So sánh các phương pháp đánh giá chất lượng

Đánh giá chất lượng (tiếng Anh: Quality Evaluation) là việc xác định, xem xét một cách hệ thống mức độ mà một sản phẩm hoặc một đối tượng có khả năng thoả mãn các nhu cầu qui định.
  • 19-09-2019Hệ thống quản trị chất lượng (Quality management system - QMS) là gì? Phân loại
  • 04-09-2019Chất lượng sản phẩm (Product quality) là gì? Chỉ tiêu phản ánh
  • 24-09-2019Năng lực cốt lõi (Core competencies) là gì? Các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
  • 25-09-2019Nguồn lực doanh nghiệp (Business resources) là gì? Phân loại nguồn lực
  • 24-09-2019Kiểm tra (Checking) là gì? Vai trò của chức năng kiểm tra

Đánh giá chất lượng (Quality Evaluation)

Định nghĩa

Đánh giá chất lượng trong tiếng Anh là Quality Evaluation. Đánh giá, lượng hoá chất lượng sản phẩm là việc xác định, xem xét một cách hệ thống mức độ mà một sản phẩm hoặc một đối tượng có khả năng thoả mãn các nhu cầu qui định.

(Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 8402:1999 về Quản lí chất lượng và đảm bảo chất lượng)

Các phương pháp đánh giá chất lượng

(1) Phương pháp phòng thí nghiệm

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu kinh tế, thuật cơ bản cũng đồng thời là các thông số cần đánh giá (công suất động cơ, tốc độ quạt gió, độ mài mòn, tỉ giá, lãi suất, lợi nhuận).

(2) Phương pháp cảm quan

- Phương pháp cảm quan là phương pháp đánh giá dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được qua sự cảm nhận của các cơ quan thụ cảm của con người khi tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm như: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác, sự cảm nhận về thái độ khách hàng, những tín hiệu thị trường.

(3) Phương pháp xã hội học

Phương pháp xã hội học: Đánh giá chất lượng thông qua thu thập thông tin và xử lí ý kiến khách hàng.

(4) Phương pháp chuyên viên

Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên các kết quả của các phương pháp thí nghiệm, phương pháp cảm quan, tổng hợp, xử lí và phân tích ý kiến giám định của các chuyên viên rồi tiến hành cho điểm.

(5) Phương pháp chỉ số chất lượng

- Hệ số chất lượng (Ka)

- Mức chất lượng (Mq)

- Trình độ chất lượng của sản phẩm (Tc)

- Chất lượng toàn phần của sản phẩm (Qt)

- Hệ số hiệu suất sử dụng sản phẩm (Hsp)

- Hệ số độ tin cậy của sản phẩm (Kđ)

- Hệ số sẵn sàng của sản phẩm (Ks)

(6) Phương pháp phân hạng sản phẩm (Kph)

Trong sản xuất và tiêu dùng, ngoài yếu tố chất lượng cao, người ta còn rất quan tâm đến tính đồng đều về chất lượng sản phẩm, tính ổn định trong qui trình sản xuất.

Để theo dõi và kiểm soát chỉ tiêu này, người ta đưa ra một chỉ tiêu là hệ số phân hạng (Kph) và hệ số phân hạng thực tế (Ktt) của sản phẩm.

Qua việc xác đinh Kph, ta có thể đánh giá được về chất lượng, cũng như trình độ quản lí, điều hành của một tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Đánh giá chất lượng, Tổ hợp giáo dục Topica)

So sánh các phương pháp đánh giá chất lượng
Chi phí chất lượng (Quality Costs) là gì? Phân loại chi phí chất lượng
16-09-2019 Phiếu kiểm tra chất lượng (Check sheets) là gì?
04-09-2019 Quản trị chất lượng (Quality Management) là gì? Nội dung quản trị