Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Roger Federer (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1981 tại Basel, Thụy Sĩ) là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Thụy Sĩ được gọi với biệt danh là Tàu tốc hành (FedEx) và anh có lối đánh  làm “mê hoặc” lòng người. Roger Federer được nhiều chuyên gia, cựu danh thủ cũng như nhiều tay vợt xem là tay vợt xuất sắc nhất và vĩ đại nhất thế giới trong mọi thời đại. Federer cũng là tay vợt giàu có nhất làng banh nỉ và là 1 trong những VĐV giàu có nhất lịch sử thể thao. Tài sản của Federer hiện nay ước tính lên tới hơn 600 triệu USD

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Federer hiện đang nắm nhiều kỷ lục trong làng quần vợt, trong đó có việc đứng 309 tuần liên tiếp là tay vợt số 1 thế giới trong bảng xếp hạng của ATP 237 tuần liên tiếp từ 2 tháng 2 năm 2004 tới 17 tháng 8 năm 2008. Vào ngày 16 tháng 7 năm 2012, anh chính thức phá kỷ lục 286 tuần ở vị trí số 1 thế giới của Pete Sampras. Anh còn là là tay vợt duy nhất trong lịch sử đoạt 5 chức vô địch Wimbledon và Mỹ Mở rộng liên tiếp. Federer đã đoạt 20 danh hiệu Grand Slam[4], với kỷ lục 8 giải Wimbledon, 6 giải Úc mở rộng, 5 giải Mỹ mở rộng và 1 giải Pháp mở rộng. Federer cũng là 1 trong 8 tay vợt nam trong lịch sử từng vô địch cả bốn giải Grand Slam. Anh cũng giữ kỷ lục 30 lần vào tới các trận chung kết Grand Slam, trong đó có 10 lần liên tiếp từ giải Wimbledon 2005 tới giải Mỹ mở rộng 2007.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Chia sẻ trong bộ phim tài liệu Strokes of Genius, Roger Federer đã lý giải phần nào nguyên nhân lối đánh của mình chiếm được tình cảm của đại đa số người hâm mộ. “Tôi muốn giành chiến thắng và đây là mục đích khi tôi ra sân. Khi thi đấu, tôi luôn cố gắng mang đến sự giải trí cho khán giả. Giờ đây, lối đánh của tôi có thể được xem là đẹp mắt với một số người. Tôi nghĩ việc này xuất phát từ cú trái tay một tay.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Tôi tin rằng cách đánh này trông mượt hơn và khán giả dễ nhìn thấy hơn. Tôi có thể chơi theo cách mình muốn như ngày hôm nay là nhờ thể lực và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân,” tay vợt người Thụy Sĩ bộc bạch.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Vũ khí trái một tay của Federer thường được so sánh với lối đánh của những người đàn anh như Andre Agassi và Pete Sampras. Về vấn đề này, “tàu tốc hành” cho hay: “Tôi luôn tự nhủ bản thân rằng mình không thể bắt chước họ vì họ là độc nhất vô nhị. Nếu bạn cố gắng sao chép từ họ, bạn có thể sẽ không làm tốt bằng họ vì đó là bản năng của họ. Bạn phải tìm ra bản sắc của riêng mình và làm theo cách của bạn. Song, bạn có thể nhìn họ, xem điểm mạnh của họ để rồi vận dụng nó cho kỹ thuật của bạn.”

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Federer có phong cách thi đấu điềm tĩnh, biến hóa, ổn định và đẹp mắt. “Đẹp mắt” trở thành một đặc điểm trong phong cách thi đấu của Federer, phân biệt anh với tất cả các tay vợt còn lại trong lịch sử quần vợt. Phong cách này dựa trên một nền tảng kỹ thuật thượng thừa và một tâm lý thi đấu vững vàng.

Tài năng là yếu tố ai cũng thấy rõ ở Roger Federer, nhưng không dễ để hiểu vì sao anh duy trì được một phong độ tuyệt đỉnh ở tuổi U40.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Trong đội ngũ huấn luyện Roger Federer, Pierre Paganini giữ thâm niên lâu nhất. Trợ lý thể lực 60 tuổi gặp Federer lần đầu năm 1995, khi tay vợt người Thụy Sỹ mới 14 tuổi, dự giải quần vợt trẻ toàn quốc. Đến năm 2000, khi thành lập đội để chinh phục ATP, Federer lập tức điền tên của Paganini vào vị trí trợ lý thể lực. Từ một tay vợt trẻ 19 tuổi giàu triển vọng, Federer trở thành ngôi sao làng banh nỉ, dần bước tới ngồi đền của huyền thoại. Đã có không ít chuyên gia đi qua sự nghiệp “Tàu tốc hành”, chỉ có Paganini ở lại.

“Lý do chính khiến tôi đang đứng ở vị trí này hoàn toàn nhờ vào chú Pierre”, Federer chia sẻ với tờ New York Times gần đây. “Các bài tập thể lực của chú ấy thú vị nhất có thể. Tôi tin tưởng chú Pierre và làm bất cứ điều gì chú ấy khuyên. Tôi không cần làm bài kiểm tra thể lực nào bởi thông qua các bài tập, chú Pierre sẽ biết tôi khỏe hay yếu, nhanh hay chậm”.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Paganini (phải) nằm trong đội của Federer từ năm 2000. Ảnh: EPA.

Paganini từng rèn thể lực cho VĐV điền kinh, bóng đá – những môn thể thao ông thường xuyên chơi khi rảnh rỗi. Ông hiếm khi cầm vợt trước khi huấn luyện Federer và Stan Wawrinka, nhưng dấu ấn ông mang đến cho đôi vợt người Thụy Sỹ là không thể phủ nhận. “Mỗi người trong đội có vai trò riêng. Nhà vật lý trị liệu quan tâm đến vấn đề chuyên biệt, HLV đề cập đến trận đấu, còn tôi đảm bảo cậu ấy đủ sức khỏe để đánh trận này qua trận khác mà vẫn giữ thể trạng tốt nhất”, Paganini nói.

“Tôi đã làm việc cùng Federer được 17 năm, nhưng cậu ấy vẫn luôn khiến tôi ngỡ ngàng”, Paganini ca ngợi người học trò thành công nhất của ông trên tạp chí Tribune de Geneve. Không hào nhoáng, chẳng phô trương và càng ghét xuất hiện trên mặt báo, Paganini vẫn là mảnh ghép không thể thiếu trong thành công của Federer. Ông mới theo dõi trực tiếp hai trong 19 danh hiệu Grand Slam của Federer. Lần đầu là chức vô địch Roland Garros duy nhất năm 2009, còn lại là Wimbledon năm nay.

Dù đã nghỉ toàn bộ mùa đất nện để giữ thể trạng, Federer càn quét gần như mọi danh hiệu còn lại năm 2017, trong đó có Australia Mở rộng và Wimbledon. Tại ATP Finals đang diễn ra ở London, “Tàu tốc hành” toàn thắng vòng bảng. Ở tuổi 36, anh chỉ thua bốn trong 54 trận, tỷ lệ thắng 93%. Đó là thành tích tốt nhất từ năm 2006, thời điểm Federer đánh tới 92 trận mà chỉ thua năm lần. “Thành thực mà nói, tôi hoàn toàn bất ngờ vì năm qua thật kỳ diệu với Federer. Thành tích như vậy thường là không thể vươn tới”, Paganini tấm tắc khen.

Chứng kiến Federer hạ gục Marin Cilic tại tại chung kết Wimbledon 2017 đầy cảm xúc, Paganini lâng lâng như trên mây. Nhưng ngay trên chuyến bay trở lại Thụy Sỹ, trong đầu ông đã rộn lên hình ảnh về giáo án, bài tập để cậu học trò giữ vững phong độ.

Một trong những hình ảnh đó là tháng 2.2016, trong quá trình hồi phục sau ca phẫu thuật đầu tiên trong sự nghiệp Federer. “Tàu tốc hành” bị rách sụn chêm đầu gối trái sau khi thua Djokovic tại bán kết Australia Mở rộng và phải khâu lại khớp gối. “Roger tập vật lý trị liệu trong hai tuần đầu. Trước khi chúng tôi đưa vào các bài tập thể lực, cậu ấy phải bắt đầu bằng những bài tập đi bộ, bước khoảng năm mét và đi ngược lại”, Paganini hồi tưởng. “Trông giống như cậu ấy phải học đi lại từ đầu. Ngay cả những người lạc quan nhất cũng tự hỏi, liệu cậu ấy có thể trở lại quần vợt đỉnh cao hay không?”.

Câu trả lời là tiếng “có” dõng dạc, dù Federer cần nghỉ thêm sáu tháng cuối năm 2016. Giờ thì những đối thủ bi quan nhất cũng phải thắc mắc tay vợt đã đoạt 19 Grand Slam bao giờ mới dừng lại, với đôi tay, đôi chân và cái đầu vẫn minh mẫn.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

5 năm trước, Paganini tuyên bố Federer chắc chắn vẫn có thể thi đấu đến năm 2016. Dựa vào lối đánh, tài năng và đam mê của tay vợt 36 tuổi, không có gì nghi ngờ điều đó. 2020 thì sao?

“Chỉ Roger biết thời điểm nào thích hợp nhất để cảm thấy đôi chân muốn dừng lại. Roger đang ở tuổi 36 theo sinh học, nhưng tuổi vận động viên của cậu ấy trẻ hơn nhiều và tuổi trưởng thành chắc chắn quá 40. Cậu ấy luôn giữ cân bằng, khiến chúng ta không thể dự đoán điều gì. Roger sẽ tự quyết định với tư cách một người đàn ông, không chỉ là một tay vợt. Trừ khi chấn thương nghiêm trọng cướp đi lựa chọn của cậu ấy”, Paganini nói.

Nhưng Federer hiếm khi đối mặt chấn thương trong sự nghiệp. Gần 20 năm từ khi bắt đầu đánh chuyên nghiệp, guồng máy của “Tàu tốc hành” vẫn chạy tốt, ngoại trừ năm 2016. Anh hiểu rõ cơ thể, vẻ như sẵn sàng giao tiếp với nó. Không ít lần Federer nói với Paganini rằng anh cảm thấy có gì đó không ổn, trước khi vấn đề thực sự ập tới. Điều đó giúp tay vợt sinh năm 1981 ngăn ngừa không ít nguy cơ chấn thương.

Phương pháp luyện tập của Federer thay đổi theo thời gian. Khi còn trẻ, Federer tập thêm bóng rổ để cải thiện sự đa dạng. Hiện tại, anh chỉ chú trọng những bài tập bổ trợ trực tiếp cho quần vợt. Theo Paganini, ông nhấn mạnh vào bài tập phức tạp, bắt chước thói quen di chuyển trong môn này.

“Một tay vợt cần phải khỏe, nhanh, kết hợp hài hòa động tác và đủ sức bền. Bài tập bổ trợ sẽ nhấn vào việc cải thiện những yếu tố đó. Nhưng cũng không thể quên rằng quần vợt thi đấu trên sân chuyên biệt, không phải trên đường phố hay bể bơi. Mỗi bài tập đều cần được thực hiện dựa theo tốc độ và quãng di chuyển trên sân quần. Chín trên 10 tình huống trong quần vợt phụ thuộc tốc độ trong ba bước chạy đầu tiên. Vì thế tay vợt cần tập luyện để làm tốt hơn ba bước chạy đầu”, Paganini phân tích.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Tài năng thiên bẩm, nhưng Federer không hề tập luyện ít hơn Djokovic hay Nadal.

Đánh giá tốc độ trong quần vợt không giống như đánh giá chân chạy 100 mét. Thời gian phản xạ và tốc độ kết hợp các động tác cần được quan tâm đặc biệt. Vấn đề không chỉ là di chuyển nhanh, còn là di chuyển đúng, lặp lại trong khoảng ba tiếng liên tục. Bản chất của banh nỉ là di chuyển nhanh nhưng nhẹ nhàng, dùng tốc độ một cách toan tính. “Roger rất thông minh trong khả năng này và có thể làm tốt dù đã ngoài 30 tuổi. Tầm nhìn, phán đoán và sự trưởng thành của cậu ấy đều vượt trội”, trợ lý thể lực 60 tuổi nói.

Nhiều người cho rằng bí quyết để Federer “càng già, càng cay” là gene trời phú, vóc dáng mảnh khảnh và lối đánh phong nhã. “Mọi người đều nói vậy, nhưng để thi đấu 70 trận mỗi năm cần nhiều hơn thế. Mục tiêu của Federer là sự ổn định ở từng trận đấu, từng buổi tập. Chứng kiến Roger thi đấu, chúng ta thấy một nghệ sỹ đang trình diễn, nhưng cậu ấy đã phải tập luyện cật lực”.

Trông thể hình của Federer khá mỏng, không có nghĩa anh tập thể lực ít hơn Nadal hay Djokovic. Lối đánh của Federer đa dạng, vì thế các bài tập của anh cũng để bổ trợ lối chơi đó. Paganini ví von: “Chẳng hạn như có người nói tiếng Anh và tiếng Pháp giỏi, người khác nói tiếng Anh, Nga, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Theo tôi, Roger thuộc mẫu người thứ hai. Với sự sáng tạo, cậu ấy có thể thi triển nhiều cú đánh, cũng như nói nhiều ngoại ngữ. Nói năm ngoại ngữ chắc chắn phải khó hơn hai. Khi bạn càng có nhiều năng lực, bạn càng phải tập luyện nhiều hơn”.

Tại sao gọi federer là tàu tốc hành

Động lực để Federer khổ luyện không gì khác là đam mê. Anh luôn biết cách cân bằng giữa quần vợt và cuộc sống. 17 năm gắn bó với Paganini, tay vợt người Thụy Sỹ chưa từng đổ gục vì mệt mỏi. Những lúc đuối sức, anh sẽ tập nhiều hơn bình thường. Federer là trường hợp đặc biệt, với tiềm năng khổng lồ. Nhưng không có nghĩa anh có thể tập ít đi. Thay vào đó, tay vợt số hai thế giới luôn vun đắp điểm mạnh để bứt lên. “Đã 17 năm rồi mà chúng tôi vẫn bất ngờ với công việc của nhau. Roger đề nghị tôi áp những bài tập sáng tạo để giúp cậu ấy giữ động lực”, Paganini tiết lộ.

Nếu không trở thành một tay vợt, Federer có thể là cầu thủ bóng đá cừ khôi, do biết phối hợp tốt giữa đầu, tay và chân. Anh cũng có thể là vận động viên ném lao, bóng rổ, bóng chuyền hay trượt tuyết vì khả năng giữ thăng bằng. 

Nhưng hơn hết, Federer là vận động viên thông minh và luôn biết anh chắc chắn phải làm gì để vươn đến đỉnh cao.

Xuân Bình tổng hợp