Thao tác nào sai khi bảo quản rau quả tươi bằng phương pháp lạnh

Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng cần bảo quản như thế nào? Đây là thắc mắc của hầu hết các bà nội trợ hiện nay. Bởi rau củ quả tươi nếu không biết cách bảo quản sẽ dễ bị hư hỏng và mất chất dinh dưỡng. Thậm chí, nhiều trường hợp còn gây hại cho sức khỏe. Vậy bảo quản như thế nào cho đúng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Phân loại rau, củ, quả

Nên phân loại rau, củ, quả trước khi cho vào tủ lạnh. Bởi nếu gộp chung tất cả chúng lại với nhau thì những loại rau, củ, quả nhanh hỏng sẽ khiến những loại khác hỏng theo. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ tách riêng chúng ra. Khi tách cần lưu ý các nhóm thực phẩm khác khau. Cụ thể như:

  • Loại thực phẩm sản sinh ra khí Ethylene là: Cà chua, đu đủ, táo…
  • Loại thực phẩm nhạy cảm với khí Ethylene là: Cà rốt, cam, rau cải…
  • Loại quả rất dễ hỏng là dưa chuột, do đó không để cùng loại quả này với các loại hoa quả khác.
  • Không để chung cam và táo bởi để táo trong tủ lạnh sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng. Nhưng với cam hãy để ở túi lưới để không khí lưu thông, tránh bỏ vào túi nhựa sẽ khiến nó dễ bị nấm mốc.
  • Hãy đựng những loại quả có mùi như sầu riêng vào trong hộp kín để tránh các thực phẩm khác bị ám mùi.

2. Không nên rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh

Chỉ rửa rau củ quả khi bạn bỏ chúng ra để sơ chế hoặc ăn. Tránh việc rửa trước khi cho vào tủ lạnh bởi độ ẩm sẽ khiến rau dễ bị biến màu và hư hỏng. Đồng thời, với những loại thực phẩm củ như: Cà rốt, củ cải, su hào… nên cắt bớt ngọn rồi mới cho vào tủ bảo quản.

3. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để bảo quản rau được lâu

Nhiệt độ phù hợp nhất để bảo quản rau củ là từ 1 – 4 độ C. Còn với trái cây thì nhiệt độ phù hợp nhất là từ 3,3 độ C – 5,6 độ C. Trường hợp, nếu bạn để ở mức nhiệt độ cao hơn có thể khiến vi khuẩn hoạt động mạnh và rau củ dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, với nhiệt độ thấp dưới 1 độ C thì rau củ dễ bị đông và mất đi chất dinh dưỡng của nó.

4. Dùng túi nilon hoặc hộp kín để bảo quản 

Độ ẩm thích hợp mà phần lớn các loại rau củ tươi đòi hỏi thường từ 80 – 95%. Tuy nhiên, thực tế độ âm của tủ lạnh chỉ ở mức 65%. Do đó, để ngăn chặn sự bay hơi nước của rau củ tươi khi cho vào tủ lạnh thì bạn hãy cho chúng vào túi nilon. Đặc biệt với những loại rau củ không có lớp vỏ ngoài càng phải bảo quản cẩn thận.

Ngược lại, với các loài nấm, cần tránh sử dụng túi nilon bởi 90% thành phần của nấm rơm là nước. Do đó, nếu bỏ vào túi nilon kín thì chúng sẽ nhanh đổ nhớt. Hơn thế, đây cũng là loại thực phẩm có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với các thực phẩm có mùi mạnh. Chình vì vậy, hãy cho nấm rơm và các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy là tốt nhất.

5. Thời gian bảo quản rau quả tươi thích hợp

Trước khi bảo quản các loại rau củ quả các bạn cần chú ý thời gian bảo quản tối đa của chúng. Thông thường, với rau và củ chỉ có thể bảo quản tối đa 3 hoặc 4 ngày. Tuy nhiên, nếu có thể đi chợ hàng ngày thì tốt nhất bạn không nên mua nhiều. Thay vào đó, chỉ nên mua đủ dùng mỗi ngày để đảm bảo rau củ tươi ngon nhất.

Ngoài ra, với các loại củ nếu không sử dụng hết thì bạn hãy bọc chúng vào túi nilon đục lỗ rồi cho vào tủ. Tuy nhiên, chỉ nên bảo quản 2 ngày trong tủ lạnh là tối đa. Với các loại củ su su, cà rốt hay súp lơ thì thời gian bảo quản tối đa là 10 ngày.

6. Không cắt nhỏ rau quả, chỉ nhặt nhỏ phần héo úa

Đây là điều cần lưu ý để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng. Khi cho rau củ vào tủ lạnh không được cắt nhỏ và chỉ nhặt bỏ phần hư. Cụ thể:

  • Loại bỏ phần rau củ hư hỏng: Hãy xem kỹ những phần rau, củ bị sâu hoặc củ hỏng rồi bỏ đi. Bởi việc để lại sẽ khiến phần hỏng này lan rộng và hư luôn phần lành.
  • Không cắt nhỏ rau, củ: Lưu ý không được rửa hoặc cắt nhỏ rau, củ sẽ làm chúng mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Từ đó, khiến những thực phẩm này nhanh hư hỏng hơn. Hơn thế, cắt nhỏ rau, củ cũng khiến mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

7. Loại bỏ mùi hôi khó chịu ở rau quả 

Thông thường, một số loại rau có mùi như hành lá, hành củ… thường bốc mùi khó chịu. Điều này vô tình ảnh hưởng đến mùi chung của tủ lạnh. Do đó, trước khi cho rau, củ vào bảo quản nên cho một hộp baking soda vào và mở nắp ra. Để như vậy khoảng 1 tuần sẽ thấy không hề có mùi. Lúc này, bạn gạt đi lớp bột nở phía trên hộp để phát huy hiệu quả tốt nhất.

8.  Bảo quản rau quả tươi bằng nước xịt rửa rau Vkill

Hiện nay, các loại rau, củ, quả ngày nay thường được nuôi trồng theo mô hình công nghiệp. Nó chứa rất nhiều hoá chất độc hại, chất bảo quản thực. Những chất này bám lâu trong rau quả, khi ăn phải sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh việc giữ cho rau củ tươi ngon, bạn cũng cần chú ý làm sao cho rau củ quả phải sạch và an toàn.

Nước rửa công nghệ ion từ trường Vkill với những ưu điểm vượt trội:

  • Sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay đang được các quốc gia như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…và các nước Châu Âu sử dụng phổ biến.
  • Được làm từ nguyên liệu là 99% nước ion từ trường tinh khiết và 1% muối khoáng K2CO3.
  • Màu trong suốt của nước, mang năng lượng từ trường và độ pH >12, có khả năng ô xi hóa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả rất tốt. Nó có thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, vi rút và nấm mốc trong khoảng từ 10 đến 30s.

9. Một số loại rau quả không nên bảo quản trong tủ lạnh

Cùng với việc bảo quản rau, củ, quả trong tủ lạnh thì cũng có một số loại không nên. Việc bảo quản bên ngoài đối với những loại củ quả này sẽ giúp chúng tươi lâu hơn. Cụ thể như:

  • Cà chua: Tốt nhất nên để cà chua bên ngoài thay vì cho vào tủ lạnh. Hãy chọn những nơi thoáng mát và chỉ nên mua đủ dùng 1 – 2 ngày để đảm bảo được tươi ngon nhất. Thông thường, cà chua nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ chậm chín lại và mùi vị đặc trưng sẽ mất đi nhiều. Ngoài ra, cà chín để trong tủ lạnh dễ mềm nát và không còn ngon như ban đầu.
  • Đậu Hà Lan: Với loại đậu này hãy rửa sạch rồi cắt miếng. Tiếp đó, cho chúng vào nồi nước đang đun sôi cùng một ít muối và vớt ra cho vào thau nước đá lạnh khoảng 2 – 3 phút. Sau đó sẽ cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được 2 – 3 ngày

  • Khoai lang: Nên để khoai lang ở nơi khô ráo thoáng mát và không có ánh nắng mặt trời. Với cách bảo quản này có thể giữa được khoai tươi trong vòng 1 tuần.

Tổng kết

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để luôn bảo quản rau quả tươi sạch và đủ chất dinh dưỡng. Hãy áp dụng và bảo quản ngay rau, củ, quả từ hôm nay cho gia đình mình thôi nào.

>>Xem thêm: Sai lầm chết người khi rửa rau sống bằng nước muối loãng

>>>Xem thêm: Mẹo “nhỏ mà có võ” bảo quản thực phẩm tươi lâu

Đề bài

Người ta thường dùng phương pháp nào để bảo quản rau, hoa, quả tươi. Trình bày quy trình bảo quản hoa quả tươi mà em biết.

Lời giải chi tiết

- Một số phương pháp bảo quản:

+ Bảo quản ở điều kiện bình thường

+ Bảo quản lạnh

+ Bảo quản trong môi trường khí biến đổi

+ Bảo quản bằng hóa chất

+ Bảo quản bằng chiếu xạ

- Quy trình bảo quản hoa quả tươi mà em biết: Đầu tiên chọn lựa hoa quả cần bảo quản, rửa sạch và để ráo nước sau đó đóng gói và đưa vào kho lạnh nhiệt độ từ -5 đến 15 độ để bảo quản.

Loigiaihay.com

Ngày nay kho lạnh bảo quản rau quả đã được ứng dụng rộng rãi tại các vùng chuyên canh rau, cũng như tại các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. Phương pháp bảo quản rau quả bằng kho lạnh tỏ ra  rất ưu việt so với các phương pháp bảo quản truyền thống, giúp giảm tỷ lệ hao hụt và đảm bảo chất lượng của rau quả.

Giới thiệu về phương pháp bảo quản rau quả bằng kho lạnh:

  1. Nguyên lý bảo quản lạnh: hạ nhiệt độ của môi trường bảo quản để hạn chế cường độ hô hấp của rau quả ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Nguyên lý này giúp bảo quản rau quả tươi dài ngày.
  2. Tác dụng của bảo quản rau quả bằng kho lạnh:
    Bảo quản bằng kho lạnh giảm cường độ hô hấp của rau quả;
    Bảo quản bằng kho lạnh làm chậm quá trình chín, mềm hóa, thay đổi trạng thái cấu trúc, cấu trúc, biến đổi màu sắc của quả;
    Bảo quản bằng kho lạnh giảm sự mất nước của rau quả;
    Bảo quản bằng kho lạnh làm chậm quá trình gây hư hỏng của vi sinh vật
    Bảo quản bằng kho lạnh hạn chế những sự phát triển không có lợi như hiện tượng nảy mầm của củ;
  3. Chế độ bảo quản lạnh rau quả

Để bảo quản rau quả, ta có thể áp dụng 2 chế độ: bảo quản lạnh – mát và bảo quản lạnh đông;
Bảo quản lạnh – mát bằng kho lạnhkho mát: nhiệt độ bảo quản trong kho từ 0-15 độ C. Phương pháp này giữ được giá trị cảm quan và dinh dưỡng của rau quả. Nhưng vi sinh vật chịu lạnh vẫn còn tồn tại và có thẻ gây hư hỏng, đặc biệt là sản phẩm rau quả.

Dưới đây là bảng nhiệt độ bảo quản rau quả, độ ẩm và thời gian bảo quản bằng kho lạnh của một số loại rau quả:

Loại rau quả

Nhiệt độ bảo quản

[oC]

Độ ẩm kho lạnh

[%]

Thời gian tồn trữ

Măng tây

0-1

90-95

3 – 4 tuần

Cà chua chín

1-3

85-90

3 – 6 tuần

Cà chua xanh

12-14

85-90

4 – 6 tuần

Dưa chuột

7-10

90-95

10 – 14 ngày

Xà lách

0-1

90-95

2 – 4 tuần

Súp lơ

0-1

85-90

1 – 3 tháng

Cam

2-4

85-90

4 – 4.5 tháng

Dứa

11-13

85-90

3 – 4 tuần

Vải

0-2

85-90

4 – 6 tuần

Chuối xanh

12-14

85-90

20 – 30 ngày

0-2

85-90

4 – 4.5 tháng

Bảo quản lạnh đông bằng kho lạnh đông với nhiệt độ bảo quản trong kho -18oC đến 0oC. Phương pháp này dùng để bảo quản rau quả đông lạnh – kho lạnh đông. Cần sơ chế rau quả trước khi làm lạnh đông nhanh trên dây chuyền lạnh, bảo quản ở nhiệt độ trên đến khi sử dụng.

  1. Phương pháp làm lạnh rau quả:

Tốc độ làm lạnh rau quả phụ thuộc vào: tốc độ truyền nhiệt từ sản phẩm ra môi trường; sự chênh lệch nhiệt độ giữa sản phẩm và môi trường làm lạnh; đặc điểm môi trường làm lạnh; và tĩnh dẫn nhiệt của sản phẩm;

Để được tư vấn về phương pháp bảo quản rau quả, và lắp đặt kho lạnh bảo quản rau quả, xin Quý khách liên hệ với chúng tôi: 

Hotline: 0923 199 968

CÔNG TY ĐIỆN LẠNH FOC VIỆT
Địa chỉ:             Số 23, Ngõ 1, Phố Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại:       04 3839 0745

Hotline: :         0923 199 968
Email:              


Website:          //dienlanhfocviet.com
                        //lapdatkholanh.asia
                        //vattulanh.vn/
Fanpage:         //www.facebook.com/vattulanh.vn/

Video liên quan

Chủ Đề