Tại sao mọc răng lại bị sốt

Nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu mọc răng khôn có bị sốt không. Bởi vì, đây là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt.

Mọc răng có bị sốt không là thắc mắc thường gặp của nhiều người. Vì thực tế, bên cạnh những cơn đau nhức đầy ám ảnh, khi mọc răng khôn cũng xuất hiện cơn sốt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.

1. Mọc răng khôn có bị sốt không?

Đa số người mọc răng khôn đều bị sốt, tùy trường hợp sốt nhẹ hoặc sốt nặng, dao động từ 37 – 38 độ C. Thông thường, cơn sốt này chấm dứt khi răng khôn mọc hoàn chỉnh, đúng vị trí. Ngược lại, nếu răng khôn mọc sai lệch, gây biến chứng thì cơn sốt sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn.

Cơn sốt do mọc răng khôn xuất phát từ việc răng khôn trồi lên trên cung hàm, làm phá vỡ màn chắn của lớp niêm mạc trong khoang miệng. Qua đó, các vi khuẩn được tích tụ trong mảng bám có cơ hội tràn vào, gây viêm vùng nướu xung quanh răng khôn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm, gây ra nhiều cơn đau nhức kèm theo sốt.

Sốt là tình trạng thường gặp của nhiều người trong giai đoạn mọc răng khôn

Ngoài ra, khi răng khôn mọc lên, chúng còn gây ra nhiều triệu chứng khác có thể kể đến như:

  • Sưng nướu: Khi răng khôn bị mọc kẹt, chưa trồi lên hoàn toàn sẽ làm vùng nướu xung quanh bị tổn thương và sưng phồng lên. Sau một thời gian, nếu răng khôn mọc hoàn toàn và không sai lệch cung hàm thì nướu răng sẽ dần trở lại bình thường.

  • Hôi miệng: Vùng nướu bị viêm nhiễm khiến cử động cơ miệng cũng như việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Đây là điều kiện để các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công, gây viêm nhiễm, tạo nên mùi hôi khó chịu.

  • Sâu răng số 7: Đây là chiếc răng cối lớn thứ 2 trên cung hàm, có chức năng ăn nhai, thường chịu ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ mọc răng khôn. Nếu răng khôn mọc sai lệch trong cung hàm như mọc xiên, mọc ngang, mọc lệch… sẽ tạo ra một khoảng không gian lớn bên cạnh răng số 7, khiến thức ăn dễ bị giắt vào, gây sâu răng.

2. Cách khắc phục tình trạng bị sốt khi mọc răng khôn

Mọc răng khôn là thời điểm khoang miệng rất dễ bị tổn thương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng sốt khi mọc răng khôn, Khách hàng cần đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ sẽ xác định đúng tình trạng răng khôn, để điều trị hiệu quả nhằm giảm sốt

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định đúng vị trí mọc của răng khôn. Thông thường, nó sẽ rơi vào 2 trường hợp sau:

Trường hợp răng khôn mọc thẳng tự nhiên:

Đây là trường hợp khá may mắn vì răng khôn không gây ảnh hưởng đến cung hàm và cơn sốt sẽ không quá kéo dài. Với trường hợp này, Bác sĩ sẽ giữ lại răng khôn và đưa ra các phương pháp giảm sốt như kê thuốc giảm đau, kháng sinh.

Ngoài ra, để giúp cho quá trình điều trị hiệu quả, Khách hàng cũng nên thực hiện những điều sau

  • Dùng nước muối sát trùng rửa trực tiếp vào vùng mọc răng khôn để đảm bảo không gây các bệnh lý nào khác giúp giảm đau, hết sốt nhanh.

  • Uống nhiều nước và sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn cũng giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào vùng nướu có chứa răng khôn.

  • Hạn chế vận động mạnh, tác động vào quá trình mọc răng khôn, dễ làm tình trạng sốt kéo dài.

  • Sử dụng những thực phẩm mềm và lỏng điển hình như cháo, súp, sinh tố,… để hạn chế vận động khoang miệng, đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

  • Không ăn các thực phẩm cứng dai, nhiều đường, nóng lạnh hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khoang miệng, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp răng mọc sai lệch trong cung hàm:

Phần lớn các trường hợp này, Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng khôn để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm nướu, sâu răng, u nang chân răng,… Đây là một quy trình không hề đơn giản, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và cách phục hồi hợp lý, để việc nhổ bỏ răng khôn đạt hiệu quả, phòng tránh các biến chứng. Nhờ đó, cơn sốt và các cơn đau nhức sẽ được loại bỏ hoàn toàn, không còn ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Như vậy, vấn đề mọc răng khôn có bị sốt không còn tùy thuộc vào mỗi người, từng trường hợp mọc răng khôn. Nếu bị sốt, dù sốt nặng hay nhẹ, Khách hàng cần tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

>>Xem thêm: Cấy ghép Implant là gì? Những lưu ý khi cấy ghép Implant

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trước khi bé mọc cái răng đầu tiên là rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng lâu dài của trẻ. Hàng ngày, bạn hãy lau sạch nướu răng của bé bằng khăn, gạc sạch, gạc rơ lưỡi hoặc chải nhẹ nhàng bằng bàn chải dành cho trẻ nhỏ và nước. Sau trải qua giai đoạn sốt mọc răng đi kèm với nhiều triệu chứng khác, chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ nhú lên. Lúc này, bạn hãy chải răng cho bé 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Bạn có thể xây dựng thói quen này cho trẻ bằng cách cho trẻ xem và bắt chước bạn hoặc anh chị của bé chải răng. Ngoài ra, bạn hãy chọn cho bé chiếc bàn chải đánh răng phù hợp và có thể mở các bài hát dạy trẻ đánh răng trên YouTube để bé xem và bắt chước. Khi bé biết cầm bàn chải thành thạo, bạn có thể cho trẻ tự đánh răng, chỉ cho con cách dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng thường xuyên.

Dù những chiếc răng sữa sẽ rụng khi trẻ khoảng 5 – 6 tuổi nhưng nếu không chăm sóc răng miệng cho con kỹ thì tình trạng sâu răng sẽ khiến những chiếc răng sữa “rụng trước thời hạn”. Điều này vô tình để lại khoảng trống quá sớm trước khi răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó, các răng còn lại có xu hướng xích lại với nhau nhằm lấp đầy những khoảng trống khiến răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn, thậm chí là mọc lệch, mọc không đúng vị trí.

Với các bé khoảng 3 tuổi, bạn có thể cho con đánh răng với kem đánh răng dành riêng cho trẻ. Hãy chọn kem có ít chất fluoride và chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu hoặc ít hơn cho trẻ. Đừng để con nuốt kem đánh răng vì chất fluoride trong kem đánh răng có thể gây hại cho trẻ.

Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng của trẻ, bạn không nên cho bé uống sữa vào ban đêm. Việc trẻ uống sữa khi ngủ có thể gây sâu răng và hình thành mảng bám trên răng làm mất thẩm mỹ.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng khi bé được 1 tuổi hoặc 6 tháng sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Mục đích là sớm phát hiện các vấn đề răng miệng của trẻ và nha sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ về việc chăm sóc răng cho trẻ một cách hiệu quả.

Trẻ mọc răng khi nào?

Thông thường trong giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên. Mẹ nên nhớ mốc thời gian này để nếu trẻ có sốt mọc răng thì cũng không quá hoang mang. Một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn một chút khi mới khoảng 3 tháng tuổi. Răng mọc đầu tiên thường là hai răng cửa dưới, tiếp theo là hai răng cửa trên rồi đến hai răng cửa bên hàm trên, sau đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới.

Thời gian sau, những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện. Các răng nanh hàm trên mọc sau cùng. Đa phần các bé đều có 20 cái răng sữa trước 3 tuổi. Do đó, nếu con lớn hơn 3 tuổi mà chưa có đủ răng, bạn hãy đưa con đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, việc khám sức khỏe răng miệng thường xuyên giúp nha sĩ phát hiện kịp thời những vấn đề như sâu răng, răng mọc lệch, khớp cắn không khớp…

Trong một số trường hợp hiếm (với tỷ lệ khoảng 1/3.000 trẻ), trẻ mới chào đời đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng (còn gọi là răng sơ sinh) hoặc mọc răng chỉ vài tuần sau sinh. Trong trường hợp này, nếu răng cản trở quá trình bé bú hoặc lung lay khiến bé có nguy cơ nghẹt thở, bạn nên đưa bé đi khám để được xử lý đúng cách. Nếu bác sĩ cho biết những chiếc răng sơ sinh này không ảnh hưởng đến bé, bạn không cần quá lo lắng.

Giai đoạn bé mọc răng có thể là một khoảng thời gian khó chịu cho cả mẹ và bé. Đây là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ để có phương pháp chăm sóc con hợp lý.

Các biểu hiện trong giai đoạn mọc răng của các bé có thể không giống nhau. Tuy nhiên, không ít trẻ bị sốt do mọc răng. Vậy trẻ mọc răng bị sốt mấy ngày và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng khám phá những điều cần biết về tình trạng sốt mọc răng ở trẻ em trong bài viết sau. 

1. Trẻ sốt mọc răng nên làm gì?

Các bé thường bắt đầu quá trình mọc răng từ tháng thứ 6 và hoàn thiện đến khi bé được 3 tuổi. Khi chiếc răng đầu tiên phá vỡ bề mặt nướu để mọc lên, bé có thể thường chảy nước bọt và khóc quấy do đau. Bên cạnh đó, điều này còn có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ.

Thực tế, nếu bạn thắc mắc trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ, thì bạn cần biết mọc răng sẽ khiến nhiệt độ của bé tăng lên nhưng chưa đủ trở thành sốt đúng nghĩa. Mặc dù một số bác sĩ xem đây là sốt nhẹ thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào ủng hộ giả thuyết trẻ mọc răng bị sốt. Vì thế, nếu bé sốt cao khi mọc răng, rất có thể là do vấn đề khác nên bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

2. Bé mọc răng sốt mấy ngày? Bé sốt mọc răng có biểu hiện gì?

Theo các chuyên gia, trẻ mọc răng sẽ sốt nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày. Trong khoảng thời gian sốt do mọc răng này, bố mẹ không cần quá lo lắng nhưng vẫn cần theo dõi bé thường xuyên để tránh tình trạng sốt quá quá cao dẫn đến co giật.

3. Phân biệt sốt mọc răng ở trẻ và sốt do bệnh

Sau đây là một số dấu hiệu điển hình giúp bố mẹ phân biệt giữa trẻ bị sốt khi mọc răng và sốt do bệnh nhằm có cách xử lý phù hợp:

Yếu tốMọc răng

Bệnh

Sốt

Sốt nhẹ

Sốt (trên 38 độ C) và sốt cao (trên 39 độ C)

Các triệu chứng kèm theo

  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Khó chịu, hay cáu gắt.
  • Thích ngậm đồ vật và thường cố nhai các vật cứng.
  • Vệ sinh miệng cho bé cha mẹ quan sát thấy nướu, lợi có thể bị sưng đỏ.

* Lưu ý: Nếu không chắc nguyên nhân vì sao khiến trẻ bị sốt, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. 

4. Làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng và cách hạ sốt mọc răng ở trẻ nhỏ      

Trước khi sử dụng thuốc giảm đau mọc răng cho bé, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau để giảm nhiệt độ khi trẻ sốt do mọc răng:

  • Bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều.
  • Cho bé mặc quần áo thoải mái, mát mẻ.
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm.
  • Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì? Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm đau Paracetamol khi bé sốt trên 38,5 độ, liều lượng theo cân nặng có sự hướng dẫn của y bác sĩ.

Bên cạnh cách hạ sốt cho trẻ bị sốt mọc răng, các chuyên gia cũng khuyến cáo bố mẹ trong giai đoạn này cần giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt như:

  • Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. 
  • Làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. 
  • Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. 
  • Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
  • Không để bé tiếp xúc với những loại đồ chơi, vật dụng vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ nhai và làm tổn thương nướu lợi.

Tại sao mọc răng lại bị sốt

Khi trẻ bị sốt nên làm gì và không nên làm gì?

Sốt sẽ khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, kể cả khi nhiệt độ cơ thể chỉ vừa vượt quá mức 38ºC. Do đó, nên làm gì khi trẻ bị sốt là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi muốn tìm kiếm phương pháp xử lý kịp thời,…

5. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Bố mẹ cần trẻ sốt mọc răng hoặc sốt do bệnh đến bệnh viện gần nhất nếu:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trên 38 độ C.
  • Hơn 3 tháng tuổi và sốt trên 39 độ C. 
  • Sốt kéo dài hơn 24 giờ và không có dấu hiệu hạ.
  • Bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban kèm theo sốt

Mọc răng có thể là một khoảng thời gian khó chịu cho cả bé và bố mẹ. Trong đó, tình trạng bé mọc răng bị sốt rất phổ biến. Thế nhưng, bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi bé thường xuyên. Đồng thời, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ sốt cao đột ngột hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác.

Để giảm đau và hạ sốt nhanh trong giai đoạn bé bị sốt mọc răng, Hapacol 250 là sản phẩm mà mẹ không nên bỏ qua. Thuốc chứa 250mg paracetamol, ngoài giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ sốt do mọc răng, Hapacol 250 còn phù hợp dùng trong các trường hợp như cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật …

Tại sao mọc răng lại bị sốt

Hapacol 250 giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quả cho trẻ

Nguồn tham khảo:

http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/1562/sot-moc-rang-hay-sot-do-viem-hong-.html

https://www.webmd.com/parenting/baby/can-teething-cause-fever#1