Tại sao môi trường nhiệt đới gió mùa là nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới

Lý thuyết môi trường nhiệt đới gió mùa Địa lí 7

1. Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió:

Nguyên nhân:

+ Mùa hạ: gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ, mưa lớn.

+ Mùa đông: gió thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh.

Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.

Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, sườn núi đón gió hay khuất gió.

+ Mùa mưa [tháng 5 - 10], chiếm 70 - 95% lượng nước cả năm; mùa khô [tháng 11 - 4].

- Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều.

=> Dễ gây hạn hán hoặc lụt lội.

2. Các đặc điểm khác của môi trường

- Thảm thực vật phong phú và đa dạng, thay đổi theo lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

+ Nơi mưa nhiều: rừng có nhiều tầng [không bằng rừng rậm xanh quanh năm], có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Nơi mưa ít: đồng cỏ cao nhiệt đới.

- Khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực [đặc biệt là cây lúa nước] và cây công nghiệp.

- Là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.

  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 25 SGK Địa lí 7

    Nhận xét sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên nhiên qau hai ảnh dưới đây.

  • Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 25 SGK Địa lí 7

    Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

  • Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 25 SGK Địa lí 7

    Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 23 SGK Địa lí 7

    1. Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1. 2. Quan sát hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông. 3. Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai [Ấn Độ]...

  • Bài 2 trang 115 sgk địa lí 7

    Bài 2. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

  • Các khu Vực địa hình Bắc Mĩ

    Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

Video liên quan

Chủ Đề