Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133

Sổ tiền gửi ngân hàng là một trong những mẫu sổ thường xuyên được sử dụng trong kế toán. Vậy số tiền gửi ngân hàng là gì, và làm thế nào để lập sổ tiền gửi ngân hàng theo chuẩn Thông tư 133 trong Excel một cách chi tiết và chính xác nhất? Hãy theo dõi bài viết này cùng với Gitiho nhé!

Tuyệt đỉnh Kế toán Online - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ 

Những kiến thức cơ bản về sổ tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng trong kế toán là gì?

  • Tiền gửi ngân hàng [Cash in bank] là tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, Kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính. Tiền gửi ngân hàng có thể là tiền Việt Nam Đồng, các đồng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý....
  • Tiền gửi ngân hàng được phản ánh vào Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có ba tài khoản cấp 2
    • Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam
    • Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã qui đổi ra Đồng Việt Nam.
    • Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

Xem thêm: Cách lập sổ chi tiết các Tài khoản theo Thông tư 133 trên Excel

Sổ tiền gửi ngân hàng

  • Mục đích: Sổ tiền gửi ngân hàng là mẫu sổ được kế toán sử dụng để theo dõi tiền [VNĐ] của đơn vị tại các ngân hàng. Mỗi khoản tiền gửi ở những ngân hàng khác nhau sẽ được lập một số tiền gửi ngân hàng khác nhau. 
  • Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Căn cứ để ghi Sổ tiền gửi ngân hàng là Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Sổ phụ của ngân hàng.
    • Đầu kỳ: Ghi số dư của kỳ trước
    • Hàng ngày: Lần lượt ghi số liệu, dữ liệu phù hợp vào các cột
    • Cuối tháng: Tính tổng cộng số tiền đã gửi hoặc đã rút tại ngân hàng, sau đó tính số dư tiền còn gửi tại ngân hàng để chuyển sang tháng sau. Đối chiếu số dư của khoản tiền gửi tại ngân hàng và số dư trên sổ tiền gửi ngân hàng để đảm bảo khớp nhau, chính xác. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

Cách lập sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133

Mẫu số tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133

Dưới đây là mẫu số tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133:


Khi lập sổ tiền gửi ngân hàng theo đúng mẫu sổ tiền gửi ngân hàng Thông tư 133 như trên, cần đảm bảo đầy đủ những nội dung sau trong sổ:

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị lập sổ tiền gửi ngân hàng này
  • Mẫu chứng từ: Để tạo ô mẫu chứng từ, vào thẻ Insert > Textbox. Sử dụng Textbox để tạo ô mẫu chứng từ vì textbox dễ dàng di chuyển, không bị ảnh hưởng khi thay đổi độ rộng của cột. Ở mục này, ghi rõ các thông tin cần thiết của mẫu chứng từ như mẫu số bao nhiêu, ban hành theo thông tư bao nhiêu...
  • Tên sổ: SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG [Viết in hoa có dấu toàn bộ]
  • Nơi mở tài khoản giao dịch: Ghi thông tin về nơi mở tài khoản để gửi tiền như tên ngân hàng, chi nhánh,…..
  • Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: Ghi rõ số hiệu tài khoản đơn vị sử dụng tại ngân hàng đó
  • Lập bảng có các cột như sau:
    • Cột A: Ghi rõ ngày, tháng ghi sổ tài khoản tiền gửi
    • Cột B, C: Ghi rõ số hiệu và ngày, tháng của Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
    • Cột D: Diễn giải, ghi ngắn gọn nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
    • Cột E: Tài khoản đối ứng với tài khoản 112, ghi chi tiết cho từng nghiệp vụ
    • Cột 1: Ghi số tiền gửi vào quỹ
    • Cột 2: Ghi số tiền rút ra từ quỹ
    • Cột 3: Ghi số tiền tồn trong quỹ cuối ngày
    • Cột F: Ghi chú những điều cần lưu ý
  • Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 tới trang …: Ghi rõ tổng số trang của sổ tiền gửi ngân hàng
  • Ngày mở sổ: Ghi rõ ngày, tháng mở sổ tiền gửi ngân hàng
  • Ngày … tháng … năm …: Ngày, tháng, năm ký sổ của các bên liên quan 
  • Họ và tên, chữ ký của người lập sổ tiền gửi ngân hàng, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật

Lưu ý khi lập sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133 trong Excel

Để lập sổ và sử dụng sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133 trong Excel chính xác và hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khi hết trang, các bạn cần cộng số lũy kế của trang để chuyển sang trang sau.
  • Ở đầu trang, cần ghi cộng số trang trước chuyển sang.

Xem thêmHướng dẫn chi tiết cách hạch toán tài khoản 341 theo Thông tư 133

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về sổ tiền gửi ngân hàng - một trong những loại sổ kế toán thường xuyên được sử dụng. Bên cạnh đó, Gitiho đã hướng dẫn bạn cách tạo lập sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133 trong Excel chi tiết và chính xác. Bạn có thể tải mẫu số tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133 ở cuối bài nhé!

Tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích giúp nâng cao nghiệp vụ kế toán tại khóa học Tuyệt đỉnh Kế toán Online - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ nhé!

Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Kế toán

Sổ tiền gửi ngân hàng [Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính] dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng. Mỗi ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thì được theo dõi riêng trên một quyển sổ, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao dịch.

>>>Xem thêm: Mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu sổ tiền gửi ngân hàng

Đơn vị: …………………………..

Địa chỉ: …………………………...

Mẫu số S05-DNN
[Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính]

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch:…….

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi:……

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tài khoản đối ứng

Số tiền

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

Thu [gửi vào]

Chi [rút ra]

Còn lại

A

B

C

D

E

1

2

3

F

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳ

x

x

x

- Số dư cuối kỳ

x

x

x

x

- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ:...

Người lập biểu[Ký, họ tên]

Kế toán trưởng[Ký, họ tên]

Ngày ... tháng ... năm ... Người đại diện theo pháp luật[Ký, họ tên, đóng dấu]

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Hướng dẫn cách ghi sổ tiền gửi ngân hàng

Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ, báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng.

Đầu kỳ: Ghi số dư tiền gửi kỳ trước vào cột 8.

Hàng ngày:

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ [giấy báo Nợ, báo Có] dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.

Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

Cột 1, 2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi.

Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Cuối tháng:

Cộng số tiền đã gửi vào, hoặc đã rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ tiền gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi mở tài khoản.

Trên đây kế toán Lê Ánh chia sẻ cho các bạn mẫu sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133 và hướng dẫn cách ghi chi tiết. 

Có thể bạn quan tâm: Sổ chi tiết tiền vay

Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu ở tphcm và hà nội được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website chuyên môn: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: mẫu sổ tiền gửi ngân hàng excel, mẫu sổ tiền gửi ngân hàng theo thông tư 200, cách ghi sổ tiền gửi ngân hàng excel, mẫu sổ s08-dnn, mẫu bìa số tiền gửi ngân hàng, sổ ngân hàng là gì, mẫu sổ chi tiết tài khoản 112

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán ngắn hạn và làm dịch vụ kế toán trọn gói tốt nhất thị trường

 [Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

HOTLINE: 0904 84 88 55 [Mrs Ánh]

Video liên quan

Chủ Đề