Tại sao methemoglobin ít độc hơn ngộ độc khí co

Trong hầu hết các trường hợp, các xét nghiệm thường không giúp ích nhiều trong chẩn đoán. Các xét nghiệm tiêu chuẩn, sẵn có để xác định các loại thuốc thông thường do lạm dụng [thường được gọi là sàng lọc độc chất] là xét nghiệm định tính, không phải định lượng. Các xét nghiệm này có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, và chỉ kiểm tra được một só chất nhất định. Ngoài ra, sự hiện diện của một loại thuốc bị lạm dụng không nhất thiết cho thấy rằng loại thuốc đó đã gây ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu của bệnh nhân [tức là một bệnh nhân gần đây đã sử dụng opioid trên thực tế có thể bị chết vì viêm não hơn là do thuốc]. Sàng lọc ma túy trong nước tiểu thường được sử dụng nhiều nhất nhưng chỉ có giá trị giới hạn và thường phát hiện nhóm thuốc hoặc chất chuyển hóa hơn là các thuốc cụ thể. Ví dụ, xét nghiệm opioid nước tiểu không phát hiện được fentanyl hoặc methadone nhưng phản ứng với một lượng rất nhỏ morphine hoặc các chất tương tự codeine. Xét nghiệm được sử dụng để xác định cocaine phát hiện ra một chất chuyển hóa hơn là cocaine chính nó.

Đối với hầu hết các chất, không thể dễ dàng xác định được nồng độ trong máu hoặc không giúp cho hướng dẫn điều trị. Đối với một vài chất [ví dụ:, acetaminophen, aspirin, carbon monoxide, digoxin, ethylene glycol, iron, lithium, methanol, phenobarbital, phenytoin, theophylline], nồng độ chất trong máu có thể giúp hướng dẫn điều trị. Nhiều nhà chức trách khuyên nên đo nồng độ acetaminophen ở tất cả các bệnh nhân có uống nhiều chất, vì uống acetaminophen là rất phổ biến, thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, và có thể gây độc muộn mức độ nghiêm trọng, mà có thể ngăn ngừa được bằng chất giải độc đặc hiệu. Đối với một số chất, các xét nghiệm máu khác [ví dụ PT cho quá liều warfarin, nồng độ methemoglobin đối với một số chất] giúp hướng dẫn điều trị. Đối với bệnh nhân có tình trạng rối loạn ý thức hoặc các dấu hiệu sinh tồn bất thường hoặc ăn phải độc chất xác định, các xét nghiệm nên bao gồm điện giải, BUN, creatinine, áp lực thẩm thấu máu, glucose, xét nghiệm đông máu và khí máu động mạch. Các xét nghiệm khác [ví dụ nồng độ methemoglobin, nồng độ carbon monoxide, CT sọ não] có thể được chỉ định đối với một số trường hợp nghi ngờ chất độc cụ thể hoặc tình trạng lâm sàng rõ ràng.

Đối với những trường hợp ngộ độc chất cụ thể [ví dụ như do sắt, chì, asen, các kim loại khác, hoặc nuốt các gói cocaine hoặc các loại thuốc bất hợp pháp khác - được gọi là người đựng ma túy Thuốc ở dạng gói hoặc dạng viên nén ], chụp Xquang bụng có thể nhìn thấy sự có mặt và vị trí của các chất nuốt vào.

Đối với trường hợp ngộ độ các thuốc ảnh hưởng đến tim mạch hoặc ngộ độc chất không rõ,điện não đồ và theo dõi tim mạch được chỉ định.

Nếu nồng độ trong máu của một chất hoặc triệu chứng ngộ độc tăng lên sau khi thuyên giảm với ban đầu hoặc tồn tại trong một thời gian dài một cách bất thường, bezoar Bezoars , chất giải phóng kéo dài, hoặc tiếp xúc lại [ví dụ, tiếp xúc bí mật với thuốc được sử dụng lại] cần được nghi ngờ.

NGỘ ĐỘC KHÍ CO

I. ĐẠI CƯƠNG

Khí CO [carbon monoxide] không mùi, không màu, không vị, không gây kích thích, khuyếch tán mạnh, nồng độ khí quyển của CO thường là dưới 0,001%, nhưng nó có thể cao hơn ở thành thị hay môi trường khép kín.

Khí CO được hình thành bởi đốt cháy hydrocarbon không hoàn toàn. Nguồn nhiễm phổ biến nhất là sử dụng các nhiên liệu có carbon [than, củi, xăng, dầu] để đốt [bếp, lò sưởi, chạy động cơ...] ở nơi thông khí kém [phòng kín...].

CO là khí gây ngạt hệ thống vì có ái lực với hemoglobin mạnh hơn nhiều so với oxy, hình thành carboxyhemoglobin [HbCO] dẫn tới suy giảm vận chuyển và sử dụng oxy. CO có thể thúc đẩy dòng thác viêm dẫn tới oxy hóa lipid hệ thần kinh trung ương và gây di chứng thần kinh chậm.

Nồng độ HbCO gây độc > 12%. Ngộ độc xuất hiện nhanh và thường gây tử vong nhanh chóng. Di chứng thần kinh - tâm thần nặng nề khi xuất viện chiếm tới 4 - 40%. Thai nhi, người cao tuổi, người có bệnh lý mạch vành, mạch máu não nguy cơ ngộ độc nặng hơn.

II. CHẨN ĐOÁN

2.1 Chẩn đoán xác định

2.1.1 Bệnh sử:

Hỏi bệnh sử ghi nhận có tiếp xúc khí độc trong môi trường kín [đốt than, củi, chạy động cơ trong phòng kín].

2.1.2 Lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc CO nhẹ thường không đặc hiệu và giống với các triệu chứng nhiễm siêu vi như ói mửa, nhức đầu, ớn lạnh, yếu, mệt và thở dốc. Biểu hiện chính của ngộ độc CO xuất hiện khi các cơ quan phụ thuộc sử dụng oxy như hệ thần kinh trung ương và cơ tim bị ảnh hưởng.

Ngộ độc nhẹ: nhức đầu nhói vùng trán và thái dương, mệt, khó thở ra, lười suy nghĩ và hoa mắt. Bệnh nhân [BN] có bệnh lý tim mạch hay bệnh lý mạch máu não có thể nặng lên như thiếu máu cơ tim, nhồi máu hay đột quị.

Ngộ độc trung bình: nhức đầu nhiều, yếu, chóng mặt, nôn, ói, ngất, nhịp tim nhanh, thở nhanh sau đó nhịp tim chậm và thở chậm, ửng đỏ, tím tái, vã mồ hôi, giảm tập trung, phản ứng chậm, khó suy nghĩ, nhìn mờ và tối, mất điều hòa, ù tai, ảo giác và các triệu chứng ngộ độc trên tim mạch.

Ngộ độc nặng: ngất, co giật hoặc có thể lú lẫn mất phương hướng, cơn co gồng, tăng tiết, phồng da, biểu hiện ngộ độc trên tim mạch, rối loạn nhịp, phù phổi, suy hô hấp, ngủ gà, mất ý thức, hôn mê, ngã gục và chết.

Các triệu chứng muộn: Ảnh hưởng tâm thần kinh xuất hiện nhiều ngày sau ngộ độc: triệu chứng giống Parkinson, giảm thị lực, rung giật, liệt, bệnh thần kinh ngoại biên, thay đổi tính tình, thích bạo lực.

2.1.3 Xét nghiệm [XN] đặc hiệu:

- Đo nồng độ HbCO bằng phương pháp mạch nảy [CO-oximeter]. HbCO > 15% là chẩn đoán ngộ độc. Đo SpO2 bằng phương pháp mạch nảy [pulse oximeter] cho kết quả cao giả tạo vì đo nhầm HbCO là HbO2.

- định lượng HbCO bằng quang phổ kế: tỷ lệ HbCO > 15% [lấy máu động mạch hoặc tĩnh mạch]. Tuy nhiên HbCO giảm nhanh sau khi BN ra khỏi nơi nhiễm độc và thở oxy liều cao, vì vậy cần lấy máu XN càng sớm càng tốt.

- Đo HbCO mỗi 2-4 giờ cho đến khi không còn triệu chứng hoặc trở về bình thường.

2.2 Chẩn đoán phân biệt:

- Ngộ độc nhẹ phân biệt với cảm cúm.

- Ngộ độc vừa và nặng phân biệt với đau thắt ngực không ổn định, hôn mê, co giật do các nguyên nhân khác.

- Ngộ độc khí khác khi không làm đươc COHb.

- Chú ý: nếu ngộ độc do hít phải khí do cháy, cần phát hiện ngộ độc, tổn thương khác kèm theo như ngộ độc cyanua, hít phải hơi nóng, methemoglobin, hít khí gây kích ứng đường hô hấp.

2.3 Chẩn đoán biến chứng:

- Suy hô hấp: làm khí máu động mạch.

- Tổn thương não do thiếu oxy, nhồi máu não, hôn mê kéo dài, thoái hóa myelin [MRI].

- Nhồi máu cơ tim: đo ECG, XN TnI.

- Toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, suy thận.

2.4 Các XN giúp đánh giá mức độ, biến chứng, theo dõi:

- Công thức máu, BUN, creatinin, AST, ALT, ion đồ, khí máu, ECG, CK, tổng phân tích nước tiểu.

- CT Scan sọ não ban đầu thông thường có thể có ích trong dự đoán kết quả: sự thay đổi trong các nhân cầu hạt và các chất trắng dưới vỏ sớm trong những ngày đầu sau ngộ độc liên quan đến dự hậu xấu. MRI sọ não có lợi thế hơn trong phát hiện các tổn thương hạch nền sau ngộ độc khí CO.

III. ĐIỀU TRỊ

3.1 Nguyên tắc điều trị:

- Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa BN ra khỏi nơi nhiễm độc [lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu].

- Đảm bảo A [đường thở], B [hô hấp] và C [tuần hoàn]. Đặc biệt lưu ý hồi sức hô hấp. Cho thở oxy 100% càng sớm càng tốt.

3.2 Điều trị đặc hiệu

- Cho thở oxy 100% đối với ngộ độc nhẹ [mask không thở lại, lều oxy, mũ oxy].

- Ngộ độc vừa và nặng nhưng còn tỉnh, hợp tác tốt, không ứ đọng đờm dãi, ho khạc tốt: thở CPAP hoặc BiPAP với oxy 100%.

- Nếu có suy hô hấp nặng, rối loạn huyết động, rối loạn ý thức, co giật, ứ đọng đàm dãi thì đặt nội khí quản - thở máy với FiƠ2 100% [nên chỉ định sớm hơn so với các bệnh lý khác].

- Cung cấp cho đến khi HbCO < 5%, với BN có thai cho tiếp 2 giờ sau khi HbCO đã trở về 0.

Nếu không đo được HbCO thì cung cấp oxy 100% ít nhất vài giờ, kéo dài hơn với phụ nữ có thai.

- Thở oxy trong buồng cao áp [oxy cao áp, HBO] khi có triệu chứng thần kinh, tim mạch,

HbCO > 25% và phụ nữ có thai. Khởi đầu 30 phút với 100% oxy ở 3 atmospheres. Tiếp theo ở 2 atmospheres trong 60 phút hoặc cho đến khi HbCO

Chủ Đề