Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

Kiết lỵ là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy dữ dội kèm theo máu. Mặc dù xuất hiện ở cả người lớn, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng phổ biến của bệnh lý do hệ tiêu hóa còn non yếu và đề kháng của bé chưa hoàn thiện. 

Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

2. Phân loại và nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ

Có 2 nguyên nhân chính khiến bé bị kiết lỵ bao gồm:

2.1. Bệnh lỵ trực khuẩn (bacillary dysentery) 

Bệnh lỵ trực khuẩn là loại kiết lỵ thường gặp nhất. Nguyên nhân gây ra bệnh lỵ này là do vi khuẩn Shigella gây ra. 

2.2. Bệnh lỵ Amip (amoebic dysentery)

Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ Amip xuất phát từ một loại ký sinh trùng có tên là Entamoeba Histolytica. Bệnh kiết lỵ này thường xuất hiện ở những vùng nhiệt đới, nóng ẩm và có điều kiện y tế kém. 

2.3. Các đường lây truyền bệnh kiết lỵ ở trẻ

Trẻ bị kiết lỵ có thể do:

  • Không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.
  • Bé đã chạm vào các bề mặt đã bị nhiễm vi khuẩn, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của bản thân.
  • Ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc lỡ nuốt nước hồ hoặc sông khi bơi.
Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

3. Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang có nguy cơ bị kiết lỵ bao gồm:

3.1. Dấu hiệu chung

  • Trẻ đi đại tiện nhiều lần, thậm chí không muốn rời bồn cầu hoặc đòi ngồi bô liên tục vì cảm thấy mót rặn.
  • Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện.
  • Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi và bọt hơi.
  • Bé vô cùng khó chịu và quấy khóc mỗi khi đi đại tiện. 

3.2. Dấu hiệu trẻ kiết lỵ do trực khuẩn

3.3. Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ Amip

Các triệu chứng của kiết lỵ Amip thường không xuất hiện ngay mà sẽ ủ dần sau 2 - 4 tuần:

4. Trẻ bị kiết lỵ bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ bị kiết lỵ có thể khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan bởi khi trở nặng, bệnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa…

Chính vì thế, khi trẻ có dấu hiệu bị kiết lỵ, phụ huynh nên quan sát trẻ thường xuyên và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng. 

Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

5. Cách xử lý kiết lỵ ở trẻ nhỏ tại nhà

Sau đây là một số cách chăm sóc trẻ nhỏ bị kiết lỵ tại nhà:

5.1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Khi trẻ bú mẹ bị kiết lỵ, mẹ nên cho con tiếp tục bú sữa để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ. 

Với trẻ ăn dặm hoặc trẻ lớn, cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin để tăng cường hệ miễn dịch. Phụ huynh nên thường xuyên thay đổi món ăn để giúp bé không bị ngán và đảm bảo các món đều được nấu chín kỹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.

Ngoài ra, phụ huynh có thể tăng cường cho bé thức uống lợi khuẩn Probiotic nhằm cải thiện hoạt động ruột kết cho bé.

5.2. Bù nước cho trẻ

Do đi tiêu nhiều lần nên trong giai đoạn này bé rất dễ bị mất nước. Vì thế phụ huynh nên tích cực bù nước cho bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho bé uống thêm Oresol (có sẵn tại các tiệm thuốc tây) hoặc nước muối, nước gạo rang, nước dừa để tăng cường chất điện giải cho cơ thể bé nhanh hồi phục. 

5.3. Cho trẻ ăn đồ lỏng

Trong khi bị kiết lỵ, hệ tiêu hóa của bé vô cùng nhạy cảm, vì thế phụ huynh nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng để dễ dàng hấp thụ và không gây áp lực nên dạ dày. Đối với trái cây và rau quả tươi, phụ huynh nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống. 

Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

5.4. Đừng quên chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé

Kiết lỵ có thể khiến trẻ bị biếng ăn. Lúc này, phụ huynh không nên ép bé ăn quá nhiều, mà thay vào đó nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để hệ tiêu hóa của bé làm việc “thoải mái” hơn. 

Lưu ý: Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm đau hay các thuốc trị tiêu chảy/ kiết lỵ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, mẹ nên ăn gì?

Khi trẻ bú mẹ bị kiết lỵ, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng chất lượng sữa cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa của con.

Thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ bị kiết lỵ: 

  • Các loại rau xanh: Các loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của mẹ và trẻ nhỏ. 
  • Gạo: Nhờ dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất, chất xơ nên gạo cũng là thực phẩm mà mẹ nên ăn khi trẻ sơ sinh bị kiết lỵ. Lượng chất xơ có trong gạo sẽ giúp trẻ đi ngoài phân đặc hơn.
  • Chuối: Loại trái cây có nhiều kali - nguyên tố cần thiết để giúp trẻ bù đắp điện giải mất đi do tình trạng kiết lỵ đi ngoài kéo dài. 
  • Sữa chua: Thực phẩm chứa dồi dào lợi khuẩn probiotics, rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột của con.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý uống đủ nước. Ngoài uống nước lọc, mẹ có thể uống nước ép trái cây để bổ sung thêm các loại vitamin, để giúp tạo ra sữa mẹ chất lượng, có nhiều kháng thể. 
Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

Thực phẩm mẹ nên kiêng ăn khi trẻ bú mẹ bị kiết lỵ: 

  • Mẹ nên tránh xa thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ và khiến tình trạng kiết lỵ thêm nghiêm trọng: 
  • Thực phẩm chưa được nấu chín. 
  • Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào.  
  • Thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, hư hỏng.
  • Thực phẩm có thể gây đầy hơi, khó chịu bụng cho trẻ như đậu bắp, hành tây, đậu hà lan…
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng đường ruột của trẻ như tôm, cua…

6. Một số thắc mắc khi chăm sóc trẻ bị bệnh kiết lỵ 

Sau đây là một số thắc mắc khi chăm sóc trẻ bị kiết lỵ và lời giải:

6.1. Thực đơn cho các bé bị kiết lỵ không bú mẹ nên có món gì?

Có rất nhiều món ăn vừa thơm ngon, vừa giúp tăng cường dưỡng chất để trẻ nhanh chóng hết kiết lỵ như cháo ngó sen, cháo đậu xanh, nước ép ổi, sữa chua,... Vì thế phụ huynh có thể bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của bé. 

Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

6.2. Khi nào cần đưa trẻ bị kiết lỵ đến bác sĩ?

Mặc dù là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhưng kiết lỵ vẫn có thể gây nguy hiểm ở mức độ nặng. Do đó để đảm bảo an toàn cho bé, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi:

  • Bé tiêu chảy ra máu hoặc tiêu chảy trầm trọng đến mức gây sụt cân cân nghiêm trọng và mất nước. 
  • Bé tiêu chảy kèm theo sốt 38ºC hoặc cao hơn.

7. Cách phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ hiệu quả

Kiết lỵ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé, vì thế để phòng tránh bệnh lý này, phụ huynh nên:

  • Luôn tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ.
  • Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.
  • Thức ăn sau khi chế biến cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
  • Người chăm sóc trẻ cũng phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Ngoài ra, việc chọn đúng sữa công thức cho trẻ dùng cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh hương vị thanh nhạt, dễ uống, sản phẩm còn cần có phân tử đạm nhỏ để dễ dàng hấp thu và chất xơ để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa của con yêu.  

Sữa Friso: Giúp con khỏe mạnh từ bên trong! 

Thấu hiểu được nỗi lo của mẹ, cả 2 dòng sản phẩm sữa công thức cho bé của Friso là Friso Gold và Friso Gold Pro đều sử dụng nguồn sữa NOVAS Signature Milk. Đây là nguồn sữa được lấy từ nông trại của Friso tại Hà Lan chứa các phân tử đạm có cấu trúc  mềm, nhỏ, tự nhiên giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Đồng thời, các sản phẩm còn được bổ sung chất xơ GOS (Friso Gold) và PureGOS (Friso Gold Pro) để nuôi dưỡng các lợi khuẩn, từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé.

Chưa dừng lại ở đó, dòng sản phẩm Friso Gold Pro 100% nhập khẩu từ châu Âu còn bổ sung HMO. Không chỉ tăng cường lợi khuẩn, dưỡng chất quý này còn giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và giúp tăng để kháng của bé từ bên trong. 

Với quy trình sản xuất khép kín cùng công nghệ LockNutri® tiên tiến, toàn bộ dưỡng chất có trong Friso Gold và Friso Gold Pro đều được giữ trọn vẹn. Nhờ đó, mẹ có thể an tâm cho bé yêu thoải mái khám phá thế giới diệu kỳ.

Tại sao trẻ bị kiết lỵ?

Trẻ bị kiết lỵ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể chất và tinh thần. Vì thế phụ huynh hãy giúp con xây dựng nền tảng vững vàng từ bên trong ngay từ những năm đầu đời. Bởi với một chiếc bụng khỏe, mọi hành trình khám phá và học hỏi từ thế giới xung quanh của con sẽ trở nên suôn sẻ hơn bao giờ hết!

Làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị kiết lỵ.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi giúp bé đi vệ sinh..
Nếu trẻ bị sốt cao, hãy hạ sốt cho trẻ để tránh trường hợp co giật do sốt..
Chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi của trẻ. ... .
Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian để cầm tiêu chảy cho trẻ..

Tại sao con người mắc bệnh kiết lỵ?

Nguyên nhân gây bệnh Như đã nói, nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ là do vi khuẩn gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh lây truyền qua phân, vì vậy trong trường hợp có một người thân trong gia đình bị bệnh này, khi đi vệ sinh không rửa tay và chạm vào đồ ăn của người khác sẽ khiến vi khuẩn lây lan.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ bị kiết lỵ có thể khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan bởi khi trở nặng, bệnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa…

Trẻ em đi kiết lỵ uống thuốc gì?

Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em.
Thuốc có bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) có thể làm dịu các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy..
Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen để kiểm soát chứng chuột rút đau đớn (tham khảo nếu phải dùng cho trẻ nhỏ)..