Tại sao bị rong kinh

Rong kinh là hiện tượng ra máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt của nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên, có ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Vậy Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rong kinh  như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó .

1. Thế nào là rong kinh

Thông thường 1 chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3-5 ngày, phụ nữ sẽ mất khoảng 50 -80ml máu, khi bị rong kinh thời gian có kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày và mất hơn 80ml. Khi bị rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và báo động 1 vấn đề sức khỏe khác.

2. Nguyên nhân triệu chứng rong kinh

- Độ tuổi dậy thì có sự mất cân bằng nội tiết, buồng trứng đang hoàn thiện nên ảnh hưởng tới khả năng tiết hormone. Hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hệ trục não bộ tuyến yên buồng trứng suy yếu làm ảnh hưởng tới sự sản sinh của hormone sinh dục.

- Tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai

- Thừa cân, béo phì, ăn uống không khoa học

- Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai

- Tổn thương ở cơ quan sinh dục gây nên các bệnh lý phụ khoa: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm âm đạo,.... Hoặc mắc bệnh lý tự thân như: tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn đông máu,...

Tại sao bị rong kinh

Căng thẳng, stress trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến rong kinh

3. Triệu chứng của rong kinh, rong huyết 

Đôi khi rong kinh khá khó phân biệt bởi kinh nguyệt của chị em có thể biến đổi do nhiều tác động khác nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát và theo dõi cẩn thận thì các bạn có thể dễ dàng nhận ra hiện tượng này. Đó là:

  • Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm 

Không chỉ có hiện tượng máu kinh ra nhiều vào ban ngày, kéo dài nhiều giờ liên tiếp. Biểu hiện của bệnh cũng có thể hiện rõ vào ban đêm. Máu kinh vào ban đêm có thể ra nhiều bất thường, bạn phải dùng đến băng vệ sinh ban đêm để kiểm soát mỗi khi chu kỳ đến.

  • Xuất huyết và tiếp diễn trong nhiều giờ

Tình trạng xuất huyết với lượng máu nhiều, kéo dài trong thời gian lâu. Trong khoảng 1-3 giờ đã phải thay băng vệ sinh một lần.

  • Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp

Nếu nhận thấy trong 2 chu kỳ kinh liên tiếp các dấu hiệu ra máu nhiều. Lượng máu ra với khối lượng và rất khó kiểm soát. Các bạn cũng cần để ý biểu hiện này để xác định có thực sự mắc bệnh này không.

  • Máu kinh sẫm hơn bình thường 

Thông thường máu kinh ra thường loãng và có màu đỏ sẫm. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt có màu sẫm hơn bình thường thì bạn nên suy nghĩ đến vấn đề mình đã mắc bệnh.

  • Xuất hiện nặng trong kỳ kinh nguyệt kéo dài 7 ngày

Theo dõi tình trạng của bản thân, nếu chị em thấy chu kỳ kinh của mình kéo dài 7 ngày trở lên. Lượng máu ra mỗi lần đến kinh trên 80ml thì các bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó có biện pháp điều trị tình trạng xuất huyết bất thường của mình.

Tại sao bị rong kinh

Rối loạn kinh nguyệt là 1 trong những triệu chứng của rong kinh

  • Máu kinh vón thành cục lớn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu kinh ra có thể vón cục. Đây là biểu hiện bình thường khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu máu kinh vón thành các cục máu đông với kích thước lớn bất thường thì bạn cần cẩn trọng.

Một trong những triệu chứng của những bệnh nhân bị rong kinh chính là đau bụng dưới. Đây là biểu hiện rất khó phân biệt với đau bụng kinh thông thường. Bởi thế, để nhận biết đây liệu có thể là do mắc bệnh hay không các bạn cần có sự thăm khám của bác sỹ.

  • Mệt mỏi, thở dốc và có triệu chứng của thiếu máu

Khi bị xuất huyết nhiều, kéo dài bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Sắc mặt của chị em sẽ kém sắc và nhạt nhòa hơn. Cũng do lượng máu kinh nguyệt ra nhiều nên thường cảm thấy rất mệt, thở dốc và nhất là dễ hoa mắt, chóng mặt. Mất máu quá nhiều mà cơ thể chưa kịp phục hồi khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng.

4. Chẩn đoán rong kinh bằng cách nào?

Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán rong kinh là:

Mỗi mẫu máu của bạn có thể được đánh giá thiếu sắt (thiếu máu) và các tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp hoặc bất thường đông máu.

Trong xét nghiệm này, các tế bào từ cổ tử cung của bạn thu thập và kiểm tra nhiễm trùng, viêm hoặc thay đổi có thể là ung dung hoặc có thể dẫn đến ung dung.

Một chất lỏng được tiêm qua 1 ống vào tử cung của bạn bằng âm đạo và cổ tử cung. Bác sĩ sau đó sử dụng siêu âm để tìm kiếm các vấn đề trong niêm mạc tử cung của bạn.

  • Sinh thiết nội mạc tử cung:

Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô từ bên trong tử cung để giải phẫu bệnh kiểm tra.

Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tử cung, buồng trứng và xương chậu.

5. Biến chứng của rong kinh

Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau

Rong kinh có thể gây thiếu máu, mất màu bằng cách giảm số lượng hồng cầu lưu thông. Số lượng tế bào hồng cầu lưu thông được đo bằng huyết sắc tố, một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất bằng cách sử dụng sắt trong cơ thể để tạo ra nhiều huyết sắc tố. Sau đó, có thể mang oxy trên các tế bào hồng cầu. Rong kinh có thể làm giảm nồng độ đủ sắt để tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi. 

Cùng với chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể bị đau bụng kinh. Đôi khi chuột rút liên quan đến rong kinh rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện.

6. Phương pháp điều trị rong kinh

Các lựa chọn điều trị trong giai đoạn nặng phụ thuộc vào 2 yếu tố: nguyên nhân cơ bản và kế hoạch sinh con

Nếu bị rong kinh nặng và kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc để giảm mất máu như axit tranexamic để giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như  ibuprofen hoặc naproxen (cũng để giảm lưu lượng); hoặc để cân bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc progesterone hoặc dụng cụ tử cung (DCTC).

Nếu rong kinh do u xơ hoặc polyp có thể phải thực hiện phẫu thuật như giãn và nạo (D&C), thuyên tắc động mạch tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung.

Tại sao bị rong kinh

Chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể không giúp chấm dứt tình trạng rong kinh nhưng có thể bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể phụ nữ không bị suy nhược. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh, trứng và thịt.... để chống thiếu máu.

Để điều trị bệnh thiếu máu hiện có hoặc phòng ngừa, phụ nữ nên bổ sung sắt hoặc các chất giúp thúc đẩy cân bằng nội tiết tố và sức khỏe kinh nguyệt. 

Tình trạng rong kinh xảy ra ở mỗi người khác nhau, nguyên nhân gây bệnh thường không giống nhau nên việc điều trị cũng sẽ được áp dụng theo mỗi trường hợp cụ thể. Bởi vậy, khi nghi ngờ mình bị rong kinh bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản. 

Bệnh viện trang bị cơ sở vật chất hiện đại, luôn cập nhật các phương pháp điều trị tân tiến trên thế giới. Ngoài ra, còn có đội ngũ nhân viên y tế nhẹ nhàng, luôn sẵn sàng hỗ trợ người bệnh 24/7; môi trường bệnh viện an toàn, kiểm soát, phân luồng dịch tễ chặt chẽ đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; 100% người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế phải test nhanh COVID-19 khi ra vào viện. Bên cạnh đó, quy trình thăm khám nhanh gọn, đảm bảo sự riêng tư.

Để được tư vấn khám và điều trị rong kinh hiệu quả và đặt lịch khám, khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Rong kinh kéo dài hơn 1 tuần được xem là vấn đề khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, chị em còn có thể bị rong kinh cả tháng, là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bên cạnh đó, tình trạng này khiến cho môi trường âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm phát triển, tấn công sâu vào các cơ quan sinh dục.

1. Bị rong kinh cả tháng có nguy hiểm không?

Rong kinh kéo dài cả tháng là một biểu hiện của sự rối loạn kinh nguyệt. Theo các bác sĩ chuyên khoa, kinh nguyệt thông thường của người phụ nữ chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, với lượng máu mỗi chu kỳ rơi vào từ 30-50ml.

Tuy nhiên, với những trường hợp bị rong kinh kéo dài cả tháng, chị em có thể mất một lượng máu lên đến 80ml/chu kỳ, thậm chí nhiều hơn. Không những mang đến nguy cơ thiếu máu, suy nhược cơ thể (một vài trường hợp có thể gặp tình trạng choáng váng, ngất xỉu), rong kinh cả tháng còn khiến chị em phải đối mặt với các bệnh phụ khoa:

– Viêm âm đạo.

– Viêm lộ tuyến cổ tử cung.

– Viêm tại phần phụ, tắc, tổn thương vòi trứng.

– Viêm vùng chậu.

Tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm rõ được nguyên nhân, người bệnh càng có khả năng kiểm soát tốt tình trạng này.

Tại sao bị rong kinh

Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ giúp chị em kiểm soát tốt tình trạng rong kinh

2. Nguyên nhân rong kinh kéo dài

Như chúng ra đã biết, rong kinh được chia thành hai dạng là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Tuy nhiên, với trường hợp bị rong kinh cả tháng, các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và thường xếp vào nhóm rong kinh thực thể, tức do bệnh lý phụ khoa gây ra.

Rong kinh cả tháng có thể đến từ một số nguyên nhân sau:

2.1. Rối loạn hormone, nội tiết tố

Tình trạng rong kinh kéo dài đến cả tháng do vấn đề rối loạn nội tiết, mất cân bằng hormone sinh dục thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh. Lúc này, hệ nội tiết hoạt động bất ổn, hormone estrogen và progesterone mất cân bằng. Từ đó, phụ nữ có thể gặp một số bệnh lý như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, các vấn đề liên quan tới tuyến giáp,…khiến lượng máu kinh nhiều hơn, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài cả tháng.

2.2. Chức năng buồng trứng suy giảm

Ở tuổi tiền mãn kinh, khi hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, quá trình rụng trứng không còn diễn ra bình thường. Buồng trứng cũng là cơ quan có nhiệm vụ điều khiển hoạt động sản sinh, cân bằng nội tiết tố. Vì vậy, việc chức năng buồng trứng suy giảm cũng sẽ ảnh hưởng, gây rối loạn hormone, dẫn đến tình trạng rong kinh rong huyết kéo dài.

2.3. Polyp tử cung

Polyp tử cung xuất hiện trên niêm mạc tử cung, dễ khiến cho phần niêm mạc này bị bong, chảy máu. Ngoài ra, Polyp tử cung cũng có mối liên hệ trực tiếp tới nồng độ Estrogen cao, gây ra tình trạng rong kinh kéo dài.

2.4. Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung

Đây là hai bệnh ung thư nguy hiểm, có biểu hiện điển hình là tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng. Các tế bào ung thư khi phát triển, tác động tới hoạt động của tử cung sẽ khiến cho tình trạng rong kinh càng trở nên nghiêm trọng hơn với những cơn đau khó chịu.

Tại sao bị rong kinh

Bị rong kinh cả tháng có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý phụ khoa

3. Biến chứng khi rong kinh kéo dài cả tháng

Việc trì hoãn điều trị chứng rong kinh kéo dài cả tháng có thể khiến cho nhiều bệnh lý phụ khoa trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nguy hại với sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, rong kinh cả tháng có thể gây ra một số biến chứng như:

– Viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ,… mạn tính.

– Suy nhược cơ thể, đề kháng kém, dễ ốm đau, mệt mỏi thường xuyên.

– Rong kinh cả tháng liên quan đến các bệnh lý phụ khoa có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn. Đặc biệt, các bệnh lý như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang sẽ phát triển và dễ trở thành mạn tính.

4. Rong kinh cả tháng xử lý ra sao?

Rong kinh cả tháng thường gắn với các yếu tố bệnh lý. Tùy theo nguyên nhân ở mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp. Quan trọng nhất, chị em cần được thăm khám, tư vấn, hướng dẫn cụ thể để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.

4.1. Sử dụng thuốc khi bị rong kinh cả tháng

Một số trường hợp vì lý do sức khỏe hay do tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng vẫn nằm trong tầm kiểm soát có thể lựa chọn giải pháp sử dụng thuốc. Hiện nay, chị em thường sử dụng thuốc tránh thai, các liệu pháp hormone, thuốc kháng viêm,… để ổn định phần nào vòng kinh, tránh được những hậu quả của rong kinh kéo dài.

4.2. Phẫu thuật ngoại khoa, xử lý yếu tố gây tình trạng bị rong kinh cả tháng

Các phương pháp như mổ nội soi, phẫu thuật mổ hở toàn bộ hoặc một phần tử cung, buồng trứng được thực hiện nhằm loại bỏ các yếu tố gây rong kinh kéo dài như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc,… Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn, tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Với việc loại bỏ các yếu tố gây rong kinh kéo dài cả tháng, bệnh nhân sẽ cải thiện được tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất. Đồng thời, chị em cũng phòng tránh được nhiều bệnh lý phụ khoa có khả năng gây ra những hệ quả nguy hiểm.

Tại sao bị rong kinh

Phẫu thuật loại bỏ các yếu tố gây rong kinh là phương pháp nhanh chóng giúp chị em ngăn ngừa nhiều bệnh phụ khoa

Những chia sẻ về tình trạng trên đây có thể đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho chị em phụ nữ. Trong bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng nên lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thực hiện chẩn đoán và điều trị rong kinh kéo dài kịp thời, hiệu quả, phòng ngừa những hệ lụy khó lường.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thăm khám, chăm sóc sức khỏe phụ khoa cho chị em phụ nữ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, Thu Cúc đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi lựa chọn tới khám và điều trị tình trạng rong kinh.