Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Tâm trạng con người bị rất nhiều yếu tố chi phối, do đó thay đổi tâm trạng là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên, tuy nhiên đôi khi cũng cần lưu ý nếu tâm trạng lên xuống thất thường.

Tâm trạng lên, rồi đi xuống, rồi lại sớm đi lên, lặp đi lặp lại như những vòng tàu lượn như vậy liệu có phải bình thường? Câu trả lời là có thể, nếu như việc thay đổi tâm trạng như vậy không gây cản trở tới cuộc sống thường ngày của bản thân cũng như của những người xung quanh.

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến cho cảm xúc thay đổi trong ngày, lấy ví dụ với nhịp sinh học của cơ thể, đa số mọi người cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng vào buổi trưa nhưng sẽ có xu hướng uể oải, mệt mỏi vào đầu giờ chiều hoặc khi tối đến.

Đôi khi sự thay đổi tâm trạng là triệu chứng của một chứng rối loạn tâm thần, hoặc là chỉ báo cho một vấn đề nào đó trong cơ thể.

Những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng khiến cuộc sống và hoạt động thường ngày bị tác động cần được can thiệp điều trị bởi các chuyên gia, và thay đổi lối sống cũng có thể giúp ích được phần nào. Tuy nhiên điều quan trọng trước tiên là phải tìm ra nguyên nhân nào khiến tâm trạng vui buồn thất thường.

Những rắc rối, phức tạp và những điều không ngờ tới (cả những điều tích cực và điều tiêu cực) diễn ra ngày qua ngày có thể khiến tâm trạng của con người bị thay đổi. Nếu là một người nhạy cảm, tâm trạng sẽ thay đổi mạnh hơn, thường xuyên hơn trước các tình huống so với những người khác.

Những người đang bị căng thẳng thường hay phàn nàn về tình trạng thiếu ngủ. Nhiều người sẽ luôn cảm thấy không thoải mái, lo lắng, thậm chí sợ hãi ngay cả khi chính họ cũng nhận thấy là chẳng vì lý do chính đáng nào cả.

Chẩn đoán rối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety disorder - GAD) có thể được đặt ra nếu rối loạn kiểm soát lo âu đã tồn tại trong ít nhất 6 tháng gần nhất cùng với một số triệu chứng khác (chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ). Nếu bị rối loạn lo âu nghiêm trọng, bệnh nhân có cảm giác mình không thể sống sót được dù chỉ một ngày.

Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Sự thay đổi tâm trạng là triệu chứng của một chứng rối loạn tâm thần

Sự thay đổi tâm trạng lên và xuống ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ mạnh hơn, kéo dài hơn so với những thay đổi tâm trạng thông thường. Để dễ hiểu hơn, có thể lấy ví dụ nếu như một việc nào đó diễn ra thuận lợi, tâm trạng sẽ cảm thấy phấn khởi trong 1 hoặc 2 ngày; nhưng người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sẽ cảm thấy cuộc sống đang diễn ra như thiên đường, sẽ chạy vòng quanh, nói rất nhanh rất nhiều, ngủ ít đi, thậm chí làm những việc có tính chất phá tán như tiêu hết tiền tiết kiệm. Đây được gọi là pha hưng cảm. Ảo thanh cũng có thể xuất hiện (nghe thấy tiếng nói của người khác, nhưng trên thực tế là không có tiếng nói của bất kì ai cả).

Một tình huống khác có thể làm ví dụ, là trong cuộc sống ai cũng có lúc cảm thấy mỏi mệt không muốn dậy đi làm; nhưng với người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm trạng tiêu cực sẽ diễn ra, cảm thấy không còn sức sống, buồn chán, nằm lì trên giường vài ngày (và bị sa thải), tệ hơn nữa là xuất hiện ý tưởng tự sát. Đây được gọi là pha trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tâm thần có thể điều trị được, và nó ảnh hưởng tới khoảng 3% số người trưởng thành tại Hoa Kỳ mỗi năm.

Trầm cảm

Những người đang bị trầm cảm cũng vẫn có thể xảy ra thay đổi tâm trạng. Dù tâm trạng đang đi xuống, nhưng vẫn có thể tạm thời đi lên (mang lại cảm giác “ổn”), dù rằng nó không thể đi lên cao tới mức như ở những người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Những người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất tệ vào buổi sáng nhưng sau đó sẽ cảm thấy khá hơn.

Hãy đi thăm khám bác sĩ nếu cảm giác buồn chán, mệt mỏi, bồn chồn hoặc tuyệt vọng kéo dài trên 2 tuần.

Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder - BPD)

Rối loạn nhân cách ranh giới là một rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc mạnh và đột ngột, chẳng hạn như từ lo âu sang giận dữ, hoặc từ tuyệt vọng sang lo âu, nhưng không đạt được mức độ cao như những người rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Những thay đổi cảm xúc này thường khởi phát từ những tương tác hàng ngày giữa người với người. Những người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường không có khả năng đối mặt tốt với căng thẳng. Khi cảm thấy rất không thoải mái hoặc rất buồn, người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có xu hướng tự làm hại bản thân.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder - ADHD)

Thay đổi cảm xúc, dễ phản ứng, dễ nản lòng đôi khi là những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành. Các biểu hiện khác có thể xuất hiện là bồn chồn, hấp tấp, khó giữ tập trung.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố sinh dục gắn liền với cảm xúc, do đó những thay đổi của nồng độ nội tiết tố có thể dẫn tới thay đổi cảm xúc.

Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng thay đổi

Nếu sự thay đổi tâm trạng gây cản trở tới cuộc sống thường ngày, tới công việc, tới các mối quan hệ, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để biết chính xác điều gì đang diễn ra.

Đôi khi chỉ cần những thay đổi nhỏ cũng giúp kiểm soát sự thay đổi cảm xúc tốt hơn. Những hoạt động thường ngày (như đi dạo, đạp xe,...) có thể giúp giảm bớt lo âu và trầm cảm, bởi nó khiến cơ thể tiết ra endorphin; hơn nữa tập luyện cũng giúp cơ thể có được giấc ngủ tốt hơn. Nghe nhạc cũng là một cách tốt để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm xuất hiện các triệu chứng giống như lo âu, do đó khi tâm trạng đi xuống hãy tránh dùng caffeine.

Trị liệu tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực. Phương pháp này gần như luôn được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác bao gồm thuốc men và chế độ sinh hoạt của người bệnh.

Phương pháp trị liệu tâm lý thường được sử dụng nhằm mục đích cải thiện sự hiểu biết của người bệnh về tình hình, tư tưởng, hành vi của bản thân và khả năng giữ sự tự tin và duy trì mối quan hệ của họ đối với gia đình, xã hội.

Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần trong đó có tình trạng rối loạn giấc ngủ. Với trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bạn có đang bị trầm cảm không?

Trầm cảm tuổi học đường có phải do học căng thẳng?

XEM THÊM:

Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả chúng ta, ở một mức độ nhất định, có một mong muốn cố hữu để nuôi dưỡng những đặc điểm tính cách tích cực (như hướng ngoại, lạc quan và lôi cuốn) và giảm thiểu các đặc điểm tiêu cực (như bi quan và rối loạn thần kinh).

Tính cách là tất cả những gì một người suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Đó cũng có thể là thói quen, đôi khi là một thói quen kì quặc hay cách người đó phản ứng lại với các tác động đến từ thế giới xung quanh.

Mặc dù tính cách được hình thành và thay đổi thông qua quá trình học hỏi, phát triển của bản thân trong suốt quá trình sống nhưng với một số người, một số loại tính cách dường như gắn liền với họ bởi nhiều lý do như gặp các vấn đề về sức khỏe hay sự bảo thủ và cố chấp trong việc thay đổi tính cách.

15 điều có thể thay đổi tính cách của mỗi người bao gồm:

  • Bệnh Alzheimer: Bệnh alzheimer ảnh hưởng đến suy nghĩ, khả năng phán đoán, trí nhớ cũng như khả năng ra quyết định của người bệnh, khiến họ cảm thấy bối rối hoặc thậm chí thay đổi hành động. Bệnh alzheimer cũng có thể khiến tính cách con người thay đổi theo thời gian. Một người bình thường nhẹ nhàng chu đáo cũng có thể trở lên hách dịch và thường xuyên đòi hỏi những thứ vô lý hay những người từng dễ lo lắng và căng thẳng nay lại trở nên dễ dài và hài lòng với tất cả mọi việc.
  • Sa sút trí tuệ: Sau alzheimer, đây là loại bệnh liên quan đến việc thay đổi tính cách phổ biến tiếp theo. Các khối protein bất thường được gọi là Lewy hình thành trong các khu vực khác nhau của não bộ và kiểm soát trí nhớ, khu vực vận động và suy nghĩ của người bệnh. Vì thế sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người mắc khiến họ trở lên thụ động hơn, ít thể hiện cảm xúc, kém hòa đồng và mất hứng thú với các sở thích hay hoạt động khác.
  • Bệnh Parkinson: Bệnh Parkinson có biểu hiện điển hình là triệu chứng run tay đi kèm với đó là ảnh hưởng đến cách di chuyển, nói chuyện, gây rối loạn giấc ngủ cũng như suy nghĩ của người bệnh. Ngay từ những giai đoạn đầu bệnh khiến người mắc suy giảm tập trung, thường làm việc một cách bất cẩn, đãng trí cũng như không hòa đồng trong các mối quan hệ hàng ngày.

Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Bệnh Parkinson ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ của người bệnh

  • Bệnh Huntington: Huntington có thể coi là một căn bệnh bẩm sinh nhưng chỉ biểu hiện triệu chứng khi người bệnh ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Bệnh huntington làm hỏng các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong cuộc sống của người bệnh. Họ thường không nhận thức được những gì đang xảy ra, khó khăn trong việc đưa ra những quyết định tưởng chừng đơn giản, đôi khi hay quên ngay cả với những điều cơ bản như đánh răng hàng ngày.
  • Bệnh đa xơ cứng: Bệnh đa xơ cứng là một loại bệnh tự miễn mắc phải khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào thần kinh trong não hay tủy sống. Đa xơ cứng khiến người bệnh gặp một số vấn đề liên quan đến vận động hoặc về bàng quang. Trong nhiều trường hợp bệnh dẫn đến trạng thái hưng phấn quá mức, cười hoặc khóc không kiểm soát và đôi khi không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
  • Bệnh lý tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan sản sinh các hormone hỗ trợ các hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Khi các hormone sản sinh quá nhiều trong bệnh cường giáp chúng có thể khiến bệnh nhân trở lên căng thẳng, thường xuyên lo lắng, hay cáu kỉnh và nhiều thay đổi về tâm trạng khác. Trong trường hợp lượng hormone do tuyến giáp sản sinh không cung cấp đủ cho cơ thể bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ, khó khăn trong đưa ra quyết định hay thậm chí dẫn đến sa sút trí tuệ nếu không được điều trị kịp thời.

Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Bệnh cường giáp làm tăng các triệu chứng lo lắng, căng thẳng

  • Ung thư não: Một khối u hình thành ở thùy trán của não có thể ảnh hưởng đến khu vực phụ trách xử lý tính cách, cảm xúc cũng như hỗ trợ trí nhớ. Điều đó khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó khăn, bối rối, suy giảm trí nhớ. U não cũng có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng khiến người bệnh trở nên hung hăng hơn và có những suy nghĩ phi thực tế.
  • Một số loại ung thư khác: Các khối u trong não hay tủy sống không phải là loại ung thư duy nhất ảnh hưởng đến tính cách con người. Ung thư tuyến yên – nơi kiểm soát nồng độ các hormone trong cơ thể cũng có thể khiến người bệnh thay đổi tính cách. Ngoài ra một chất có tên là adenocarcinoma hình thành trong các tế bào ung thư vú, ruột, phổi và tụy cũng có thế tác động đến tính cách người bệnh tương tự u não hay u tuyến yên.
  • Đột quỵ: Đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân khiến các tế bào thần kinh không nhận đủ oxy cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết và chết đi. Các tác động phụ thuộc và thời gian đột quỵ và vị trí tổn thương trong não bộ. Người bệnh sau đột quỵ có thể mất khả năng vận động và điều đó làm thay đổi tính cách của họ. Người bệnh đột quỵ thường dễ mất kiên nhẫn, thường xuyên thay đổi tâm trạng cũng như hành vi so với trước đây.

Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ làm thay đổi tính cách của họ

  • Chấn thương sọ não: Sau những chấn động mạnh khu vực đầu, những thay đổi trong tính cách có thể là những triệu chứng tiềm ẩn xuất hiện theo thời gian. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, những chấn thương này khiến người bệnh như trở thành một người khác, nói hoặc làm những việc họ chưa từng làm trong quá khứ.
  • Phiền muộn: Đây không hẳn là một tình trạng bệnh lý của cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, phiền muộn còn ảnh hướng tới cả những thứ người đó nghĩ, trí nhớ và khả năng đưa ra quyết định. Phiền muộn thường khác nhau ở 2 giới. Trong khi người phụ nữ cảm thấy không có giá trị, buồn bã và tội lỗi thì người đàn ông có xu hướng xuất hiện tình trạng mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt và tức giận.
  • Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Hội chứng OCD khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng, xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và luôn thúc giục bản thân không được dừng lại. Ví dụ người bệnh có thể rửa tay liên tục, luôn nghi ngờ bản thân và mất nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ tưởng chừng đơn giản. OCD sẽ trở lên tồi tệ hơn nếu gặp phải sự chỉ trích của người khác, khiến tâm trạng lo lắng càng được đẩy lên cao.

Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo lắng

  • Chứng rối loạn lưỡng cực: Rối loạn lưỡng cực gây ra những thay đổi tâm trạng vượt xa những thăng trầm bình thường của cuộc sống hàng ngày. Một trong hai phía của cảm xúc là cảm giác giật mình, nói nhanh và đưa ra quyết định có phần vội vàng. Phía còn lại là tình trạng lo lắng và cảm thấy bản thân vô dụng. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy sự pha trộn của cả hai trạng thái cảm xúc này. Những thay đổi mà rối loạn lưỡng cực mang lại có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ, mất cân bằng năng lượng và khiến người bệnh khó đưa ra quyết định chính xác về tất cả mọi việc.
  • Tâm thần phân liệt: Tâm thần phân liệt là bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh có thể nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có ở đó hoặc tin vào những điều không có trong thực tế. Tồi tệ hơn, tâm thần phân liệt có thể khiến người mắc sống thu mình, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tính cách trở lên khó dự đoán và dễ mất kiểm soát.

Tính cách mỗi con người được hình thành một phần từ lối sống, những gì họ được tiếp xúc, học tập từ khi còn bé. Tuy mỗi người đều luôn muốn làm nổi bật những tính cách tích cực và hạn chế nhưng tính cách tiêu cực nhưng nhìn chung tính cách con người rất khó thay đổi. Có một số lý do hoặc tình trạng bệnh lý xảy ra khiến một người có tính cách hòa đồng, cởi mở chu đáo trở lên khép mình, ngại giao tiếp hoặc thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực.

Đó có thể là một tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não, những sang chấn tâm lý gặp phải trong cuộc sống hoặc mắc phải ung thư...

Tại sao lại bắt người ta thay đổi vì mình

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: greatergood.berkeley.edu, webmd.com

XEM THÊM: