So sánh sàn thường và sàn ứng lực trước

View Full Version : Thiết kế sàn phẳng ứng lực trước !

TTxd47

04-05-2008, 05:23 PM

Sàn phẳng ứng lực trước là một công nghệ hiện đại đã được du nhập vào nước ta từ nhiều năm nay .Từ thiết kế và thi công đều khá phức tạp không giống như sàn thường .Tôi đã tham gia thi công nhiều sàn nhà ứng lực trước ở TPHCM và Hà nội nhưng khi quay về thiết kế tôi lại lúng túng . Ở đây tôi muốn hỏi các bạn có kinh nghiệm về thiết kế sàn ứng lực trước : - Khi nào thì mô hình sàn hai phương và khi nào thì mô hình sàn 1 phương ? Với nhịp bao nhiêu thì cần đặt các dầm bản rộng ? - Cách trích xuất khi tính nội lực của các dải nhịp .Có thể dùng phần mềm SAFE được không ?( Cái này quan trọng nhất vì sàn với dầm chỉ khác nhau ở điểm này thôi ) - Kiểm tra với 3 trạng thái ứng suất : After transfer prestressed , service, ultima strength tương ứng với các tải trọng nào ?

Thân ái !

TTxd47

04-06-2008, 03:12 PM

Xin gioi thieu voi cac ban mot so van de toi tim hieu duoc . Cac ban cung trao doi kinh nghiem nhe . Vi sao lai phan biet giua cam bam dinh va khong bam dinh ? Sàn ứng lực trước căng sau thường sử dụng 2 loại bám dinh và không bám dính. Cáp bám dính thường đựoc sử dụng chủ yếu ở Úc còn ở Mỹ và Anh thì chủ yếu dùng cáp không bám dính 1.Đặc điểm chung Ở sàn ứng lực trước, lực bám dính giữa bê tông và cáp thì chưa được phát triển nếu như bê tông chưa đạt đến cường độ và thép chưa được kéo căng. Để đạt được điều đó thì người ta dùng các vỏ bọc hoặc ống ghen và bê tông được đổ xung quanh chúng. Ống ghen tự nó dã bám dính với bê tông nhưng nó ngăn cản sự tiếp xúc giữa cáp và bê tông và cáp vẫn tự do dịch chuyên. Sau đó cáp được kéo căng và neo tại đầu neo. Ở sàn ứng lực trước căng sau có bám dính, ống ghen được bơm vữa sau khi kéo căng và sự bám dính giữa bê tông và cáp được thiết lập, qua trung gian là ống ghen.Như ngụ ý của cái tên của nó, ở sàn ult căng sau không bám dính, ống ghen thường gọi là vỏ bọc trong trường hợp này không được bơm vữa và cáp giữ được ứng suất gần như không đổi so với ứng suất ở vùng đầu neo. Ống ghen dùng trong sàn ult bám dính thường ở tiết diện tròn. 50-75mm đường kính hoặc tiét diện 20x75mm, và thường được làm từ kim loại mạ điện hoặc chất dẻo có gấp nép .Sự gấp nép ảnh hưởng tới ống ghen khi nó chịu uốn dọc, nó có thể dễ dàng uốn theo pròfile mong muốn trong khi tiết dien vẫn giữ nguyên. Với ống ghen dạng gấp nếp , cáp có thể cong với bán dính nhỏ nhất là 2,5mm trong khi với ống ghen không được gấp nếp thì thật khó để dạt đến và chỉ làm được profile thẳng. Sau khi cáp được kéo căng và chiều dài cáp thừa đã được cắt bỏ, ống ghen được bơm vữa gồm có phụ gia , xi măng.. để bám dính cho cáp vào ống ghen. Vật liệu cát thì ít dùng cho ống ghen có đường kính nhỏ. Khi dó lực bám dính sẽ ảnh hưởng đến tổng ứng suất.Và đầu neo có thể trở nên không cần thiết hay không hiệu quả nữa. Với sàn ứng lực trước căng sau không bám dính, như 1 phần của quá trình sư sản xuất, có 1 lớp vỏ mỏng polypropylen và được bôi mỡ .Mục đích của nó là để ngăn cản sự bám dính và sự xâm thực ảnh hưởng tính chất của cáp.Sợi cáp được đổ trực tiếp trong bê tông mà không cần ống ghen và luôn giữ như vậy sau khi thi công xong công trình. Cũng như sàn ult bám dính, cáp vẫn sẽ được căng sau khi bê tông đủ cường độ, nhưng ứng suất trước đựơc truyền qua vùng đầu neo. Cả hai kiểu sàn, thì vùng neo, thì đầu neo đều đặt ở vung biên của sàn và được kéo căng bằng kích thuỷ lực sau đó được cắt đầu thừa, được bơm vào chất chống xâm thực như vữa ở bám dính và mỡ đặt trước ở cáp ko bám dính. Say đó đầu neo được bịt bằng vữa xi măng, phụ gia.. Cáp bám dính yêu cầu ống ghen kim loại hoặc dẻo và sự thêm vào của quá trình bơm vữa. Nó được đanhs giá là an toàn hơn khi chống lại nhữngg tình huống nguy hiểm phá hoại bất ngờ.Cáp bám dính thì thường xuyên dùng trong sàn phẳng hoặc dải dầm trong khi cáp không bám dính thì thường dùng trong sàn kê lên các dải dầm 2 . Thiết kế và sử dụng • Cáp bám dính có ống ghen thì thường lớn hơn vỏ bọc trong cáp không bám dính và cho một độ lệch tâm nhỏ hơn .Bởi thế nếu đánh giá về độ lệch tâm lớn nhất thì cáp bám dính lại không hiệu quả bằng • Một tiết diện bê tông thì với cáp bám dính sẽ có cường độ tới hạn chịu uốn cục bộ cao hơn so với cáp không bám dính.Tải trọng tới hạn, biến dạng, ứng suất kéo trong cáp chịu ảnh hưởng của bê tông quanh nó. Cáp không bám dính cũng có sự liên hệ tương đối với bê tông xong sự làm việc đồng thời kém hơn do chủ yếu qua vùng đầu neo và một phần ma sát .Với lực ma sát nhỏ hơn thì cáp không bám dính phải chịu một lực lớn hơn ở trạng thái sử dụng • Bơm vữa có th ể gây ra sự xâm thực nếu như không kiểm soát tốt và khi đó nó sẽ ảnh hưởng xấu đến bê tông. Quá trình bơm vữa cũng không dễ dàng để làm tốt. • Cáp không bám dính hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào vùng neo . Nếu như vùng neo bị phá hoại thì sẽ xảy ra sự phá huỷ do xâm thực và mọi sự kéo căng thành vô nghĩa. Còn với cáp bám dính thì khi vùng neo bị phá hoại thì vẫn còn lực kéo căng do bám dính giữa cáp và bê tông ở trong lòng bê tông. • Nếu như cáp không bám dính bị phá huỷ ở một sàn liên tục và sau đó một serie nhịp liên kết với nó cũng bị tổn thất. Với cáp bám dính tổn thất đó chỉ giới hạn cho một số nhịp đặc biệt. Một chất lượng đảm bảo của sợi thép sẽ cung cấp thêm trong sàn không bám dính để tránh rủi ro. • Nếu như cáp bị phá hoại thì với cáp không bám dính thì dễ thay hơn do nó có tiết diện nhỏ hơn và trượt được với cáp bám dính thì không thể. • Trong trườn hợp chịu lửa, cáp bám dính sẽ bảo vệ tốt hơn vì ống ghen có đường kính lớn hơn. • Nếu trong trường hợp tải trọng vượt lên thì sự phân bố vết nứt trong sàn bám dính sẽ tốt hơn so với sàn không bám dính 3 . Vật liệu dụng cụ và thi công • Cáp bám dính cần có vật liệu đặc biệt như ống ghen và quá trình vận chuyển , lưu trữ phức tạp hơn. • Ở hệ thống bám dính, ống ghen được đặt trước và sau đó cáp sẽ được xuyên qua sau đó ống ghen cần được bơm vữa. Trong khi với cáp không bám dính sẽ được đặt trực tieeps và không cần bơm vữa.

• Cáp bám dính phải gồm nhiều sợi, dụng cụ kéo căng nặng nề hơn để di chuyển và thời gian kéo căng sẽ kéo dài.Dụng cụ thi công cũng nặng nề hơn với dụng cụ bơm vữa.

hiep-pro

04-06-2008, 10:10 PM

Sàn phẳng ứng lực trước là một công nghệ hiện đại đã được du nhập vào nước ta từ nhiều năm nay .Từ thiết kế và thi công đều khá phức tạp không giống như sàn thường .Tôi đã tham gia thi công nhiều sàn nhà ứng lực trước ở TPHCM và Hà nội nhưng khi quay về thiết kế tôi lại lúng túng . Ở đây tôi muốn hỏi các bạn có kinh nghiệm về thiết kế sàn ứng lực trước : - Khi nào thì mô hình sàn hai phương và khi nào thì mô hình sàn 1 phương ? Với nhịp bao nhiêu thì cần đặt các dầm bản rộng ? - Cách trích xuất khi tính nội lực của các dải nhịp .Có thể dùng phần mềm SAFE được không ?( Cái này quan trọng nhất vì sàn với dầm chỉ khác nhau ở điểm này thôi ) - Kiểm tra với 3 trạng thái ứng suất : After transfer prestressed , service, ultima strength tương ứng với các tải trọng nào ? Thân ái ! Đối với MB Sàn có lưới cột ngẫu nhiên (phức tạp) thì không thể dùng DDM ; EFM để phân tích . Trong trường hợp này , cần xét đến sự tổng thể của toàn bộ Sàn và áp dụng FEM với sự hỗ trợ của các Soft để tính toán . Vì vậy có thể dùng SAFE để tính toán (Tính toán và bố trí cáp , kiễm tra ….theo các Strip ) . Ngoài ra còn có một số Soft chuyên tính Post-tension Concrete Floor như ADAPT PT , RAM CONCEPT … * Lúc buông Neo : tải trọng TLBT Sàn ; lực UST * Trong giai đoạn sử dụng : Lực UST ; TT ; HT

Có gì các bạn trao đổi thêm ! :)

TTxd47

04-08-2008, 01:57 PM

Luc UST ý bạn nói là tải trọng cân bằng .Các strip của SAFE chia có giống với các strip của khung tương đương mà ACI quan niệm ? Nếu như chạy SAFE Nội lực sẽ được lấy với load combination của các trường hợp : 1- TLBT + TT cân bằng 2- TT+ HT+ TT cân bằng 3- 1,4TT+ 1,7 HT

và kiểm tra ứng suất theo 3 trường hợp này ?

hiep-pro

04-08-2008, 04:11 PM

Luc UST ý bạn nói là tải trọng cân bằng .Các strip của SAFE chia có giống với các strip của khung tương đương mà ACI quan niệm ? Ta phân tích Khung tương đương mục đích để cho kết quả Moment dãi trên cột và dãi giữa nhịp của Sàn . Vì vậy dùng SAFE là hoàn toàn hợp lý , bề rộng các dãi đều đúng như là Tiêu chuẫn đã nêu ( có thể xem thêm trong Manual của SAFE ) Nếu như chạy SAFE Nội lực sẽ được lấy với load combination của các trường hợp : 1- TLBT + TT cân bằng 2- TT+ HT+ TT cân bằng 3- 1,4TT+ 1,7 HT và kiểm tra ứng suất theo 3 trường hợp này ?

Correct ! :)

TTxd47

04-08-2008, 08:33 PM

Theo như tớ biết thì Safe tính theo FEM (phần tử hữu hạn) mà dựa trên nguyên lý là chia nhỏ phần tử ? Vậy thì sự chia các dải nhịp của Safe có thể có mâu thuẫn đấy . Bạn hiep-pro đã đi làm chưa mà kiến thức của bạn khá vững nhỉ ?

Để tiếp tục tớ đưa lên một chủ đề nữa nhé về các hình dáng sàn có thể áp dụng trong thực tế .

các bac noi ve san ULT hay wa...bac nao co sách ve phần mềm SAFE ko gui cho e cai (yahoo cua tui la )...nếu cần có thể thảo luận cũng được
:yes:

TTxd47

04-30-2008, 10:55 AM

SAFE dễ sử dụng thôi mà .Bạn vào trang chủ của CSI download các tutorial là có thể làm được rồi .

ATUAN

05-15-2008, 04:35 PM

bạn nào có cách tính hay thuyết minh cho mình tham khảo với , mình rất thích bê tông DƯL nhưng mình chưa biết tinh
Xin cảm ơn

vietcons.vn

05-15-2008, 06:09 PM

bạn nào có cách tính hay thuyết minh cho mình tham khảo với , mình rất thích bê tông DƯL nhưng mình chưa biết tinh Xin cảm ơn - Bê tông ƯST tiết kiệm được 15-30% khối lượng BT và 60-80% khối lượng cốt thép so với cấu kiện BTCT thường, nhưng lại phải tăng chi phí cho bê tông cường độ cao, thép cường độ cao, neo và các thiết bị khác. Đối với cấu kiện nhịp lớn thì sử dụng BT ƯST nói chung kinh tế hơn. - Còn nếu xét về độ cứng thì khung sàn BT ƯST trước chưa chắc cứng hơn khung dầm sàn Các bước thiết kế BT Ứng lực trước có thể tiến hành như sau: 1. Lựa chọn vật liệu (cáp, BT) 2. Tính lực ứng trước. 3. Tính lực câng bằng. 4. Tính hao ứng suất. 5. Tính số lượng cáp. 6. Kiểm tra. 7. Bố trí cáp. Sàn ƯLT bạn phải tách riêng ra để tính, nếu công trình của bạn có nhịp đều nhau và đảm bảo yêu cầu để tính khung tương đương thì bạn chỉ cần chọn dải trên cột có chiều dài bằng chiều dài nhịp để tính và kiểm tra theo khung tương đương. Nếu mặt bằng phức tạp thì bạn có thể dùng phần mềm SAFE để tính ra nội lực sàn và chia dải tính theo biểu đồ moment, hoặc chia dải theo mặt bằng sàn. Sau đó tính toán và kiểm tra cho từng dải theo nội lực đã tính toán. Phương pháp phân phối trực tiếp ( DDM ) và phương pháp Khung tương đương ( EFM ) . Sự phân phối Moment uốn không phải đồng đều trên toàn Sàn mà tập trung phần lớn ở dãi trên cột . Dự kiến khoảng ( 65-75 ) % Moment theo mỗi phương được truyển bởi các dãi trên cột . Bề rộng của dãi trên cột được lấy sao cho một nữa bề rộng của dãi trên cột ở về mỗi phía của cột lấy bằng ¼ nhịp ngắn của Sàn . Theo Code ACI 318 quy định : Chọn khoảng cách giữa các cáp ULTr trong dãi trên cột vào khoảng ( 3 - 4 ) chiều dày bản ; và khoảng cách tối đa giữa các cáp ULTr ở dãi giữa nhịp không vượt quá 6 lần chiều dày bản .

( Tổng hợp : theo CETEC )

vietcons.vn

05-15-2008, 06:10 PM

Bê tông dự ứng lực đổ tại chỗ trong xây dựng chung cư cao tầng và nhà làm việc - từ yêu cầu kiến trúc, tiện dụng và giải pháp kết cấu hiệu quả Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn liền với việc phát triển đô thị. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trong những năm qua đã có những bước đột phá trong việc xây dựng các khu chung cư cao tầng và nhà làm việc. Những khu chung cư cao tầng và nhà làm việc đã và đang xây dựng có những cái hợp lý kể cả về giải pháp kiến trúc và giải pháp kết cấu, nhưng cũng còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu để công trình xây dựng lên vừa đẹp, bền vừa tiện dụng và giá thành lại hợp lý. Những vấn đề cần nghiên cứu tập trung ở khâu: chiều cao tầng, tổ chức không gian ở và làm việc, tính linh hoạt của công trình và giá thành. Trong đó những yếu tố này lại phụ thuộc một cách cơ bản vào yêu cầu kiến trúc sử dụng, sơ đồ và hệ thống kết cấucủa công trình. Cụ thể, chiều cao tầng phụ thuộc vào hệ kết cấu có dầm hay không có dầm. Nếu hệ kết cấu sàn không có dầm với bước cột lớn thì chiều cao tầng có thể giảm và tính linh hoạt của không gian ở trong các căn hộ cũng như phòng làm việc sẽ cao hơn nhiều so với nhà có bước cột bé hoặc nhà có bước cột lớn nhưng lại có dầm. Đặc biệt là những nhà có sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm thì giải pháp sàn không dầm lại rất tiện lợi. Để khắc phục những nhược điểm trên, người viết muốn đề cập đến một giải pháp kiến trúc và kết cấu cho loại nhà chung cư cao tầng và nhà làm việc mà hiện nay đnag đưcợ xây dnựg nhiều. Đó là loại nhà chung cư cao tầng và nhà làm việc với bước cột lớn (7x7m, 8x8m, 9x9m) hoặc có thể có khẩu độ lớn nhiều hơn nữa- sử dụng giải pháp sàn không dầm bê tông dự ứng lực Thông thường, hệ kết cấu chịu lực là hệ sàn không dầm kết hợp với cột, vách cứng bố trí tại các vị trí thang máy chịu tải trọng đứng do trọng lực của kết cấu, hoạt tải gồm đồ đạc, người sử dụng và tải trọng ngang do gió hoặc động đất gây ra. Tính toán nội lực và chuyển vị của hệ chịu lực không gian gồm sàn, cột, vách, lõi bằng các chương trình như: SAP2000, STAAIII... Tuỳ theo nhu cầu sử dụng và quy mô đầu tư, nhưng theo sự tổng kết của các nhà khoa học, loại nhà này có hiệu quả kinh tế với chiều cao từ 9 đến 30 tầng. Đối với nền đất ở Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh và các nơi, thông thường móng được dùng loại móng cọc BTCT tiết diện 30x30cm đóng hoặc ép cho các loại nhà cao từ 9 đến 18 tầng, còn những công trình từ 19-30 tầng với bước cột lớn cần thiết phải xử lý bằng cọc khoan nhồi đường kính 1-1,2m cắm vào tầng sỏi cuội. Sàn dùng bê tông ứng lực trước. Thông thường dùng loại cáp có vỏ bọc với đường kính 15,24mm hoặc lớn hơn với số lượng và đường kính theo tính toán của các nhà thiết kế. Tốc độ thi công rất nhanh, thông thường với mặt bằng sản một tầng từ 1.000-2.000m2 thì cứ 10 ngày có thể thi công được Để khắc phục yếu tố độ võng đối với bản sàn không dầm với bước cột lớn, biện pháp hiệu quả nhất là dùng bê tông dự ứng lực. Hiện nay, công nghệ kéo căng bê tông dự ứng lực đã triển khai tương đối mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực cầu đường. Một số công trình trụ sở và nhà ở đã và đang được thi công theo công nghệ này. Nhưng để phát triển được một cách mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa cần có sự chỉ đạo của các nhà quản lý, lãnh đạo chuyên ngành cũng như việc thuyết phục các chủ đầu tư về việc áp dụng loại công nghệ mới này trên cơ sở chứng minh hiệu quả của nó như: độ bền của công trình, giá trị sử dụng và yếu tố giá thành 1. So sánh sự làm việc không gian của hệ kết cấu dầm-sàn-cột-vách cùng khẩu độ với hệ kết cấu gồm sàn-cột-vách về nội lực và chuyển vị Ví dụ đưa ra trình bày là một nhà làm việc cao 9 tầng, lưới cột tối đa là 7mx8,4m. Phương án chọn được xem như tối ưu là hệ kết cấu chịu lực gồm cột + vách cứng đặt ở khu vực thang máy + sàn không dầm. Cột vuông được chọn với tiết diện 65x65cm, sàn dày 20cm, bê tông dự ứng lực mác 350, vách cứng dày 20cm. Phương án so sánh là phương pháp thông thường lâu nay các nhà thiết kế và các nhà thầu xây lắp thường thích dùng là hệ kết cấu khung cột + vách chịu lực + dầm + sàn với bê tông cốt thép (BTCT) mác 200, thép thường. Hệ kết cấu thẳng đứng chịu lực ngang vẫn dùng hệ cột vuông 65x65cm và vách cứng dày 20cm ở vị trí cầu thang như phương án thép dự ứng lực. Điểm khác ở phương án này là sàn dùng hệ dầm chính và dầm phụ chịu lực. Bản sàn dày 12cm dựa trên yếu tố đảm bảo độ võng cho phép và tỷ lệ thép, hệ dầm chính tiết diện 25x65cm, hệ dầm phụ tiết diện 22x35cm. Qua kết quả tính toán không gian theo chương trình STAADIII cho 2 phương án trên ta nhận thấy: Nội lực tại cùng một tiết diện của cùng một chân cột Phương án BTCT thường có dầm - Lực dọc: N=393,994 tấn - Mmax = 0,612tm - Lực cắt Qmax = 0,198 tấn Phương án bê tông dự ứng lực - Lực dọc: N=447,686 tấn - Mmax = 3,792 tm - Lực cắt Qmax = 0,916 tấn Chuyển vị tại cùng một tiết diện cốt trên đỉnh công trình Phương án BTCT thường có dầm бx = 0,00064 cm бy = 0,43591 cm бz = 1,92053 cm Phương án bê tông dự ứng lực бx = 0,21846 cm бy = 0,27509 cm бz = 2.11529 cm - Một nhận xét gần như là quy luật đó là đối với các nhà cao tầng có vách chịu lực thì vách cứng thẳng đứng chịu tải trọng ngang chủ yếu. Cột chỉ chịu một phần rất ít. -So sánh hai phương án ta thấy nội lực của chân cột cũng không khác nhau nhiều lắm nên phương án móng cũng tương đương nhau. - Chuyển vị ngang trên đỉnh công trình cũng ở trong phạm vi cho phép và có giá trị tương đương nhau - Từ nội lực của dầm chính, dầm phụ và sàn của 2 phương án ta tính được thép dầm sàn, cột của 2 phương án - Từ kích thước của các cấu kiện của 2 phương án so sánh khối lượng bê tông của 2 phương án (xem bảng) 2. So sánh phương án ưu nhược điểm của 2 phương án Ưu điểm Phương án BTCT thường có dầm - Thi côngđơn giản hơn - Mác bê tông thấp hơn - Tính toán đơn giản hơn Phương án bê tông dự ứng lực - Tạo được trần đẹp - Chiều cao tầng được nâng cao bởi không bị hạn chế dầm - Độ bền công trình cao, vì mác bê tông cao, thép cường độ cao kéo căng và không cho phép có vết nứt - Không phải làm trần - Thi công nhanh - Không gian sử dụng linh hoạt Nhược điểm Phương án BTCT thường có dầm - Chiều cao tầng sẽ bị hạn chế - Đặc biệt với những phòng rộng 100- 150m2 thì chiều cao tầng 3,6m, dầm cao 70cm thì thông thuỷ chỉ còn 2,9m, thấp qúa - Độ bền công trình không cao do có sự xuất hiện vết nứt dẫn tới sự ăn mòn thép nhanh - Trần có dầm nên phải làm trần - Thời gian thi công lâu hơn Phương án bê tông dự ứng lực - Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm - Mác bê tông cao hơn - Tính toán phức tạp hơn 3. So sánh khối lượng bê tông, thép và kinh tế của 2 phương án Phần sàn: (so sánh 1 sàn) Bê tông - Bê tông mác 200 - 167,29m3 x 402.612đ/m3= 67.352.961đ - Bê tông mác 350 155,m3 x 6392.450đ/m3= 99.114.750 Thép Thép thường 35,9 tấn x 5.000.000đ/t=179.500.000đ 12,55tấn x 5.000.000đ/t=62.750.000đ Thép ứng lực (cáp+đầu neo+ nhân công) 5,0tấn x 20.000.000 đ/t=100.000.000đ Cốp pha thành dầm 347,4m2 x 22.000đ/m2 = 7.642.800đ Xây tường [( 30,8 = 26= 9,6) 0,11+ (7+ 14) 0,22] 0,5= 6m3 x 348.234 đ/m3 2.089.404đ Tổng cộng cho 1 sàn 254.495.761đ 263.954.154đ 4. Kết luận và kiến nghị Qua kết quả tính toán và sự so sánh về những mặt ưu nhược điểm như đã trình bày ở trên, đây là một vấn đề quan trọng mà các nhà đầu tư, quản lý cũng như các nhà tư vấn thiết kế cần xem xét để có tiếng nói chung. Mục đích cuối cùng là tạo được những công trình tốt, đẹp, có tính sử dụng cao và nhịp độ xây dựng hiện đại.

(Nguồn: Hội thảo kết cấu và công nghệ xây dựng mới ở Việt Nam)

hiep-pro

05-15-2008, 08:22 PM

- Bê tông ƯST tiết kiệm được 15-30% khối lượng BT và 60-80% khối lượng cốt thép so với cấu kiện BTCT thường, nhưng lại phải tăng chi phí cho bê tông cường độ cao, thép cường độ cao, neo và các thiết bị khác. Đối với cấu kiện nhịp lớn thì sử dụng BT ƯST nói chung kinh tế hơn. - Còn nếu xét về độ cứng thì khung sàn BT ƯST trước chưa chắc cứng hơn khung dầm sàn Các bước thiết kế BT Ứng lực trước có thể tiến hành như sau: 1. Lựa chọn vật liệu (cáp, BT) 2. Tính lực ứng trước. 3. Tính lực câng bằng. 4. Tính hao ứng suất. 5. Tính số lượng cáp. 6. Kiểm tra. 7. Bố trí cáp. Sàn ƯLT bạn phải tách riêng ra để tính, nếu công trình của bạn có nhịp đều nhau và đảm bảo yêu cầu để tính khung tương đương thì bạn chỉ cần chọn dải trên cột có chiều dài bằng chiều dài nhịp để tính và kiểm tra theo khung tương đương. Nếu mặt bằng phức tạp thì bạn có thể dùng phần mềm SAFE để tính ra nội lực sàn và chia dải tính theo biểu đồ moment, hoặc chia dải theo mặt bằng sàn. Sau đó tính toán và kiểm tra cho từng dải theo nội lực đã tính toán. Phương pháp phân phối trực tiếp ( DDM ) và phương pháp Khung tương đương ( EFM ) . Sự phân phối Moment uốn không phải đồng đều trên toàn Sàn mà tập trung phần lớn ở dãi trên cột . Dự kiến khoảng ( 65-75 ) % Moment theo mỗi phương được truyển bởi các dãi trên cột . Bề rộng của dãi trên cột được lấy sao cho một nữa bề rộng của dãi trên cột ở về mỗi phía của cột lấy bằng ¼ nhịp ngắn của Sàn . Theo Code ACI 318 quy định : Chọn khoảng cách giữa các cáp ULTr trong dãi trên cột vào khoảng ( 3 - 4 ) chiều dày bản ; và khoảng cách tối đa giữa các cáp ULTr ở dãi giữa nhịp không vượt quá 6 lần chiều dày bản . ( Tổng hợp : theo CETEC ) Bài này mình có post trên 4rum CETEC . Các bạn vào đây mà xem chi tiết hơn : http://www.ccu.vn/cetec/showthread.php?t=266

Thân !

thsnam

05-17-2008, 06:58 AM

- Bê tông ƯST tiết kiệm được 15-30% khối lượng BT và 60-80% khối lượng cốt thép so với cấu kiện BTCT thường, nhưng lại phải tăng chi phí cho bê tông cường độ cao, thép cường độ cao, neo và các thiết bị khác. Đối với cấu kiện nhịp lớn thì sử dụng BT ƯST nói chung kinh tế hơn. - Còn nếu xét về độ cứng thì khung sàn BT ƯST trước chưa chắc cứng hơn khung dầm sàn Các bước thiết kế BT Ứng lực trước có thể tiến hành như sau: 1. Lựa chọn vật liệu (cáp, BT) 2. Tính lực ứng trước. 3. Tính lực câng bằng. 4. Tính hao ứng suất. 5. Tính số lượng cáp. 6. Kiểm tra. 7. Bố trí cáp. Sàn ƯLT bạn phải tách riêng ra để tính, nếu công trình của bạn có nhịp đều nhau và đảm bảo yêu cầu để tính khung tương đương thì bạn chỉ cần chọn dải trên cột có chiều dài bằng chiều dài nhịp để tính và kiểm tra theo khung tương đương. Nếu mặt bằng phức tạp thì bạn có thể dùng phần mềm SAFE để tính ra nội lực sàn và chia dải tính theo biểu đồ moment, hoặc chia dải theo mặt bằng sàn. Sau đó tính toán và kiểm tra cho từng dải theo nội lực đã tính toán. Phương pháp phân phối trực tiếp ( DDM ) và phương pháp Khung tương đương ( EFM ) . Sự phân phối Moment uốn không phải đồng đều trên toàn Sàn mà tập trung phần lớn ở dãi trên cột . Dự kiến khoảng ( 65-75 ) % Moment theo mỗi phương được truyển bởi các dãi trên cột . Bề rộng của dãi trên cột được lấy sao cho một nữa bề rộng của dãi trên cột ở về mỗi phía của cột lấy bằng ¼ nhịp ngắn của Sàn . Theo Code ACI 318 quy định : Chọn khoảng cách giữa các cáp ULTr trong dãi trên cột vào khoảng ( 3 - 4 ) chiều dày bản ; và khoảng cách tối đa giữa các cáp ULTr ở dãi giữa nhịp không vượt quá 6 lần chiều dày bản . ( Tổng hợp : theo CETEC ) Bạn có thể load một thuyết minh tính toán công trình cụ thể nào để anh em có thể tham khảo không?. Bạn có thể giới thiệu tài liệu thiết kế mà bạn đã đọc và thấy có ích để nghiên cứu?. Theo mình beton ứng suất trước chưa chắc tiết kiệm hơn beton thường (thậm chí lãng phí hơn) vì chiều dày sàn phải khá lớn, chi phí cáp cao. Hiện nay tôi vẫn theo phương pháp truyền thống là sử dụng dầm bản rộng để tăng chiều cao thông thủy.

Thân

hiep-pro

05-17-2008, 09:28 AM

Bạn có thể load một thuyết minh tính toán công trình cụ thể nào để anh em có thể tham khảo không?. Chỉ có Cuốn Thuyết Minh thôi - không có file ! Bạn có thể giới thiệu tài liệu thiết kế mà bạn đã đọc và thấy có ích để nghiên cứu?. Một số tác giả : EDWARD G NAWY ; GILBER ; MARTIN WILLIAM ; T.Y.LIN ( Mỗi tác giả là 1 cuốn ) Theo mình beton ứng suất trước chưa chắc tiết kiệm hơn beton thường (thậm chí lãng phí hơn) vì chiều dày sàn phải khá lớn, chi phí cáp cao. Hiện nay tôi vẫn theo phương pháp truyền thống là sử dụng dầm bản rộng để tăng chiều cao thông thủy. Thân Pác đọc tài liệu ở đâu bảo rằng "chiều dày sàn phải khá lớn" vậy ? Sàn DUL có Ưu điễm là : Làm tăng độ cứng kết cấu ; Sàn mỏng --> giảm được TLBT --> đỡ chi phí cho Móng ; Nhịp lớn ; Khống chế vết nứt - độ võng ........

Vài dòng !

Civil Master

05-17-2008, 11:01 AM

Các bước thiết kế BT Ứng lực trước có thể tiến hành như sau: 1. Lựa chọn vật liệu (cáp, BT) 2. Tính lực ứng trước. 3. Tính lực câng bằng. 4. Tính hao ứng suất. 5. Tính số lượng cáp. 6. Kiểm tra. 7. Bố trí cáp. ( Tổng hợp : theo CETEC )

Bác có thể nói chi tiết từng bước rõ ràng hơn được không ??? Trạng thái Ứng Suất , các giai đoạn làm việc , Kiễm tra , Công thức tính toán cụ thể...vv...Chứ mấy quy trình này thì ai cũng biết , cụ thể ntn thì mới đáng bàn !

ngocnguyen85

05-18-2008, 09:34 AM

Các bước thiết kế BT Ứng lực trước có thể tiến hành như sau: 1. Lựa chọn vật liệu (cáp, BT) 2. Tính lực ứng trước. 3. Tính lực câng bằng. 4. Tính hao ứng suất. 5. Tính số lượng cáp. 6. Kiểm tra. 7. Bố trí cáp. Các bước thiết kế này tiến hành theo tc ACI, còn theo tiêu chuẩn BS8110-1997 theo mình biết thi B5 (tính số lượng cáp) được tiến hành ngay sau B2. Nhưng khi đã tính được sản xong, lúc đưa trở ngược lại mô hình tính toán trong Sap hoặc Etabs thì mình lại không biết đưa vào như thế nào để phản ánh đúng sự ảnh hưởng của sàn dự ứng lực lên khung. Ảnh hưởng chắc chắn sẽ rất đáng kể, vì trong bài tốt nghiệp vừa rồi, mình và một người bạn làm chung một đề tài, nhưng một người làm sàn dầm và sàn không dầm thì kết quả nội lực truyền xuống móng là hoàn toàn khác nhau. Bài sàn không dầm đưa kết quả truyền xuống móng là rất lớn dẫn tới lãng phí rất nhiều cho phần móng. Nhưng trong thực tế mình đi thực tập ở 2 công trình thi công sàn dự ứng lực, ở phần móng thấy phần móng cũng rất bình thường, k có sự tăng đột biến.

Mong ai biết chỉ dẫn phần này giúp :hug:

TTxd47

06-12-2008, 05:00 PM

Rõ ràng là bạn và bạn của bạn đã làm sai ở một khâu nào đó .
Cùng một tòa nhà, nhưng khác phương án bao giờ Sàn không dầm cũng cho nội lực truyền xuống móng nhỏ hơn ( Tải trọng nén chân cột) .Đó là một trong lí do người ta chọn sàn không dầm.Giảm tải trọng sàn .

TTxd47

06-12-2008, 05:02 PM

Bạn có thể load một thuyết minh tính toán công trình cụ thể nào để anh em có thể tham khảo không?. Bạn có thể giới thiệu tài liệu thiết kế mà bạn đã đọc và thấy có ích để nghiên cứu?. Theo mình beton ứng suất trước chưa chắc tiết kiệm hơn beton thường (thậm chí lãng phí hơn) vì chiều dày sàn phải khá lớn, chi phí cáp cao. Hiện nay tôi vẫn theo phương pháp truyền thống là sử dụng dầm bản rộng để tăng chiều cao thông thủy. Thân - Sàn ULT mà chiều dày sàn lớn ???

- Với nhịp lớn thì sàn ULT tỏ ra hiệu quả , còn nhịp bé thì ko nên áp dụng .

xfirefly

10-07-2008, 09:00 PM

bạn nào có cách tính hay thuyết minh cho mình tham khảo với , mình rất thích bê tông DƯL nhưng mình chưa biết tinh Xin cảm ơn Của thầy Minh bộ môn BTCT trường ĐH XD

http://www.orbitfiles.com/download/id3280633671

xfirefly

10-07-2008, 09:01 PM

Nhiều lắm,bạn có thể đến xd tìm mua ở cổng trường các tài liệu phô tô đề tài nghiên cứu của các thầy

ksxdms1980

11-04-2008, 12:11 AM

ai có tài liệu ứng lực trước của thầy ĐINH CHÍNH ĐẠO không? cho mình xin với

nguyenthanhtungb

03-16-2009, 02:38 AM

Thấy các bạn thảo luận sôi nổi mình xin hỏi vài điều, mong được giải đáp:
Tại sao quỹ đạo cáp lại đặt theo đường parabol? Nếu trường hợp có nhiều nhịp giống nhau cùng 1 dài bản thì có nên đặt quĩ đạo cáp ở các nhịp như nhau? Nếu không thì phụ thuộc yếu tố nào? Đặt tung độ cáp như thế nào giữa các nhịp giống nhau cùng 1 dài bản là tối ưu nhất?

hiep-pro

03-16-2009, 11:04 AM

Thấy các bạn thảo luận sôi nổi mình xin hỏi vài điều, mong được giải đáp: Tại sao quỹ đạo cáp lại đặt theo đường parabol? Nếu trường hợp có nhiều nhịp giống nhau cùng 1 dài bản thì có nên đặt quĩ đạo cáp ở các nhịp như nhau? Nếu không thì phụ thuộc yếu tố nào? Đặt tung độ cáp như thế nào giữa các nhịp giống nhau cùng 1 dài bản là tối ưu nhất? Quỹ đạo cáp có thể theo đường thẳng hoặc parabol. Nếu chịu tải trọng phân bố đều thì dùng quỹ đạo parabol. Chịu tải trọng tập trung thì dùng đường gãy khúc, với điểm gãy nằm ngay dưới tải trọng tập trung. Tất cả là từ balancing method mà ra. Quỹ đạo cáp sàn thông thường theo hình parabol đơn giản là vì sàn không chịu tải trọng tập trung.

Nếu bạn nào quan tâm, hãy tìm tài liệu này: Lin T. Y., Burns Ned. H. (1982), Design of prestressed concrete structures, John Wiley & Sons, New York...

tuan_eng2002

03-28-2009, 10:00 AM

các bác nào có ví dụ tính toán cụ thể có thể cho mình tham khảo với. Thanks!

tuan_eng2002

03-30-2009, 03:10 PM

thật khó khăn để tìm một tài liệu hoàn chỉnh hướng dẫn cách tính cụ thể của sàn DUL, các anh có thể cho mình một ví dụ cụ thể không? Thanks!

Ngô thanh Tuấn :

hoangvuxd

10-22-2009, 11:57 AM

Sàn phẳng ứng lực trước là một công nghệ hiện đại đã được du nhập vào nước ta từ nhiều năm nay .Từ thiết kế và thi công đều khá phức tạp không giống như sàn thường .Tôi đã tham gia thi công nhiều sàn nhà ứng lực trước ở TPHCM và Hà nội nhưng khi quay về thiết kế tôi lại lúng túng . Ở đây tôi muốn hỏi các bạn có kinh nghiệm về thiết kế sàn ứng lực trước : - Khi nào thì mô hình sàn hai phương và khi nào thì mô hình sàn 1 phương ? Với nhịp bao nhiêu thì cần đặt các dầm bản rộng ? - Cách trích xuất khi tính nội lực của các dải nhịp .Có thể dùng phần mềm SAFE được không ?( Cái này quan trọng nhất vì sàn với dầm chỉ khác nhau ở điểm này thôi ) - Kiểm tra với 3 trạng thái ứng suất : After transfer prestressed , service, ultima strength tương ứng với các tải trọng nào ? Thân ái ! Bác đã thi công công trình Sàn ƯST, vậy bác có file thư viện về biện pháp thi công của loại kết cấu này ko chia sẻ cho em với, em cũng chuẩn bị thi công 1 công trình như thế này ở HN và đang rất cần BPTC. Thanks !~

Email :

day4mine

03-21-2010, 01:40 PM

Đối với MB Sàn có lưới cột ngẫu nhiên (phức tạp) thì không thể dùng DDM ; EFM để phân tích . Trong trường hợp này , cần xét đến sự tổng thể của toàn bộ Sàn và áp dụng FEM với sự hỗ trợ của các Soft để tính toán . Vì vậy có thể dùng SAFE để tính toán (Tính toán và bố trí cáp , kiễm tra ….theo các Strip ) . Ngoài ra còn có một số Soft chuyên tính Post-tension Concrete Floor như ADAPT PT , RAM CONCEPT …

Anh Hiệp ơi! Thực sự em không biết gì về ADAPT PT, nhưng em có đọc một tài liệu nói là phần mền này được thiết lập dựa trên phương pháp khung tương đương mà. Anh nghĩ thế nào?

ngoctan_q

10-31-2010, 10:46 PM

Các bác cho em hỏi trong safe v12 có khai báo số cáp, ví dụ ta tính ra số cáp yêu cầu cho dải đó là 2 thì ta vẽ 2 Tenson cho dải đó đúng ko? Nhưng khi vẽ 1 tenson trong dải thì mặc định trong safe phần số cáp nó cho tự động là 12 chẳng hạn, vậy là sao? Em ko hiểu số 12 ở trong mục này nó là thế nào? Có ý nghĩa gì, nếu là số cáp thì mình sửa lại là 1 có đúng ko? Bác nào biết rõ ý nghĩa này thì giải thích giúp em với! Cám ơn nhiều!
http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010103030243yzvlyjc1m21331454.jpeg

ksminh

11-10-2010, 05:48 PM

nó sẽ tính ra dựa vào strip mình khai báo và tỷ số cân bằng với tải bản thân . Số cable này sơ bộ . Sau đó kiểm tra trogn thiết kế nếu ok thì Không cần sửa , Không ok thì phần mềm tự động tính . Nên nguyên cứu thêm ADAPT-FLOOR . Thấy bạn quan tâm đến vụ này nhiều thế là tốt .

Admin

11-10-2010, 05:59 PM

Admin nhớ là Cty của Minh CĐT của nhiều dự án có sử dụng kết cấu này! Có thể post các hình nào điển hình để các bạn sau tham khảo thêm nhé! Bên cạnh đó thì cũng chú ý thêm các nối thép và coupler, vì đây là các công trình yêu cầu tiết kiệm không gian mà! http://vietcons.com/uploaded/project/project_37740d59bb0eb7b4493725b2e0e5289b.jpg

http://vietcons.com/eng/index.php?page=projectdetail2&idprojectcat=5&idproject=17&pictgroup=4

ksminh

11-10-2010, 11:09 PM

bên em hiên chưa có cái nào đầu tư cho dự án sàn ứng suất trước . Có dịp sẽ post hình ảnh cho anh em xem tham khảo . Sắp tới em sẽ post một số hình ảnh về công trình đang thi công để anh em tham khảo

ngoctan_q

11-11-2010, 10:26 AM

nó sẽ tính ra dựa vào strip mình khai báo và tỷ số cân bằng với tải bản thân . Số cable này sơ bộ . Sau đó kiểm tra trogn thiết kế nếu ok thì Không cần sửa , Không ok thì phần mềm tự động tính . Nên nguyên cứu thêm ADAPT-FLOOR . Thấy bạn quan tâm đến vụ này nhiều thế là tốt .
Có phải anh ksminh82 ko? Anh sang bên này rồi à? Em hiểu vấn đề rồi! Bên ******.com em chém bọn nó tả tơi rồi! :prrrr:

ksminh

11-11-2010, 11:16 AM

hihihi. Anh minh đây . Vậy là tốt . ANh không tham gia bên kia nữa . Vì bên đó phe phái quá nên thôi hoạt động diễn đàn này trong miền nam thoải mái hơn KHA KHA KHA

ngoctan_q

11-11-2010, 11:30 AM

hihihi. Anh minh đây . Vậy là tốt . ANh không tham gia bên kia nữa . Vì bên đó phe phái quá nên thôi hoạt động diễn đàn này trong miền nam thoải mái hơn KHA KHA KHA
Bên kia anh chém tứ tung quá! Anh chém mấy câu khó nghe, mà em thấy anh chém trúng toàn cao thủ! Chỉ có đều cao thủ ko chém lại vì anh dùng từ ác chiến quá! Nên họ ko chém nữa!:banghead:

ksminh

11-11-2010, 11:33 AM

heheh. Thực ra anh CHém đều có mục đích . Tất cả đều có lữa mới có KHÓI . Ví dụ anh thảo luận bình thường thôi . Nhưng em để ý dân Bắc hay dạy đời . Bực quá chém tới tấp cho vui thôi . Nhưng đó là không gian ảo nên cũng để giải trí mà thôi . Lâu rồi anh không ghé thăm diễn đàn kết cấu . Chắc là chấm dứt luôn . Qua bên này giúp anh em miền nam và những ai tham gia để ngày càng tốt lên .

ngoctan_q

11-11-2010, 04:25 PM

heheh. Thực ra anh CHém đều có mục đích . Tất cả đều có lữa mới có KHÓI . Ví dụ anh thảo luận bình thường thôi . Nhưng em để ý dân Bắc hay dạy đời . Bực quá chém tới tấp cho vui thôi . Nhưng đó là không gian ảo nên cũng để giải trí mà thôi . Lâu rồi anh không ghé thăm diễn đàn kết cấu . Chắc là chấm dứt luôn . Qua bên này giúp anh em miền nam và những ai tham gia để ngày càng tốt lên .
Bên này em ko thích cái gì tải là nó tính điểm trừ tiền, ko khoái! Vì chưa tải (cài idm) thì đi tong cái điểm đó! Pó tay cái này!

ksminh

11-12-2010, 10:41 AM

không phải thế . VÌ nếu em post bài nhiều thì chuyện download là chuyện bình thường . MỤc đích của admin là phải có cống hiến mới được nhận . Tránh trường hợp chẳng có bài viết mà đòi có tài liệu thì không thể được . Càng tránh nói Nhãm trên này . Thực tế rất rất nhiều thanh viên tham gia bên này Và họ load file ào ào không tốn 1 xu Nhưng họ cống hiến không bằng tiền mà bằng kiến thức . Tự động point sẽ nhãy lên .

haibkpro

07-01-2011, 10:46 AM

Các anh có bản vẽ kiến trúc nào của công trình sử dụng ULT không ah, em đang có ý định sẽ làm luận văn về BTULT. Ai có cho em xin được không ah.Mail:

kuadong

02-21-2013, 12:08 AM

Em đang chuẩn bị làm TN, đang loay hoay với cái đề tài sàn ULT đây, các pro biết nhìu về SAFE xin chỉ e với, email của e :