Tại sao cây trồng ngập nước lại chết

Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết giúp bạn tìm được nguyên nhân và biết được cách khắc phục, xử lý cây bị úng rẽ kịp thời giúp cây phát triển, cùng tìm hiểu nhé!

Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết như thế nào? Trong quá trình trồng và chăm sóc cây tại nhà, đôi khi bạn gặp hiện tượng cây trồng tự nhiên bị héo úa rồi chết dần, đó là do úng nước gây thối rễ. Bạn vẫn chưa biết cách để xử lý như thế nào? Đừng lo lắng, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi cây trồng nhà bạn gặp phải tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cây trồng ngập nước lại chết
Hình 1: Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết

Cây trên cạn bị úng lâu ngày sẽ chết vì nguyên nhân sau:

Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ thiếu oxy.

Khi đất ngập nước, oxy trong không khí không khuếch tán được vào đất, rễ cây không thể lấy oxy để hô hấp. Thiếu oxy sẽ làm hỏng quá trình hô hấp bình thường của rễ, không thể hình thành các lông hút mới. Không có lông hút, cây không hút được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

Nếu để quá trình ngập úng lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng hô hấp yếm khí, sinh ra và tích tụ chất độc hại cho tế bào lông hút, các lông hút trên rễ sẽ chết, rễ bị thối rữa, không còn khả năng lấy nước và chất dinh dưỡng cho cây và làm cây bị chết.

Đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn

Đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng tìm kiếm nguồn nước, hút nước và các ion khoáng:

-Có hai loại rễ trên cạn chính là rễ cọc và rễ chùm. Cả hai loại rễ đều thích nghi với việc tìm kiếm nước, hút nước và các ion khoáng.

  • Rễ cọc: 1 rễ chính, mọc các rễ bên.
  • Rễ chùm: sau giai đoạn ra rễ, rễ chính tiêu biến, từ vị trí rễ chính mọc ra rễ non.
Tại sao cây trồng ngập nước lại chết
Hình 2: Hình ảnh rễ cọc và rễ chùm

Hình thái của rễ thích nghi với chức năng hút nước:

  • Rễ có hình trụ, các đầu tận cùng có rễ che chở: dễ đâm sâu vào các tầng đất để tìm nguồn nước.
  • Chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia tạo thành tế bào mới
  • Vùng sinh trưởng kéo dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho tế bào.
  • Lông hút: có các lông hút, làm tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hút nước và muối khoáng.
Tại sao cây trồng ngập nước lại chết
Hình 3: Hình ảnh cấu tạo và lông hút của rễ

Cách nhận biết và xử lý khi cây bị úng

Cách nhận biết

Cây trồng bị ngập úng nước sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Khi cây bị úng nước cây sẽ có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển, một số cây có màu nâu thay vì xanh như những cây sinh trưởng bình thường.
  • Cây xuất hiện nhiều lá vàng bất thường, lá cây không tươi, hơi rủ xuống, khô, cháy hoặc xuất hiện các mảng vàng trên lá.
  • Cây bị úng nước sẽ cản trở bộ rễ cung cấp nước để nuôi dưỡng các bộ phận khác của cây. Tình trạng này cũng ngăn cản cây hút chất dinh dưỡng từ đất.
  • Kiểm tra kỹ trên mặt đất hoặc dưới gốc cây xem có rêu hay không, vì khi cây bị úng bạn sẽ thấy rêu xanh hoặc trắng / đen sẽ xuất hiện trên mặt đất hoặc dưới gốc cây.
  • Dùng mũi ngửi để biết có mùi ẩm mốc khó chịu không, vì nếu nước nhiều quá, lâu ngày sẽ bị thối rễ.
  • Kiểm tra lỗ thoát nước trong chậu. Nếu dưới đáy cây không có lỗ thoát nước thì khả năng cao là cây bị ngập úng. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ xem phần đáy của cây có bị úng nước hay không.
Tại sao cây trồng ngập nước lại chết
Hình 4: Cây sẽ có màu xanh nhạt hoặc ngả vàng khi bị úng nước

Cách xử lý cây bị úng

Sau khi ngập úng, đối với những cây bị ngập úng nhẹ, còn khả năng phục hồi cần tiêu nước kết hợp tạo độ thông thoáng cho đất để cung cấp oxy cho bộ rễ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhanh chóng phục hồi, áp dụng các biện pháp tổng hợp để ngăn chặn sâu bệnh tấn công.

  • Đối với cây trồng trong chậu, hãy mở hệ thống thoát nước và nâng cao thành chậu nếu có thể. Tiến hành làm sạch bùn, đất bám trên lá, cành và ổn định cây trồng để hạn chế rễ dài, hư rễ.
  • Xông đất sau khi nước rút, độ ẩm đất giảm bằng cách xới nhẹ lớp đất mặt giúp đất và gốc cây thông thoáng, kết hợp cắt bỏ những phần lá, cành bị mục do hư hỏng ngập trong nước lâu ngày.
  • Bón phân phòng trừ sâu bệnh: Sau khi ngập úng nên bón phân vô cơ qua lá giàu đạm, lân, vi lượng để cây mau hồi phục, hạn chế tối đa việc bón phân hữu cơ vào đất.
Tại sao cây trồng ngập nước lại chết
Hình 5: Bón phân phòng trừ sâu bệnh
  • Tùy theo các giai đoạn sinh trưởng của cây để ta lựa chọn loại phân bón thích hợp, kết hợp bổ sung dinh dưỡng cho cây phục hồi cần áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh.

Kết Luận

Bài viết này đã giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết và chia sẻ những thông tin hữu ích về dấu hiệu và cách khắc phục khi cây bị úng. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn trong quá trình tìm hiểu, để có thể chăm sóc cây trồng khỏe và xanh tốt.