Thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào

Ngày nay, đời sống mưu sinh khiến chúng ta thường hay phải bỏ bữa ăn hoặc ăn uống qua loa. Nhịp sống hối hả khiến chế độ ăn kém khoa học, dẫn đến việc thiếu hụt hoặc mất cân bằng chất dinh dưỡng. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ.

Cơ thể rất cần chất dinh dưỡng để hoạt động và phát triển. Việc thiếu dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém dẫn đến những vấn đề khác. Thời gian mang thai, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng hơn người bình thường. Việc thiếu dinh dưỡng làm mẹ bầu mất đi sức đề kháng, dễ mắc những bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng sẽ không đủ chất để phát triển khỏe mạnh. Tệ hơn có thể gây ra những bệnh tật bẩm sinh, thai nhẹ ký, sinh non thiếu tháng,… Trẻ sinh ra có thể mắc bệnh suy dinh dưỡng, trí não và thể lực yếu ớt hoặc kém phát triển. [1]

Vi chất dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng trong suốt thai kỳ

14 vi chất dinh dưỡng cho bà bầu quan trọng nhất

Khi mang thai, ngoài nuôi dưỡng cơ thể, các chất dinh dưỡng còn được chia sẻ để thai nhi hấp thụ. Chính vì vậy, muốn thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua những vi chất dinh dưỡng này.

1. Axit folic

Axit folic hay vitamin B9 là một trong những vitamin cần thiết nhất của mẹ bầu. Thiếu hụt axit folic sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở mẹ và bé. Phụ nữ mang thai thiếu axit folic dễ bị thiếu máu, cơ thể suy nhược dẫn đến sinh non, thiếu tháng. Thai nhi không được cung cấp axit folic dễ gặp những dị tật về ống thần kinh, ảnh hưởng đến xương sống và não. Trẻ sinh ra bị nhẹ cân, sinh thiếu tháng, thiếu máu trong cơ thể. [2, 3]

Chính vì thế, mẹ bầu cần bổ sung axit folic ít nhất là 3 tháng trước thai kỳ và trong suốt thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần khoảng 400 đến 800mcg axit folic mỗi ngày để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và bé [4]. Vitamin B9 tồn tại dưới dạng folate có trong các loại rau lá màu xanh, bơ, cam, quýt, bưởi,… Ngoài ra mẹ bầu có thể uống bổ sung thêm viên uống axit folic.

Axit folic là 1 trong các vitamin và khoáng chất cho bà bầu cần bổ sung

2. Sắt cũng là một vi chất dinh dưỡng cần thiết

Sắt đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ khi mang bầu. Sắt tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển oxy, cực kỳ quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nhau thai và thai nhi. Thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt Thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn đến mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Thiếu máu do thiếu sắt làm quá trình mang thai của mẹ mệt mỏi, yếu ớt, thường xuyên bệnh vặt, không đủ sức cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tệ hơn có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu, mẹ dễ gặp những biến chứng sản khoa như băng huyết, nhiễm khuẩn. Trẻ sinh ra không được khỏe mạnh, xanh xao, nhẹ cân và dễ gặp những bệnh lý ở trẻ sơ sinh.

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu trong thai kỳ 30 – 60mg [5, 6]. Phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt liên tục cho đến sau khi sinh nở 1 tháng. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, hải sản, ngũ cốc, gan động vật,… Các loại rau xanh như rau dền, rau chân vịt,…

3. Vitamin D

Nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia y tế cho rằng việc thiếu hụt vitamin D dẫn đến nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ. Vitamin D là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hấp thụ và chuyển hóa canxi, photpho. Thai nhi bị thiếu đi vi chất này có thể bị bệnh còi xương bẩm sinh, xương thủy tinh, loãng xương. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể nặng nề gây tác động lên hệ xương khớp. Vì thế vitamin D rất quan trọng cho cơ thể mẹ bầu.

Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung 800UI lượng vitamin D cho cơ thể hoặc cao hơn [7, 8]. Bà bầu cũng có thể tăng vitamin D tự nhiên bằng cách tắm nắng sớm, ăn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng này.

4. Canxi

Canxi, vitamin D là bộ đôi vitamin và khoáng chất cho bà bầu quan trọng. Canxi là yếu tố quyết định tạo nên khung xương vững chắc cho trẻ. Nếu không được cung cấp đủ lượng canxi, cơ thể sẽ lấy chúng từ xương người mẹ để nuôi dưỡng thai nhi. Việc này khiến cho mẹ bầu thường hay bị nhức xương, đi lại khó khăn,… Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi thường bị còi xương và gặp những bệnh lý về xương khớp.

Lượng canxi đề xuất cho bà bầu là 800 đến 1000mg mỗi ngày trong suốt hành trình mang thai. Đặc biệt, bạn cần bổ sung nhiều hơn, khoảng 1500mg canxi vào 3 tháng cuối thai kỳ và trong khi đang cho con bú. Canxi tự nhiên có nhiều trong các loại hải sản, sữa, trứng,…

5. Omega 3

Omega 3 là vi chất dinh dưỡng được biết đến là cần thiết cho sự phát triển trí não, võng mạc mắt. Thông thường, một số mẹ bầu đã bỏ quên đến chất dinh dưỡng cần thiết này. Mẹ bầu nên bổ sung từ 1,3 đến 1,4g omega 3 trong quá trình mang thai. Thai phụ có thể bổ sung omega 3 qua các loại cá. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần tránh các loại các lớn, thay vào đó nên lựa chọn những loại cá da trơn, cá hồi, tôm,… Bởi những loại cá này thường có hàm lượng thủy ngân thấp. Thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể dẫn đến một số biến chứng bất thường khi sinh. Ngoài ra, omega 3 còn có trong hạt chia, đậu edamame, rong biển, quả óc chó.

6. Iốt

Từ lâu, Iốt được biết đến là vi chất dinh dưỡng cần thiết với mọi lứa tuổi. Vi chất này có trong rong biển, cá, các loại sò,… Bà bầu cần sử dụng các loại muối có hàm lượng Iốt cao. Lượng Iốt cần thiết cho cơ thể mẹ bầu là từ 175 đến 220mg.

Mẹ bầu nên bổ sung iốt đầy đủ nhằm giúp thai nhi khỏe mạnh

Thiếu hụt Iốt tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng như sảy thai, thai lưu, sinh non. Iốt đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu Iốt nghiêm trọng, trẻ dễ bị đần độn, tổn thương não, liệt tay chân, nhẹ hơn là nói ngọng, câm hoặc điếc.

7. Vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng đối với khỏe bà mẹ và thai nhi. Vitamin A giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan như tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Bổ sung vitamin A đúng cách còn giúp hạn chế nguy cơ đẻ non, sinh con nhẹ cân. Đối với sức khỏe mẹ bầu, vitamin A còn tốt cho sự phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh.

Tuy nhiên, việc phụ nữ mang thai uống bổ sung vitamin A cần phải được các bác sĩ hướng dẫn. Bởi nếu lạm dụng hoặc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ra một số dị dạng ở thai nhi. Bà bầu chỉ nên bổ sung tầm 750mcg vitamin A mỗi ngày. Mẹ có thể bổ sung nguồn vitamin A tự nhiên từ rau xanh, các loại củ màu đỏ vàng như bí đỏ, cà rốt, quả gấc,… Nếu chế độ ăn khoa học và nhiều chất dinh dưỡng, thai phụ sẽ không cần phải bổ sung thêm vitamin A từ các loại thuốc.

8. Vitamin B1

Vitamin B1 là một vi chất dinh dưỡng cho bà bầu cực kỳ quan trọng. Chất dinh dưỡng này góp phần chuyển hóa glucid nhằm ngăn chặn bệnh tê phù. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1,4mg vitamin B1 mỗi ngày, bằng các thực phẩm chứa nhiều thiamine như gạo nguyên cám, các loại đậu, thịt nạc, cá hồi hoặc các sản phẩm uống bổ sung.

9. Vitamin B2

Thiếu máu dường như là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ có thai. Vitamin B2 cũng là một vi chất dinh dưỡng cho bà bầu giúp hạn chế tình trạng này. Thai phụ cần cung cấp cho cơ thể 1,5mg vitamin B2 hằng ngày. Loại vitamin này thường có trong thịt động vật, sữa, các loại rau củ và đậu.

10. Vitamin B6

Nếu trong quá trình thai nghén, bạn thường xuyên bị buồn nôn, muốn ói, có thể mẹ đang bị thiếu hụt vitamin B6. mẹ bầu nên bổ sung từ 1,6 đến 2mg vitamin B6 mỗi ngày để giúp giảm tình trạng ốm nghén, buồn nôn này. Vi chất này đóng vai trò góp phần phát triển nhận thức của thai nhi. Nó còn giúp chuyển hóa glucose, tăng cường hệ thống miễn dịch và tạo hồng cầu.

11. Vitamin B12

Loại vitamin và khoáng chất cho bà bầu tiếp theo là vitamin B12. Vi chất dinh dưỡng này cũng đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ. Chất này hỗ trợ cơ thể cấu tạo nên những tế bào hồng cầu tốt. Đồng thời chúng còn giúp tạo ra những tế bào thần kinh khỏe mạnh. Điều này giúp ích cho việc phát triển của tủy sống và não của thai nhi. Bên cạnh việc tạo ra, vitamin B12 còn hỗ trợ các tế bào này hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn. Phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 2,6mcg đến 2,8mcg vitamin B12 mỗi ngày.

Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình mang thai, giúp thai kỳ khỏe mạnh, ổn định, hạn chế dị tật ở trẻ

12. Kẽm: Vi chất dinh dưỡng mẹ bầu không thể thiếu

Bên cạnh 11 vitamin và khoáng chất cho bà bầu trên, thì kẽm cũng rất cần thiết. Kẽm đóng vai trò trong quá trình tạo ra các enzyme quan trọng. Các enzyme này giúp chuyển hóa glucid, lipid, protein và axit nucleic. Hãy bổ sung 11mg kẽm mỗi ngày để tránh tình trạng sảy thai do bong rau non. Kẽm còn giúp thai nhi tránh nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ hay thai vô sọ, nứt đốt cột sóng. Mẹ bầu thiếu kẽm sẽ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài nhiều giờ hay chảy máu trong lúc sinh nở.

13. Vitamin C

Đây là vi chất dinh dưỡng quan trọng mà nhiều mẹ không chú ý đến. Vitamin C là loại chất dinh dưỡng quen thuộc, với tác dụng nổi bật chính là tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp mẹ bầu thoải mái chăm sóc bé yêu ngay từ trong bụng. Song song đó, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt. Khi đang trong thai kỳ, mỗi thai phụ nên bổ sung 80mg vitamin C và 100mg khi đang trong giai đoạn cho con bú. Vitamin C có nhiều nhất trong ổi, cam, bưởi, rau xanh.

14. Vitamin E

Ngoài tác dụng của vitamin E đối với sắc đẹp, chất dinh dưỡng này cũng rất tốt với phụ nữ mang thai. Các công dụng nổi bật của vitamin E như:

  • Là một chất có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Giúp cơ thể thai phụ cân bằng được prolactin, hỗ trợ hệ thống sinh sản được hoạt động tốt hơn.
  • Góp phần hỗ trợ, tăng sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho thai phụ.
  • Các thai phụ có tiền sử bị đông máu trong mạch nên bổ sung vitamin E vì chúng giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Tuy có nhiều tác dụng, nhưng thai phụ chỉ nên bổ sung dưới 15mg vitamin E mỗi ngày. Lý do là vì nếu sử dụng quá nhiều vitamin E có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, thai phụ còn có thể gặp tình trạng đau bụng, bị vỡ túi nước ối sớm.

Một số vi chất dinh dưỡng cho bà bầu cần thiết khác

Một số chất khác như magie, choline… cũng nên được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ. Protein cũng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là não bộ. Bên cạnh đó, khi bổ sung lượng lớn các chất dinh dưỡng, thai phụ cần chú ý bổ sung thêm chất xơ. Chất xơ giúp mẹ bầu hạn chế táo bón thai kỳ. Ngoài ra, men vi sinh cũng rất phù hợp với các bà mẹ tương lai. Bổ sung men vi sinh giúp hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nó còn giúp giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ mang thai.

Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh

Thời điểm bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu tốt nhất

Thời điểm lý tưởng để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà bầu là giai đoạn trước khi mang thai. Khi có dự định mang thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và bắt đầu sử dụng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Đặc biệt là axit folic, bạn nên sử dụng từ 1 đến 3 tháng trước khi muốn mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ nên thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho dù chưa có ý định mang thai. Việc sở hữu một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn dễ dàng mang thai hơn khi lên kế hoạch. [9]

Song song đó, mẹ hãy tiếp tục chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh nở. Trong quá trình mang thai, cơ thể cần chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Sau khi mang thai, cơ thể cần được hồi phục khỏe mạnh. Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và giàu dinh dưỡng là rất cần thiết cho phụ nữ.

Hướng dẫn bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng cho bà bầu

Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai như thế nào? Hàm lượng vitamin và khoáng chất cho bà bầu như thế nào là chuẩn xác là rất quan trọng. Bởi việc thiếu hụt hay dư thừa chất dinh dưỡng đều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Với mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau, phụ nữ cần bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau. Cụ thể:

1. Bổ sung dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ [từ tuần 1 đến tuần 12]

Tầm quan trọng

Ba tháng đầu của thai kỳ là thời gian quan trọng trong việc xây dựng nền tảng dinh dưỡng chắc chắn cho sự phát triển của thai nhi. Tại giai đoạn này, bạn không cần phải bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần bổ sung đủ là được. Vi chất quan trọng không thể bỏ qua là axit folic, sắt, kẽm, iốt, chất đạm, canxi, vitamin C, vitamin D. Những chất dinh dưỡng này giúp bước đầu hoàn thiện những bộ phận quan trọng như: tủy sống, não bộ, hệ thống tim phổi và ống thần kinh. Thiếu hụt axit folic có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Những dị tật này sẽ theo thai nhi cả đời mà không thể chữa trị được.

Hàm lượng

Vậy, hàm lượng chuẩn xác mẹ bầu cần quan tâm là:

  • Chất đạm: 61 đến 81 g mỗi ngày.
  • Sắt: 60mg mỗi ngày.
  • Axit folic: 400mcg mỗi ngày. Đây là vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất phụ nữ mang thai cần chú ý.
  • Canxi: 800mg mỗi ngày.

2. Bổ sung dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ [từ tuần 13 đến tuần 28]

Tầm quan trọng

Đây là giai đoạn mà các bộ phận của thai nhi cơ bản đã được hình thành đầy đủ. Các cơ quan, hệ thần kinh, tay chân, đầu đã bắt đầu hoạt động. Lúc này, mỗi phút sẽ có khoảng 25000 tế bào thần kinh được hình thành ở thai nhi. Bé sẽ phản xạ, cử động nhiều hơn trong bụng mẹ. Chính vì thế, ở giai đoạn này, mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Hàm lượng dinh dưỡng lúc này sẽ cần nhiều hơn từ 2 đến 3 lần so với 3 tháng đầu của thai kỳ.

Hàm lượng

  • Canxi: Giai đoạn này, hệ thống cơ xương bắt đầu hình thành và phát triển nên bé cần nhiều lượng canxi hơn. Vì thế mẹ hãy chú ý bổ sung khoảng 1200mg canxi mỗi ngày nhé.
  • Sắt: Thiếu hụt sắt khiến cho người mẹ bị thiếu máu, tốc độ vận chuyển oxy để nuôi dưỡng thai nhi cũng kém đi. Những điều này khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 60mg sắt mỗi ngày.
  • Các chất dinh dưỡng khác cũng cần được bổ sung theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để giúp thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh.

3. Bổ sung dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ [từ tuần 29 đến tuần 40]

Đây là giai đoạn hoàn thiện của thai nhi. Ở giai đoạn 3 tháng cuối này, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng về não bộ và thể chất. Vì vậy, giai đoạn này bé cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung đúng liều lượng để chuẩn bị đón bé đến với thế giới này nhé! Bên cạnh các nhóm vi chất dinh dưỡng kể trên, canxi, vitamin D, vitamin C, sắt và omega 3 là các vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé lúc này.

Chế độ dinh dưỡng bổ sung vi chất cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng khoa học chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, là tiền đề cho sự phát triển trí não và sức khỏe của trẻ trong tương lai. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ trong thai kỳ. Ngoài những vi chất có sẵn trong thực phẩm hằng ngày, bạn có thể uống bổ sung thêm để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. Một số thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

1. Các chế phẩm từ sữa

Phụ nữ mang thai có thể lựa chọn các loại sữa giàu dinh dưỡng dành cho mẹ bầu. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, axit folic và canxi cho mẹ bầu. Thời điểm uống sữa lý tưởng là 1-2 giờ sau khi ăn sáng và 30 phút trước khi đi ngủ. Mẹ có thể uống một ly sữa 200 ml mỗi bữa hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu có thể uống thêm 1 cữ sữa vào buổi trưa hoặc ăn một hộp sữa chua chứa các vi chất dinh dưỡng tương đương.

2. Thịt, thủy sản, trứng, đậu là nguồn vitamin và khoáng chất cho bà bầu dồi dào

Đây là nguồn cung cấp chất đạm [protein], canxi và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác cho bà bầu. Chế độ ăn khoa học, đúng chuẩn sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ nên nhớ rằng ‘ăn đúng, ăn đủ’ sẽ tốt hơn “ăn nhiều” nhưng không đúng đấy nhé!

Trong 6 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn khẩu phần ăn vừa đủ. Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tăng khẩu phần lên. Vì đây là giai đoạn thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng nhất để phát triển một cách toàn diện.

3. Rau, củ, quả

Rau, củ, quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin hiệu quả. Thai phụ cần bổ sung đầy đủ loại rau, củ, quả để tránh bị táo bón thai kỳ. Việc sử dụng các thuốc bổ cũng gây nóng trong cơ thể, cần ăn nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể được thanh nhiệt. Những loại rau cần thường xuyên bổ sung trong chế độ ăn đó là: rau chân vịt, rau cải xanh, bông cải, măng. Bên cạnh đó còn có các loại củ như cà rốt, bí đỏ, đậu nành,…

4. Ngũ cốc

Một số loại thường gặp như: lúa mì, lúa mạch, gạo, bắp,… đều thích hợp với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn thêm những thực phẩm giàu axit folic, choline, DHA như: các loại hạt [óc chó, vừng, hạnh nhân]. Thai phụ nên ăn ít nhất 1 chén cơm trắng mỗi bữa. Bạn có thể thay cơm bằng 1 lát bánh mì, 1 củ khoai hay nửa trái bắp, nửa bát phở để đổi thực đơn. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể tăng số lượng lên gấp 2 hoặc 3 lần.

5. Dầu và các chất béo lành mạnh khác

Dầu, bơ sữa và các chất béo lành mạnh nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày với hàm lượng vừa phải. Việc loại Có như vậy thì thực đơn ăn mỗi ngày của bạn mới trở nên đa dạng, đầy đủ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.

Có nên dùng viên đa thuốc đa vi chất cho bà bầu?

Câu trả lời là CÓ. Tuy thực phẩm hằng ngày đều đã chứa những vi chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng hàm lượng vẫn chưa đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và bé. Chính vì thế, bổ sung thêm thuốc bổ, thuốc đa vi chất là cần thiết để bổ sung thêm hàm lượng dinh dưỡng còn thiếu. Bạn nên tìm mua những loại thuốc được cấp phép lưu hành, được chứng nhận an toàn với sản phụ và thai nhi. Điều quan trọng nhất là cần tham vấn ý kiến bác sĩ để được khuyên dùng loại thuốc phù hợp với thể trạng của mình, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.

Mẹ bầu nên bổ sung vi chất dưới sự tư vấn của các bác sĩ

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa bầu hay không?

Sữa dinh dưỡng cho bà bầu đã trở thành thực phẩm thiết yếu cho quá trình mang thai của phụ nữ hiện đại. Với hàng trăm loại sữa đến từ những thương hiệu khác nhau, khó có thể đánh giá loại nào là tốt nhất. Bạn chỉ nên lựa chọn loại sữa nào phù hợp với thể trạng cơ thể của mình nhất. Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào, nguồn vitamin và khoáng chất cho bà bầu chất lượng. Hai đến ba ly sữa mỗi ngày là hàm lượng tiêu chuẩn mà các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên bổ sung hằng ngày. Nếu không quen dùng sữa bầu, mẹ có thể uống sữa đậu nành song song với sữa bầu. Điều này cũng rất hữu ích cho một kỳ thai sản khỏe mạnh.

Chăm sóc toàn diện cho thai kỳ khỏe mạnh tại Nutrihome

Sau khi nắm rõ được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ có biết cơ thể mình đang bị thiếu hụt hay dư thừa hàm lượng chất dinh dưỡng nào? Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, chúng tôi cung cấp dịch vụ xét nghiệm vi chất cho bà bầu chuẩn xác và đầy đủ nhất.

Nếu đang có kế hoạch mang thai, việc xét nghiệm toàn diện là bước tiền đề để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ khỏe mạnh. Đến với Nutrihome, các mẹ sẽ được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tư vấn tận tình và giải đáp tất cả mọi thắc mắc. Giúp bạn chuẩn bị hành trang toàn diện trước khi mang thai.

Đối với những mẹ đang trong thời kỳ mang thai, việc xét nghiệm vi chất dinh dưỡng giúp xác định chính xác cơ thể đang cần bổ sung thêm những vitamin và khoáng chất nào. Căn cứ trên kết quả xét nghiệm, các chuyên gia tại Nutrihome sẽ tư vấn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Nhau thai lấy chất dinh dưỡng từ đầu?

Nhau thai là một tổ chức độc lập, không đơn giản chỉ là nơi cung cấp dinh dưỡng từ mẹ vào bé, nó giống như chiếc đệm, duy trì môi trường sống, để bào thai phát triển khỏe mạnh. Nhau thai chuyển máu, oxy, dinh dưỡng và bất kỳ chất gì có trong máu của mẹ vào bào thai.

Thai nhi được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ nhờ đâu?

Trong bụng mẹ, thai nhi nhận được lợi ích từ hơi thở của mẹ, bao gồm oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này cho thấy thai nhi sống nhờ hơi thở, oxy và chất dinh dưỡng truyền từ người mẹ. Dây rốn và nhau thai được kết nối từ người mẹ đến em bé sẽ đảm đương chức năng như phổi của thai nhi.

Tại sao cần dinh dưỡng tốt trong thai kỳ?

Dinh dưỡng thai kỳ với sức khỏe của người mẹ Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối là cần thiết để có sức khỏe tốt cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, 3 tránh mắc bệnh, đủ sức để "vượt cạn" trong cuộc đẻ, mau phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú.

Em bé hấp thụ dinh dưỡng trong bụng mẹ như thế nào?

Như vậy, trong thời gian mang thai, bất cứ thứ gì mẹ ăn sẽ chuyển xuống ruột non, hấp thụ vào máu. Và chính nguồn máu giàu dinh dưỡng này sẽ được vận chuyển tới nhau thai và truyền cho em bé qua dây rốn.

Chủ Đề