Tại sao bị trào ngược lại đau mỏ ác

07/05/2015 Tác giả: 7.506 lượt xem

Chào bác sĩ! Con trai tôi 6 tuổi, một tuần nay cháu kêu đau bụng chỗ mỏ ác, có lúc đau đến mức bò ra giường. Tôi đưa cháu đi khám thì cháu đã hết đau nên bác sĩ bảo không có gì đặc biệt. Mấy ngày gần đây cháu lại bị đau như vậy. Xin bác sĩ cho tôi biết đau bụng chỗ bỏ ác là bệnh gì? Tôi xin cảm ơn!
Mai Hiếu (Hà Nội)

Trả lời:
Theo như bạn mô tả thì có nhiều khả năng cháu bị những đợt giun đũa chui vào ống mật (rồi lại chui ra). Để kiểm tra, bạn có thể thử bằng cách khi thấy cháu lên cơn đau hãy lấy tay ấn nhẹ vào vùng dưới mỏ ác (đầu dưới của xương ức), cháu sẽ đau dữ dội. Bạn cần làm những việc sau:

– Thử phân để tìm trứng giun đũa (nếu có điều kiện),
– Cho trẻ uống thuốc tẩy giun đũa.
– Bổ sung thực phẩm có vị chua cho trẻ như chanh,khế, dứa, để tăng axit dạ dày. Bởi nếu axit trong dạ dày giảm, giun đũa sẽ không phân biệt được ranh giới giữa ruột và dạ dày,  có thể đi ngược lên dạ dày. Khi ngang qua lỗ ống mật chủ, giun có thể chui ống mật, gây cơn đau dữ dội. Khi hết đau bụng có nghĩa là giun đã chui ra hoặc đã chết tại chỗ. Xác giun nằm lại và gây nguy cơ hình thành sỏi mật.
– Giữ vệ sinh ăn uống để đề phòng nhiễm giun, đồng thời tẩy giun định kỳ cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Theo dõi cơn đau của trẻ, nếu thấy trẻ bị đau bụng không dứt, cần ho trẻ đi viện càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể luồn một ống thông vào dạ dày-tá tràng để bơm ôxy (giun không chịu nổi ôxy sẽ tụt xuống). Khi thật cần thiết sẽ mổ.

Tại sao bị trào ngược lại đau mỏ ác

Khi đau bụng chỗ mỏ ác dữ dội cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay

Đau bụng chỗ mỏ ác cảnh báo nhiều nguy cơ khác nhau, tuy nhiên ở trẻ thường là dấu hiệu của giun. Để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, bạn nên đưa cháu đến bệnh viện để các bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị.

Khi mang thai thì cơ thể của mẹ bầu luôn thay đổi mỗi ngày, kéo theo đó là xuất hiện của những cơn đau thượng vị. Nguyên nhân nào dẫn tới đau thượng vị khi mang thai? Cách điều trị đau thượng vị khi mang thai ra sao. Bài viết sau sẽ cho mẹ bầu những thông tin cần thiết nhất.

1.    Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị trong Đông y còn gọi là quản thống, tâm vị thống. Phần nhiều do ăn uống không điều độ, nóng lạnh bất thường hoặc do suy ngĩ, lao lực bị tổn thương. Vùng thượng vị là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

2.    Nguyên nhân dẫn tới đau thượng vị khi mang thai:

-    Thay đổi của cơ thể khi mang thai:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này chính là do cơ thể của bà mẹ có những thay đổi để thích ứng với việc mang bầu. Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường ăn nhiều hơn, cộng với việc các hormone trong cơ thể bị thay đổi sẽ làm cho lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp. Điều này làm cho chúng tích tụ lại trong dạ dày, dịch vị acid cũng theo đó mà tăng lên, dẫn đến hiện tượng trào ngược acid. Theo thời gian, tình trạng này sẽ làm cho vùng thượng vị bỏng rát. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi tạo áp lực và chèn ép lên dạ dày cũng là một yếu tố làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây trào ngược dạ dày.

Tại sao bị trào ngược lại đau mỏ ác

Mẹ bầu nên chú ý những biểu hiện của đau thượng vị khi mang thai

-    Có tiền sử bệnh đau dạ dày:
Những người đã từng bị đau dạ dày trước đó sẽ có nguy cơ cao bị đau thượng vị trong giai đoạn mang thai. Vì những thay đổi của cơ thể sẽ làm cho bệnh dễ tái phát, gây nên các triệu chứng bệnh. Đau rát vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này.
-    Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa:
Đau thượng vị khi mang thai có thể là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, các vấn đề về gan, mật bị viêm loét dạ dày, đôi khi còn là biểu hiện của bệnh xuất huyết dạ dày, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Dù là do nguyên nhân nào gây ra thì tình trạng đau thượng vị khi mang thai cũng sẽ gây ra những tác hại không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng đi khám và được tư vấn cách điều trị phù hợp.

3.    Điều trị đau thượng vị ở phụ nữ mang thai?

Khi mang thai việc điều trị bệnh nào cũng cực kỳ quan trọng. Trước khi điều trị bạn nên tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Khi mang thai, bạn không nên dùng thuốc để chữa đau thượng vị mà cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày để giảm triệu chứng đau của mình.
-    Thay đổi chế độ ăn hợp lý:
Đối với mẹ bầu không nên ăn nhiều thực phẩm khô cứng, dưa muối, măng.... đều là những thực phẩm làm tăng tình trạng đau thượng vị ngày càng tồi tệ hơn. Tuyệt đối không dùng đến đồ uống có chất kích thích như cafe, rượu, trà đặc, gia vị cay...
Mẹ bầu cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày kịp hấp thụ tốt hơn, nhai thật kỹ, nuốt chậm làm giảm axit có trong dạ dày. Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như rau xanh, trứng, hải sản... nó giúp hỗ trợ chữa đau thượng vị cực kỳ hiệu quả.

Tại sao bị trào ngược lại đau mỏ ác

Chế độ ăn khoa học giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng đau thương vị khi mang thai

-    Lối sống lành mạnh:
Hầu hết rằng căn bệnh mà mình đang mắc phải mội phần nguyên nhân là do thói quen cuộc sống hàng ngày gây nên. Hãy nên thay đổi thói quen làm việc, nghỉ ngơi và thoải mái làm việc....là việc làm rất cần thiết. Bà bầu không nên thức khuya, căng thẳng, mất ngủ sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiêu hóa phát triển. Trong đó có đau thượng vị, đau dạ dày. Tập những bài thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe như: thiền, đi bộ để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đau thượng vị khi mang thai.
-    Chữa đau thượng vị bằng chườm ấm:
Đây là một trong những cách làm giảm nhanh chóng tình trạng đau thượng vị mà bạn đang gặp phải. Nếu không có sẵn túi chườm ấm, mẹ bầu chỉ cần dùng một cái chai và đổ đầy nước ấm vào. Sau đó dùng nó để áp lên vùng thượng vị khoảng 5 phút rồi nghỉ. Sau đó lại tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy thêm ít lần nữa, những cơn đau thượng vị thuyên giảm một cách rõ rệt.
Lưu ý là nên sử dụng nước ấm với một nhiệt độ phù hợp không nên dùng nước quá nóng vì có thể gây nên tình trạng bỏng da.
-    Uống nước chanh mật ong:
Chanh và mật ông đều là nguyên liệu có tác dụng khám viêm, chống oxy hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bởi vậy, nếu bị đau dạ thượng vị khi mang thai mẹ bầu có thể uống một cốc nước chanh mật ong ấm, nó cũng có thể làm giảm cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
-    Dùng thuốc khi cần thiết:
Mặc dù trong giai đoạn mang thai, sử dụng thuốc tây để chữa bệnh là điều không nên. Tuy nhiên, trong trường hợp mà đau thượng vị nặng hoặc nó còn là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng, mẹ bầu cần phải uống thuốc để chữa trị. Đau thượng vị khi mang thai không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn làm cản trở quá trình phát triển của bé. Chính vì thế, khi cơ thể có các biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần nên đi khám và được hướng dẫn các cách xử lý phù hợp.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.
>>> xem thêm:

tiểu đường thai kỳ 
canxi hóa bánh rau