Sự khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Mục lục

  • 1 Cải cách dẫn đến thành lập
  • 2 Cơ sở lý luận
  • 3 Đặc trưng
  • 4 Hạn chế
  • 5 Nhận xét
  • 6 Thăm dò ý kiến
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Liên kết ngoài

Cải cách dẫn đến thành lậpSửa đổi

Những cải cách kinh tế đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986 trong Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Những cải cách này đã tạo ra một vai trò lớn hơn cho các lực lượng thị trường trong việc phối hợp hoạt động kinh tế giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ, và cho phép sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp nhỏ và tạo ra một sàn giao dịch chứng khoán cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.[3]

Show

Các cải cách kinh tế nhằm tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế kế hoạch kiểu Liên Xô và hướng tới một nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường với mục đích trở thành một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.[4] Mục tiêu của hệ thống kinh tế này là cải thiện lực lượng sản xuất của nền kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho nền tảng của chủ nghĩa xã hội và cho phép Việt Nam hội nhập tốt hơn với nền kinh tế thế giới.

Đầu những năm 1990, Việt Nam đã chấp nhận một số lời khuyên cải cách của Ngân hàng Thế giới về tự do hóa thị trường, nhưng từ chối các chương trình điều chỉnh cơ cấu và các điều kiện viện trợ đòi hỏi tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.[5]

Bài 2: Nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam

Xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ người dân và doanh nghiệp” là một định hướng của Chính phủ đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội. Việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển hay Nhà nước kiến tạo phát triển rất phù hợp với việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.Mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển” có những ưu điểm gì?Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm (Donald Trump) vừa ký sắc lệnh về độc lập năng lượng, hạ thấp các tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện dùng than. Việc hạ thấp tiêu chuẩn này được tin là sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất điện than, nhờ đó mà ngành khai thác than cũng có thể mở rộng sản xuất. Hệ quả tiếp theo là công ăn việc làm mới sẽ được tạo ra cho những người dân Mỹ. Cách hành xử như vậy là rất đặc trưng cho mô hình nhà nước điều chỉnh. Nhà nước chỉ tác động lên các ngành công nghiệp bằng cách điều chỉnh chính sách, pháp luật chứ không trực tiếp xây dựng kế hoạch rồi đầu tư phát triển các ngành này. Và đây cũng là điểm khác biệt hết sức quan trọng giữa mô hình nhà nước điều chỉnh với mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.Thực ra, thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” được nhà nghiên cứu C.Giôn-xơn (Chalmers Johnson) đưa ra từ những năm 80 của thế kỷ trước khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Ông nhận thấy rằng trong sự phát triển thần kỳ ấy có vai trò rất quan trọng của nhà nước. Nhà nước Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển đó. Sau này, ngoài Nhật Bản ra, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác... đều được xem là những nhà nước kiến tạo phát triển. Đặc trưng hết sức cơ bản của mô hình nhà nước này là nhà nước trực tiếp đề ra một kế hoạch phát triển công nghiệp (với những tham vọng lớn) và đầu tư mạnh mẽ về cơ chế, chính sách và nhiều khuyến khích khác để thúc đẩy công nghiệp phát triển. Theo các nhà nghiên cứu, đây là mô hình nhà nước nằm ở giữa nhà nước điều chỉnh (theo chủ thuyết thị trường tự do) và nhà nước kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống). Nhà nước kiến tạo phát triển không đứng ngoài thị trường, nhưng cũng không làm thay thị trường mà nhà nước kiến tạo phát triển chủ động can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được đề ra. Để đạt được mức tăng trưởng GDP gấp đôi, một nhà nước điều chỉnh (như Hoa Kỳ) sẽ phải mất đến 50 năm, trong lúc đó một nhà nước kiến tạo phát triển (như Trung Quốc) chỉ mất 10 năm. Từ ví dụ về sắc lệnh độc lập năng lượng của Tổng thống Mỹ Đ.Trăm, chúng ta cũng sẽ thấy khá rõ những hạn chế của mô hình nhà nước điều chỉnh. Cụ thể, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp tiêu chuẩn phát thải chưa chắc đã khiến các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất điện than nhiều hơn; việc khai thác than vì vậy chưa chắc đã được mở rộng; công ăn việc làm mới cho người dân Mỹ chưa chắc đã được tạo ra.

Nhiều người cho rằng, nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình nhà nước kết hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển mạnh mẽ nhất trong những thập niên nửa cuối của thế kỷ trước. Sự hấp dẫn của mô hình này đã suy giảm ít nhiều khi cuộc khủng khoảng tài chính châu Á năm 1997 xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước, đặc biệt các nước Đông Á (là những nước theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển). Nhiều học giả bắt đầu có cái nhìn phê phán hơn đối với mô hình nhà nước kiến tạo phát triển và họ chỉ ra không ít những hạn chế của mô hình này. Ví dụ như sự hoạch định kế hoạch phát triển công nghiệp của nhà nước có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa năng lực sản xuất quá lớn như ở Trung Quốc hay trong thời đại toàn cầu hóa, khi các tập đoàn xuyên quốc gia đang làm chủ việc hoạch định chính sách phát triển nhiều ngành công nghiệp thì nhà nước không dễ đi ngược lại với các tập đoàn này.

Tuy nhiên, nhà nước kiến tạo phát triển vẫn là một mô hình đầy tiềm năng, phù hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.

Kiến tạo phát triển chính là tạo ra những cải cách đột phá

Ở Việt Nam, thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo phát triển” lần đầu tiên được đưa ra trong một bài viết của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2014. Thế nhưng, thuật ngữ này chỉ thật sự trở thành một định hướng của cải cách, từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra cam kết xây dựng một “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân” trong phát biểu nhậm chức của mình và nỗ lực đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.

Nếu đặt câu hỏi: Các Thủ tướng của chúng ta có chịu ảnh hưởng của lý thuyết về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển được các nhà nghiên cứu đưa ra từthế kỷ trước hay không? Câu trả lời có lẽ là không. Kể từ khi từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp và xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, về cơ bản chúng ta đã đi theo mô thức của một nhà nước kiến tạo phát triển. Cái mà các Thủ tướng của chúng ta quan tâm là thúc đẩy những cải cách để kiến tạo ra sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc cho đất nước.

Có lẽ, trong điều kiện của Việt Nam thì để kiến tạo phát triển Nhà nước cần phải hoạch định đường lối phát triển cho đất nước (đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa và chương trình xóa đói giảm nghèo) và thúc đẩy việc hiện thực hóa đường lối đó. Thúc đẩy việc hiện thực hóa thì không có nghĩa là làm thay người dân và các doanh nghiệp mà tối thiểu phải làm được những việc sau đây:

Trước hết,Nhà nước phải tạo ra được hệ thống khuyến khích để các nguồn lực của xã hội được tập trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển. Hệ thống khuyến khích đó có thể là chi tiêu công, là thuế, là tín dụng, là thương quyền... Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải phát huy thế mạnh của nhà nước điều chỉnh là tạo ra khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể dễ dàng làm ăn và mưu cầu hạnh phúc. Khi và chỉ khi hàng triệu người dân Việt Nam có điều kiện làm ăn dễ dàng, có năng lực làm chủ cuộc sống và sáng tạo tương lai thì sự giàu có và thịnh vượng bền lâu mới đến với đất nước ta. Và đó cũng mới chính là sự phát triển thực chất nhất. Điều quan trọng là phải xây dựng cho được những khuôn khổ thể chế cần thiết để cho công việc làm ăn của người dân ngày một dễ dàng hơn. Quan trọng nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản, quyền tự dokhế ước... phải được bảo đảm; sự minh bạch phải được tăng cường; các hợp đồng phải được tôn trọng và bảo vệ; các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, một điều kiện không thể thiếu ở đây là việc bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô. Vì thiếu sự ổn định kinh tế vĩ mô, không doanh nghiệp cũng như một người dân nào có thể làm ăn dễ dàng được. Đây vì vậy là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ kiến tạo phát triển.

Hai là,Nhà nước cần tìm mọi cách để cung cấp các dịch vụ công chất lượng, giá rẻ cần thiết cho sự phát triển năng lực và việc làm ăn của các doanh nghiệp, của những người dân. Muốn làm được điều này, phải xây dựng được một bộ máy hành chính-công vụ hết sức chuyên nghiệp và hiệu quả. Bộ máy này phải được tuyển dụng, bổ nhiệm nghiêm ngặtdựatrên cơ sở của trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ba là,nhà nước phải biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều phải vươn lên và để thu hút được người tài. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống kinh tế là chất lượng hơn và giá rẻ hơn. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống chính trị là tài giỏi hơn và đạo đức hơn. Trong đời sống kinh tế, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và kiểm soát gắt gao những doanh nghiệp còn chiếm giữ vị thế độc quyền là rất quan trọng. Độc quyền không chỉ dẫn đến lạm quyền mà còn làm cho hoạt động kinh tế kém hiệu quả và xã hội kém năng động. Một cơ chế để người tài được tuyển chọn cũng hết sức quan trọng. Một phần của cơ chế này là áp đặt chế độ trách nhiệm rất rõ ràng, để những người đứng đầu bắt buộc phải chọn cho được người tài (không chọn được người tài không thể hoàn thành được công việc). Tất nhiên, chúng ta cũng phải trao quyền tuyển chọn cho những người đứng đầu này.

Với một khuôn khổ khái niệm như trên, Nhà nước ta quả thực có thể kiến tạo ra sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho đất nước. Vấn đềlà chúng ta cần sớm làmrõ khung khái niệm về nhà nước kiến tạo phát triển (chính phủ kiến tạo phát triển) mà chúng ta mong muốn xây dựng trên đất nước Việt Nam.

(còn nữa)

TSNGUYỄN SĨ DŨNG, TS NGUYỄN MINH PHONG,

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bài 3: Vai trò phù hợp cho doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn đang là trụ cột hàng đầu của nền kinh tế, đóng góp tới 28,8% GDP. Vấn đề sắp xếp, đổi mới DNNN, hay gần đây được sử dụng với thuật ngữ là tái cơ cấu DNNN đang được đặt ra. Tái cơ cấu là để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đặt DNNN ở một vị trí phù hợp trong nền kinh tế, từ đó góp phần tạo ra động lực phát triển cho chính DNNN và cho các loại hình doanh nghiệp khác, với mục đích cuối cùng là thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển đất nước, đồng thời bảo đảm công bằng xã hội.

DNNN mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước

Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong ba trụ cột chính của mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế đã được cụ thể hóa tại Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Một phương pháp quan trọng của việc tái cơ cấu là cổ phần hóa DNNN, rút bớt sự hiện diện của vốn Nhà nước tại những doanh nghiệp, những mảng lĩnh vực mà Nhà nước không cần phải nắm giữ, để cho thị trường tự điều tiết.

Với quan điểm đó việc cổ phần hóa đã được thực hiện quyết liệt trong những năm qua. Theobáo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp,năm 2001, Nhà nước có khoảng 6.000DNNN, đến năm 2011 chỉ còn 1.369 DNNN và đến hết tháng 10-2016 chỉ còn 718 DNNN. Nếu thời điểm năm 2001, DNNN xuất hiện ở hơn 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực. Đại đa số DNNN có quy mô vừa và lớn.

Về đóng góp cho nền kinh tế, mặc dù số lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ về số lượng trong khu vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%), nhưng DNNN vẫn là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Tốp 5 doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhất năm 2015 (năm 2016 chưa được công bố) thì đều là doanh nghiệp nhà nước, hoặc có vốn Nhà nước chi phối, đó là: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel),Tổng công ty Khí Việt Nam-Công ty CP, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Nếu mở rộng ra tốp 10 doanh nghiệp đóng thuế hàng đầu năm 2015 thì cũng có tới 7 doanh nghiệp nhà nước, hoặc có vốn Nhà nước chi phối. DNNN cũng đang đóng góp lớn nhất vào GDP với tỷ lệ 28,8%, so với doanh nghiệp ngoài nhà nước là 11,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 17,9%.

Tất nhiên, ở chiều ngược lại, cũng phải thấy rằng, DNNN giữ một lượng vốn cùng khối lượng tài sản lớn trong nền kinh tế. Cụ thể, tổng vốn chủ sở hữu tại DNNN hiện là 1,234 triệu tỷ đồng; tổng tài sản là 3,105 triệu tỷ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, lượng tài sản khổng lồ DNNN nắm giữ chưa phát huy hết được hiệu quả. Trong đó có không ít doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.

Nói như thế, để thấy rằng, lối suy nghĩ DNNN là yếu kém toàn diện, cần phải cắt bỏ sớm là không đúng đắn. Nhưng đồng thời, cũng phải nhìn nhận rằng, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là điều tất yếu. Bởi xét trên diện rộng thì nền kinh tế thế giới đang ngày càng chuyển động nhanh hơn, đòi hỏi toàn bộ các thành tố cấu thành cũng phải chuyển động theo. Trên thế giới có những tập đoàn kinh tế tư nhân rất hùng vĩ bỗng trở thành con số 0 chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ vì không thay đổi, để thích ứng kịp sự thay đổi của nền kinh tế. Vì thế, nền kinh tế Việt Nam cũng phải luôn chủ động thay đổi, nhằm thích ứng, nâng cao hiệu quả. Trong đó, DNNN chính là một trong những trọng tâm phải được xem xét thay đổi. Tái cơ cấu DNNN quan hệ hữu cơ với việc tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

DNNN nên giữ vai trò gì trong nền kinh tế?

Liên quan đến tái cơ cấu DNNN, có hai vấn đề cần được giải quyết tốt: Thứ nhất là DNNN có vai trò gì, sẽ làm gì, xuất hiện ở những lĩnh vực nào? Thứ hai là làm thế nào để nâng cao được khả năng quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả.

Về vấn đề thứ nhất là vai trò và lĩnh vực hoạt động của DNNN, trong văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu: “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN theo hướng: DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”. Còn các nguồn lực Nhà nước (tài nguyên đất đai, ngân sách Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia,...) cùng với các công cụ, chính sách được Nhà nước sử dụng để định hướng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thực tiễn ở nước ta, khi nguồn lực Nhà nước cùng với các cơ chế, chính sách tập trung vào lĩnh vực, địa bàn nào thì dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển ở lĩnh vực, địa bàn đó. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; còn doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận của kinh tế Nhà nước, hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Một vấn đề nữa cần lưu tâm, đó là từ xưa tới nay, DNNN thường phải thực hiện các nhiệm vụ công ích. Chính điều này đã gây ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả kinh tế của DNNN. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của một DNNN thường phải xét tới yếu tố “làm nhiệm vụ”, có nghĩa là dù không muốn thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nhiệm vụ ấy, vì các doanh nghiệp ngoài nhà nước không làm, không muốn làm. Ví dụ như, các dự án ở thành phố lớn, nơi đông dân cư thì rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn làm, nhưng các dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì ít doanh nghiệp muốn làm, thậm chí có những dự án không thể kêu gọi nổi vốn đầu tư xã hội. Vì vậy, bắt buộc phải có những DNNN để điều tiết những méo mó đó cho thị trường. Vừa qua, nếu không phải Viettel-một DNNN-đầu tư quyết liệt trong 6 tháng, thì không biết đến bao giờ Việt Nam mới có được một mạng viễn thông 4G hiện đại, phủ sóng toàn quốc.

DNNN còn là công cụ để Nhà nước trực tiếp điều tiết nền kinh tế. Ví dụ như, để giữ ổn định mặt bằng giá đầu vào cho các ngành sản xuất, trong nhiều năm qua, mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng giá điện nhìn chung được giữ ổn định ở mức thấp. So với nhiều nước trong khu vực, giá điện Việt Nam thấp hơn. Cụ thể, giá bán lẻ điện hiện nay của Việt Nam là 1.622 đồng/kWh, tương đương 7,31 cent/kWh. Trong khi đó, Trung Quốc là 10,04 cent/kWh, Thái Lan 11,81 cent/kWh...

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, nên có một lộ trình để giảm dần tỷ trọng của DNNN trong nền kinh tế, cụ thể là bằng thước đo GDP. Cụ thể là trong bức tranh GDP chung của đất nước, thì DNNN chỉ nên chiếm khoảng 15% GDP, còn lại doanh nghiệp ngoài nhà nước là 65% GDP và doanh nghiệp FDI khoảng 20% GDP. Nếu theo tỷ lệ này, so với mức đang đóng góp 28,8% GDP của đất nước, thì rõ ràng DNNN sẽ có sự thu hẹp lớn.

Thế nhưng, cũng về vấn đề này, có ý kiến lại cho rằng, điều cần quan tâm không phải là bắt buộc thành phần kinh tế nào có tỷ lệ trong GDP là bao nhiêu, mà là hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Theo quy luật về con số thì nếu doanh nghiệp có tỷ lệ đạt khoảng 30% thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến phần 70% còn lại. Nếu có tỷ lệ từ 10-30% thì sẽ có tác động nhưng không quyết định. Còn nếu nhỏ hơn 10% thì gần như không có tác động. Vì thế, đặt ra mục tiêu tỷ lệ đóng góp GDP khoảng bao nhiêu % có nghĩa là muốn loại hình doanh nghiệp nào giữ vai trò gì trong nền kinh tế.

Có ý kiến cho rằng, có thể chia DNNN thành 3 loại: Thứ nhất là DNNN làm nhiệm vụ công ích. Thứ hai là DNNN kinh doanh vốn (ví dụ nhưTổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Thứ ba là DNNN thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quốc gia. Trong đó, loại doanh nghiệp thứ ba cần được Nhà nước nắm chặt và quản trị sâu.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nếu muốn quốc gia phát triển với tốc độ nhanh hơn thì cần phải có những công cụ, những cách thức quản lý nền kinh tế phù hợp, trong đó vai trò của những doanh nghiệp chiến lược là rất quan trọng, ở một số quốc gia thì đó là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ.

Tại Việt Nam, hiện nay, có những cái nhìn khá định kiến về DNNN, cho rằng cứ DNNN là yếu kém. Thế nhưng, Viettel là một DNNN đang có hiệu quả sản xuất kinh doanh đứng đầu nền kinh tế Việt Nam, nộp thuế nhiều nhất Việt Nam và cũng là tiên phong đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, tại nhiều quốc gia, Viettel chiếm lĩnh thị trường chỉ trong một thời gian ngắn, lấn át cả những doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Thành công của Viettel minh chứng rằng, loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thành công, cái chính là phải có những lãnh đạo doanh nghiệp giỏi, có chiến lược phát triển tốt, khả năng thực thi tốt.

Phải chăng việc một số DNNN hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua là do được quá nhiều ưu đãi, khiến cho đánh mất khả năng cạnh tranh? DNNN phải chăng chỉ nên là những doanh nghiệp chuyên thực hiện những việc khó, những nhiệm vụ lớn mà doanh nghiệp bên ngoài chưa thể đảm đương được hoặc không muốn làm. Phải luôn luôn đặt DNNN trước những đòi hỏi rất cao, rất khắt khe.

Để nâng cao khả năng quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả của bất cứ doanh nghiệp nào, trong đó có DNNN thì một yếu tố rất quan trọng là phải có được một đội ngũ nhân sự giỏi, tinh thông về ngành nghề kinh doanh cốt lõi và có khát vọng vươn lên. DNNN đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước (thông qua Đảng ủy và những người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp), tồn tại vì lợi ích của quốc gia, nhưng đồng thời phải áp dụng các cơ chế, cách thức quản lý, công tác nhân sự tiên tiến nhất, giống như doanh nghiệp tư nhân, như thế thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động.

Khắc phục những hạn chế trong cổ phần hóa

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong thời gian qua, các DNNN sau cổ phần hóa (CPH) hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập người lao động được nâng lên. Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ Bộ Tài chính, kết quả hoạt động năm 2015 của 350 doanh nghiệp sau CPH với trước khi CPH cho thấy, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân người lao động tăng 33%. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn, lợi nhuận liên tục giảm, số nợ phải trả tăng nhưTập đoàn Cao su Việt Nam(lợi nhuận giảm từ 11.838 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 2.200 tỷ đồng năm 2015; công nợ phải trả năm 2015 là 21.220 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 35.210 tỷ đồng).

Thực tế thì loại hình doanh nghiệp nào cũng có doanh nghiệp mạnh, doanh nghiệp yếu. Các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần mạnh nhất trên thế giới cũng không tránh khỏi việc kinh doanh thua lỗ, phá sản. Vì thế, CPH không phải là đáp số chắc chắn để nâng cao hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, CPH là một xu thế đúng và tất yếu.

Vậy CPH mang lại điều gì để làm cho doanh nghiệp hiệu quả hơn, tốt hơn cho nền kinh tế? Đó là, CPH sẽ huy động được trí tuệ và vốn của xã hội vào doanh nghiệp, đồng thời sẽ tạo ra sức ép phải thành công. Sức ép hiệu quả ấy buộc doanh nghiệp phải chọn được nhân sự tốt, chọn được chiến lược kinh doanh đúng đắn, chọn được cách thức điều hành doanh nghiệp. Sức ép càng lớn thì những người đứng đầu doanh nghiệp càng buộc phải lựa chọn, sàng lọc để có bộ máy tốt nhất cho mình, nếu không chính bản thân họ cũng không thể tồn tại được.

Như vậy, có thể hiểu CPH là một phương thức để đổi mới doanh nghiệp; chứ CPH có lẽ không phải là mục tiêu. Vì vậy, có nhà kinh tế cho rằng, cần phải tính toán xem CPH như thế nào để ngân sách Nhà nước được lợi nhất và thị trường có thể hấp thu kịp. Đồng thời, cần phải khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong CPH như: Tạo ra thua lỗ rồi định giá doanh nghiệp thấp để những người đang điều hành và người nhà dễ dàng thâu tóm; mua doanh nghiệp chỉ vì khu đất vàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ chứ không quan tâm phát triển ngành nghề lõi của doanh nghiệp...

Tóm lại, đánh giá, xác định đúng vị trí, vai trò của DNNN là một vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để có chiến lược, chính sách, cơ chế phù hợp để nâng cao hiệu quả của DNNN, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

(còn nữa)

TS NGUYỄN SĨ DŨNG, TS NGUYỄN MINH PHONG, HOÀNG GIA MINH, HỒ QUANG PHƯƠNG

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay