Stakeholder analysis là gì

Stakeholder là những người có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến mục tiêu, và chính sách của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, còn gọi là các bên hữu quan. Vậy vai trò của stakeholder là gì? Cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn về khái niệm stakeholder nhé!

I. Stakeholder là gì?

Khi nói đến bất kỳ dự án của bất kỳ tổ chức nào, tất cả những cá thể nội bộ của tổ chức đó (một hoặc nhiều cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức) chịu ảnh hưởng hoặc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án đó thì được gọi là các stakeholder hay các bên liên quan của dự án đó. Những stakeholder này có thể xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức đó.

Stakeholder analysis là gì

Do đó, bạn sẽ phải biết cách quản lý từng người trong số họ, ngay cả những người không làm việc trực tiếp với bạn. Bạn sẽ phải học cách đối phó với nhiều tính cách khác nhau và đảm bảo rằng họ đã hiểu hoàn toàn về mục tiêu dự án. Nhưng trước tiên, bạn cần phải vai trò của các stakeholder la gi?

Vai trò của stakeholder

Các stakeholder có thể ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp bởi các hành động, mục tiêu, và chính sách của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức môi trường một cách tích cực hoặc tiêu cực. Các stackholder quan trọng gồm có chủ nợ, giám đốc, nhân viên, chính phủ (cùng các cơ quan của chính phủ), chủ sở hữu (cổ đông), nhà cung cấp, đoàn thể, và cộng đồng ở nơi hoạt động của doanh nghiệp.

Stakeholder analysis là gì

Mỗi stakeholder cũng có quyền lợi, nghĩa vụ, và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ, khách hàng của một công ty có quyền thực hiện các giao dịch bình đẳng nhưng họ lại không được coi như là nhân viên của công ty đó.

Một ví dụ về tác động tiêu cực đến các stakeholder là khi một công ty cần phải cắt giảm chi phí và lên kế hoạch cho một đợt sa thải. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng của người lao động cũng như nền kinh tế của khu vực gần đó. Stakeholder còn có tác động tích cực đến một người sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp như Microsoft là khi công ty phát hành một thiết bị mới giúp gia tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường chẳng hạn.

Phân biệt stakeholder nội bộ và bên ngoài

Stakeholder analysis là gì

Ngoài khái niệm stakeholder là gì, stakeholder còn được chia ra làm 2 loại là stakeholder nội bộ và stakeholder bên ngoài. Stakeholder nội bộ là những cá thể có lợi ích trong một doanh nghiệp thông qua mối quan hệ trực tiếp như có việc làm, quyền sỡ hữu, cổ phần, hoặc một khoảng đầu tư trong doanh nghiệp đó. Ngược lại, các stakeholder bên ngoài là những cá thể không có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào nhưng lại có thể gây ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi doanh nghiệp theo một cách nào đó bởi các hành động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó.

+ Stakeholder nội bộ:

Các nhà đầu tư là một ví dụ điển hình cho stakeholder nội bộ và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư quyết định đầu tư hơn 5 triệu đồng vào một công ty khởi nghiệp công nghệ để đổi lấy 10% cổ phần thì nhà đầu tư đó sẽ trở thành một stakeholder nội bộ của công ty đó. Lợi nhuận của nguồn đầu tư đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của công ty.

+ Stakeholder bên ngoài:

Các stakeholder bên ngoài là những cá thể không có mối liên hệ trực tiếp với một doanh nghiệp. Thay vào đó, các stakeholder này thường là một người hoặc nhóm hoặc tổ chức nào đó chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của một doanh nghiệp nào đó. Ví dụ, khi một doanh nghiệp vượt quá giới hạn cho phép của lượng khí thải carbon, người dân sinh sống quanh khu vực của doanh nghiệp đó được coi là một stakeholder bên ngoài vì họ chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm này.

Ngược lại, những stakeholder bên ngoài này đôi khi cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một doanh nghiệp nhưng không nhất thiết phải trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp đó. Ví dụ điển hình nhất của điều này chính là chính phủ – mỗi khi chính phủ thay đổi bất kỳ một chính sách nào thì đều sẽ gây ra một ảnh hưởng từ nhỏ đến lớn lên việc hoạt động của một doanh nghiệp.

II. Phân biệt các khái niệm về skateholder

Stakeholder theory là gì?

Stakeholder analysis là gì

Stakeholder theory là một quan điểm của chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh về mối quan hệ liên kết giữa một doanh nghiệp với tất cả khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư, cộng đồng, và những người khác có cổ phần của doanh nghiệp đó. Học thuyết này cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên nhắm đến việc tạo ra giá trị cho tất cả các stakeholder chứ không chỉ cho các cổ đông của mình.

Học thuyết này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và đã trở thành một nền tảng cho các nghiên cứu và phát triển sau này của nhiều bài nghiên cứu của nhiều học giả.

Các học giả trên khắp thế giới tiếp tục đặt nghi vấn về tính bền vững của việc tập trung vào lợi ích của các cổ đông như là mục tiêu cơ bản nhất của việc kinh doanh. Từ đó, các học thuyết nổi bật khác về vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980.

Tóm lại, đây là một khái niệm về đạo đức kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhằm đề cập đến các giá trị đạo đức và nguyên tắc trong việc quản trị một doanh nghiệp hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác.

Stakeholder analysis là gì

Multi-stakeholder là một dạng khung hay cấu trúc của một tổ chức dựa trên quy trình quản trị đa thành phần (nhiều stakeholder) hoặc quá trình hoạch định chính sách. Mô hình này có mục đích khuyến khích sự tham gia của các stakeholder chính như các doanh nghiệp, xã hội dân sự, chính phủ, tổ chức nghiên cứu, và tổ chức phi chính phủ để hợp tác và tham gia đối thoại, ra quyết định, và thực hiện các giải pháp cho các vấn đề hoặc mục tiêu chung của các stakeholder.

Stakeholder Analysis là gì?

Stakeholder analysis là gì

Stakeholder Analysis có nghĩa là quá trình phân tích các stakeholder này là một quá trình gồm xác định các stakeholder trước khi bắt đầu dự án với mục đích: chia các stakeholder thành từng nhóm dựa theo mức độ tham gia, mức độ quan tâm, và tầm ảnh hưởng của họ lên dự án và xác định cách tốt nhất để các nhóm stakeholder này có thể làm việc và giao tiếp với nhau hiệu quả xuyên suốt dự án đó.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ phần nào giúp giải đáp các thắc mắc của bạn về stakeholder là gì! Cùng tham khảo thêm một số bài viết khác nhé!

Xem thêm >> FAO là gì? Mục tiêu và vai trò của tổ chức FAO là gì?