Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì siêu âm năm 2024

Chào Bác Sỹ. Hôm nay là ngày 21 sau khi chuyển phôi của vợ em, sáng nay vợ em đi siêu âm nhưng ko thấy túi thai trong tử cung. Kiểm tra: Beta HCG ngày 14: 492 Beta HCG ngày hôm nay 1325,5 Nhờ các bác sỹ tư vấn các trường hợp có thể xảy giúp em. Xác xuất phôi thai chưa di chuyển là bao nhiêu % thưa bác sỹ? Vc em rất hy vọng xác xuất này.. Em cám ơn

Trả lời

Chào bạn,

Bạn siêu âm hơi sớm, phải 5 tuần sau khi chuyển phôi mới có chỉ định siêu âm kiểm ta vị trí thai..

Thông thường sau khi thủ betaHcg bạn phải chờ 3 tuần sau mới có chỉ đinh siêu âm, bạn nên chờ 1 tuần sau siêu âm kiểm tra vị trí thai, nếu có đau bụng bên trái hoặc bên phải thì khám lại sớm hơn.

Trong suốt thai kỳ, ngoài chăm sóc sức khỏe tham gia thăm khám thai đúng lịch cũng rất cần thiết. Mẹ bầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF cần phải đặc biệt chú ý hơn. Vậy đâu là các mốc khám thai IVF quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua?

Các mốc khám thai IVF quan trọng không nên bỏ qua

Mẹ bầu mang thai IVF cũng sẽ trải qua các tháng thai kỳ như những người mẹ mang thai tự nhiên. Tuy nhiên thai IVF tương đối đặc biệt do đó mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe thai nhi hơn và không nên bỏ qua các mốc khám thai quan trọng dưới đây:

Mốc 1: Sau chuyển phôi 14 ngày:

Mẹ bầu cần đến cơ sở y tế thử beta hCG để xác định xem có thai hay không:

  • Nếu 25 IU/L: Trường hợp này xác định có thai nhưng vẫn cần duy trì nội tiết để xét nghiệm lại beta hCG sau 48h.

Mốc 2: Sau chuyển phôi 21 ngày [tương đương thai 5 tuần]:

Ở tuần thai này cần thực hiện siêu âm để xác định thai vào buồng tử cung hay chưa và số lượng thai đang có.

Thăm khám thai đúng mốc quan trọng giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của mẹ và thai nhi

Mốc 3: Sau chuyển phôi 28 ngày [tương đương thai khoảng 6 tuần]:

  • Siêu âm để xác định tim thai và xem số lượng thai. Nếu trường hợp thai cùng trứng có thể phân tách trong giai đoạn này.
  • Khi xác định số lượng thai > 3 thai, nên tiến hành giảm thiểu thai, thời gian thực hiện tốt nhất ở giai đoạn 7 tuần.

Mốc 4: Thai 9 tuần:

Ở tuần thai này mẹ bầu cần đến siêu âm kiểm tra sự phát triển của phôi thai. Nếu gặp trường hợp bất thường thì cần đưa ra giải pháp giúp thai nhi phát triển ổn định hơn.

Mốc 5: Thai 12 tuần:

  • Siêu âm hình thái thai nhi quý I.
  • Làm sàng test lọc trước sinh [Double test hoặc NIPT tùy theo chỉ định bác sĩ và mong muốn của gia đình].
  • Xét nghiệm máu: Công thức máu, Nhóm máu ABO – Rh, HbsAg, HIV, đường huyết khi đói, Rubella [IgG, IgM] ; CMV [IgG, IgM]; Toxoplasma [IgG, IgM]. Các xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ mắc hội chứng di truyền bẩm sinh ở thai nhi.
  • Đo chiều dài cổ tử cung để sàng lọc nguy cơ sinh non, đặc biệt với các thai phụ có tiền sử sinh non, hoặc thai đôi. Nếu mẹ bầu có nguy cơ sinh non có thể dự phòng sinh non bằng progesteron hoặc chỉ định khâu vòng cổ tử cung để giữ thai.

Mốc 6: Thai 15 tuần:

  • Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai [siêu âm 2D].
  • Sàng lọc trước sinh Triple test.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Mốc 7: Thai 18 tuần:

  • Siêu âm hình thái thai nhi [siêu âm 4D] lần 2.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Mốc 8: Thai 22 – 24 tuần:

  • Siêu âm hình thái thai nhi [siêu âm 4D] lần 3
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Làm nghiệm pháp dung nạp đường Glucose để tầm soát đái đường thai kỳ.
  • Tiêm phòng uốn ván:

Thai lần 1: Tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau 1 tháng, trước khi sinh tối thiểu 1 tháng.

Thai lần 2 < 5 năm: Tiêm 1 mũi trước khi sinh 1 tháng.

Thai lần 2 > 5năm: Tiêm 2 mũi như lần 1.

Mốc 9: Thai 28 tuần:

  • Siêu âm 2D đánh giá sự phát triển của thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Mốc 10: Thai 32 tuần:

  • Siêu âm hình thái [siêu âm 4D] lần 4.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Từ sau 34 tuần:

Mỗi tuần mẹ bầu cần đến cơ sở y tế thăm khám thai 1 lần và thực hiện các xét nghiệm:

  • Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai [2D].
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Monitor theo dõi cơn gò và tim thai.

Các mốc khám thai IVF trên đây rất quan trọng, do đó từ sau khi chuyển phôi cha mẹ cần hết sức lưu ý và thực hiện theo.

Một số lưu ý khi mang thai IVF mẹ bầu cần ghi nhớ

Khi mang thai IVF mẹ bầu có thể phải đối mặt với các vấn đề như: Tiền sản giật, xuất huyết, đái đường thai kỳ, thiếu máu,… Do đó, để có được thai kỳ an nhàn sinh con ra thuận lợi khỏe mạnh mẹ bầu cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

Khám đúng lịch hẹn của bác sĩ

Có một số xét nghiệm khám đúng tuần tuổi của thai nhi mới có ý nghĩa. Nếu khám trước hoặc muộn hơn thời gian quy định thì không cho kết quả chính xác nữa. Vì vậy, mẹ bầu cần phải sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế thăm khám theo đúng lịch hẹn.

Mẹ bầu IVF nên thăm khám thai đúng lịch hẹn của bác sĩ

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Thai nhi phát triển hoàn toàn dựa vào nguồn dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.

Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu gồm: Rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt giàu đạm,…

Trường hợp mẹ bị ốm nghén ăn uống kém nên uống một số loại thuốc bác sĩ kê đơn để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Giữ cho tinh thần thoải mái, không bị áp lực hay stress quá mức rất quan trọng đối với mẹ bầu mang thai IVF. Nếu mẹ bầu không được nghỉ ngơi, làm việc quá sức có thể khiến cho thai nhi chậm phát triển hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, để bảo vệ an toàn cho thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn.

Vận động nhẹ nhàng

Các trường hợp mang thai IVF thường được khuyên nằm một chỗ không được vận động nhiều. Tuy nhiên, nằm nhiều khiến máu khó lưu thông, cơ thể dễ bị nhức mỏi, chuột rút,… Vì vậy, trong trường hợp bác sĩ không yêu cầu nằm một chỗ thì mẹ bầu cần phải vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.

Các bài tập tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi gồm: Đi bộ, yoga, bơi lội,…

Quy trình thăm khám thai IVF tại bệnh viện Đức Phúc

Bệnh viện Hỗ trợ Sinh sản và Nam học Đức Phúc không chỉ thực hiện thăm khám và điều trị vô sinh hiếm muộn, các bệnh lý nam khoa, phụ khoa mà còn thực hiện khám và theo dõi thai kỳ cho các mẹ bầu, trong đó đặc biệt là các mẹ bầu mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI/ IVF mà còn khám thai IVF. Tại đây, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. Bác sĩ sẽ đồng hành cùng mẹ từ đầu đến hết thai kỳ. Vì vậy, điều chỉnh lại: trong trường hợp nếu sức khỏe mẹ bầu hay thai nhi gặp vấn đề bất thường, sẽ được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương hướng xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Không chỉ vậy, Bệnh viện Đức Phúc có đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tình sẽ phụ trách việc nhắc nhở mẹ bầu các mốc khám thai IVF quan trọng. Do đó, mẹ có thể an tâm không cần lo lắng quên lịch thăm khám.

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì nên đi siêu âm?

Theo dõi thai kỳ sau chuyển phôi Thử thai bằng que thử ở tuần thứ 4 tức tuần thứ 2 sau khi chuyển phôi. Đi khám siêu âm đầu tiên vào tuần thứ 5 tương đương với chuyển phôi 3 tuần. Ở 12 tuần đầu nên đi khám định kỳ 1 đến 2 lần 1 tuần.

Sau chuyển phôi bao lâu thì có túi noãn hoàng?

Túi noãn hoàng được hình thành khi thai nhi [hợp tử cấy vào tử cung] khoảng 5 tuần tuổi, còn phôi thai cũng như tim thai sẽ được hình thành khi thai nhi được 6 - 6,5 tuần tuổi. Túi noãn hoàng là một khái niệm được dùng trong lĩnh vực phụ khoa và siêu âm thai, thường gặp trong quá trình theo dõi thai kỳ và thai sản.

Chuyển phôi ngày 6 bao lâu thì thử que?

Thời điểm tốt nhất là để thử que là 14 ngày sau chuyển phôi.

21 ngày sau chuyển phôi là bao nhiêu tuần?

Sau chuyển phôi 21 ngày [thai khoảng 5 tuần]: Việc thực hiện siêu thai nhằm xác định thai đã vào buồng tử cung chưa và số lượng thai là bao nhiêu.

Chủ Đề