Soạn văn tổng kết về từ vựng tiếp theo năm 2024

Câu 3 [trang 135 sgk Văn 9 Tập 1]: Không thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển từ ngữ:

- Mỗi từ chỉ có một nghĩa duy nhất.

- Nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tinh tế.

- Không có khối lượng từ ngữ đồ sộ nào đáp ứng hết.

II. Từ mượn

Câu 1 [trang 135 sgk Văn 9 Tập 1]:

Từ mượn là những từ mượn ngôn ngữ nước ngoài.

Câu 2 [trang 135 sgk Văn 9 Tập 1]:

Đáp án c. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Câu 3 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]:

- Những từ săm, lốp, [bếp] ga, xăng, phanh là những từ mượn được Việt hóa hoàn toàn.

- Những từ axit, ra - đi - ô, vi - ta - min,… chưa được Việt hóa hoàn toàn. Chúng vẫn mang tính phiên âm.

III. Từ Hán Việt

Câu 1 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]:

Từ Hán Việt là những từ gốc Hán Việt nhưng được Việt hóa.

Câu 2 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]:

Đáp án b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Câu 1 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]:

- Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học - kĩ thuật, dùng trong văn bản khoa học - công nghệ.

- Biệt ngữ xã hội là những từ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Câu 2 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]:

Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay rất quan trọng bởi vì bước vào thời đại khoa học - công nghệ ngày càng tăng.

Câu 3 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]: Ví dụ

- Biệt ngữ của học sinh: viêm màng túi, cúp học,…

- Biệt ngữ trong kinh doanh: trứng quả, vào cầu,…

V. Trau dồi vốn từ

Câu 1 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]:

Các hình thức trau dồi vốn từ:

- Nắm bắt nghĩa của từ và cách dùng từ.

- Tìm hiểu thêm những từ ngữ mới.

Câu 2 [trang 136 sgk Văn 9 Tập 1]:

- Bách khoa toàn thư: là từ điển bách khoa cỡ lớn, ghi đây đủ tri thức các ngành.

- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: thảo ra để đưa ra thông tin, bản thảo đưa ra để thông qua.

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyên đứng đầu.

Từ mong muốn cung cấp các tài liệu hướng dẫn giúp ích cho quá trình học phần Tiếng Việt, chương trình Ngữ Văn 9 của các bạn học sinh, cùng HOCMAI theo dõi bài soạn Tổng kết về từ vựng [tiếp theo] trong bài viết dưới đây!

Tham khảo thêm:

Soạn bài luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Soạn bài tập làm thơ 8 chữ

Tổng kết từ vựng Phần 1

I. Sự phát triển của từ vựng

Câu hỏi 1 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 135]

Điền vào chỗ trống các cách phát triển của từ vựng?

Hướng dẫn giải

Các cách phát triển của từ vựng:

– Phát triển nghĩa của từ: Biến đổi và phát triển từ, chuyển nghĩa từ nghĩa gốc của từ.

– Phát triển số lượng từ: Có thể làm phong phú vốn từ bằng cách tạo từ ngữ mới hoặc mượn từ của tiếng nước ngoài.

Các cách phát triển số lượng từ:

– Tạo từ ngữ mới

– Vay mượn tiếng nước ngoài

Câu hỏi 2 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 135]

Đưa ra dẫn chứng minh họa cho các cách phát triển từ vựng đã nêu ở câu I.1

Hướng dẫn giải

Phát triển ngữ của từ: từ “xuân”.

– Nghĩa gốc: Chỉ một mùa trong năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, nhiều sinh cơ. Xuân là mùa đẹp nhất, là mùa khởi đầu của một năm

– Nghĩa chuyển: Chỉ tuổi trẻ đầy tươi đẹp, đời người chỉ có một lần.

Phát triển số lượng từ:

– Tạo từ ngữ mới: cách ly xã hội, trẻ trâu, công nông nghiệp,…

– Vay mượn tiếng nước ngoài: Covid-19, marketing, ca-me-ra,…

Câu hỏi 3 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 135]

Liệu có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển tăng về số lượng không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

– Không có ngôn ngữ nào mà chỉ tăng về số lượng từ.

– Trong từ luôn đi kèm nghĩa của từ nhất định, do vậy khi tăng số lượng từ thì cũng tăng số lượng nghĩa của từ.

– Toàn cầu hóa khiến từ vựng luôn phát triển đi lên theo sự phát triển xã hội.

Câu hỏi 1 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 135]

Khái niệm của từ mượn?

Hướng dẫn giải

– Từ mượn là tập hợp những từ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài.

Câu hỏi 2 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 135 – 136]

Trong 4 nhận định về từ mượn, nhận định nào đúng?

Hướng dẫn giải

– Nhận định [a] “Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ” là sai. Vay mượn từ ngữ là hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ.

– Nhận định [b] “Tiếng Việt vay mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ khác là do ép buộc của nước ngoài” là sai. Mỗi thứ tiếng đều đại diện cho sở hữu dân tộc, không thể xâm phạm và ép buộc.

– Nhận định [c] “Tiếng Việt vay mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ khác nhằm đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của người Việt” là đúng. Việc vay mượn từ ngữ vừa làm giàu vốn từ vừa đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhân dân.

– Nhận định [d] “Hiện nay, Tiếng Việt hết sức dồi dào và phong phú, do vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài” là sai. Sự phát triển xã hội trên toàn thế giới đang diễn ra và sẽ còn nhiều từ ngữ mới được tạo ra. Tiếng Việt cần vay mượn những từ ngữ tiếng nước ngoài để có thể bắt kịp với sự thay đổi của thế giới.

Câu hỏi 3 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Phân tích sự khác biệt giữa các từ mượn: săm, lốp, bếp ga, xăng với các từ mượn: a-xít, ra-đi-ô. vi-ta-min.

Hướng dẫn giải

– Các từ mượn: săm, lốp, bếp ga, xăng là từ mượn tiếng nước ngoài đã được Việt Hóa. Việt hóa diễn ra nhờ phiên âm cách đọc tiếng nước ngoài và tiếng lại bằng tiếng Việt.

– Các từ mượn: a-xít, ra-đi-ô. vi-ta-min là từ mượn theo hình thức phiên âm. Các từ này được viết lại theo đúng phiên âm tiếng nước ngoài và ngăn cách các âm bằng dấu gạch ngang [-]

III. Từ Hán Việt

Câu hỏi 1 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Khái niệm từ Hán Việt?

Hướng dẫn giải

– Từ Hán Việt là tập hợp những từ có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay là tiếng Hán thời xưa.

– Các từ này đã được người Việt sử dụng theo cách hiểu của mình.

Câu hỏi 2 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Đọc 4 quan niệm về từ Hán Việt. Chọn ra cách hiểu đúng.

Hướng dẫn giải

– Quan niệm [a] “từ Hán Việt chiếm tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt” là sai. Nền văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngôn ngữ nhà Hán, bởi đã chịu tới ngàn năm phong kiến. Bởi vậy từ Hán Việt có tỉ lệ khá lớn trong vốn từ tiếng Việt.

– Quan niệm [b] “từ Hán Việt được coi là bộ phận quan trọng trong lớp từ mượn gốc Hán” là đúng. Vì chiếm tỉ trọng lớn, từ Hán Việt thực sự là bộ phận quan trọng khi đối chứng với lớp từ mượn gốc Hán.

– Quan niệm [c] “từ Hán Việt không được coi là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt” là sai.

– Quan niệm [d] “dùng nhiều từ Hán Việt là một điều cần phê phán” là sai. Từ Hán Việt đã đi vào phương ngữ, cách ăn nói người Việt. Do vậy, không có gì cần phê phán khi sử dụng từ Hán Việt.

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Câu hỏi 1 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội?

Hướng dẫn giải

– Thuật ngữ là tập hợp những từ chỉ có một cách giải thích duy nhất, được dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định nào đó.

– Biệt ngữ xã hội chỉ những từ ngữ dùng trong một tầng lớp xã hội, một nhóm người nhất định. Biệt ngữ thường phức tạp và thường được dùng cho một lĩnh vực cụ thể.

Câu hỏi 2 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Nêu vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

Hướng dẫn giải

– Thuật ngữ giúp con người xác định được định nghĩa của sự vật, sự việc liên quan tới các lĩnh vực công nghệ, khoa học.

– Thuật ngữ giúp xã hội đánh giá được sự phát triển của các lĩnh vực, sự đi lên của đất nước.

– Thuật ngữ không thể thiếu khi muốn nghiên cứu, đào sâu phát triển khoa học công nghệ.

Câu hỏi 3 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Chỉ ra một số từ là biệt ngữ xã hội

Hướng dẫn giải

– Biệt ngữ trong tin học: RAM, hệ nhị phân, Byte,…

– Biệt ngữ trong kinh doanh: mô hình hồi vốn, cổ phiếu lướt giá, tỉa nến,…

– Biệt ngữ trong xưng hô cổ đại: Hoàng đế, trẫm, ái khanh, quả nhân,…

V. Trau dồi vốn từ

Câu hỏi 1 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?

Hướng dẫn giải

– Để trau dồi vốn từ, cần nắm rõ, đầy đủ, chính xác nghĩa của từ.

– Cần sử dụng từ chính xác khi đặt vào các trường hợp cụ thể.

– Cần rèn luyện những từ chưa hiểu, chưa biết nhằm tăng vốn từ.

Câu hỏi 2 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Cho các từ: bách khoa toàn thư, dự thảo, bảo hộ, mậu dịch, môi sinh, khẩu khí, hậu duệ, đại sứ quán.

Giải thích ý nghĩa?

Hướng dẫn giải

– Bách khoa toàn thư: là từ điển bách khoa, chứa đựng đầy đủ toàn bộ tri thức của các ngành, lĩnh vực.

– Bảo hộ mậu dịch: là chính sách do nhà nước ban hành nhằm bảo vệ các sản phẩm trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa ngoại nhập.

– Dự thảo: là các dự luật được soạn thảo để thông qua, hoặc đưa ra để thông qua.

– Đại sứ quán: là cơ quan chính thức đại diện của một quốc gia, được đặt trụ sở tại nước ngoài do một đại sứ toàn quyền đứng đầu.

– Hậu duệ: là con cháu, dòng giống của người đã mất.

– Khẩu khí: là lời nói của con người mang theo khí phách.

– Môi sinh: là môi trường sinh sống, tồn tại của động thực vật.

Câu hỏi 3 [SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 136]

Sửa lỗi dùng từ trong 3 câu văn.

Hướng dẫn giải

a.

– Cụm từ “lĩnh vực kinh doanh béo bổ” là sai vì dùng từ “béo bổ” trong trường hợp này không phù hợp.

– Béo bổ là từ dùng nhằm chỉ các dinh dưỡng từ thức ăn cung cấp đi nuôi cơ thể.

– Sửa lại: thay từ béo bổ thành béo bở.

– Cụm từ “lĩnh vực kinh doanh béo bở” thể hiện đây là một ngành nghề mang lại nhiều lợi nhuận.

b.

– Cụm từ “đối xử đạm bạc” là sai vì từ “đạm bạc” sử dụng trong trường hợp này không phù hợp.

– Đạm bạc là từ dùng nhằm chỉ cách ăn uống đơn giản, chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

– Sửa lại: thay từ đạm bạc thành tệ bạc.

– Cụm từ “đối xử tệ bạc” là hành vi đối xử không trọng nghĩa tình, vô ơn.

c.

– Cụm từ “tấp nập đưa tin” là sai vì từ “tấp nập” sử dụng trong trường hợp này là không phù hợp.

– Tấp nập là từ dùng chỉ sự đông người qua lại.

– Sửa lại: thay từ tấp nập thành dồn dập.

– Cụm từ “dồn dập đưa tin” là hành động đưa tin liên tiếp, tới tấp.

Trên đây là Soạn bài Tổng kết về từ vựng [tiếp theo] do HOCMAI biên soạn. Mong rằng chuỗi bài hướng dẫn Soạn văn 9 do HOCMAI tổng hợp sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo, giúp quá trình thi và học tập hiệu quả. Chúc các bạn học tập, ôn thi môn Ngữ Văn 9 hiệu quả!

Chủ Đề