Thay thận nhân tạo bao nhiêu tiền

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị bệnh suy thận cấp hoặc suy thận giai đoạn cuối, khi thận không còn khả năng lọc bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nếu đã phải chạy thận nhân tạo do suy thận mạn, người bệnh có thể phải phụ thuộc vào phương pháp này để duy trì sự sống cho đến hết phần đời còn lại hoặc tới khi được ghép thận.

Có khoảng 800.000 người Việt mắc suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo

Theo số liệu thống kê của Hội thận học thế giới ước tính, có khoảng 3 triệu người bệnh đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc máu [bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng] và ghép thận. Riêng tại Việt Nam, số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo là khoảng 800.000 người, chiếm tỷ lệ 0,1% dân số.

BS.CKII Tạ Phương Dung cho biết, tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn phải can thiệp bằng phương pháp lọc máu ở nước ta tương đối cao. Điều này chủ yếu là do việc phát hiện bệnh muộn hoặc/và điều trị bệnh chưa đúng cách dẫn đến suy thận nặng, làm mất chức năng thận. Chạy thận nhân tạo không thể giúp chữa khỏi bệnh thận mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng của thận là lọc máu để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, tiên lượng sự sống ở các người bệnh này thường không quá 10 năm.

Việc chạy thận nhân tạo cũng gây tốn kém, mệt mỏi cho cả bản thân và gia đình người bệnh. Với tần suất chạy thận trung bình 3 lần/tuần và mức chi phí khoảng từ 100 150 triệu đồng mỗi năm thì đây là một gánh nặng cho bất cứ gia đình nào.

Bệnh suy thận nên được khám chữa đúng cách tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ. Việc tự ý điều trị tại nhà bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng có nguy cơ gây suy thận nặng, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Chạy thận nhân tạo cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như như tắc mạch máu, hạ huyết áp, mất máu vì vậy người bệnh không nên tự chạy thận tại nhà mà cần đến bệnh viện để bác sĩ điều trị và theo dõi sức khỏe, kịp thời ứng biến nếu có biến chứng xảy ra, đặc biệt là người chạy thận do đái tháo đường.

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng một loại máy nhằm điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp [thường do ngộ độc] khi thận đã mất gần hết hoặc mất hoàn toàn chức năng.

Khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo, y tá hoặc kỹ thuật viên lọc máu sẽ đặt hai cây kim vào cánh tay của người bệnh. Mỗi kim được gắn vào một ống mềm nối với máy lọc máu. Máy lọc máu sẽ bơm máu qua bộ lọc và đưa máu trở lại cơ thể người bệnh. Trong quá trình này, máy lọc máu sẽ kiểm tra huyết áp, đồng thời kiểm soát mức độ nhanh của máu chảy qua bộ lọc cũng như lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.

Bộ lọc có hai phần, một phần cho máu, một phần cho dịch lọc và chúng được ngăn cách với nhau bởi một lớp màng mỏng. Lớp màng này sẽ giữ lại các tế bào máu, protein và những chất quan trọng khác đồng thời loại bỏ các chất thải như urê, creatinine, kali và chất lỏng thừa ra khỏi máu.

Chỉ định chạy thận nhân tạo trong trường hợp nào?

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chạy thận nhân tạo dựa trên tình trạng sức khỏe tổng quát, chức năng thận, các dấu hiệu và triệu chứng, chất lượng cuộc sống. Đôi khi người bệnh cũng có thể quyết định việc có chạy thận nhân tạo hay không.

Thông thường, chạy thận nhân tạo được chỉ định người bị suy thận mạn giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận đã giảm xuống rất thấp [

Chủ Đề