Thành phần dinh dưỡng trong sữa công thức

Khi chọn nhãn sữa công thức cho con, điều cần biết về sự khác biệt giữa chúng chính là thành phần dinh dưỡng. Nhiều loại sữa công thức cùng hãng nhưng khác nhau về lượng đạm, đường trong đó.

– Sữa tăng cường sắt: Được ghi chú rõ ràng trên hộp sữa. Dòng sữa này phù hợp cho bé không bú mẹ liên tục nên cần được bổ sung sắt.

– Sữa công thức đậu nành [soy formula] với nguyên liệu chính là protein từ đậu nành và không chứa lactose. Dòng sữa loại này tốt cho bé bị dị ứng protein có trong sữa công thức từ sữa bò hoặc không dung nạp được lactose. Ngoài ra còn có sữa đặc biệt, giúp dễ tiêu hóa cho những bé bị dị ứng protein. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng sữa, bạn có thể chọn sữa công thức gốc đậu nành hoặc sữa đặc biệt dành cho bé.

– Sữa không chứa lactose [lactose – free formula]: Sữa được sử dụng một loại đường tự nhiên mà được bác sĩ chỉ định dành cho bé dị ứng với lactose có trong sữa bò.

– Sữa thủy phân [hydrolyzed formula]: Trong loại sữa này, protein bị bẻ gãy thành nhiều mảnh nhỏ, giúp bé dễ tiêu hóa so với phân tử protein lớn. Sữa thủy phân dành cho bé bị dị ứng hoặc khó hấp thu chất dinh dưỡng. Bác sĩ dinh dưỡng cũng có thể tư vấn việc dùng sữa thủy phân cho bé hay nôn trớ.

– Sữa dành cho bé sinh non hoặc nhẹ cân: Sữa chứa nhiều kalo và protein cũng như những chất béo dễ hấp thu, dành riêng cho bé ở hai trường hợp trên.

– Sữa giúp chuyển hóa tốt [metabolic formula]: Nếu bé mắc một bệnh nào đó, bác sĩ có thể cho bé dùng sữa giúp chuyển hóa tốt.

DHA và ARA có trong sữa

Gần đây, nhiều loại sữa công thức mới được giới thiệu tăng cường DHA và ARA – chất được tìm thấy trong sữa mẹ, hỗ trợ quá trình phát triển của bé. Sữa bổ sung DHA và ARA là gợi ý phù hợp cho nhóm bé không bú mẹ hoàn toàn.

Những lưu ý khác

– Không thể tự làm sữa công thức: Ngay cả khi bạn biết rõ các thành phần có trong sữa công thức thì việc tự chế biến sữa công thức cũng không được khuyến khích. Sữa công thức tự làm có thể khiến bé chậm tăng cân, rối loạn trao đổi chất, thậm chí gây tử vong cho bé.

– Không nên thêm dầu olive, sữa bò, vitamin hoặc bất kỳ thành phần nào vào sữa công thức, trừ khi được bác sĩ cho phép. Những chất bỏ thêm có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa công thức, gây hại cho sức khỏe của bé. Việc trộn thêm sữa mẹ vào sữa công thức cũng là lãng phí vì có thể, bé không dùng hết sữa trong bình.

Thông tin mẹ cần biết: dinh dưỡng trong sữa dê

Sữa dê – dạng sữa công thức được coi là giải pháp thay thế phù hợp khi bé không thể bú mẹ vì một vài lý do.”

Trong thời gian dài, sữa dê luôn được so sánh với sữa bò về các thành phần dinh dưỡng và tác dụng của mỗi loại sữa với sức khỏe bé. Nhiều chuyên gia cho biết, sữa dê là thực phẩm có lợi cho bé trong khi một số khác nghĩ rằng, sữa dê không nhiều lợi ích bằng sữa bò.

Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng khi so sánh sữa bò và sữa dê:

Khác biệt ở chất béo

Sữa dê chứa 10g chất béo trong khoảng 200g sữa, nhiều hơn 2g so với lượng chất béo có trong 200g sữa bò. Nhưng sữa bò lại chứa agglutinin khiến sữa bò hơi khó tiêu hóa. Sữa dê không chứa agglutinin và vì thế, sữa dễ dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, sữa dê [được đóng dưới dạng sữa công thức] còn chứa các axit béo cần thiết như linoleic và arachidonic – hai axit béo thấp được chứng minh là tốt cho tiêu hóa.

Khác biệt ở protein

Khi uống sữa, axit trong dạ dày sẽ phản ứng với protein có trong sữa và kết thành một khối gọi là những cục protein. Ở sữa dê, cục protein này thường mềm hơn hoặc nói một cách khác, sữa dê ở trong dạ dày có hình thức là những cục đông mềm. Điều này giúp sữa dê dễ dàng tiêu hóa hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn sữa cho trẻ theo thành phần dinh dưỡng

Xem thêm: Tổng hợp đánh giá chi tiết về các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh phổ biến trên thị trường

Sữa mẹ là tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, trong điều kiện không cho phép, nhiều mẹ phải nhờ đến sự trợ giúp từ sữa công thức. Và lúc này, nhiều mẹ cảm thấy “hoa mắt” khi nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng in trên hộp sữa. Blog Mẹ Xuka sẽ chia sẻ một số cách so sánh thành phần của các loại sữa so với sữa mẹ nhé.

1/ Carbohydrate [Bột đường]

Lactose là loại carbohydrate chính có trong sữa mẹ lẫn sữa chiết xuất từ sữa bò. Trong một số loại sữa công thức, người ta sử dụng đường bắp thay thế cho carbohydrate. Sữa không chứa lactose, có thành phần từ đậu nành và các loại sữa công thức đặc biệt khác thường chứa những loại carbohydrate như sucrose, đường bắp, bột bắp biến đổi và xi-rô bắp đông cứng.

2/ Protein [Chất đạm]

Sữa mẹ chứa khoảng 60% đạm whey và 40% đạm casein. Hầu hết các loại sữa công thức có hàm lượng protein tương tự sữa mẹ. Một số loại thì chứa 100% đạm whey.

Sữa chiết xuất từ đậu nành chứa đạm đậu tinh chế. Nhiều nhãn sữa dùng đạm đậu nành thuỷ phân giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Đạm sữa có thể được thuỷ phân hoàn toàn hoặc chỉ phân hủy một phần. Sữa thuỷ phân một phần không có tác dụng chống dị ứng. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy, so với sữa chiết xuất từ sữa bò thông thường, sữa chứa đạm whey thuỷ phân một phần có làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng.

Sữa thuỷ phân cao chứa phân tử protein được phá vỡ hoàn toàn thành những axít amin cơ bản dễ hấp thụ. Loại sữa này chuyên dùng cho những trẻ dị ứng với protein.

3/ Chất béo

Sữa mẹ chứa cả chất béo không bão hoà đơn, chất béo không bão hoà đa và chất béo bão hoà. Trong sữa công thức, người ta dùng nhiều loại dầu như dầu đậu nành, dầu dừa, dầu cọ [hoặc dầu cọ olein] và dầu hạt hướng dương giàu axít oleic.

Mặc dù dầu cọ và dầu cọ olein được sử dụng rộng rãi, các nghiên cứu lại cho thấy những thành phần này có thể làm giảm sự hấp thu chất béo và canxi. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không hấp thụ được tối đa lượng chất béo và canxi như khi bé uống sữa không chứa hai loại dầu kể trên.

Chất béo trung tính dễ tiêu hoá và hấp thu hơn. Sữa công thức có chất béo này đặc biệt dành cho trẻ sinh non và những trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá hay hấp thụ dưỡng chất.

DHA và ARA là 2 loại axít béo được cho thêm vào thành phần sữa công thức tiêu chuẩn hiện nay. Cả hai chất này đều có trong sữa mẹ khi người mẹ ăn uống đầy đủ, chúng rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ.

Trẻ bắt đầu hấp thụ DHA và ARA từ mẹ suốt 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, những trẻ sinh non có nguy cơ bị thiếu nguồn dưỡng chất này. Nhiều nghiên cứu đã công nhận lợi ích của việc thêm DHA và ARA vào sữa công thức. Những trẻ sinh đủ tháng được uống sữa bổ sung DHA và ARA có thị giác tinh tường hơn hẳn những trẻ khác. Bên cạnh đó DHA và ARA cũng thúc đẩy sự phát triển thể chất lẫn khả năng nhận biết ở trẻ sinh non. Và tất cả trẻ sơ sinh đều cần lượng DHA và ARA ổn định trong 1 năm đầu đời.

4/ Vitamin và khoáng chất

Đây là phần chiếm nhiều diện tích nhất trên bảng thông tin dinh dưỡng của hộp sữa. Có nhiều từ lạ bạn không thể nhận ra, chẳng hạn như ferrous sulfate chính là chất sắt, sodium ascorbate là vitamin C, hay calcium pantothenate là vitamin B5.

Tất cả trẻ sơ sinh khoẻ mạnh không bú mẹ hoàn toàn được khuyến cáo dùng sữa bổ sung chất sắt trong 1 năm đầu đời. Điều này rất quan trọng nhằm đảm bảo lượng sắt tối thiểu trẻ cần hấp thụ mỗi ngày [trẻ từ 0-6 tháng cần 0.27 mg, trẻ từ 7-12 tháng cần 11 mg] để phòng ngừa thiếu máu. Chất sắt ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của máu giúp mọi tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Việc bổ sung đầy đủ chất sắt trong năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển não bộ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ hấp thụ rất nhiều chất sắt từ mẹ, nếu sinh non trẻ phải được bổ sung nhiều chất sắt để bù vào phần thiếu hụt đó.

Hầu hết các loại sữa công thức chứa ít nhất 4 mg sắt trong mỗi lít, nhưng cũng có những loại ít sắt được sản xuất theo quan điểm sai lầm là sắt gây ra táo bón. Loại sữa thiếu dưỡng chất này bạn không nên sử dụng.

5/ Các thành phần khác

Sữa công thức của các hãng có thể khác nhau đôi chút do những thành phần sau đây:

– Nucleotide: Có trong sữa mẹ tự nhiên, giúp hình thành ADN và ARN, hỗ trợ phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mỗi hãng sẽ có công thức thêm vào sữa một lượng nucleotide khác nhau.

– Bột gạo: Tinh bột gạo được sử dụng trong sữa công thức giúp chống trào ngược dạ dày. Bác sĩ có thể khuyên dùng sữa này nếu trẻ hay bị tình trạng trào ngược axít.

– Chất xơ: Sữa có thành phần từ đậu nành thường được bổ sung chất xơ dùng điều trị tạm thời chứng tiêu chảy. Similac for Diahrrea là loại sữa công thức duy nhất chứa chất xơ đã được kiểm định lâm sàng giúp làm giảm thời gian tiêu chảy.

– Axít amin: Sữa có thành phần từ đậu nành hay chiết xuất sữa bò đều được thêm các loại axít amin như taurine, methionine và carnitine như trong sữa mẹ.

Những lưu ý nhỏ khi pha sữa công thức

Lượng sữa công thức thích hợp

Từ 5 ngày – 3 tháng tuổi, mỗi ngày một em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bé nặng 3 kg sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.

Từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Từ 6 – 12 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần khoảng 90 -120ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Trẻ sinh non cần được uống nhiều sữa hơn. Ban đầu, mỗi ngày, bé thường cần khoảng 160-180ml ​​sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn trước khi quyết định mình sẽ làm gì.

Nếu bạn lo lắng về sức ăn và mức độ tăng trưởng của bé, những lời khuyên từ bác sĩ là rất cần thiết.

Nguyên tắc vệ sinh

Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể bé, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa.
Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải sạch sẽ.

Tiếp đến, bạn cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở hộp .

Khi pha sữa, mẹ nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các chỉ số chính xác rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn nhận được đầy đủ dinh dưỡng.

Đun sôi nước sạch và dùng nước mới và không để nước nguội lâu hơn 30 phút trước khi dùng để khuấy sữa công thức. Nước nóng giúp diệt vi khuẩn có thể có trong bột sữa.

Đổ đúng lượng nước sôi quy định vào bình sữa. Tiếp đến, dùng thìa đong đi kèm trong hộp sữa công thức để đo chính xác đúng và đủ lượng bột mỗi lần dùng. Thìa đong của từng loại sữa công thức có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn những sản phẩm của hãng khác nhưng mẹ không bao giờ sử dụng một nửa thìa hay một thìa vun, một thìa nén chặt. Bạn chỉ cần múc 1 thìa sữa đầy, gạt ngang là được. Sau đó, đổ bột sữa vào bình sữa đã chứa sẵn nước lúc nãy, vặn nắp vặn, đậy nắp ngoài rồi lắc nhẹ để hoà tan hỗn hợp.

Vi trùng rất dễ sinh sôi trong sữa pha sẵn, nên bạn chỉ nên chuẩn bị sữa ngay trước khi cho bé uống. Không nên pha 2-3 bình để sẵn. Nếu bạn đi ra ngoài trong ngày, cách an toàn nhất là bạn nên trữ nước sôi để nguội và chia lượng sữa bột cần thiết trong dụng cụ chia sữa. Khi cần uống mới pha thành hỗn hợp sữa mới.

Khi hộp sữa đã dùng hết, bạn phải bỏ đi cùng với cả thìa đong đi kèm trong hộp sữa.

Làm ấm sữa cho bé

Mẹ nên lưu ý không bao giờ ấm bình sữa trong lò vi sóng. Lò làm sữa nóng lên không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng bé.

Bạn có thể làm ấm bình sữa bằng cách ngâm trong 1 cái chậu chứa nước nóng khoảng 10 phút. Ngoài ra, trước khi cho con uống, bạn nên kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn. Nếu nó quá nóng, bạn có thể làm mát bình sữa bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một cái chậu nhỏ chứa nước mát. Nhớ kiểm tra lại độ nóng trên cổ tay của bạn trước khi cho bé uống.

Thay đổi loại sữa

Mỗi khi chuyển sang dùng một loại sữa mới, mẹ cần đọc lại cẩn thận cách hướng dẫn nếu bạn thay đổi loại sữa công thức đang dùng, để đảm bảo bạn đong đúng lượng nước và bột định lượng riêng của loại sữa đó.

Không bao giờ dùng lại sữa thừa.

Mẹ nên ghi nhớ, dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bú và vứt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú không hết. Không bao giờ tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn.

Không pha trộn thêm thức ăn khác

Không thêm các thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc vào trong bình sữa… Nếu bạn nghĩ rằng em bé cần được ăn nhiều hơn khuyến cáo, nên tìm gặp người có chuyên môn để được tư vấn.

Thưởng thức cùng con

Bữa ăn là thời gian mọi người ở và giao tiếp cùng nhau. Cũng như người lớn, trẻ em và cả các bé sơ sinh đều thích nói chuyện khi chúng đang được “ăn”. Khi mẹ cho bé dùng sữa công thức, ẵm sát bé vào người, để bé nhìn thấy mặt bạn và thì thầm to nhỏ cùng bé. Điều này sẽ là một trải ngiệm rất thú vị cho cả 2 mẹ con.

Sau đó, bạn cần cất bình đi ngay sau khi bé đã bú đủ. Tuyệt đối không để bé tự bú bình một mình và bỏ đi để bé tự xoay sở. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nghẹt thở. Về lâu dài, bé còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa và sâu răng.

Mách mẹ cách chọn sữa công thức phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Sữa bột đặc biệt:

Là nhóm những loại sữa được chế tạo theo công thức đặc biệt, chuyên dùng trong việc nuôi dưỡng những trẻ có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Gồm một số sản phẩm phổ biến sau:

• Sữa chuyên dành cho trẻ sơ sinh nhẹ cân [LBW] có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

• Sữa không có đường lactose dành cho trẻ bất dung nạp đường lactose

• Sữa hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

• Sữa có protein thủy phân để dùng cho những trẻ bị dị ứng với sữa bò

• Sữa đặc cho trẻ sơ sinh để làm giảm nôn trớ

• Sữa bổ sung whey: được coi là loại sữa hiện đại với công thức tiên tiến, giúp gần hơn với sữa mẹ khi có nồng độ các chất khoáng giống như trong sữa mẹ

• Sữa có lượng casein vượt trội: tăng cường bổ sung protein.

• Sữa bột axit hóa: là loại sữa  đã  được axit hóa bằng sinh học bởi các vi khuẩn. Ưu điểm của sữa axit hóa là mềm hơn, ở dạng cục dễ tiêu hóa hơn, và giảm nguy cơ sữa bị nhiễm trùng. Vì vậy, sữa axit hóa thường  được dùng cho những trẻ em tiêu hóa kém và trong những điều kiện vệ sinh không tốt lắm dẫn đến nguy cơ dễ bị nhiễm khuẩn.

• Sữa ít dị ứng: thường dùng cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Chất đạm trong những sữa ít dị ứng đã được thủy phân một phần hay hoàn toàn và đã được xử lý bằng protease [men phân cắt protein] để giảm tính gây dị ứng của protein trong sữa.  Ưu điểm của loại sữa này là giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh dị ứng tiềm tàng như chàm, viêm khớp, nổi mày  đay… những triệu chứng thường gặp ở những trẻ sơ sinh hay những trẻ được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò.

Trẻ có vấn đề về tiêu hóa

Cách chọn: Thành phần dinh dưỡng cân bằng

Trong thành phần sữa mẹ, các chất dinh dưỡng luôn đạt tỷ lệ cân bằng hoàn hảo. Chính vì vậy, trẻ nhỏ bú sữa mẹ không chỉ đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển toàn diện mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Dựa trên tiêu chuẩn này, mẹ nên chọn cho bé một loại sữa công thức với các thành phần năng lượng cân bằng từ protein, chất béo và đường bột, đặc biệt là khi trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, đi phân lỏng hoặc phân quá chặt. Có như vậy, trẻ mới có khả năng hấp thu đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để tăng trưởng tốt hơn về chiều cao cũng như cân nặng. Nếu mẹ chỉ chăm chăm chọn sữa giàu đạm hoặc giàu chất béo để con tăng cân nhanh vô tình sẽ khiến hệ tiêu hóa của con quá tải, cản trở sự trao đổi và hấp thu dưỡng chất.

Để biết được thế nào là sự cân bằng trong tỷ lệ protein: chất béo: đường bột bạn nên lấy tỷ lệ vàng 7: 40: 44 trong sữa mẹ để làm chuẩn.

Trẻ chậm phát triển chiều cao

Cách chọn: Chú ý đến tỷ lệ canxi: phot pho [Ca/P]

Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi muốn biết một loại sữa nào đó có tác dụng hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ hay không nên căn cứ trên tỷ lệ Ca/P. Đây chính là tỷ lệ quan trọng nhằm đánh giá tác dụng của canxi sau khi được hấp thu vào cơ thể để hình thành nên cấu trúc xương. Trong sữa mẹ, tỷ lệ Ca/P đạt mức lý tưởng nhất là 1,93. Trong khi đó, tỷ lệ Ca/P chuẩn theo WHO/FAO là khoảng 1,2 – 2. Căn cứ vào các chuẩn này bạn sẽ biết cách chọn cho con loại sữa phù hợp nhất để hỗ trợ phát triển về chiều cao.

Trẻ biếng ăn: Có hay không loại sữa chống biếng ăn?

Vấn đề dinh dưỡng khiến các bà mẹ hiện đại lo lắng đó là tình trạng biếng ăn của các bé. Nắm bắt được tâm lý này, các hãng sản xuất sữa công thức đã cho ra đời khá nhiều loại sữa chống biếng ăn. Cũng vì sự đa dạng này mà các bà mẹ trẻ không ngần ngại chọn con một loại sữa chống biếng ăn khi chưa kịp tìm hiểu xem thành phần trong ấy gồm những gì.

Thực chất, sữa chống biếng ăn là dòng sữa được sản xuất chuyên biệt. Nó được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ về những trường hợp trẻ có cân nặng dưới mức cho phép khá lớn, trẻ không thể dung nạp dinh dưỡng, trẻ mất cảm giác thèm ăn hoặc mất vị giác. Tất cả những loại sữa này đều có điểm chung là hàm lượng chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng luôn ở mức cao. Nó có tác dụng hỗ trợ phục hồi cân nặng tức thời và giúp trẻ lấy lại cân nặng tiêu chuẩn trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, cũng vì hàm lượng các chất đạm, chất béo và tinh bột quá lớn nên với những trẻ vốn đã gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sẽ càng bị quá tải.

Nếu lạm dụng sữa chống biếng ăn cho trẻ trên 12 tháng, sẽ gây ra tình trạng lệ thuộc sữa và khiến tình trạng biếng ăn càng trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhu cầu sữa của trẻ nhỏ ở lứa tuổi này không trọng yếu như nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.

Chính vì vậy, khi muốn sử dụng sữa chống biếng ăn, bạn chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn với tác dụng bổ trợ. Khi trẻ đạt được mức cân nặng tiêu chuẩn, nên cho trẻ quay trở lại với chế độ dinh dưỡng bình thường.

Phải chăng sữa càng giàu DHA càng tốt?

DHA là dưỡng chất hỗ trợ phát triển trí não của trẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa càng bổ sung nhiều sữa có chứa DHA, trẻ sẽ càng thông minh.

Trên thực tế, chính chất béo sẽ hỗ trợ phát triển trí não của của con người. Trong đó hao loại axit béo Omega 3 và Omega 6 sẽ góp phần quan trọng để tổng hợp nên DHA, ARA và EPA. Những chất này được chứng minh mang lại sự hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển thị lực, trí lực và cơ bắp. Chính vì vậy, điều quan trọng mẹ cần lưu ý khi chọn sữa không chỉ là hàm lượng DHA có trong sản phẩm, mà còn có cả Omega 6 và Omega 3. Thông thường, hàm lượng Omega 6: Omega 3 là 4000/400 hoặc 5000/500 và theo khuyến nghị của WHO là 10. Bạn có thể dựa theo chuẩn này để chọn loại sữa hỗ trợ phát triển trí não phù hợp với bé.

Cách hay giúp mẹ dễ dàng phân biệt sữa công thức giả và thật

Vì lợi nhuận trước mắt, bất chấp tác hại khôn lường lên những đứa trẻ vô tội, các nhà sản xuất sữa trái phép đã và đang giết chết dần thế hệ tương lai.

Từ những vụ việc “trẻ đầu to” của sữa Trung Quốc đến việc thu mua lon sữa thật về chế sữa giả đem bán, tất cả đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thật bên trong những lon sữa vốn được dùng để nuôi lớp lớp thế hệ mai sau.

Thông thường, các loại sữa giả thường được trộn từ nhiều nguyên liệu khác nhau gồm: đường, chất tạo béo, ít bột sữa cùng vài thìa hương liệu tạo mùi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều đáng nói, công thức này lại được áp dụng để chế biến sữa chung cho mọi đối tượng từ người già đến trẻ em, từ người giảm cân đến người mang bầu…

Phân biệt sữa công thức giả – thật

Để tránh những nguy hại khi dùng phải sữa giả, bạn có thể căn cứ trên những đặc điểm sau:

– Khi mở nắp lon sữa, bạn hãy ngửi mùi hương tỏa ra, đồng thời quan sát màu sữa. Sữa bột chính hãng thường có màu vàng nhạt chứ không sẫm như sữa giả, mùi sữa cũng thơm nhẹ chứ không gắt.

– Với sữa thật, khi dùng tay miết sữa sẽ có cảm giác mịn trơn. Ngược lại, sữa giả cho cảm giác nham nháp đầu ngón tay và thường bị vón cục.

– Cẩn thận hơn, bạn có thể kiểm tra bằng cách: Múc một muỗng sữa ra bát và khuấy với nước nguội. Nếu là sữa thật, bột không dễ tan ngay mà láng váng phần mặt nước. Khi được đánh tan đều, lớp sữa mới hòa vào nước. Ngược lại, với sữa giả, bột sữa ngay lập tức chìm sâu dưới đáy dù chưa được khuấy đều. Bạn có thể thấy điều tương tự khi dùng nước sôi pha sữa.

Dấu hiệu cho biết con bạn “phản kháng” với sữa

Khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ như nôn trớ nhiều, tiêu chảy thường xuyên, sút cân, xì hơi nhiều hoặc mắc phải những vấn đề về hô hấp, bạn phải ngay lập tức quy chiếu về loại sữa bạn đang dùng.

Việc cần làm trước tiên là ngưng ngay việc cho con uống sữa và đưa trẻ đi khám.

Trường hợp đã ngộ độc với những thành phần độc hại trong sữa giả có thể dẫn đến suy chức năng thận và tử vong. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra nguyên nhân.

Tốt nhất, các mẹ nên mua sữa chính hãng để đảm bảo sức khỏe cho con. Việc lựa chọn sữa nội hay sữa ngoại không còn quá quan trọng cho bằng bạn chắc chắn mình đang dùng loại sữa thật. Hy vọng, bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho mình.

Video liên quan

Chủ Đề