%. Đây là tuần giảm mạnh nhất của S&P 500 và Nasdaq kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020 và là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của S&P 500, khiến chỉ số này bị mất tới 8,3% giá trị so với thời điểm hồi đầu tháng.

[Chứng khoán thế giới đồng loạt đi xuống trong phiên 18/1]

Chỉ số Nasdaq cũng mất tới 14,3% giá trị so với mức đỉnh ghi nhận trong tháng 11 và hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones nối tiếp chuỗi ngày giảm điểm sang ngày thứ 6, ghi nhận quãng thời gian giảm điểm dài nhất kể từ tháng 2/2020.

Sự lao dốc ở nhóm cổ phiếu ngành giải trí là nguyên nhân kéo thị trường chứng khoán Mỹ ngập sâu trong sắc đỏ.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, cổ phiếu của Netflix “bốc hơi” tới 21/8% giá trị sau khi công bố dự báo về mức sụt giảm lượng khách hàng đăng ký dịch vụ. Cổ phiếu của Walt Disney cũng giảm 6,9%, trong khi Roku giảm 9,1%./.

[TTXVN/Vietnam+]

Sau một năm 2020 đầy rẫy những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu, buộc các gia đình phải ở trong nhà và các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động thì năm 2021 đã chứng kiến sự ra đời của các loại vắc xin an toàn, hiệu quả và từ đó củng cố niềm tin của người tiêu dùng và giúp các nền kinh tế mở cửa trở lại.

Thị trường chứng khoán Mỹ nhiều lần lập đỉnh lịch sử mới và ghi nhận nhiều phiên tăng điểm kỷ lục dù lạm phát đang tăng kỷ lục. Chính lạm phát gia tăng cộng với việc nhu cầu tiêu dùng bùng nổ sau một thời gian dài bị dồn nén khiến cho doanh thu của nhiều công ty tăng mạnh, lợi nhuận tăng trưởng tốt.

Sau đợt bán tháo nghiêm trọng hồi tháng 3/2020 trên thị trường chứng khoán Mỹ khi đại dịch Covid-19 lần đầu xuất hiện, nhiều cổ phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung đã phục hồi ấn tượng trong năm 2021.

Trong năm nay, chỉ số S&P 500 đã thiết lập mức cao nhất mọi thời đại là 4.743 điểm và chỉ số công nghiệp Dow Jones [DJIA] cũng chinh phục mốc kỷ lục mới là 36.565 điểm. Chỉ số NASDAQ cũng đạt mức cao kỷ lục là 16.212 điểm trong tháng 11 khi làm việc tại nhà, đặt hàng trực tuyến và hội nghị từ xa nay đã trở nên phổ biến và dễ dàng.

Biến động chỉ số công nghiệp Dow Jones trong năm 2021.

Với việc thị trường chứng khoán bùng nổ, các công ty đổ xô chào bán cổ phiếu ra công chúng và bán cổ phiếu của họ thông qua các đợt IPO với tốc độ kỷ lục. Năm 2021 chứng kiến gần 1.000 đợt IPO lớn nhỏ tại thị trường chứng khoán Mỹ, nhiều hơn hai lần so với các thương vụ IPO vào năm 2020 và gấp 4 lần so với năm 2019.

Trong đó, có các thương vụ đáng chú ý như IPO DiDi, Bumble và AppLovin hay các nền tảng tài chính như RobinHood và Coinbase.

19 công ty đã huy động được hơn 1 tỷ USD mỗi công ty thông qua IPO vào năm 2021. Tổng cộng, hơn 1.000 tỷ USD đã được huy động thông qua các đợt chào bán công khai lần đầu và niêm yết trực tiếp trong năm nay.

Không có gì ngạc nhiên khi hoạt động M&A toàn cầu trong năm 2021 cũng phá vỡ các kỷ lục. Các hợp đồng kinh doanh và giao dịch cổ phần tư nhân lên tới hơn 40.000 giao dịch, với tổng mức định giá là hơn 6.000 tỷ USD.

Con số này đã xô đổ mức cao nhất mọi thời đại là 4.800 tỷ USD được thiết lập vào năm 2015. Các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ tài chính, công nghiệp và năng lượng chiếm phần lớn các thương vụ M&A trong năm nay, chủ yếu được dẫn dắt bởi các công ty, cổ phần tư nhân và SPAC, hoặc các công ty được thành lập có mục đích đặc biệt.

Sự gia tăng trong các thương vụ M&A diễn ra trong bối cảnh lãi suất tại các ngân hàng trung ương vẫn ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế trì trệ trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn vốn thay thế.

Năm 2022, các chuyên gia dự đoán chỉ số S&P 500 khó có khả năng lặp lại được kỳ tích như năm nay. Bởi trong năm sau, sẽ có ít nhất một lần tăng lãi suất từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed], sự hưng phấn ban đầu từ việc mở cửa nền kinh tế trở lại giảm dần và các chương trình kích thích tiền tệ bị thắt chặt.

JPMorgan dự báo, chỉ số S&P 500 sẽ đạt 5.050 điểm vào cuối năm 2022, tăng khoảng 8% so với mức hiện tại.

Bank of America [BOA] lại đưa ra mục tiêu khiêm tốn hơn khi dự báo S&P 500 sẽ chỉ đạt 4.600 điểm khi kết thúc năm 2022, tương đương với giảm 1,9% so với thời điểm hiện tại. Điều đó sẽ đi kèm với tăng trưởng thu nhập chậm lại, với thu nhập trên mỗi cổ phiếu của S&P 500 sẽ chỉ tăng 6,5% trong năm tới. Bởi khi lãi suất tăng lên trong năm tới, các tài sản khác sẽ cạnh tranh để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

Goldman Sachs thì lạc quan hơn cả JPMorgan khi dự báo chỉ số S&P 500 sẽ tăng lên 5.100 điểm vào cuối năm 2022, đánh dấu mức tăng gần 9% so với thời điểm hiện tại.

Theo David Kostin, Trưởng chiến lược gia cổ phiếu Hoa Kỳ của Goldman Sachs, các công ty có thể sẽ tiếp tục có lời ngay cả khi áp lực chi phí đầu vào và thách thức từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài tăng lên. Ông kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận tổng hợp của S&P 500 sẽ tăng thêm 40 điểm cơ bản để đạt 12,6% trong năm tới.

Diệp Anh
Theo báo chí nước ngoài

Video liên quan

Chủ Đề