Tại sao phải tiếp công dân

Ngày đăng: 18/09/2019   02:42

Mặc định Cỡ chữ

Dư luận rất đồng tình với nội dung cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [UBTVQH] nghe Chính phủ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019 diễn ra ngày 11/9/2019. Tại phiên họp, các thành viên đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm người đứng đầu không tiếp công dân, một trong những “chìa khóa” để giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tiếp công dân và giải quyết các công việc liên quan đến quyền lợi của dân là trách nhiệm của người đứng đầu và các cơ quan công quyền. Luật Tiếp công dân quy định rất rõ điều này. Cấp ủy đảng, chính quyền cũng luôn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng. Tuy vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong tiếp công dân mà rõ nhất khi người đứng đầu chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Không phải chỉ đến phiên họp này khi các thành viên UBTVQH chỉ ra, mà từ lâu, nhiều ý kiến đã phản ảnh tình trạng có địa phương người đứng đầu nhiều tháng không tiếp công dân. Có người đứng đầu còn viện lý do để không thực hiện chế độ công tác này, điển hình là tình trạng giao cho cấp phó hoặc cơ quan chức năng. Xin được dẫn chứng: Kết luận của Thanh tra Chính phủ ở tỉnh Trà Vinh mới đây chỉ ra, một số giám đốc sở hơn 5 năm không tiếp công dân, như: Sở Nội vụ, Cục Thuế tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 6/2017, nhiều giám đốc sở không tiếp công dân ngày nào, như: Sở Nội vụ, Cục Thuế tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… Tại tỉnh Kon Tum, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 08/6/2017 nêu đích danh: Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh tiếp công dân; chủ tịch UBND một số huyện và thủ trưởng một số sở, ngành tiếp công dân định kỳ chưa đầy đủ theo quy định. Tại tỉnh Ninh Bình, kết luận thanh tra giai đoạn 2011 - 2015 đánh giá: Việc tiếp công dân của chủ tịch UBND một số huyện, thành phố chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm. Sau một số buổi tiếp công dân định kỳ chưa có thông báo kết quả và chỉ đạo các ngành chức năng tập trung xem xét, giải quyết…

Ảnh minh họa: TTXVN

Việc tiếp công dân như vậy không chỉ sai về luật, sai về chức trách, mà người được giao tiếp thay sẽ không đủ thẩm quyền để giải quyết vấn đề trong quá trình công dân có kiến nghị. Khi đó, vấn đề không những không được giải quyết mà bức xúc của người dân càng bị đẩy lên cao. Cần nhấn mạnh, trong công tác tiếp công dân, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chủ tịch UBND các cấp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân, tăng cường đối thoại, tiếp dân tại ngay nơi xảy ra vụ việc, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của dân ngay từ khi mới phát sinh.

Ngoài việc người đứng đầu không thực hiện tiếp công dân thì cũng còn tình trạng tiếp dân có biểu hiện hình thức. Đây chính là căn nguyên dẫn đến bệnh quan liêu của cán bộ. Cán bộ xa dân nên không nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của người dân, nên khi có tình huống xảy ra, việc giải quyết trở nên lúng túng, bị động.

Vì sao tiếp công dân đã được quy định thành chế độ công tác, có chế tài pháp luật điều chỉnh mà vẫn chưa tốt? Điều này được nhìn nhận từ 3 nguyên nhân: Một là, cán bộ thiếu trách nhiệm, không làm đúng trách nhiệm. Hai là, năng lực cán bộ hạn chế, thiếu kiến thức. Ba là, việc xử lý cán bộ không thực hiện chế độ tiếp công dân chưa cương quyết. Dù với nguyên nhân nào thì điều đó cũng là không thể chấp nhận. Nếu cán bộ yếu thì cần phải xem xét lại quy trình đề bạt, bổ nhiệm. Nếu cán bộ thiếu trách nhiệm thì nên loại ngay khỏi bộ máy công quyền. Chế tài pháp lý hiện nay đủ cơ sở để xử lý những cán bộ thiếu trách nhiệm.

Trong mối quan hệ biện chứng thì tiếp công dân tốt sẽ là cơ sở rất quan trọng để giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo - một vấn đề đang gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội. Chính những cán bộ ngại tiếp công dân, thiếu quyết tâm trong công việc, không đối thoại với dân sẽ dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Suy cho cùng, ở vị trí nào thì cán bộ cũng đều là công bộc của dân./.

Theo: qdnd.vn

Tiếp công dân là gì?

Theo quy đinh tại điều 4 của Luật tiếp công dân 2013, và theo thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân, thì tiếp công dân là việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các nhân đón tiếp để lắng nghe những khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân, giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh mà công dân phản ánh lên, hướng dẫn công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Tiếp công dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn trật tư xã hội: Việc tiếp công dân là hướng dẫn, thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội, hướng dẫn thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh về vấn đề gì đó mà công dân đang chưa biết làm như thế nào. Khi cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận khiếu nại thì phải đưa ra hướng giải quyết cho công dân, đưa ra những quyết định để giải quyết khiếu nại, nếu những trường hợp ít nghiêm trọng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể đưa ra luôn hướng giải quyết cho công dân theo quy định của pháp luật, còn nếu những vụ việc nghiêm trọng cần hướng dẫn công dân thực hiện các giấy tờ, thủ tục liên quan theo quy định của nhà nước, để làm đơn giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đến các trụ sở để kiến nghị, tố cáo, phản ánh là quyền của mỗi công dân. việc tiếp công dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức theo quy định của nhà nước. Việc đón tiếp công dân được diễn ra có thể diễn ra thường xuyên, có thể theo định kỳ, và cũng có thể những trường hợp đột xuất. Những địa điểm tiếp công dân có thể ở rất nhiều nơi, nhưng thường diễn ra ở ở nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, các trụ sở, ủy ban nhân dân phường, xã, hoặc ở một số địa điểm đón tiếp theo quy định của Nhà nước. Những việc công dân kiến nghị, phản ánh là quyền của công dân, nhưng những sự việc tố cáo, kiến nghị, phản ánh này pải được kê khai một cách trung thực, không nói quá, không nói sai sự thật. Công dân phải cung cấp đầy đủ thông tin, kê khai, trình bày, giải thích sự việc đúng và đầy đủ, đồng thời nêu ra nguyện vọng, mong muốn cho phương hướng giải quyết. Người có nghĩa vụ tiếp công dân phải nắm bắt rõ tình hình để hướng dẫn công dân theo quy định của pháp luật.

Việc làm

3. Nguyên tắc tiếp công dân

Nguyên tắc tiếp công dân

Việc tiếp công dân phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quá trình đón tiếp diễn ra công bằng, minh bạch:

+ Các cá nhân, tổ chức, đơn vị, có thẩm quyền giải quyết  phải tiếp công dân ở những nơi được quy định theo pháp luật của nhà nước.

+ Phải đảm bảo tính dân chủ, kịp thời, hướng dẫn các thủ tục đơn giản, ngắn gọn nhất cho công dân.Tiếp công dân phải có tính công khai, rõ ràng, không dấu giếm, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

+ Giữ thái độ tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất giúp công dân thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra trong quá trình tiếp công dân, nghiêm cấm các hành vi không tuân theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm những hành vi gây phiền nhiễu, cản trở người đến khiếu nại, tố cáo của công dân. Cố tình làm mất thông tin, sai lệch thông tin so với thông tin công dân khai báo, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân. Các hành vi như đe dọa, bắt nạt công dân đến khai báo, cưỡng ép, lôi kéo, mua chuộc người khác kéo đến gây mất trật tự, vi phạm, làm sai các quy định của pháp luật đưa ra.

+ Khi ngồi tiếp công dân, mọi trường hợp  không được tỏ thái độ 

Xem thêm: Đơn khiếu nại là gì và những thông tin pháp lý liên quan

4. Trách nhiệm của người tiếp công dân

 Trách nhiệm của người tiếp công dân

Những người có nhiệm vụ đón tiếp công dân là những người được cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ đón tiếp công dân, yêu cầu các cá nhân được giao nhiệm vụ phải thực hiện nghiêm túc và tuân thủ theo quy định của nhà nước.

Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải ăn mặc lịch sự, trang phục phù hợp đúng với nội quy khi tiếp công dân đến, đeo thẻ hành tránh giả mạo.

Luôn luôn giữ được thái độ lịch sự, đón tiếp nhiệt tình khi công dân đến, luôn luôn lắng nghe, chia sẻ mọi ý kiến, phản hồi, thắc mắc cũng như những khiếu nại, tố cáo của công dân. Khi tiếp nhận đơn tố cáo phải ghi chép đầy đủ thông tin, không sai lệch, không thêm bớt nội dung công dân khai.

Nhiệm vụ quan trọng của người đón tiếp công dân là đưa ra phương hướng giải quyết, hướng dẫn công dân các thủ tục cần thiết và liên quan để làm thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết.

Là người có quyền hạn, trực tiếp phân loại các phản ánh của công dân theo mức độ, chuyển đơn, đưa người có thẩm quyền giải quyết các vụ việc đó. Đồng thời, khi các khiếu nại được giải quyết, kết quả sẽ chuyển lại cho công dân một cách sớm nhất.

Nếu một cá nhân, tổ chức  nào đó vi phạm các điều khoản luật của nhà nước trong khi đón tiếp công dân sẽ lập biên bản ngay lập tức và sẽ có hình phạt theo luật nhà nước.

Trong một số trường hợp, người tiếp công dân cũng có quyền từ chối tiếp người đến tong các trường hợp sau:

Người trong tình trạng không ý thức được hành vi, lời nói của mình. Dùng các chất kích thích, người mắc các căn bệnh tâm thần, đao,...mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.

Người có hành vi xúc phạm đến nhân cách của cá nhân, cơ quan, tỏ chức. những người có hành vi đe dọa, hoặc có những hành vi trái với đạo đức xã hội ở nơi tiếp đón công dân.

Những trường hợp đã được giải quyết theo đúng chính sách, quy định của nhà nước, của pháp luật  nhưng công dân vẫn đến làm phiền liên tục gây mất thời gian, thì các cơ quan, cá nhân tiếp công dân có quyền từ chối tiếp.

Xem thêm: Khái niệm về dân chủ và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta

5. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại

Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại

Công dân có quyền và nghĩa vụ đến khiếu nại, khi đến phản ánh, khiếu nại, tố cáo bất cứ một vấn đề gì, công dân cũng phải suy nghĩ trước sau và cẩn thận. Khi đã đến khiếu nại, phản ánh công dân phải trình bày đầy đủ thông tin, nội dung khiếu nại, tố cáo, nói đúng sự thật. Xuất trình giấy tờ đầy đủ, nêu rõ họ tên để được hướng dẫn là đơn phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Công dân được hướng dẫn một cách chi tiết và đầy đủ, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Sau khi đã giải trình xong, công dân đợi kết quả và nhân kết quả phản ánh từ nơi tiếp công dân ban đầu. 

Với những thông tin đã khai báo với các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, công dân phải đảm bảo những lời khai đó đúng với sự thật, và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Xem thêm: Kiến thức cơ bản mọi công dân cần biết về thể chế chính trị

6. Trụ sở tiếp công dân

Trụ sở tiếp công dân

Trụ sở tiếp công dân

Tùy từng vùng miền, từng địa điểm mà trụ sở tiếp công dân được chia thành nhiều địa điểm. Thôn thường thì sẽ được chia theo các cấp xã, huyện, thành phố, trung ương. Cụ thể như sau:

+ Trụ sở tiếp công dân ở các xã, phường, thị trấn:: được thành lập ở các xã, phường, thị trấn khác nhau. Mỗi xã, phường, thị trấn có những trụ sở đặt tại những nơi khác nhau. 

+ Trụ sở tiếp công dân ở các tỉnh, thành phố: Nơi đón tiếp công dân ở các tỉnh, thành phố sẽ được đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương. Thông thường mỗi tỉnh sẽ có một trụ sở riêng để đón tiếp công dân. Và đó là nơi đón tiếp những phản ánh, khiếu nại, tố cáo với tỉnh ủy.

+ Trụ sở tiếp công dân ở trung ương.

Địa điểm tiếp công dân ở trung ương được đặt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Thông thường khi các khiếu nại, tố cáo ở các cấp xã, phường huyện, tỉnh không giải quyết được sẽ chuyển lên cho trung ương giải quyết.

Để tiếp công dân một cách hiệu quả nhất thì cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải biết lắng nghe những tâm tư, chia sẻ của người dân. Giải quyết đảm bảo đúng theo yêu cầu của pháp luật. Đảm bảo lợi sự hài hòa cho cả hai bên, bình đẳng.

Tiếp công dân là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân. Khi thực hiện tốt nghĩa vụ của mình sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội. Được dân kính trọng, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình ở trong đấy, nên đôi khi  các cán bộ tiếp dân rất được mọi người tôn trọng và yêu quý, nhưng cũng không ít trường hợp bị bức xúc bởi cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc giải quyết không thỏa đáng. Những người có nhiệm vụ tiếp công dân, phải xem dân như là bạn, xem như anh em trong nhà để giúp đỡ, giải quyết một cách nhiệt tình nhất đối. Như vậy ngoài việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân, hình ảnh tiếp công dân còn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa ứng xử tốt đẹp của con người Việt Nam.

 Hy vọng bài viết trên đã đáp những thắc mắc cơ bản nhất về tiếp công dân là gì? Các bạn cần nắm rõ cho mình những kỹ năng cơ bản để đảm bảo quyền của mỗi công dân chúng ta nhé!

Video liên quan

Chủ Đề