Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc

Nghiên cứu trao đổi

Một số vấn đề trong kế toán giá gốc ở Việt Nam

Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang
Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
Một số vấn đề trong kế toán giá gốc ở Việt NamCơ sở đo lường theo giá gốc và kế toán giá gốc là những nội dung xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử kế toán. Trải qua nhiều biến động và chịu nhiều thử thách, tác động của môi trường kế toán, đến nay, kế toán giá gốc bộc lộ nhiều hạn chế, cần có sự xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể để nâng cao chất lượng công tác kế toán và tính hữu ích của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.Kế toán toán trên cơ sở giá gốc - Đo lường (measurement): Đây là một nội dung cơ bản và lâu đời của hoạt động kế toán. Khuôn mẫu của IASB cho việc soạn thảo và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC) đã nêu: Đo lường bao hàm việc quy đổi thành tiền các yếu tố cần được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính(1) và thừa nhận là hiện nay tồn tại một sự đa dạng về các cơ sở đo lường được sử dụng ở những mức độ khác nhau hoặc có sự kết hợp với nhau. Sự quy đổi thành tiền (assigning monetary amounts) trong khái niệm đo lường là điều kiện tiên quyết để giúp tổng hợp được thực trạng tài chính và hoạt động của doanh nghiệp vốn chứa đựng nhiều yếu tố rất đa dạng về mặt biểu hiện vật chất, và có tầm quan trọng rất lớn trong lý thuyết lẫn thực hành kế toán, do vậy nó phải bao gồm nhiều nội dung quan trọng liên quan như các nguyên tắc, phương pháp, cơ chế quy đổi. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, khái niệm đo lường trong kế toán có thể được hiểu như là sự định giá (xét về cơ chế), hoặc là sự đánh giá, tính giá (xét về phương pháp, nguyên tắc). Chẳng hạn, theo TS. Võ Văn Nhị thì: Tính giá là phương pháp kế toán dùng để biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền, phù hợp với các nguyên tắc cũng như các quy định cụ thể do Nhà nước ban hành(2) . Như vậy, tính giá được dùng ở đây rất giống với đo lường, thoạt nhìn giống như một hoạt động nghiệp vụ mang tính tuân thủ các nguyên tắc, quy định bắt buộc, nhưng vẫn bao hàm quan điểm về lợi ích của các bên liên quan trong các hoạt động kinh tế xã hội trên các phương diện ghi nhận và trình bày giá trị. - Kế toán trên cơ sở giá gốc: Các quan điểm về giá trị, giá cả và phương pháp tính giá đã có nhiều thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau trên các phương diện kinh tế - chính trị học, quản lí kinh doanh, hạch toán các nghiệp vụ. Dù vậy, do nhiều lý do khác nhau, việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng cho đo lường trong kế toán hơn mấy chục năm qua. Một cách tổng quát, cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị của một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua, và giá trị này được giữ nguyên kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường. Cơ sở giá gốc có các đặc trưng: (i) Thông qua đo lường giá trị bằng tiền và tôn trọng trao đổi ngang giá, (ii) Sự hi sinh lợi ích trong hiện tại (chi phí mua tài sản) được xem là chắc chắn và gắn liền với lợi ích tương lai (khả năng sinh lợi của tài sản), và (iii) Có đủ minh chứng về việc thực hiện (chứng từ mua) để đảm bảo tính pháp lý đáng tin cậy và phù hợp của thông tin về tài sản. - Các nhân tố ảnh hưởng: Các đặc trưng của cơ sở giá gốc giúp tăng cường độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin kế toán. Qua đó đảm bảo một cách hợp lí lợi ích của các bên liên quan. Việc áp dụng kế toán giá gốc đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu kế toán và phải chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau. (1)Yêu cầu khách quan: Thông tin kế toán hữu ích phải có độ tin cậy cao, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo(3). Giá gốc được hình thành trên cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thõa mãn về lợi ích giữa người mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này hoàn toàn có thể kiểm tra được, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan. (2) Nguyên tắc thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn(4), đòi hỏi người làm kế toán phải cố gắng đảm bảo rằng, thực trạng tài chính và mức độ thành công (hàm ý kết quả kinh doanh) không được phóng đại (5), Điều này giúp củng cố sự tin cậy về các lợi ích (thu nhập, tài sản) thực hiện trong tương lai được đảm bảo theo số liệu đã ghi chép ở hiện tại. (3) Nguyên tắc hoạt động liên tục: việc điều chỉnh giá trị các tài sản đang sử dụng theo giá thị trường là không phù hợp với mục đích hình thành tài sản, hơn nữa, do không có quan hệ mua bán xảy ra thì giá thị trường không thể xác lập một cách khách quan(6). Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu về sự vi phạm nguyên tắc hoạt động liên tục hoặc doanh nghiệp có dự định bán tài sản thì giá thị trường sẽ thay thế giá gốc sẽ phù hợp hơn. (4) Nguyên tắc nhất quán: xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sẽ thuận lợi hơn các phương pháp khác để đảm bảo tính chất so sánh được của thông tin do đòi hỏi các chính sách, phương pháp kế toán phải được sử dụng một cách thống nhất và kiên định. (5) Yêu cầu quản lí nội bộ: khi đối tượng kế toán trở nên đa dạng, thường xuyên biến động thì thông tin kế toán giá gốc trở nên phức tạp, thiếu tính kịp thời, không đáp ứng được các yêu cầu quản lí trong việc kiểm soát, ra quyết định Giá cố định (hay giá hạch toán) là sự thay thế phù hợp trong ghi chép. (6) Mức giá chung thay đổi: trong nền kinh tế siêu lạm phát, thông tin của kế toán giá gốc trở nên không còn phù hợp, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích hợp; sự thay đổi này, được tiến hành trong khuôn khổ các quy định pháp lí liên quan, không phải là một sự vi phạm về nguyên tắc giá gốc đã đề ra nhưng sẽ làm cho tính hữu ích của thông tin kế toán được cải thiện. (7) Các đối tượng kế toán mới: nền kinh tế toàn cầu hiện đem lại nhiều cách thức giao dịch, đối tượng mới cần được kế toán phản ánh, chẳng hạn các công cụ tài chính, nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài, gia tăng lợi nhuận đầu tư và thiết lập sự bảo vệ trước những rủi ro về giá cả, lãi suất Tình hình này làm cho kế toán trên giá gốc trở nên khó triển khai thực hiện được. Thực trạng kế toán giá gốc ở Việt Nam hiện nay - Luật Kế toán (2003): Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng(7) . Như vậy, cơ sở giá gốc đề cập gắn liền với việc ghi nhận giá trị tài sản được mua, nhìn chung còn đơn giản, thiếu tính hệ thống nên có thể ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của Luật do không thể thi hành hoặc thi hành không đầy đủ. - Chuẩn mực kế toán: (i) Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận giá trị ban đầu của các đối tượng tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư ... nhưng các phương pháp tính giá không được quy định đầy đủ, minh bạch làm giảm tính chất ổn định của môi trường kế toán. Ví dụ: trong đoạn 28 của VAS 4 - Tài sản cố định chỉ đề cập ngắn gọn về việc phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về đánh giá lại giá trị tài sản mà không đưa ra các nguyên tắc, phương pháp đánh giá lại tài sản thường rất phức tạp; và (ii) Thiếu nhiều chuẩn mực quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đo lường kế toán trên cơ sở giá gốc đối với nhiều đối tượng như: các công cụ tài chính, trợ cấp Chính phủ, tổn thất tài sản - Chính sách, cơ chế, phương pháp đo lường kế toán liên quan: (i) Việc tồn tại chính sách hai giá khiến cho việc ghi nhận giá gốc theo biểu giá chính thức không đảm bảo yêu cầu khách quan, hệ quả là các nội dung về chi phí, doanh thu và lãi lỗ có thể thiếu độ tin cậy; ngoài ra, còn gây nhiều hậu quả nghiệm trọng khác. Ví dụ: Khung giá đất hiện nay quá thấp so với giá thị trường, dẫn đến sự thất thoát rất lớn nguồn tài sản đất đai của nhà nước khi bán ra bên ngoài, theo GS.TS Đặng Hùng Võ, các nghiên cứu cho thấy ngân sách nhà nước (NSNN) bị lãng phí, thất thoát gần 70 tỉ USD trong khoản thời gian từ 1994 2004 do tồn tại chính sách hai giá trong đất ở đô thị (8), và (ii) Theo quy định hiện hành, hai cơ chế định giá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được phép áp dụng là: Thành lập Hội đồng định giá, và thuê công ty tư vấn định giá độc lập(9) nhưng do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên khi tự làm hoặc chi phí quá cao khi thuê tư vấn nên kết quả đạt được hoặc không kịp thời hoặc không phù hợp với điều kiện thực tế. Về phương pháp định giá, Bộ Tài chính chỉ cho phép áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi phí (10) . Điều này hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp định giá phù hợp hơn. - Vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá: Kế toán giá gốc cũng chịu thử thách rất lớn trong việc cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy do xuất hiện các hoạt động chuyển giá mà các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia tìm cách áp dụng để thu được lợi nhuận tối đa về cho tập đoàn qua việc tăng thu nhập, né thuế thu nhập hoặc được chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn cao trong các liên doanh, trên cơ sở định giá thấp hơn giá thị trường các mặt hàng xuất khẩu từ nước chủ nhà và định giá cao hơn giá thị trường các mặt hàng nhập khẩu vào nước chủ nhà(11). Điều này đồng nghĩa với việc nâng giá (gốc) đầu vào, giảm giá bán đầu ra của các yếu tố sản xuất trong các giao dịch nội bộ giữa các thành viên của tập đoàn được đặt tại nhiều quốc gia có biểu thuế khác nhau sao cho có lợi nhất. Kĩ thuật chuyển giá ngày càng phức tạp và mở rộng, đòi hỏi phải có cơ chế chống chuyển giá hiệu quả nhằm tránh thất thu thuế, đưa giá thành và giá bán trở lại tương xứng với thực chất hao phí đã bỏ ra. - Các vấn đề khác: Ngoài những nội dung trên, còn nhiều vấn đề khác liên quan đến việc áp dụng kế toán giá gốc để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng như quan điểm về đánh giá tổn thất tài sản (impairments), chính sách tỉ giá hối đoái, trình độ quản lí kinh doanh nội bộ, hoạt động đào tạo nhân sự kế toán - kiểm toáncòn phải được giải quyết về lí luận lẫn thực hành nghề nghiệp. Kết luận Cơ sở giá gốc được xem là nền của đo lường kế toán trong nhiều năm qua, và kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại các quốc gia, tuy nhiên trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Và mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốc trong kế toán nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khác một cách phù hợp hơn. ở Việt Nam, việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới và các hướng dẫn tương đối phù hợp với quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian qua đã chứng minh quyết tâm hội nhập của mình trong lĩnh vực kế toán nhằm phục vụ việc đổi mới cơ chế quản lí nền kinh tế, cung cấp thông tin tài chính kinh tế minh bạch cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, khoảng cách về nhận thức, kinh nghiệm, kỹ thuật vẫn còn rất lớn giữa hệ thống kế toán Việt Nam so với yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là liên quan đến khái niệm về giá, việc tính giá, ghi nhận và trình bày giá trị các đối tượng kế toán. Do đó, các vấn đề về kế toán trên cơ sở giá gốc tại Việt Nam cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện nhằm có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo tính hữu ích, đáng tin cậy cho thông tin kế toán được cung cấp. Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, bài viết chưa đi sâu vào việc đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề, và khó tránh khỏi các thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ để các lần nghiên cứu sau được thực hiện tốt hơn./. Tài liệu tham khảo: 1: www.IASPLUS.com, Measurement of of the Elements of Financial Statements, Framework for Preparation & Presentation of Financial Statement. 2: TS. Võ Văn Nhị (2005), Nguyên lí kế toán, NXB Thống kê, TP.HCM, tr. 105 3, 4: Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung 4: Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho 5: David Alexandrer, Anne Britton và Ann Jorissen (2005), International Financial reporting & Analysis, Thomson, 2th edition. 6: Quốc hội (2003), Luật số 03/2003/QH Ban hành Luật Kế toán (có hiệu lực từ 1/1/2004, thay thế cho Pháp lệnh Kế toán và Thống kê năm 1988). 7: Viện Nghiên cứu tài chính (2000), Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP.HCM, NXB. Tài chính 8: Đặng Hùng Võ (2007), Chính sách hai giá trong đất ở đô thị, trang web Báo Kinh tế & Đô thị, www.ktdt.com.vn 9: 10: Chính phủ (2002), Nghị định 64/CP ngày 19/6/2002 về định giá DNNN 11: Bộ Tài chính (2005), Quyết định 06/2005/QĐ-BTC - Ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Cơ sở đo lường theo giá gốc và kế toán giá gốc là những nội dung xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử kế toán. Trải qua nhiều biến động và chịu nhiều thử thách, tác động của môi trường kế toán, đến nay, kế toán giá gốc bộc lộ nhiều hạn chế, cần có sự xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể để nâng cao chất lượng công tác kế toán và tính hữu ích của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

Kế toán toán trên cơ sở giá gốc

- Đo lường (measurement): Đây là một nội dung cơ bản và lâu đời của hoạt động kế toán. Khuôn mẫu của IASB cho việc soạn thảo và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC) đã nêu: Đo lường bao hàm việc quy đổi thành tiền các yếu tố cần được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính(1) và thừa nhận là hiện nay tồn tại một sự đa dạng về các cơ sở đo lường được sử dụng ở những mức độ khác nhau hoặc có sự kết hợp với nhau. Sự quy đổi thành tiền (assigning monetary amounts) trong khái niệm đo lường là điều kiện tiên quyết để giúp tổng hợp được thực trạng tài chính và hoạt động của doanh nghiệp vốn chứa đựng nhiều yếu tố rất đa dạng về mặt biểu hiện vật chất, và có tầm quan trọng rất lớn trong lý thuyết lẫn thực hành kế toán, do vậy nó phải bao gồm nhiều nội dung quan trọng liên quan như các nguyên tắc, phương pháp, cơ chế quy đổi. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, khái niệm đo lường trong kế toán có thể được hiểu như là sự định giá (xét về cơ chế), hoặc là sự đánh giá, tính giá (xét về phương pháp, nguyên tắc). Chẳng hạn, theo TS. Võ Văn Nhị thì: Tính giá là phương pháp kế toán dùng để biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền, phù hợp với các nguyên tắc cũng như các quy định cụ thể do Nhà nước ban hành(2) . Như vậy, tính giá được dùng ở đây rất giống với đo lường, thoạt nhìn giống như một hoạt động nghiệp vụ mang tính tuân thủ các nguyên tắc, quy định bắt buộc, nhưng vẫn bao hàm quan điểm về lợi ích của các bên liên quan trong các hoạt động kinh tế xã hội trên các phương diện ghi nhận và trình bày giá trị.

- Kế toán trên cơ sở giá gốc: Các quan điểm về giá trị, giá cả và phương pháp tính giá đã có nhiều thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau trên các phương diện kinh tế - chính trị học, quản lí kinh doanh, hạch toán các nghiệp vụ. Dù vậy, do nhiều lý do khác nhau, việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng cho đo lường trong kế toán hơn mấy chục năm qua. Một cách tổng quát, cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị của một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua, và giá trị này được giữ nguyên kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường. Cơ sở giá gốc có các đặc trưng: (i) Thông qua đo lường giá trị bằng tiền và tôn trọng trao đổi ngang giá, (ii) Sự hi sinh lợi ích trong hiện tại (chi phí mua tài sản) được xem là chắc chắn và gắn liền với lợi ích tương lai (khả năng sinh lợi của tài sản), và (iii) Có đủ minh chứng về việc thực hiện (chứng từ mua) để đảm bảo tính pháp lý đáng tin cậy và phù hợp của thông tin về tài sản.

- Các nhân tố ảnh hưởng: Các đặc trưng của cơ sở giá gốc giúp tăng cường độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin kế toán. Qua đó đảm bảo một cách hợp lí lợi ích của các bên liên quan. Việc áp dụng kế toán giá gốc đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu kế toán và phải chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau.

(1)Yêu cầu khách quan: Thông tin kế toán hữu ích phải có độ tin cậy cao, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo(3). Giá gốc được hình thành trên cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thõa mãn về lợi ích giữa người mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này hoàn toàn có thể kiểm tra được, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan.

(2) Nguyên tắc thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn(4), đòi hỏi người làm kế toán phải cố gắng đảm bảo rằng, thực trạng tài chính và mức độ thành công (hàm ý kết quả kinh doanh) không được phóng đại (5), Điều này giúp củng cố sự tin cậy về các lợi ích (thu nhập, tài sản) thực hiện trong tương lai được đảm bảo theo số liệu đã ghi chép ở hiện tại.

(3) Nguyên tắc hoạt động liên tục: việc điều chỉnh giá trị các tài sản đang sử dụng theo giá thị trường là không phù hợp với mục đích hình thành tài sản, hơn nữa, do không có quan hệ mua bán xảy ra thì giá thị trường không thể xác lập một cách khách quan(6). Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu về sự vi phạm nguyên tắc hoạt động liên tục hoặc doanh nghiệp có dự định bán tài sản thì giá thị trường sẽ thay thế giá gốc sẽ phù hợp hơn.

(4) Nguyên tắc nhất quán: xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sẽ thuận lợi hơn các phương pháp khác để đảm bảo tính chất so sánh được của thông tin do đòi hỏi các chính sách, phương pháp kế toán phải được sử dụng một cách thống nhất và kiên định.

(5) Yêu cầu quản lí nội bộ: khi đối tượng kế toán trở nên đa dạng, thường xuyên biến động thì thông tin kế toán giá gốc trở nên phức tạp, thiếu tính kịp thời, không đáp ứng được các yêu cầu quản lí trong việc kiểm soát, ra quyết định Giá cố định (hay giá hạch toán) là sự thay thế phù hợp trong ghi chép.

(6) Mức giá chung thay đổi: trong nền kinh tế siêu lạm phát, thông tin của kế toán giá gốc trở nên không còn phù hợp, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích hợp; sự thay đổi này, được tiến hành trong khuôn khổ các quy định pháp lí liên quan, không phải là một sự vi phạm về nguyên tắc giá gốc đã đề ra nhưng sẽ làm cho tính hữu ích của thông tin kế toán được cải thiện.

(7) Các đối tượng kế toán mới: nền kinh tế toàn cầu hiện đem lại nhiều cách thức giao dịch, đối tượng mới cần được kế toán phản ánh, chẳng hạn các công cụ tài chính, nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài, gia tăng lợi nhuận đầu tư và thiết lập sự bảo vệ trước những rủi ro về giá cả, lãi suất Tình hình này làm cho kế toán trên giá gốc trở nên khó triển khai thực hiện được.

Thực trạng kế toán giá gốc ở Việt Nam hiện nay

- Luật Kế toán (2003): Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng(7) . Như vậy, cơ sở giá gốc đề cập gắn liền với việc ghi nhận giá trị tài sản được mua, nhìn chung còn đơn giản, thiếu tính hệ thống nên có thể ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của Luật do không thể thi hành hoặc thi hành không đầy đủ.

- Chuẩn mực kế toán: (i) Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận giá trị ban đầu của các đối tượng tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư ... nhưng các phương pháp tính giá không được quy định đầy đủ, minh bạch làm giảm tính chất ổn định của môi trường kế toán. Ví dụ: trong đoạn 28 của VAS 4 - Tài sản cố định chỉ đề cập ngắn gọn về việc phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về đánh giá lại giá trị tài sản mà không đưa ra các nguyên tắc, phương pháp đánh giá lại tài sản thường rất phức tạp; và (ii) Thiếu nhiều chuẩn mực quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đo lường kế toán trên cơ sở giá gốc đối với nhiều đối tượng như: các công cụ tài chính, trợ cấp Chính phủ, tổn thất tài sản

- Chính sách, cơ chế, phương pháp đo lường kế toán liên quan: (i) Việc tồn tại chính sách hai giá khiến cho việc ghi nhận giá gốc theo biểu giá chính thức không đảm bảo yêu cầu khách quan, hệ quả là các nội dung về chi phí, doanh thu và lãi lỗ có thể thiếu độ tin cậy; ngoài ra, còn gây nhiều hậu quả nghiệm trọng khác. Ví dụ: Khung giá đất hiện nay quá thấp so với giá thị trường, dẫn đến sự thất thoát rất lớn nguồn tài sản đất đai của nhà nước khi bán ra bên ngoài, theo GS.TS Đặng Hùng Võ, các nghiên cứu cho thấy ngân sách nhà nước (NSNN) bị lãng phí, thất thoát gần 70 tỉ USD trong khoản thời gian từ 1994 2004 do tồn tại chính sách hai giá trong đất ở đô thị (8), và (ii) Theo quy định hiện hành, hai cơ chế định giá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được phép áp dụng là: Thành lập Hội đồng định giá, và thuê công ty tư vấn định giá độc lập(9) nhưng do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên khi tự làm hoặc chi phí quá cao khi thuê tư vấn nên kết quả đạt được hoặc không kịp thời hoặc không phù hợp với điều kiện thực tế. Về phương pháp định giá, Bộ Tài chính chỉ cho phép áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi phí (10) . Điều này hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp định giá phù hợp hơn.

- Vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá: Kế toán giá gốc cũng chịu thử thách rất lớn trong việc cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy do xuất hiện các hoạt động chuyển giá mà các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia tìm cách áp dụng để thu được lợi nhuận tối đa về cho tập đoàn qua việc tăng thu nhập, né thuế thu nhập hoặc được chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn cao trong các liên doanh, trên cơ sở định giá thấp hơn giá thị trường các mặt hàng xuất khẩu từ nước chủ nhà và định giá cao hơn giá thị trường các mặt hàng nhập khẩu vào nước chủ nhà(11). Điều này đồng nghĩa với việc nâng giá (gốc) đầu vào, giảm giá bán đầu ra của các yếu tố sản xuất trong các giao dịch nội bộ giữa các thành viên của tập đoàn được đặt tại nhiều quốc gia có biểu thuế khác nhau sao cho có lợi nhất. Kĩ thuật chuyển giá ngày càng phức tạp và mở rộng, đòi hỏi phải có cơ chế chống chuyển giá hiệu quả nhằm tránh thất thu thuế, đưa giá thành và giá bán trở lại tương xứng với thực chất hao phí đã bỏ ra.

- Các vấn đề khác: Ngoài những nội dung trên, còn nhiều vấn đề khác liên quan đến việc áp dụng kế toán giá gốc để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng như quan điểm về đánh giá tổn thất tài sản (impairments), chính sách tỉ giá hối đoái, trình độ quản lí kinh doanh nội bộ, hoạt động đào tạo nhân sự kế toán - kiểm toáncòn phải được giải quyết về lí luận lẫn thực hành nghề nghiệp.

Kết luận

Cơ sở giá gốc được xem là nền của đo lường kế toán trong nhiều năm qua, và kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại các quốc gia, tuy nhiên trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Và mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốc trong kế toán nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khác một cách phù hợp hơn.

ở Việt Nam, việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới và các hướng dẫn tương đối phù hợp với quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian qua đã chứng minh quyết tâm hội nhập của mình trong lĩnh vực kế toán nhằm phục vụ việc đổi mới cơ chế quản lí nền kinh tế, cung cấp thông tin tài chính kinh tế minh bạch cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, khoảng cách về nhận thức, kinh nghiệm, kỹ thuật vẫn còn rất lớn giữa hệ thống kế toán Việt Nam so với yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là liên quan đến khái niệm về giá, việc tính giá, ghi nhận và trình bày giá trị các đối tượng kế toán. Do đó, các vấn đề về kế toán trên cơ sở giá gốc tại Việt Nam cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện nhằm có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo tính hữu ích, đáng tin cậy cho thông tin kế toán được cung cấp.

Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, bài viết chưa đi sâu vào việc đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề, và khó tránh khỏi các thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ để các lần nghiên cứu sau được thực hiện tốt hơn./.

Tài liệu tham khảo:

1: www.IASPLUS.com, Measurement of of the Elements of Financial Statements, Framework for Preparation & Presentation of Financial Statement.

2: TS. Võ Văn Nhị (2005), Nguyên lí kế toán, NXB Thống kê, TP.HCM, tr. 105

3, 4: Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung

4: Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho

5: David Alexandrer, Anne Britton và Ann Jorissen (2005), International Financial reporting & Analysis, Thomson, 2th edition.

6: Quốc hội (2003), Luật số 03/2003/QH Ban hành Luật Kế toán (có hiệu lực từ 1/1/2004, thay thế cho Pháp lệnh Kế toán và Thống kê năm 1988).

7: Viện Nghiên cứu tài chính (2000), Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP.HCM, NXB. Tài chính

8: Đặng Hùng Võ (2007), Chính sách hai giá trong đất ở đô thị, trang web Báo Kinh tế & Đô thị, www.ktdt.com.vn

9:

10: Chính phủ (2002), Nghị định 64/CP ngày 19/6/2002 về định giá DNNN

11: Bộ Tài chính (2005), Quyết định 06/2005/QĐ-BTC - Ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Tin tức liên quan

  • Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán các dự án đường dây tải điện (03/12/2021 )
  • Kinh nghiệm quốc tế trong kiểm toán công tác quản lý chất thải y tế (03/12/2021 )
  • Sớm xây dựng quy định về mã định danh điện tử và tiêu chuẩn kết nối của Kiểm toán nhà nước (19/11/2021 )
  • Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động kiểm toán các tổ chức tài chính - yêu cầu cấp thiết (05/11/2021 )
  • 4 yếu tố quan trọng trong đào tạo trực tuyến cho kiểm toán viên (05/11/2021 )
  • Kiểm toán hoạt động và những tác động tích cực tới doanh nghiệp (28/10/2021 )
Xem thêm »
  • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản điều hành
    • Lịch công tác
    • Góp ý văn bản dự thảo
  • Hội nhập phát triển
  • Thi đua khen thưởng
  • Văn bản chính sách
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Nghiệp vụ kiểm toán
    • Chuẩn mực kiểm toán
    • Quy trình kiểm toán
    • Hồ sơ mẫu biểu kiểm toán
    • Trao đổi kinh nghiệm

Phim tư liệu

  • Một nhiệm kỳ thành công của KTNN Việt Nam
  • KTNN thành công trên vai trò Chủ tịch ASOSAI 14
  • Chủ tịch Quốc hội làm việc với Kiểm toán Nhà nước
  • KTNN quyên góp ủng hộ phòng, chống Covid-19
  • Công bố, trao Nghị quyết của Quốc hội về bầu Tổng Kiểm toán nhà nước và Lễ bàn giao công tác của Tổng Kiểm toán nhà nước
  • Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
    Luật kiểm toán nhà nước
  • Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
    Phần mềm nội bộ
  • Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
    CSDL quốc gia về pháp luật
  • Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
    Chủ tịch Asosai (2018-2021)
  • Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
    Đại hội ASOSAI 14
  • Tại sao tài sản phải ghi nhận theo giá gốc
    Tổ chức ASEANSAI

Âm nhạc

Bài ca Kiểm toán Nhà nước
Để tình em ra khơi
Em gái kiểm toán lên vùng cao
Em tìm con số niềm tin yêu
Hành khúc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Kiểm toán viên và chiến sĩ biên phòng
Lời nhắn nhủ
Những con số cùng ta suy nghĩ
Những sắc màu con số
Nỗi nhớ Kiểm toán viên
Tình yêu người chiến sĩ kiểm toán
Tổ quốc đã trao ta niềm tin