Scurvy là bệnh gì

Có thể với một số người còn xa lạ với căn bệnh này nhưng thực tế trên thế giới tỉ lệ người mắc phải căn bệnh này chiếm khá cao so với những loại bệnh phổ biến khác hiện nay. Hầu hết mọi người đều cho rằng căn bệnh này chỉ xuất hiện nhiều nhất ở thời kì xa xưa, tuy nhiên cho đến bây giờ tình trạng này vẫn còn xuất ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo, điều kiện kinh tế chưa cao. Để hiểu rõ về bản chất cũng như nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này, hãy cùng Madefresh nghiên cứu kỹ hơn qua một số chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung chính

  • Khái niệm bệnh Scurvy 
  • Những triệu chứng của bệnh Scurvy
    • Triệu chứng ban đầu của bệnh Scurvy
    • Triệu chứng muộn của bệnh Scurvy
  • Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh Scurvy
  • Một số cách điều trị bệnh Scurvy
  • Lưu ý trong việc bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể mỗi ngày
  • Những triệu chứng khác liên quan đến việc thiếu hụt vitamin C

Khái niệm bệnh Scurvy 

Scurvy (hay còn được biết đến với tên gọi là Scorbut) là một căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt hàm lượng dưỡng chất Vitamin C trầm trọng. Theo như các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, loại bệnh này thuộc dạng mãn tính và mức độ nguy hiểm khá là cao, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí là tử vong.

Đặc biệt căn bệnh này thường hay xảy ra ở những trường hợp cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, nhất là Vitamin C trong thời gian dài.

Triệu chứng ban đầu của bệnh Scurvy

Các triệu chứng của bệnh Scurvy thường chỉ xuất hiện ở dạng thông thường và rất dễ khiến cho người bệnh bị lầm tưởng và có thái độ chủ quan. Một số triệu chứng thông thường của bệnh Scurvy trong giai đoạn đầu có thể kể đến như cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, thường xuyên biếng ăn; buồn nôn, bị tiêu chảy thường xuyên, cơ thể có biểu hiện sốt liên tục, thường hay bị đau nhức xương khớp và cơ bắp. Trên da có hiện tượng xuất hiện các nốt ban xuất huyết, đốm xuất huyết xung quanh nang lông.

Triệu chứng muộn của bệnh Scurvy

Một số dấu hiệu có thể thấy rõ khi tình trạng của bệnh trở nên nặng hơn như: phần nướu bị sưng tấy, chuyển màu đỏ đậm hoặc tía, rất hay bị chảy máu; một số răng có hiện tượng lung lay; mắc phải hội chứng proptosis; xuất huyết dưới da và xuất hiện các vết bầm tím trên da; trên lan da có vảy, khô và dần chuyển sang màu nâu xỉn…

Scurvy là bệnh gì

Ở trẻ sơ sinh khi gặp phải căn bệnh này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Nhất là sự phát triển ở phần cánh tay và chân thường sẽ bị ức chế, từ đó khiến cho trẻ nhỏ trở nên ốm yếu, suy dinh dưỡng. Riêng với những trường hợp bị bệnh Scurvy nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm thiếu máu, đau tim hoặc thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh Scurvy

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng của căn bệnh này, trong đó chế độ sinh hoạt thường ngày cũng được cho là yếu tố chủ yếu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Đây là những trường hợp thường hay bỏ qua các bữa ăn quan trọng, ít khi ăn uống đúng giờ hoặc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm không lành mạnh. Ngoài ra còn có một số người hay sử dụng chất kích thích hoặc uống rượu bia cũng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hình thành nên căn bệnh này.
  • Chế độ ăn kiêng không hợp lý: Với những người khi thực hiện quá trình giảm cân thường hay kiêng cử một vài loại thực phẩm nhất định, khi này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nhất là vitamin C. Đa số những người khi kiêng cử để giảm cân có thể sẽ bỏ qua những loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao khiến cho cơ thể bị mất cân bằng về hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu.
  • Chế độ ăn kiêng phòng ngừa dị ứng: Loại hình ăn kiêng này cũng được coi là yếu tố làm cho cơ thể bị thiếu hụt đi một số dưỡng chất cần thiết cho hoạt động mỗi ngày. Để giảm thiểu được các triệu chứng dị ứng người bệnh thường hay cắt bỏ hoàn toàn việc tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa dồi dào dưỡng chất. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì bạn cũng có thể bổ sung các dưỡng chất thiết yếu bằng nhiều phương pháp khác nhau mà lại còn không gây dị ứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Scurvy là bệnh gì

  • Hút thuốc: Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có khả năng hấp thụ dinh dưỡng thấp hơn so với người bình thường. Nếu sử dụng thuốc lá trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể dần mất đi các chất dinh dưỡng và đồng thời còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là phổi và gan.
  • Người có cơ địa hấp thụ dinh dưỡng kém: Có một số trường hợp cơ thể không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và nguy cơ mắc bệnh Scurvy cũng sẽ tăng cao. Để cải thiện được tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm rau xanh, trái cây hoặc các loại thực phẩm bổ sung dạng thuốc uống để hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Tuy nhiên nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do sự thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Một phần cũng là vì cơ thể không thể tự tổng hợp dưỡng chất này cũng như mang khả năng dự trữ trong thời gian dài.

Chính vì điều đó mà việc bổ sung thường xuyên vitamin C hằng ngày là một yếu tố cực kỳ quan trọng; bạn có thể bổ sung vitamin C bằng rất nhiều cách thức khác nhau.

Những người không nạp đủ vitamin C trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh Scurvy và gặp phải những triệu chứng, biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số cách điều trị bệnh Scurvy

Đối với loại bệnh này thì khá dễ điều trị và ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng của bệnh. Một trong những phương pháp mang lại hiệu quả nhất là bổ sung vitamin C thông qua khẩu phần ăn hằng ngày hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có một liệu trình bổ sung dưỡng chất đầy đủ giúp cải thiện tình trạng của bệnh. Khi áp dụng liệu trình trị liệu hợp lý thì trong khoảng 24 giờ các dấu hiệu như xuất huyết dưới da hay trong nướu răng sẽ dần được giảm thiểu. Một số triệu chứng khác liên quan đến căn bệnh cũng sẽ có hiện tượng thuyên giảm và khỏi hẳn sau một thời gian ngắn.

Riêng với tình trạng thiếu máu do người bệnh bị suy dinh dưỡng thường điều trị bằng phương pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng mỗi ngày và sử dụng các loại thực phẩm chức năng để giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Scurvy là bệnh gì

Đối với một số trường hợp khác người bệnh có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém hoặc có thể trạng yếu nên tăng cường luyện tập thể thao để có thể kích thích mọi hoạt động của cơ thể, trong đó quan trọng nhất là quá trình trao đổi chất được cải thiện tốt hơn.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc các loại thức uống có cồn cũng sẽ giúp hạn chế mọi biến chứng của bệnh cũng như một số triệu chứng xấu khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưu ý trong việc bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể mỗi ngày

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng, đối với những người mắc bệnh Scurvy chỉ nên bổ sung vitamin C với liều lượng là 2000 mg cho mỗi ngày. Nếu như hấp thụ quá nhiều so với liều lượng khuyến cáo này có thể gây ra hiện tượng buồn nôn hoặc tiêu chảy; khi đó sẽ tác động lớn đến sự cân bằng antioxidant-prooxidant trong cơ thể, điều này còn gây ảnh hưởng lớn tới những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu tán huyết hoặc nhiễm sắc tố sắt mô.

Scurvy là bệnh gì

Vậy nên để giảm thiểu được các biến chứng có thể xảy ra tốt nhất chỉ nên bổ sung lượng vitamin C vừa đủ và đúng cách theo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà áp dụng các phương pháp bổ sung vitamin C khác nhau để giúp mang lại hiệu quả tốt hơn và an toàn cho người bệnh.

Những triệu chứng khác liên quan đến việc thiếu hụt vitamin C

  • Chứng bệnh thiếu máu: Hoạt tính chủ yếu của vitamin C là hỗ trợ cho cơ thể được hấp thụ chất sắt tốt hơn. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất này sẽ không thể hấp thụ được trọn vẹn chất sắt cũng như một số dinh dưỡng khác; từ đó giúp hấp thu sắt do đó thiếu vitamin C cơ thể không thể hấp thu đủ sắt và gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Bệnh loãng xương: Với những người thường hay thiếu hụt vitamin C sẽ có nguy cơ loãng xương, xương khớp yếu hơn so với người bình thường. Nhất là thành phần đối tượng phụ nữ và người cao tuổi.
  • Bệnh thoái hóa khớp: vitamin C cũng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tổng hợp collagen có lợi cho sự phát triển của hệ xương khớp. Nếu thiếu hụt dưỡng chất này sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp khá cao.
  • Bệnh tim mạch: Các triệu chứng, vấn đề liên quan đến hệ tim mạch một phần cũng do sự thiếu hụt dưỡng chất vitamin C trong thời gian dài.
  • Ung thư: Ngoài sự hao hụt vitamin C hay các dưỡng chất khác cũng sẽ gia tăng nguy cơ hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, dẫn đến các bệnh ung thư mãn tính.