Tại sao không khai báo y tế được trên bluezone

Dù đã nới lỏng việc giãn cách xã hội từ 22/9, Hà Nội vẫn thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông tại các chốt ra, vào cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo quy định phòng chống dịch.

Theo đó, tại các chốt cửa ngõ Thủ đô, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo lực lượng thanh tra kiểm tra kỹ lưỡng. Các phương tiện và người lái nếu giấy tờ hợp lệ sẽ được qua chốt ngay, nếu giấy tờ không đúng quy định thì kiên quyết yêu cầu quay đầu.

Người ở tỉnh thành khác vào Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Bên cạnh giấy tờ theo quy định, người dân cần có kết quả xét nghiệm âm tính bằng PCR [có giá trị trong vòng 3 ngày]. Ngoài ra, những người vào thành phố cũng sẽ phải tiến hành khai báo y tế theo quy định.

Người dân ở tỉnh ngoài vào Hà Nội sẽ phải quét mã QR để khai báo y tế, hành trình di chuyển, sau đó cung cấp kết quả khai báo để lực lượng công an xác minh, quản lý. Ảnh: Trọng Đạt

Tuy nhiên, có một điều khiến không ít người thắc mắc là tại các chốt kiểm soát ra vào thành phố, người dân không thể dùng các ứng dụng phòng, chống dịch phổ biến như Bluezone, NCOVI để khai báo y tế bằng cách quét mã QR. Thay vào đó, họ được hướng dẫn quét mã QR bằng app Zalo để khai báo y tế.

Thực tế cho thấy, khi tiến hành quét mã QR tại những địa điểm này, ứng dụng sẽ dẫn người dân đến website Hệ thống khai báo di chuyển nội địa của Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội [Bộ Công An].

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông [TT&TT] Hà Nội cho biết: “Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sau này nền tảng dữ liệu dân cư quốc gia sẽ là nền tảng chính, xuyên suốt để thực hiện việc tích hợp các nền tảng khác. Đó là lý do các cửa ngõ Thủ đô hiện đang dùng hệ thống khai báo y tế của Bộ Công an”.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Thanh Liêm, thời gian qua, Sở TT&TT đã làm việc với Bộ Công an và Trung tâm dữ liệu dân cư quốc gia. Sau buổi làm việc này, Sở TT&TT đã nhận được dữ liệu về việc người dân di chuyển ra vào thành phố do Bộ Công an cung cấp.

Người dân khai báo y tế qua website của Hệ thống khai báo di chuyển nội địa. Ảnh: Trọng Đạt

Về cơ bản, dữ liệu khai báo qua nền tảng của Bluezone, NCOVI hay website tokhaiyte,... đều được Bộ TT&TT trả về Sở hàng ngày. Dữ liệu từ Hệ thống khai báo di chuyển nội địa của Bộ Công an cũng vậy. 

“Dù khai báo y tế bằng ứng dụng gì đi chăng nữa, dữ liệu cũng sẽ được dồn về cho Sở TT&TT. Sở TT&TT sẽ là cơ quan trung tâm chuyển cho các quận huyện để thực hiện truy vết, xét nghiệm.”, ông Liêm nói.

Chia sẻ thêm về Hệ thống khai báo di chuyển nội địa của Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội [Bộ Công an], ông Liêm cho biết do hệ thống này bao gồm cả cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, người dùng sẽ được xác thực chính danh và không thể giả dối được. Đó chính là ưu điểm của hệ thống khai báo do Bộ Công an phát triển.

Trọng Đạt

Sau khi tra cứu chứng nhận tiêm chủng, người dân có thể tải chứng nhận dưới dạng mã QR và lưu trữ trên ứng dụng Zalo để tiện cho việc xuất trình khi cần thiết.  

Theo thông tin từ đơn vị phát triển Bluezone, hiện tại, hơn 30 triệu người dùng ứng dụng này đã có thể khai báo y tế trực tuyến ngay trên ứng dụng.

Để khai báo y tế, người dùng chỉ cần vào ứng dụng Bluezone, bấm vào mục khai báo y tế và cung cấp các thông tin dịch tễ cần thiết.

Sau khi kê khai, thông tin dữ liệu sẽ được hệ thống cập nhật về các trung tâm chống dịch và cơ quan y tế của Việt Nam để được quản lý một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Ứng dụng Bluezone cũng được bổ sung thêm tính năng gửi phản ánh, cho phép người dân có thể thông qua đó phản ánh thông tin đến cơ quan chức năng về các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ngoài ra còn có một số tính năng mới khác như lịch và các tiện ích.

Trong thời gian tới, Bluezone sẽ hoàn thiện tính năng quét mã QR để người dân có thể kiểm tra tại các địa điểm công cộng và giám sát tiêm chủng.

Theo VTV.VN

Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên máy của bạn, không chuyển lên hệ thống

Ứng dụng không thu thập dữ liệu về vị trí của bạn

Mọi người tham gia cộng đồng ẩn danh với những người khác. Chỉ cơ quan Y tế có thẩm quyền mới có thể biết những người nhiễm và nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Dự án được mở mã nguồn theo giấy phép GPL 3.0. Người dùng các nước trên thế giới được tự do tìm hiểu hoạt động hệ thống ở mức mã nguồn, được tự do sử dụng, nghiên cứu, sửa đổi và chia sẻ.

Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp BLE [Bluetooth Low Energy] do đó bạn có thể bật Bluetooth cả ngày cũng chỉ sử dụng trên dưới 10% Pin

Tải ngay ứng dụng Bluezone

Dành cho cơ quan chống dịch có thẩm quyền

Việt Nam là một trong những nước rất tích cực từ những ngày đầu tiên thực hiện ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh. Với dân số gần 100 triệu người, có đường biên giới dài với Trung Quốc [quốc gia đầu tiên xuất hiện dịch bệnh COVID-19], Việt Nam là nước có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Họ đã làm thế nào để phòng chống dịch bệnh

Mỗi khi xuất hiện một ca nhiễm bệnh mới. Họ triệt để truy vết và cách ly tập trung những người tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh, yêu cầu cách ly tại nhà với những người tiếp xúc gần với những người nghi nhiễm. Tổ chức xét nghiệm cho những người nghi nhiễm và điều trị tích cực cho những người nhiễm bệnh. Với ứng dụng Bluezone, việc thực hiện theo chiến lược trên sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cuộc sống trở về bình thường

Khi dịch bệnh đã giảm bớt, nguy cơ bùng phát vẫn còn, do đó vẫn cần kiểm soát chặt chẽ. Trước khi có vacxin, việc xuất hiện những ổ dịch nhỏ là điều có thể xảy ra. Áp dụng những biện pháp như nêu trên của Việt Nam với sự trợ giúp của ứng dụng Bluezone sẽ giúp cuộc sống bình thường trở lại.

Dành cho đội ngũ phát triển

Video liên quan

Chủ Đề