Tại sao phải đánh răng thường xuyên

Vệ sinh răng miệng tốt bắt đầu bằng việc đánh răng thường xuyên. Tuân thủ thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày sẽ góp phần mang lại nụ cười rạng rỡ, ít sâu răng hơn và sức khỏe tổng thể tốt hơn. Bạn nên đánh răng lúc nào và một ngày đánh răng mấy lần?

Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ [ADA] khuyến cáo mọi người nên đánh răng hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối, với một bàn chải lông mịn. Để có sức khỏe răng miệng tối ưu, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cũng khuyên bạn nên đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần và để đảm bảo bạn chải từng kẽ răng.

Trong việc lựa chọn thời điểm đánh răng, bạn cũng có thể cân nhắc chế độ ăn uống của mình. Nếu bạn đã ăn thức ăn hoặc đồ uống có tính axit, hãy tránh đánh răng ngay lập tức. Các axit này làm suy yếu men răng và đánh răng quá sớm có thể làm mất men răng.

Ngoài việc đánh răng, bạn cũng cần làm sạch kẽ răng mỗi ngày một lần. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc một dụng cụ làm sạch kẽ răng khác như gắp chỉ nha khoa hoặc dùng chỉ nha khoa nước.

Làm sạch hoặc dùng chỉ nha khoa giữa các kẽ răng giúp loại bỏ mảng bám và các mảnh thức ăn thường mắc kẹt dưới đường viền nướu và kẽ răng của bạn. Nếu bạn thường xuyên bỏ qua bước này, vi khuẩn có thể đọng lại trên răng hoặc đường viền nướu, làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Nói chuyện với nha sĩ về loại chỉ nha khoa hoặc dụng cụ nha khoa phù hợp với bạn.

Điều quan trọng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng tốt, bắt đầu từ dấu hiệu sớm nhất của một chiếc răng mới nhú lên trên đường viền nướu.

Ngay khi bạn thấy răng của trẻ sơ sinh mọc lên, hãy bắt đầu chải bằng bàn chải đánh răng dành cho trẻ sơ sinh lông mềm. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluor, có kích thước bằng hạt gạo để đánh răng cho trẻ.

Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi có thể sử dụng một lượng kem đánh răng có fluor bằng hạt đậu trên bàn chải đánh răng của trẻ. Bạn có thể giúp trẻ đánh răng hai lần một ngày [sáng và tối], mỗi lần 2 phút.

Vì trẻ em rất dễ nuốt kem đánh răng, hãy giám sát quá trình đánh răng của bé cho đến khi trẻ có thể nhổ trong khi đánh răng.

Trẻ đánh răng lúc nào thì cha mẹ có thể cho trẻ đánh răng từ 3-6 tuổi

Nếu bạn thường xuyên đi ngủ mà không đánh răng, không có khả năng gây ra các vấn đề lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bỏ qua việc đánh răng buổi tối hoặc buổi sáng, bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng và các biến chứng.

Vấn đề phổ biến nhất xảy ra do không đánh răng thường xuyên là tích tụ mảng bám và sâu răng. Khi bạn không đánh răng thường xuyên, thức ăn và vi khuẩn tích tụ trên răng, gây ra mảng bám, lớp phủ mờ và trơn trượt bám vào răng.

Vi khuẩn trong mảng bám có thể tàn phá răng, khiến men răng của bạn bị bào mòn. Theo thời gian, điều này có thể khiến hình thành lỗ sâu răng.

Nếu mảng bám tiếp tục tồn tại, bạn cũng có nguy cơ bị viêm nướu, một dạng bệnh nướu răng hay gặp. Viêm nướu là khi nướu của bạn bị viêm, khiến nướu bị đau và dễ chảy máu hơn.

Khi tình trạng viêm nướu nặng hơn có thể dẫn đến viêm nha chu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, viêm nha chu khiến nướu của bạn bị kéo ra khỏi răng. Điều này có thể dẫn đến tiêu xương và răng lung lay có thể bị rụng.

Vệ sinh răng miệng kém không chỉ là một vấn đề đối với miệng của bạn. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sức khỏe của bạn.

Trên thực tế, nếu việc đánh răng hàng ngày, dùng chỉ nha khoa và đến gặp nha sĩ thường xuyên không nằm trong danh sách ưu tiên của bạn, bạn có thể đang tự làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Kết quả từ một nghiên cứu lớn năm 2019 cho thấy vệ sinh răng miệng tốt có thể làm giảm nguy cơ rung nhĩ [AFib] và suy tim.

Ngoài ra, theo Văn phòng Phòng ngừa Dịch bệnh và Nâng cao Sức khỏe, sức khỏe răng miệng kém ở phụ nữ mang thai có liên quan đến sinh non và sinh con nhẹ cân.

Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để làm sạch răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp tăng cường vệ sinh răng miệng tổng thể và giảm nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe khác.


Biết cách đánh răng cũng quan trọng như tần suất đánh răng mỗi ngày. Để giúp tối đa hóa sức khỏe răng miệng của bạn, hãy làm theo các bước sau để đánh răng đúng cách.

  • Đánh răng đúng kỹ thuật: Để đánh răng, hãy đặt bàn chải lông mềm ở góc 45 độ dọc theo nướu răng và di chuyển bàn chải tới lui trong một đoạn ngắn.

Bạn chỉ nên dùng lực ấn nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương hoặc trầy xước lợi. Chải sạch tất cả các mặt răng gồm cả mặt nhai và các mặt khác của tất cả các răng. Cuối cùng, bạn cần chải lưỡi để loại bỏ hết vi khuẩn trong khoang miệng.

Đánh răng như thế nào đúng kỹ thuật cần thực hiện theo các bước được hướng dẫn

  • Sử dụng đúng loại bàn chải đánh răng: Sử dụng bàn chải đánh răng bằng điện hoặc bằng tay là lựa chọn tốt. Một đánh giá nghiên cứu năm 2014 cho thấy bàn chải đánh răng điện có hiệu quả hơn trong việc giảm mảng bám và viêm nướu so với bàn chải thông thường. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là thói quen vệ sinh răng miệng của bạn và những gì bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Loại bàn chải lông mềm giúp giảm nguy cơ mài mòn nướu. Ngoài ra, bạn có thể chọn bàn chải đánh răng có lông nhiều tầng hoặc nhiều góc cạnh.

Theo một Đánh giá nghiên cứu năm 2012, những bàn chải đánh răng này hoạt động tốt hơn trong việc loại bỏ mảng bám so với bàn chải lông phẳng thông thường. Tìm bàn chải đánh răng có dấu chấp nhận của cơ quan y tế. Điều này cho thấy bàn chải đánh răng vừa an toàn, vừa hiệu quả để loại bỏ mảng bám và giảm nguy cơ bị viêm lợi.

Bạn nên thay bàn chải đánh răng định kỳ từ 3 đến 4 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu bàn chải có dấu hiệu mòn quá mức, chẳng hạn như lông bàn chải bị sờn.

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua: Nhãn hiệu của kem đánh răng không quan trọng bằng thành phần của nó. Đảm bảo sử dụng kem đánh răng có fluor có dấu của cơ quan y tế, có nghĩa là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về tính an toàn và hiệu quả do cơ quan y tế đặt ra.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày: Làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày giúp loại bỏ thức ăn có thể mắc kẹt dưới nướu và kẽ răng của bạn. Cách dễ nhất để thực hiện điều này đó là sử dụng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa có các loại có sáp và không có sáp, nhưng theo các bác sĩ nha khoa thì không có sự khác biệt về hiệu quả giữa các loại này.

Nha sĩ của bạn cũng có thể đề xuất các chất làm sạch kẽ răng khác như:

  • Chỉ tăm nha khoa
  • Sợi luồn chỉ nha khoa
  • Máy xỉa nước
  • Bàn chải nhỏ chạm vào kẽ răng của bạn
  • Chất tẩy mảng bám răng

Bên cạnh việc đánh răng, để giữ cho răng miệng khỏe mạnh, hãy thực hiện những điều sau:

  • Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để loại bỏ hết các mảng bám, thức ăn và vi khuẩn còn sót lại.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế thức ăn và đồ uống có đường.
  • Tránh ăn vặt thường xuyên.
  • Lên lịch khám răng định kỳ với chụp X-quang và làm sạch răng.

Đánh răng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút có thể làm giảm nguy cơ bị sâu răng, bệnh nướu răng và các tình trạng sức khỏe răng miệng khác. Tuân theo các nguyên tắc do Hiệp hội Nha khoa đặt ra về kỹ thuật đánh răng, lựa chọn bàn chải, kem đánh răng và dùng chỉ nha khoa cũng có thể góp phần mang lại sức khỏe răng miệng tốt.

Hiện nay khoa Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng [răng, xương răng, tuỷ răng,...], hàm [vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...] và mặt [xương trán, xương gò má, xương thái dương,...].

Khoa Răng - Hàm - Mặt được chia thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Cùng với đó khoa Răng - Hàm - Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sở hữu một đội ngũ bác sĩ uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong các vấn đề về Răng - Hàm - Mặt như: Bác sĩ Hoàng Mai Anh, Bác sĩ Vũ Đức Nhã, Thạc sĩ. Bác sĩ. Lê Ngọc Tuấn , Bác sĩ Vũ Hoàng, Thạc sĩ. Bác sĩ Lại Đỗ Quyên.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com

XEM THÊM:

Đánh răng là một trong những bước vệ sinh răng miệng quan trọng cần thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, đánh răng nhiều có tốt không hay sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì vẫn là băn khoăn của rất nhiều người. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đánh răng nhiều có tốt không?

1. Đánh răng nhiều trong ngày có tốt không?

Thói quen đánh răng để vệ sinh răng miệng được khuyến cáo nên thực hiện ngay từ giai đoạn nhỏ tuổi, tức là giai đoạn răng sữa. Việc này nhằm làm sạch mảng bám trên răng nướu, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng, tránh gây ra các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, việc đánh răng nhiều lần trong ngày lại không phải điều tốt mà ngược lại nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến men răng và nướu lợi.

Các vấn đề răng miệng có thể xảy ra do đánh răng quá nhiều lần trong ngày như sau:

  • Viêm lợi: Khi tác động quá mạnh hoặc quá nhiều lần bằng bàn chải đánh răng có thể gây tổn thương ở nướu lợi, làm chảy máu chân răng. Lúc này, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vào nướu làm sưng tấy, viêm nhiễm vùng lợi.
  • Mòn men răng: Đánh răng nhiều lần trong ngày với kem đánh răng có chức Flour sẽ khiến men răng bị bào mòn dần, răng sẽ rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài làm xỉn màu răng, hay gặp bệnh lý sâu răng:
  • Đau nhức và ê buốt răng: Khi răng đã bị tổn thương hay bị mỏng men răng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn đồ nóng lạnh, răng sẽ có hiện tượng ê buốt thường xuyên.

Đánh răng quá nhiều có thể gây ra đau nhức, ê buốt răng

2. Một ngày nên đánh răng mấy lần thì tốt nhất?

Theo các chuyên gia nha khoa, việc chải răng chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần trong một ngày, không nên vượt quá 3 lần vì chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Thường thì vi khuẩn phải mất 12 tiếng mới có thể phát triển và gây hại cho răng. Do đó, trong một ngày chỉ cần đánh răng vào buổi sáng khi thức dậy, sau bữa ăn chính và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Kết hợp với chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng hay nước súc miệng để kháng khuẩn hiệu quả.

Lần đánh răng trước khi đi ngủ là quan trọng nhất trong ngày bởi thời gian ngủ kéo dài từ 6 – 8 tiếng/ngày, thời gian này bạn lại không ăn uống hay súc miệng nên vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển. Lúc này mà có thêm các mảng bám thức ăn chưa được làm sạch thì chính là cơ hội cho vi khuẩn lớn mạnh hơn nữa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng hiệu quả nhé!

Xem thêm: Đánh răng đúng cách như thế nào? Những lưu ý quan trọng khi đánh răng

Đánh răng trước khi ngủ rất quan trọng cho cả trẻ và người lớn

3. Lưu ý khi vệ sinh răng miệng

  • Tuyệt đối không đánh răng ngay khi mới ăn xong vì lúc này axit trong thức ăn đã làm mềm men răng, việc đánh răng sẽ dễ làm tổn thương đến men răng, khiến răng bị ê buốt, nhạy cảm. Bạn nên đánh răng ít nhất 30 phút sau khi ăn.
  • Không nên chải răng quá mạnh và quá nhanh nếu không muốn làm tổn thương mô mềm mà lại không đảm bảo sạch mảng bám.
  • Lựa chọn bàn chải phù hợp với lông mềm để không làm tổn thương đến mô nướu. Cần thay bàn chải ít nhất 3 tháng/lần để tránh vi khuẩn tích tụ trên bàn chải.
  • Khi chải răng hãy chải cả lưỡi của bạn bởi đây cũng là vị trí tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại.
  • Định kỳ 6 tháng/lần bạn hãy đến nha khoa để vệ sinh răng miệng bằng cách lấy cao răng và mảng bám, như vậy sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn và tránh được các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

Xem thêm: 7 sai lầm thường gặp khi vệ sinh răng miệng mà bạn cần bỏ ngay lập tức

Lấy cao răng định kỳ để bảo vệ răng khỏe đẹp

Hy vọng với những chia sẻ ở trên là giúp bạn hiểu rõ vấn đề “đánh răng nhiều lần có tốt không?” cũng như “1 ngày nên đánh răng mấy lần?”. Từ đó, bạn sẽ có cách chăm sóc răng miệng phù hợp, hiệu quả để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ để được giải đáp chi tiết.

Thông tin liên hệ:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Website: //nhakhoatre.com/

Video liên quan

Chủ Đề