Tập làm văn lớp 4 tuần 9 trang 91

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 91, 92 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 91, 92 lớp 4 - Cánh diều

Quảng cáo

Tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn theo 1 trong 2 đề sau:

Câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”, hãy viết một đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.

Trả lời:

Tin-tin và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu ở Vương quốc Tương Lai và bắt chuyện với những nàng tiên. Nàng tiên thứ nhất đang lắp ghép đôi cánh, khi được hỏi, cô ấy đáp: Cánh của tôi bị rụng khi tôi chao liệng và đâm cái rầm vào bức tường đá trắng. Sơ sảy quá, những viên đá làm tôi hoa mắt và loạng choạng lao thẳng tới. Nàng tiên thứ hai lắc lư chiếc bình chứa chất lòng màu hồng, khi thấy chúng tôi liền hô lớn: Dừng lại! Không được tiến tới, rất nguy hiểm cho các anh. Tôi đang chế tạo một dung dịch trường sinh, chỉ cần uống vào sẽ trẻ mãi không già. Nhưng hình như tôi đã cho nhầm một chất nào đó, có thể gây nổ được. Sẽ đau đầu với tôi đây…

Quảng cáo

Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”, hãy viết đoạn văn về một em bé trong vở kịch đó theo tưởng tượng của em.

Trả lời:

Em là em bé nhỏ nhất, là em của Tin-tin và Mi-tin. Có lẽ hai anh chị của em rất ngạc nhiên khi thấy em và biết về em. Nhưng đó là một điều hết sức bình thường ở Vương quốc Tương Lai này. Chúng em dù chưa được sinh ra nhưng cũng có thể nhìn thấy, gặp gỡ và trò chuyện cùng cha mẹ, người thân của mình. Chỉ khác rằng, chưa chính thức để được khai sinh mà thôi. Sự gặp gỡ với hai anh chị của mình làm em rất thích thú và háo hức.

Quảng cáo

Gợi ý về nội dung

  1. Tưởng tượng về Vương quốc Tương Lai:

– Nhà cửa trang trí thế nào? Vườn cây kì lạ thế nào?

– Ánh sáng và những đám mây đẹp thế nào?

– Ở đó có những ai? Họ đang làm gì?

  1. Tưởng tượng về một em bé ở Vương quốc Tương Lai:

– Hình dáng, trang phục của em bé ấy như thế nào?

– Em bé ấy đang làm gì?

– Em bé ấy gặp ai, nói gì, giọng nói thế nào?

Gợi ý về cách thực hiện

  1. Tìm ý: Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ của em [từ khoá].
  1. Sắp xếp ý:

- Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.

– Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.

– Sắp xếp lại các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

  • Đọc: Mảnh sân chung [trang 92, 93, 94]
  • Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng [trang 94]
  • Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo [trang 94]
  • Đọc: Anh đom đóm [trang 95, 96]
  • Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ [trang 96]
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 [NXB Đại học Sư phạm].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bài 1

Đọc trích đoạn kịch "Yết Kiêu"

Yết Kiêu

  1. Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu nói chuyện với cha.

Yết Kiêu: - Con đi giết giặc đây, cha ạ!

Người cha: - Mẹ con mất sớm, cha bây giờ tàn tật không làm gì được.

Yết Kiêu: - Cha ơi! Nước mất thì nhà tan…

Người cha: - Cha hiểu chứ. Con cứ đi đi.

  1. Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: - Trầm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Nhà vua: - Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai dạy ngươi được như thế?

Yết Kiêu: - Muôn tâu bệ hạ, người đó là cha thần.

Nhà vua: - Ai dạy cha ngươi?

Yết Kiêu: - Ông của thần.

Nhà vua: - Ai dạy ông của ngươi?

Yết Kiêu: - Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.

Theo Lê Thi

Bài 2

Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :

Gợi ý:

  1. Chia đoạn :

- Đoạn 1 : Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

- Đoạn 2 : Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

- Đoạn 3 : Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.

  1. Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.

Trả lời:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lặn. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước.” Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.”

Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan...” Ông vội ngăn lời vỗ về con: “Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha.” Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

Chủ Đề