Số lượng xe máy ô Việt Nam hiện này

Theo số liệu của Motorcycles Data, tiêu thụ xe máy khu vực Đông Nam Á [ASEAN] với các thị trường chính như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore trong năm 2020 đều sụt giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Trong khu vực ASEAN, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất và liên tục xếp ở vị trí dẫn đầu trong nhiều năm. Ngoài ra, hai nước này cũng thuộc nhóm những thị trường tiêu thụ xe máy nhiều nhất thế giới.

Cụ thể, số lượng tiêu thụ xe máy của Indonesia trong năm 2020 là 3,7 triệu xe, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2019 đất nước này tiêu thụ hơn 6,5 triệu xe.

Trong khi đó, lượng xe máy tiêu thụ của Việt Nam hơn 2,7 triệu xe, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2019 tiêu thụ khoảng 3,3 triệu xe.

Dung lượng xe máy mới bán ra mỗi năm tại Indonesia hiện xếp thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4.

Tại Thái Lan và Philippines, sức mua của người dân hai nước khá tương đồng khi dao động ở mức 1,5 triệu xe. Cụ thể, số lượng xe bán ra tại Thái Lan là 1,5 triệu xe và Philippines là 1,2 triệu xe.

Singapore với quy mô dân số và diện tích nhỏ, lượng xe máy tiêu thụ ở mức thấp nhất so với các quốc gia còn lại. ​Số lượng xe tiêu thụ trong năm 2020 là 10,54 nghìn xe.

Thị trường xe máy Việt Nam đang bão hoà, tiêu thụ chậm 

Trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa bao giờ hoạt động sản xuất, kinh doanh xe máy tại Đông Nam Á lại gặp nhiều khó khăn như trong năm 2020 vừa qua.

Với 3 – 4 quốc gia gồm Indonesia, Việt Nam, Thái Lan... nằm trong top những thị trường xe máy lớn nhất thế giới, Đông Nam Á hiển nhiên được xem là mảnh đất màu mở đối với các nhà sản xuất kinh doanh xe máy.

Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của 5 – 7 năm về trước khi người dân Đông Nam Á vẫn còn chuộng xe máy. Còn ở hiện tại, ảnh hưởng của những yếu tố như môi trường, hạ tầng giao thông cùng xu hướng “ô tô hoá” tại nhiều quốc gia, đang biến Đông Nam Á trở thị trường cạnh tranh đầy khó khăn đối với các hãng xe máy.

Xem thêm: Thị trường xe máy Việt Nam năm 2020: Lần đầu tiên doanh số dưới 3 triệu xe trong hơn một thập kỷ

Xe máy tại Việt Nam tăng 48 lần trong gần 30 năm

VTV.vn - Từ năm 1990 đến năm 2018, xe máy đã tăng khoảng 48 lần, từ hơn 1.209.000 xe lên gần 58.170.000, số vụ tai nạn giao thông do xe máy cũng tỉ lệ thuận theo con số này.

Theo thống kê của Dự án xây dựng chiến lược An toàn giao thông với xe máy do Quỹ hội nhập Nhật Bản - ASEAN [JAIF] tài trợ, hiện Việt Nam đang đứng đầu các nước ASEAN về tỷ lệ xe máy trên tổng số phương tiện cơ giới đường bộ. Nếu giai đoạn 1999 - 2000, số lượng xe máy bình quân mỗi năm tăng 500.000 xe, thì vào những năm 2001 - 2006, giai đoạn xe máy Trung Quốc ồ ạt vào thị trường Việt Nam khiến tỷ lệ xe máy tăng hơn 4 lần, bình quân mỗi năm tăng hơn 2 triệu xe. Từ năm 1990 đến năm 2018, xe máy ở Việt Nam tăng khoảng 48 lần, từ hơn 1.209.000 xe lên gần 58.170.000.

Lãnh đạo Vụ ATGT [Bộ GTVT] cũng cho biết, dự báo xe máy sẽ tiếp tục là phương tiện lưu thông chính của người dân trong thời gian dài sắp tới, có nghĩa lượng xe máy vẫn sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tìm ra phương pháp để quản lý hiệu quả cũng như tìm cách giảm thiểu khả năng tai nạn giao thông trong bối cảnh số lượng xe máy vẫn đang tăng lên.

Dự báo, giai đoạn 2018 - 2021, số xe máy theo đăng ký sẽ tăng hơn 1,12 triệu xe máy, số lượng xe máy trong lưu thông tăng khoảng 1,15 triệu xe. Đến năm 2030, số lượng xe máy theo đăng ký sẽ tăng gần 1,5 triệu xe, lượng xe máy trong lưu thông tăng hơn 1,62 triệu xe.

Để ngăn chặn số vụ tai nạn giao thông tăng lên trong khi số lượng xe máy lưu thông đang gia tăng từng ngày, dự án đã đề xuất các giải pháp liên quan đến thể chế và công tác tổ chức giao thông. Cụ thể, về mặt thể chế, sẽ nghiên cứu sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008, đưa vào luật hoặc văn bản dưới luật về làn đường riêng cho xe máy.

Đặc biệt, sẽ có giải pháp để nâng cao việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị liên quan để nâng cao khả năng quản lý. Thực tế, hệ thống cơ sở dữ liệu về phương tiện ở Việt Nam đang còn rời rạc, chưa có sự liên kết thống nhất, khiến quá trình xây dựng giải pháp về ATGT đối với xe máy gặp nhiều khó khăn.

Cùng với đó là đề xuất cấm xe máy ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đây được xem là giải pháp đang được triển khai ở nhiều đô thị trên thế giới và cũng được xem là cách đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, giải pháp này đi kèm với việc cơ sở hạ tầng, vận tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online!

Từ khóa:

xe máy

Ngành ôtô

Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Đông Nam Á [AAF], trong nửa đầu 2021, thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ 150.481 xe [bao gồm khung chassis xe buýt] . Nếu tính thêm cả doanh số của VinFast và TC Motor thì tổng lượng xe mới bán ra đạt 200.454 xe, xếp thứ tư trong khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam [VAMA], sản lượng xe lắp ráp nội địa của Việt Nam đạt khoảng 97.145 xe. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa bao gồm lượng xe xuất xưởng của TC Motor, VinFast và các công ty không thuộc VAMA.

Thực tế, lượng xe mà TC Motor và VinFast bán ra tại Việt Nam hầu như đều được sản xuất trong nước. Nếu giả sử sản lượng đúng bằng lượng xe bán ra, năng lực sản xuất ôtô của Việt Nam sẽ gồm VAMA [97.145 xe] + TC Motor [33.833 xe, không tính xe CBU] + VinFast [15.938 xe] = 146.916 xe. Con số này cũng xếp thứ tư trong khu vực.

Thống kê trong khu vực, Thái Lan và Indonesia vẫn là hai nước giữ ngôi đầu về mức tiêu thụ xe mới lẫn sản xuất nội địa. Trong đó, Thái Lan sản xuất ôtô gần gấp đôi nhu cầu tiêu thụ xe mới trong nước. Indonesia cũng tương tự nhưng mức chênh lệch ít hơn. Tại Việt Nam, lượng xe nhập khẩu từ hai quốc gia này lên đến 63.475 xe trong nửa đầu 2021, chiếm khoảng 78% tổng lượng nhập.

Kể từ khi thuế ưu đãi 0% được áp dụng từ 2018, làn sóng xe nhập khẩu đổ bộ cũng chủ yếu đến từ Indonesia, Thái Lan. Một số mẫu xe nhập từ hai quốc gia này như Toyota Corolla Cross, Mitsubishi Xpander hay các dòng bán tải hiện đang được bán rất chạy ở Việt Nam.

So với các nước như Thái Lan, Indonesia, chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn trong khi dung lượng thị trường nhỏ hơn, công nghiệp phụ trợ yếu hơn. Do vậy, các hãng cũng không có ý định xây dựng nhà máy quy mô lớn để lắp ráp xe ở Việt Nam.

Về nhu cầu mua ôtô mới, Malaysia tiệm cận Việt Nam nhất. Tuy nhiên, lượng xe sản xuất nội địa của quốc gia này cao hơn Việt Nam [đạt khoảng 241.288 xe]. Không chỉ có nhà máy của các hãng nước ngoài, Malaysia còn có hai thương hiệu nội địa là Proton và Perodua vốn đứng đầu về thị phần xe bán ra trong nhiều năm qua.

Ngành xe máy

Do ô tô có giá khá cao so với mặt bằng thu nhập nên xe máy vẫn là phương tiện phù hợp hơn với đa số người Việt cũng như hạ tầng giao thông ở các thành phố lớn. Tại Việt Nam, thị trường xe máy trong nửa đầu 2021 ghi nhận hơn 1,3 triệu xe bán ra, xếp thứ hai trong khu vực sau Indonesia [hơn 2,4 triệu xe].

Về lượng tiêu thụ xe máy mới hằng năm, Indonesia và Việt Nam lần lượt xếp thứ ba và thứ tư trên thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Về lượng xe sản xuất nội địa thì cả Việt Nam và Indonesia đều không công bố số lượng cụ thể. Riêng Việt Nam, đa số xe máy bán ra thị trường đều được sản xuất nội địa và con số thực tế có thể còn cao hơn bởi chưa tính đến các hãng môtô và xe máy khác không thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam [VAMM].

Các thành viên VAMM như Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki, SYM đều có nhà máy sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Khi này, giả sử lượng xe bán ra 100% đều sản xuất nội địa, năng lực sản xuất xe máy của các hãng ở Việt Nam sẽ khoảng hơn 1,3 triệu xe, đứng đầu khu vực [không kể Indonesia].

Trên thực tế, Indonesia có quy mô dân số và nền kinh tế lớn hàng đầu khu vực vì thế lượng tiêu thụ xe máy lẫn ôtô đều cao. Các quốc gia còn lại như Thái Lan, Philippines, Malaysia hay Singapore đều tiêu thụ xe mới dưới 1 triệu xe sau nửa đầu 2021. Thái Lan là nước có lượng xe sản xuất nội địa lớn hơn nhu cầu tiêu thụ xe máy trong nước.

Sở hữu ôtô, xe máy mới

Bảng thống kê tỷ lệ ôtô, xe máy mới bán ra nửa đầu 2021 so với dân số của một số nước ASEAN:

Quốc giaDân số*Dân số/ôtôDân số/xe máyXe máy/ôtô
Thái Lan69.996.845163802
Indonesia276.770.0247031126,2
Malaysia32.831.2441341241
Việt Nam98.321.901490716,8

Theo số liệu của Liên hợp quốc [UN] tính đến 17/8/2021

Về tỷ lệ sở hữu đối với ô tô, tính trong nửa đầu 2021, trung bình cứ khoảng 490 người Việt thì có 1 người mua ôtô mới. Ở Indonesia, con số này ở lên tới 703 người thì mới có 1 người mua ô tô mới. Trong khi đó, ở quốc gia như Malaysia hay Thái Lan thì tỷ lệ này tốt hơn đáng kể, vì chỉ 134 và 163 người đã có 1 người mua ôtô.

Đối với xe máy, trung bình khoảng 71 người Việt thì có 1 người mua xe máy mới. Con số này được xem là thấp nhất trong số 4 nước thống kê, đồng nghĩa với người Việt đang có xu hướng mua xe máy nhiều hơn so với các nước, xét trên quy mô dân số.

Carmudi Vietnamlà website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổimua bán ô tôđáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Video liên quan

Chủ Đề