Tại sao phân kali có màu đỏ

02/Sep/2020 Lượt xem:12178

Kali là một nguyên tố đa lượng cây cần thường xuyên. Mỗi thời kỳ đều cần Kali nhưng với lượng khác nhau.

Kali tham gia vào hấp thụ tế bào, vận chuyển dinh dưỡng cho cây, góp phần chuyển hóa các nguyên tố khác. Kali có vai trò lớn trong việc tăng sản lượng và chất lượng cây trồng.

Kali cần thiết nhất cho giai đoạn thu hoạch, tốt nhất nên bổ sung vào giai đoạn trước thu hoạch 1 tháng. Để cây tổng hợp màu sắc và độ ngọt, gần thu hoạch thì giảm lân xuống, đạm vừa phải và tăng kali cao.

Có thể sử dụng các loại phân bón lá có bổ sung Kali xịt để tăng chất lượng nông sản, xịt Kali + Bo vừa giúp tăng tỷ lệ đậu trái vừa khiến tăng phẩm chất của trái.

Có những loại phân Kali chủ yếu nào?

- phân Kali đỏ: chủ yếu là Kali clorua (50-60%) có hàm lượng clo khá cao. Kali clorua có màu đỏ dùng nhiều dễ gây chua đất, bị axit, làm độ PH của đất thấp xuống. Là loại phân Kali chủ yếu trên thị trường chiếm 93% tổng sản lượng.

- phân Kali trắng: chủ yếu là Kali sunfat(K2SO4), chứa hàm lượng Kali nguyên chất (45 – 50%) và lưu huỳnh (S) 18%

- phân Kali nitrat(KNO3). Là loại Kali trắng thường tinh khiết ít gây chua đất hơn kali đỏ. Kali sunfat đặc biệt thích hợp với các cây có mùi như cây sầu riêng, cây tiêu, cây ăn trái... sẽ làm hương thơm ngào ngạt hơn. Nếu cây Sầu riêng bón kali clorua (KCL) rất dễ gây sượng trái giảm năng suất.

Hiện nay nước ta không có mỏ Kali nên chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Lào, Trung quốc, Canada, Nga, Isarel... Mỗi loại Kali của các nước lại có màu sắc và hàm lượng kali nguyên chất khác nhau.

 

Tại sao phân kali có màu đỏ

Kali tác động vào cây trồng như thế nào?

  • Giúp cây trồng sử dụng nitơ tốt hơn và gia tăng sự tạo thành các hợp chất protein thông qua các tác động của các enzym.
  • Gia tăng kích thước của hạt, củ, trái
  • Gia tăng các chất rắn hòa tan (độ brix) trong dịch quả.
  • Tăng hàm lượng dầu trong hạt.
  • Tăng hàm lượng vitamin C trong trái.
  • Làm màu sắc hoa quả đẹp hơn.
  • Tăng độ đồng đều, gia tăng độ chín của trái, rau.
  • Chống vết thâm trên trái, chống dập, gia tăng thời gian vận chuyển, tồn trữ.

Cách bón phân Kali cho từng loại cây

  • Kali có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây do vậy nhất thiết phải cung cấp Kali cho cây trồng. Việc cung cấp Kali cần dựa vào các yếu tố sau:
  • Khả năng cung cấp Kali dễ tiêu trong đất.
  • Nhu cầu của cây và điều kiện môi trường của cây trồng nơi sinh trưởng và phát triển.
  • Tùy theo loại cây và năng suất cây trồng mà hấp thụ một lượng từ 55 - 1000kg/ha.  

cây Lúa: đạm tăng năng suất sinh vật học và năng suất thực thu. Kali tăng khả năng vận chuyển các chất làm thân cây chắc khỏe, giảm tỷ lệ sâu bệnh, giảm tỷ lệ hạt lép. Khi kết hợp với các nguyên tố như đạm, lân thì vai trò của kali thường thấy rõ hơn.

cây Ngô (Bắp): cần Kali mạnh ngay từ thời điểm ban đầu. Trong giai đoạn sinh trưởng ngô hút 70% lượng Kali. Thiếu kali ngô sẽ bị lép, cây dễ đổ ngã, hạt bắp nhỏ năng suất thấp.

cây Cà phê: Kali tăng chuyển hóa các chất. Cà phê thiếu Kali năng suất thấp, quả nhỏ rụng nhiều, tỷ lệ nhân trên quả thấp.

cây Chè: nhu cầu Kali của cây chè khá cao ở nơi đất thiếu Kali, bón kali sẽ tăng năng suất rõ rệt. Làm tăng năng suất từ 25 - 30%, hàm lượng tanin tăng 15%, các chất hòa tan tăng 8%.

cây Xoài: Kali cần thiết để chuyển hóa hữu cơ trong cây. Kali làm giảm mạnh tỷ lệ rụng hoa và quả sinh lý.  Thiếu kali xuất hiện đốm vàng rải rác trên thân lá và mép lá.

cây Nhãn: giúp cho quá trình vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét, tích lũy đường. Ngoài ra bón đủ kali giúp hạn chế rụng hoa và trái từ đó tăng năng suất.

Dưa hấu: Kali giúp quá trình vận chuyển, tích lũy các chất đường và vitamin. Từ đó trái sẽ ngọt hơn, kích thước to hơn. Ngoài ra còn tăng đáng kể tỷ lệ đậu trái ở dưa hấu.

  • Cây lúa: cần từ 150 - 200kg/ha.
  • Cây ngô: cần từ 75 - 100kg/ha
  • Cây sắn: cần 150 - 170kg/ha.
  • Cây lạc: cần 75 - 100kg/ha.
  • Khoai lang: cần 135 - 150kg/ha.
  • Cà phê: trong thời kỳ kinh doanh từ 4 năm tuổi trở lên cần 450 - 500kg/ha
  • Cây cao su: phụ thuộc vào tuổi của cây và số lượng cây trên ha. Lượng kali trung bình cần từ 30 - 45kg/ha.
  • Cây chè: trong thời kỳ kinh doanh cần từ 60 - 80kg/ha.
  • Cây tiêu: tùy thuộc vào tuổi và vùng trồng mà điều chỉnh, cây càng cao tuổi càng cần nhiều kali.
  • Cây điều: khi cây còn nhỏ 200 - 400kg/ha, thời kỳ thu hoạch 50 - 100kg/ha.
  • Thanh long: 50 - 60kg/ha

Tại sao phân kali có màu đỏ

Cây thiếu chất Kali

  • Cây sẽ bị mất sức đề kháng, dễ bị thối nhũn, khi thiếu kali bảo quản nông sản không được lâu, dễ bị thối. 
  • Thiếu kali các cây rau màu, cây thân thảo sẽ bị rục xuống không thẳng lên được.
  • Màu sắc trái không được đẹp, không ngọt.
  • Thiếu kali thành tế bào sẽ bị rỗng tạo điều kiện cho sâu, nấm bệnh xâm nhập. 

Cây dư chất Kali

Lá nhỏ, cây chậm lớn, trái nhỏ. Vì vậy cần tùy giai đoạn mà bổ sung kali cho phù hợp. Cần quan sát kỹ màu sắc lá, màu sắc trái và độ ngọt của trái để bổ sung kali clorua.

Bài viết liên quan:

Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều giống cây trồng có năng suất cao ra đời. Những giống này thường cần nhiều K từ đất. Vì thế, muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, cần chú ý bón phân Kali cho cây. Vậy phân bón Kali là gì? Phân Kali có tác dụng gì đối với cây trồng? Có những loại phân bón Kali nào? Các bạn với hóa chất VNT cùng tìm hiểu loại phân bón này

Phân bón Kali là gì??

 >> Phân bón quan trọng đối với cây trồng như thế nào. Xem thêm  Phân bón là gì? để hiểu hơn về tầm quan trọng của phân bón

Kali là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cung cấp cho cây trồng trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa. Phân bón Kali là muối kali ( như KNO3, KCl,…) dùng làm phân bón cho cây trồng.

Trong tự nhiên Kali có nhiều trong nước ngầm , nước tưới, trong đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Cây trồng thường cần khối lượng K lớn hơn N. Nhưng trên thực tế, trong đất có nguyên tố Kali nhiều hơn N và P, do đó bà con thường thờ ơ bón Kali cho cây trồng.

Phân kali có tác dụng gì đối với cây trồng

Tác dụng của phân bón Kali cũng được thể hiện qua tác dụng của Kali đối với thực vật.

– Vai trò chính là chuyển hóa năng lượng trong quá trình  đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản.

– Tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào

– Tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh

– Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn , úng, sâu bệnh

– Điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý, hóa keo của tế bào

– Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein làm năng suất cây cao hơn

– Tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây

– Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng

– Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm, nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein

– Giúp cây giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.

– Tác dụng của Kali đối với từng loại cây:

+)  Cây công nghiệp ngắn ngày: K giúp tăng nang suất và khả năng chống chịu sâu bệnh

+)  Rau ăn lá: K là tăng chất lượng rau quả, giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat

+)  Cây ăn quả: K làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn, làm tăng khả năng bảo quản nông sản

 >>Phân Kali rất cần thiết đối với cây trồng. Vậy bón phân như nào mới đúng cách. Xem ngay các bón phân Kali để mang lại hiệu quả tốt nhất cho nhà nông

Phân bón Kali rất quan trọng đối với cây trồng. Thiếu hay thừa phân Kali đều làm giảm năng suất cây trồng.

Cây trồng khi thiếu phân bón Kali:

Cây trồng khi thiếu phân Kali sẽ gây nhiều ảnh hưởng  năng suất cây trồng.

– Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ

– Làm dư thừa đạm: làm cây trồng dễ mắc các nấm gây hại, gây ngộ độc cho cây

– Đối với cây lấy hạt làm tăng tỉ lệ hạt lép, cây ăn quả cho trái nhỏ, quả dễ bị nứt, vỏ dày

– Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống

– Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã

Biểu hiện thiếu Kali

+)  Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách

+)  Các quá trình sinh hóa, trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại

+)  Làm giảm năng suất quang hợp, ảnh hưởng đến chấ lượng mùa màng

Tại sao phân kali có màu đỏ

Cây trồng thiếu phân bón Kali

Cây trồng khi thừa Kali:

Nếu thiếu Kali gây ra ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, còn việc cây thừa Kali sẽ làm giảm hiệu quả, chất lượng của cây.

– Dư thừa ở mức thấp Kali gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat

– Dư thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng.

– Làm cây xanh teo rễ

Các loại phân bón Kali phổ biến trên thị trường

Hiểu được tác dụng của Kali đối với cây trồng, việc bổ sung Kali là điều thiết yếu. Thực tế có rất nhiều cách để bón Kali cho cây trồng. Bón phân bằng phân bón Kali là phương pháp phổ biến nhất. Phân bón Kali có rất nhiều loại, bà con hãy lựa chọn loại phân phù hợp để bón cho cây trồng.

1.Phân Kali Clorua (KCl) hay phân MOP

Đây là loại phân bón Kali rất phổ biến trên thị trường vì giá phải chăng mà phù hợp rất nhiều loại đất khác nhau. Hàm lượng kali nguyên chất là 50 – 60%.

Tại sao phân kali có màu đỏ

Phân bón Kali – Kali Clorua

– Đặc điểm:

+)  Dạng bột màu hồng, màu xám đục hoặc xám trắng, kết tinh hạt nhỏ, độ rời tốt, dễ sử dụng

+)  Phân chua sinh lý, dễ kết dính khi ẩm gây khó sử dụng

+)  Độ hòa tan tốt giúp cây trồng dễ hấp thụ

Nên dùng để bón thúc hoặc nón lót.

Lưu ý: Không bón phân này cho các loại cây hương liệu, chè, cà phê…thích hợp bón cho cây dừa, cây lấy tinh bột (ngô, lúa mì), cây lấy dầu (cọ)

 > > Là dòng phân bón kali được nhiều nhà nông ưa dùng. Bạn muốn tìm hiểu thêm về phân MOP xem ngay Phân bón Kali Clorua để hiểu hơn về loại phân bón này

2.Kali Sulphate (Kali sunfat – K2SO4) hay phân SOP

Hàm lượng Kali nguyên chất có trong phân này là 45-50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh là 18%.

Tại sao phân kali có màu đỏ

Phân bón Kali – Kali Sunfat

– Đặc điểm:

+) Dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng

+) Dễ tan trong nước, ít hút ẩm

+) Phân chua sinh lý, nếu sử dụng trong 1 thời gian dài trên đất sẽ làm tăng độ chua của đất.

Kali Sulphate nhìn chung giá thành đắt hơn Kali Clorua nên được sử dụng ở một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, bón vào giai đoạn trước khi thu hoạch.  

 >>Bạn muốn tìm hiểu thêm về dòng Phân bón Kali này. Xem ngay Phân bón cao cấp Kali Sunfat 

3.Phân bón Kali Magie Sunfat

Đây là loại phân bón Kali cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng. Phân có hàm lượng K2O (20 – 30%): MgO (5 – 7%): S (16 -22%)

– Đặc điểm:

+)  Dạng tiêu chuẩn và dạng hạt, không chứa clo và muối

+)  Là loại phân đa dinh dưỡng cung cấp cả Kali hòa tan cao, lưu huỳnh và magiê

+)  Không làm thay đổi pH của đất

Phân này được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo và đất bạc màu.

4.Phân Kali Nitrat hay phân NOP

Một dòng phân khá được người dân ưa dùng chính là phân Kali Nitrat. Phân chứa 44% K2O và 13%N. Khi sử dụng thường được chú ý nhiều về hiệu quả của N hơn là kali cũng là điều không hợp lý.

Tại sao phân kali có màu đỏ

Phân bón Kali – Kali Nitrat

–Đặc điểm: Dạng tinh thể, dạng viên

– Dùng:

+) Bón gốc hoặc bón qua lá, thích hợp cho cây trồng thủy canh

+) Làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK dạng dung dịch hoặc tinh thể

 >>Kali Nitrat còn được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Xem thêm các ứng dụng của Kali Nitrat 

5. Kainit

Là loại phân bón Kali sản xuất ở vùng tây Ukrain từ quặng kainit – langbenit có chứa 8-12 % K2O. sau khi chế biến phân có chứa 30-40% K2O ở hai dạng clorua và sunfat, ngoài ra còn có một tỷ lệ nhất định K, Mg, Na, Cl và SO4

6. Patăng kali

Là loại phân sản xuất ở Đức, chứa 28% K2O ở dạng K2SO4 và 8% MgO ở dạng MgSO4.

7. Kali humate (Potassium Humate)

Kali Humate là một loại phân kali hữu hiệu quả, nó có thể cải thiện hàm lượng kali nhanh-có sẵn, giảm mất kali và cố định, tăng vụ để k hấp thu và tỷ lệ sử dụng, cũng có sự cải thiện đất.

Tại sao phân kali có màu đỏ

Phân bón Kali – Kali Humate

Phân bón Kali Humate  thúc đẩy tăng trưởng cây trồng, tăng khả năng phục hồi cây trồng, cải thiện chất lượng cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp, và các chức năng khác.

–Đặc điểm: Chất bột tinh thể mịn màu đen

Nó với urê phosphate, kali, trộn, nguyên tố vi lượng có thể được làm thành nguyên liệu phân bón đa chức năng hiệu quả

 >>Là dòng phân bón có khá nhiều lợi ích mà lại rất ít người hiểu biết về nó. Xem ngay Phân bón Kali Humate  để hiểu hơn về loại phân này.

8. Kali cacbonat và kali bicacbonat (K2CO3 và KHCO3)

Kali cacbonat có chứa 50 – 56 % K2O và kali bicacbonat có chứa 40-46% K2O.

Tại sao phân kali có màu đỏ

Phân bón Kali – Kali Cacbonat

Nó là loại phân kiềm, dễ bảo quản, màu trắng, không chảy nước, thích hợp cho cây trồng ở đất chua và không ưu clo.

Loại phân  này khi bón còn làm cho đất thêm CO2, lợi cho quang hợp làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây lấy củ.

 >>Trong cuộc sống, Kali Cacbonat được ứng dụng khá nhiều. Xem thêm ứng dụng của Kali Cacbonat để cùng tìm hiểu về các ứng dụng của dòng phân này

9. Kali electrolit

Là loại phân kali sản xuất ở Nga từ kacnalit một quặng có chứa 32% K2O 6% MgO và Na2O ở dạng clorua.

10. Phân “Agripac”

Được sản xuất từ Canada với hàm lượng K2O là 61%.

Đặc điểm: Là loại phân khô, hạt to, không bón cục, dễ bón

Thường được dùng làm nguyên liệu để trộn với các phân bón khác để tạo ra phân hỗn hợp.

11. Tro bếp.

Nông dân ta cũng như nông dân nhiều nước thường đốt bằng rơm rạ ngũ cốc, củi hoặc cây nhỏ phơi khô. Nông dân miền núi trước vụ gieo trồng thường phát cây đốt, tro than cày vùi sâu xuống đất.

Tại sao phân kali có màu đỏ

Phân bón Kali – Tro bếp

Cây có thành phần hóa học khác nhau nên thành phần tro rất khác nhau.

Hàm lượng kali trong tro thay đổi rất nhiều theo loại cây từ 1 – 30%. Tro rơm rạ, trấu, ngô, lá tre, lá mía có tỷ lệ kali không cao; còn các loại cây lấy sợi như đay, bong, cây họ cau dừa (lá dứa, lá cau, lá cọ) một số cây hoa màu (Như vùng, đậu đỗ, đay, gai, quế dại, sắn…) có tỷ lệ kali rất cao.

Kali trong tro ở dạng cacbonat, có tính kiềm mạnh sử dụng tốt cho mọi loại cây trồng ở đất chua.

Các lưu ý khi bón phân Kali

1. Bón kali lâu năm dễ làm cho đất trở nên chua do các ion K+, Cl-, SO4- được giải phóng khi bón phân, kết hợp với ion H+, H- do khí phản ứng giữa khí CO2 và nước trong đất tạo thành các acid làm đất chua.

2. Không sử dụng phân Kali Clorua cho đất mặn vì đây là loại đất có nhiều Clo, và các loại cây không ưa Clo: thuốc lá, chè, cà phê, cây hương liệu,…

3. Phối hợp sử dụng Kali với vôi và các loại phân bón khác. Các loại phân bón Kali đều có thể được dùng cả trong giai đoạn bón lót chứ không chỉ riêng giai đoạn bón thúc.

Bà con cần tìm hiểu rõ loại đất trồng của mình để xác định đúng hàm lượng Kali cần sử dụng. Thiếu Kali khiến lá dễ héo rũ và khô, cây chậm phát triển, nông sản kém chất lượng.

Bón Kali quá nhiều sẽ gây teo rễ. Dư Kali trong thời gian dài có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê trong đất. Trong trường hợp đó, bà con cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng để cân bằng lại hàm lượng dinh dưỡng trong đất

Cách phân biệt một số loại phân K thật giả

 >>Mỗi loại phân bón Kali để có những đặc điểm tính chất khác nhau. Xem thêm cách phân biệt Kali muối diêm và Kali trắng  

Cần xem kỹ nhãn để biết xuất xứ nguồn gốc.

Cho khoảng vài gram (5-7 gram) phân vào cốc nước trong, nếu:

+) Dùng đũa sạch khuấy đều, mạnh dung dịch chuyển sang hồng nhạt, không đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc và phân tan hết. Đó chính là phân thật

+) Dùng đũa khuấy mạnh thì dung dịch có màu hồng đỏ và vẩn đục, không có váng bám vào thành cốc, có thể để lại một ít cặn lắng. Đó là phân K giả.

Bạn cần mua nhiều loại nguyên liệu sản xuất hóa chất, phân bón. Công ty hóa chất VNT chúng tôi chuyên phân phối các loại mặt hàng hóa chất, phân bón và nhiều loại nguyên liệu sản xuất. Cam kết với giá thành phải chăng nhưng chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam.

>>Liên hệ hoặc xem ngay danh mục phân bón để sớm lựa được nhiều mặt hàng phân bón bạn cần và nhận được nhiều ưu đãi từ công ty.