Tại sao cần có kỷ luật

‘"àm việc theo kỉ luật không phải là điều dễ dàng nhưng nó sẽ đem lại cho bạn hoa trái ngọt ngào trong công việc và cuộc sống"- ông Phạm Ngọc Anh, CEO ASK Training JSC - Ảnh: ASK

Tại sao rất nhiều người thất bại trong ‘cuộc chiến’ với bản thân?

Nhiều năm trước tôi cũng sống một cuộc sống rất lười biếng, tùy tiện, buổi tối muốn chơi đến mấy giờ thì chơi, lướt web, chơi game thâu đêm, sau đó ngủ một mạch đến khi tự tỉnh. 

Tuy nhiên, từ khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi đã thay đổi. Hàng ngày dậy từ 6h30 sáng, làm việc liên tục đến 1h đêm, chẳng cần dùng đến báo thức. Những ngày nghỉ, tôi vẫn thức dậy lúc 6h30 để không phá vỡ thói quen đã hình thành.

Khi bạn biến một hoạt động thành thói quen, bạn không cần dùng đến khả năng tự kiểm soát bản thân. Dưới đây là một số kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ, mong rằng các bạn sẽ thực hành nó, để trang bị cho mình nền tảng để tiến về phía trước:

1. Luôn làm việc có kế hoạch

Xây dựng thói quen lập kế hoạch sẽ giúp bạn luôn ý thức được mục tiêu mình muốn đạt được khi làm bất cứ việc gì và có phương án dự phòng cho những vấn đề phát sinh. Từ việc lựa chọn mô hình khởi nghiệp nào, học gì để phát triển bản thân, cho đến những việc thường nhật như ăn uống như thế nào để giữ gìn sức khoẻ, tập luyện ra sao để nâng cao sức khỏe… đều cần phải có kế hoạch.

2. Tuân thủ theo đúng kế hoạch

Rất nhiều người lập kế hoạch, có lịch công tác rõ ràng, nhưng lại thiếu sự kiểm soát khi thực hiện. Kết quả là kế hoạch chỉ trên giấy và không được hiện thực hoá. Làm việc theo đúng kế hoạch chính là thể hiện tinh thần tự tin và tự trọng. 

Tin tưởng vào những gì mình đã hoạch định, quyết tâm thực hiện chúng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những giây phút mơ hồ, lưỡng lự, không biết bắt đầu từ đâu, không biết nên làm hay không.

"Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" - Ảnh minh họa: ASK

3. Luôn đúng giờ bằng cách sớm hơn

Đi làm đúng giờ, tốt nhất là hãy chủ động để phòng tránh rủi ro kẹt xe, tắc đường. Đúng giờ sẽ mang lại cho bạn lợi nhiều hơn hại đấy. Đi họp lại càng phải đúng giờ hơn nữa, vì đó là thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác của mình. Tốt nhất nên đến sớm 15 phút để có thời gian chuẩn bị trước cho cuộc họp.

4. Quản lý tốt thời gian của bản thân

Trong giờ làm việc chỉ tập trung vào công việc, không mất thời gian cho những việc riêng tư [điện thoại, chat, chơi game, facebook, mua hàng trên mạng…]. Thời gian nghỉ giải lao từ 5 đến 10 phút sau mỗi nhiệm vụ, cho mắt và cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng.

5. Giữ thái độ tích cực, lạc quan

Thông thường chúng ta có thói quen làm những gì mình thích hơn là quan tâm đến việc làm những gì cho người khác thích. Hãy xây dựng thói quen niềm nở, thân thiện với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Biết lắng nghe những gì người khác nói và nói những gì người khác muốn nghe.

Tóm lại, kỷ luật bản thân chính là điều kiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều quan trọng và cần thiết trong công việc và cuộc sống. Đồng thời cũng giúp chúng ta chống lại những thói quen xấu là rào cản cho sự phát triển của bản thân.

Khóa học Wake Up 2 ngày chuyên sâu sắp tới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể giúp bạn:

- Làm chủ kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

- Tìm ra cách thức để vượt qua sự lười biếng, trì hoãn…

- Hiểu rõ bản thân và có được tấm bản đồ hành động chi tiết trong 3-5 năm tới

Tham khảo thêm thông tin khóa học tại: //bit.ly/2ENN9hj

Phạm Ngọc Anh - CEO ASK Training JSC

S.C

Kỷ luật là một lối sống và cách sống mang đến nhiều giá trị cho con người. Trong cả cuộc sống sinh hoạt hay công việc, con người cũng cần đặt mình vào một khuôn khổ nhất định. Việc rèn luyện bản thân mang đến tính trách nhiệm, cẩn thận hơn trên thực thế. Đây là một lối sống với những ý nghĩa cho sự tích cực, tìm kiếm các giá trị tốt đẹp hơn. Ở đây, không ai ngoài chính bản thân chính là người giám sát hiệu quả nhất. Từ đó mà có thể thấy được các cải thiện hay thay đổi của bản thân sau một thời gian rèn luyện.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách. Với các kiên nhẫn trong thực hiện mục tiêu với tính chất lâu dài. Con người phải làm chủ được bản thân trước những cám rỗ của sự tùy tiện. Hướng mình đến khuôn khổ công việc và hành vi sẽ thực hiện. Nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng và mang đến sức mạnh của chính cá nhân trong vốn kinh nghiệm.

Kỷ luật giúp đào tạo con người trở lên bản lĩnh hơn. Nhờ có kỷ luật, năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu cụ thể. Đó là mơ ước về cải thiện con người hoặc hướng đến sự tốt đẹp, hoàn hảo hơn. Đây cũng chính là bệ phóng mang con người tìm kiếm và khai phá các giá trị mới, dẫn dắt ta đi tới thành công. Chinh phục các mục tiêu mà trước giờ ta chỉ mong ước đạt được nhưng chưa từng cố gắng thực hiện.

Kỷ luật được dùng với hoạt động của tổ chức hoặc riêng cá nhân. Trong đó:

– Với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính trị.

Kỷ luật là hệ thống những quy định xử sự chung được đặt ra. Yêu cầu thực hiện nghiêm túc và hiệu quả đối với thành viên. Khi đó, việc đảm bảo thực hiện kỷ luật là nghĩa vụ. Mang đến ổn định và quy củ của tổ chức. Mọi người trong các tổ chức, xã hội đó phải tuân theo các quy định xử sự, hay chính là kỉ luật. Từ đó giữ gìn các trật tự sẵn có và thực hiện các công việc đạt được chất lượng, kết quả cao. Không tuân thủ kỷ luật có thể sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật theo quy định.

Các nhân viên, cá nhân khi tham gia làm việc, vận hành phải tuân theo kỷ luật. Trong đó mang đến các quy định thể hiện như nội quy làm việc. Từ đó mang đến văn hóa của tổ chức, hướng đến làm việc hiệu quả. Trong khi làm việc và quyền lợi hay phần thưởng sẽ được đảm bảo riêng. Để giữ gìn môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả. Hướng đến ý nghĩa trong hoạt động quản lý của tổ chức.

– Với cá nhân:

Kỷ luật là một đức tính, là sự rèn luyện để sửa chữa những sai trái. Với ý chí phấn đấu và cố gắng của chính chủ thể đó. Có thể được thúc đẩy bên cạnh các tác động từ người khác. Nhưng quan trọng nhất cũng là phản ánh ý chí quyết tâm, kiên trì của bản thân. Tạo khuôn, nếp để chúng ta thực hiện mọi thứ hoàn hảo hơn.

Mang đến các thói quen và cách thức lành mạnh cho sinh hoạt, làm việc. Tạo động lực thúc để chúng ta có thể theo đuổi được mục tiêu tới cuối cùng. Hướng đến các giá trị mong muốn nhận được tốt hơn ở tương lai. Kỷ luật là một đức tính cần có và cần được rèn luyện càng sớm càng tốt. Đưa con người ta vào khuôn khổ với các tìm kiếm giá trị tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ trở thành một người chuẩn mực làm việc theo nguyên tắc. Hướng đến các giá trị hiệu quả hơn trong cuộc sống.

Kỷ luật luôn khiến chúng ta hướng đến những điều tích cực. Thực hiện bởi mỗi người trong tập thể. Mang đến những thành công xứng đáng cho bản thân bên cạnh các lỗ lực. Đồng thời bạn sẽ luôn được mọi người đánh giá cao khi cộng tác hay trong những hoạt động tập thể. Khi những cố gắng được đền đáp bằng thành quả xứng đáng.

Kỷ luật tiếng Anh là Discipline.

2. Sống kỷ luật là gì?

Sống kỷ luật tiếng Anh là: Disciplined living

Đây là yếu tố quan trọng trong phong cách sống của con người. Các cố gắng với định hướng chính xác mang đến kết quả thể hiện khả năng của bản thân thân mình. Đồng thời mang đến giá trị thể hiện cho xứng đáng. Khi con người có được lối sống tự chủ và nắm được kỷ luật sẽ gặt hái được nhiều thành công. Cách sống này cần đến các quyết tâm sửa đổi ngay từ ban đầu. Nhưng sẽ mang đến hiệu ứng và thói quen tốt duy trì về sau.

Đầu tư đúng đắn cho bản thân đem lại giá trị suốt đời. Bởi thái độ, giá trị của một người mang đến sự tôn trọng từ các chủ thể khác. Con người biết kết hợp kỷ luật, định hướng tốt trong khả năng sẽ tìm kiếm được thành tựu nhất định.

Sống kỷ luật không hề thiếu linh hoạt hay cứng nhắc như nhiều người suy nghĩ. Mà chỉ mang đến những thói quen tốt hơn. Từ đó tránh được các tệ nạn, các tác động tiêu cực cho sức khỏe và mối quan hệ đang có. Kỷ luật đúng cách sẽ là liều thuốc để thúc đẩy mạnh mã tinh thần làm việc và hành động của chúng ta.

Kỷ luật cũng giúp con người tận dụng tối đa thời gian trong một ngày. Biết phân chia, sắp xếp thời gian thực hiện công việc hợp lý. Đảm bảo quỹ thời gian mang đến ý nghĩa trong công việc. Không sa đà vào những thứ không cần thiết, vô bổ. Khi biết tiết chế các khoảng thời gian đó một cách hợp lý.

Hoàn thành mọi mục tiêu được đề ra dù khó hay dễ. Cảm xúc của thời điểm đó không được chi phối lý trí. Như vậy thì kỷ luật mới được đảm bảo thực hiện hiệu quả. Con người có thể đặt ra rất nhiều mục tiêu, nhưng sẽ thật khó để thực hiện nếu không có kỷ luật. Bởi tính chất nền móng và thử thách sẽ tác động đến lựa chọn cảm xúc. Các nền tảng với khả năng, trình độ phải được thực hiện thúc đẩy với kỷ luật để được khai thác hiệu quả nhất.

3. Làm sao rèn được tính kỷ luật?

Kỷ luật phải được đảm bảo thực hiện trong thời gian dài. Từ đó hình thành các thói quen tốt cho con người trong các hoạt động khác nhau. Bởi vậy, cần thực hiện với các triển khai trong tư tưởng về nhận thức. Sau đó là các rèn luyện trong thực tế.

Tự nhận thức:

Ban đầu, con người phải tự định hướng cho mình nhu cầu tốt nhất. Khi đó, với cảm xúc thấy khó khăn và thử thách. Nhưng khi nghĩ đến kết quả, hay thực hiện kỷ luật để hoàn thành mong muốn đó. Với các mục tiêu quá nhiều và không biết bắt đầu như thế nào, việc tự nhận thức và đánh giá cần thiết nhất. Bạn mong muốn gì trong công việc, mối quan hệ, vật chất tương lai. Định hướng có được thành tựu đó năm bao nhiêu tuổi. Và cần làm gì để đạt được những điều đó từ các hành động nhỏ nhất.

Quá trình này đòi hỏi bạn phải tự tìm hiểu, tự phân tích bản thân. Mang đến lộ trình thực tế, chỉnh chu với các mục tiêu và định hướng tương lai. Để có được những mơ ước đó, cần làm những gì trong thực tế. Hiểu rõ hơn tôi là ai, mục đích của tôi là gì, và giá trị nào tôi đề cao.

Nhận thức có ý thức:

Nhận thức và khẳng định nhận thức đó cần được triển khai càng sớm càng tốt. Khi đó, bạn cần giữ cho mình các động lực và nhiệt huyết. Ý thức được bản thân và nỗ lực cần xây dựng. Nếu bạn không xây dựng tính kỷ luật, sẽ rất khó khăn để tìm được mục tiêu trong hướng đi thực tế. Nhận thức được, và phải giữ vững ý thức đó trong suốt thời gian thực hiện.

Để xây dựng được yếu tố này bạn cần thời gian để tìm được điểm mấu chốt. Từ đó xác định cho các hành vi cần thực hiện, cùng với các mấu chốt cần tháo gỡ. Tự đưa ra và khai thác cơ hội cho chính bản thân mình. Quyết định và hành động đúng đắn với giá trị của bản thân.

Quyết tâm áp dụng kỷ luật:

Phải để lý chí thôi thúc trong tinh thần quyết tâm cao. Luôn nghĩ đến thành, bại nếu bạn có hai ngã rẽ cụ thể. Với kỷ luật, kết quả nhận được sẽ là gì. Với vô kỷ luật kết quả sẽ ra sao. Theo đuổi thực hiện những gì mà bạn nói mình sẽ làm – cả về thời điểm và cách thực hiện việc đó. Hãy mang đến cho mình việc cụ thể cần thực hiện luôn. Và việc đó có ảnh hưởng, tác động đến kế hoạch triển khai lâu dài của bạn.

Xây dựng một phương pháp/hệ thống để theo dõi quá trình thực hiện những cam kết này. Đánh giá cho tính chất, mức độ thực hiện công việc. Với phần trăm đã thực hiện, các việc còn cần phải làm. Chẳng thế mà người ta vẫn nói: “Cái gì đo lường được thì mới tiến triển được”.

Can đảm:

Kỷ luật là một việc làm cực kỳ khó cần dựa trên cảm xúc và đam mê thì thực sự mới có thể đối mặt được. Bởi vậy mà vẫn cần xác định chính xác mục tiêu bạn theo đuổi. Phải gắn với những niềm yêu thích và tự hào của bạn về ý nghĩa công việc đó. Do đó, tính kỷ luật phụ thuộc lớn vào sự can đảm để làm được đúng kỷ luật. Bên cạnh nền tảng cho đam mê, kỳ vọng của chúng ta.

Xây dựng lòng can đảm để có thể đối mặt với những mệt mỏi, những thử thách và khó chịu xảy ra xung quanh. Bởi việc thực hiện khó xác định tính đúng đắn, hiệu quả, tác động và thành công trên thực tế. Nhưng có thể khẳng định rằng con người chắc chắn sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Bồi đắp bởi những chiến thắng mà bản thân ghi lại được bằng chính sự tự tin và lòng can đảm thì tính kỷ luật sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Tự hướng dẫn bản thân:

Tự nói chuyện với mình, tự khuyến khích mình và tự trấn an bản thân. Nhắc nhở bạn về các mục tiêu của mình, tạo dựng lòng can đảm, củng cố lòng quyết tâm. Nhắc nhở bản thân cũng như tạo ra động lực bằng các hình tượng bạn ngưỡng mộ. Mang đến phương châm để thúc đẩy bản thân vực lại tinh thần và ý chí: “Cái giá của việc giữ kỷ luật luôn luôn thấp hơn nỗi đau của niềm hối tiếc”. Các khó khăn chỉ là thử thách. Xuyên suốt quá trình thực hiện tính kỷ luật, bạn đã học được rất nhiều giá trị trong cách sống.

Video liên quan

Chủ Đề