Sa tế khó bao nhiêu calo?

oxy hóa các chất dinh dưỡng vì món ăn này thường xuyên được kết hợp cùng với nhiều gia vị như bột ớt, dầu, hành phi,…và những nguyên liệu này được sơ chế một lần với số lượng nhiều để bán trong thời gian dài. Sử dụng món ăn và nguyên liệu này trong thời gian dài như vậy sẽ tạo ra nhiều chất độc hại và đặc biệt dẫn đến nguy cơ cao của bệnh ung thư. 

5.3 Dễ bị ngộ độc, các vấn đề về gan thận

Bánh tráng trộn được bày bán chủ yếu tại cổng trường, vỉa hè bên cạnh các con đường đầy bụi bặm, ô nhiễm môi trường bởi nó là món ăn dành cho giới trẻ, được các bạn học sinh đặc biệt quan tâm.

Nếu như chúng ta gặp phải các quán ăn, vỉa hè mất an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến không sạch sẽ, môi trường xung quanh bụi bẩn sẽ gây nên nhiều các bệnh như ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn. Những vi khuẩn gây hại này sẽ xâm nhập vào cơ thể của bạn và tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi khiến cơ thể dần mất đi sức đề kháng và tăng nguy cơ bị ngộ độc thức ăn cao hơn.

Một số nơi bán bánh tráng trộn không uy tín sẵn sàng vì lợi nhuận mà quên đi lợi ích người tiêu dùng sẽ sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng để chế biến. Trong số đó, dầu ăn là sản phẩm được làm kém chất lượng nhiều nhất, thay vì mua 1 chai dầu mới, họ sẽ tái sử dụng nhiều lần hay sử dụng loại dầu nhập lậu không rõ nguồn gốc. Từ đó, dẫn đến nguy cơ tích tụ các chất độc hại trong cơ thể và phá hủy cấu trúc tế bào. Cuối cùng, có thể dẫn đến các bệnh như bệnh sỏi thận,viêm túi mật, bệnh suy gan,..

5.4 Mất cảm giác ngon miệng, dễ bị táo bón

Khi ăn bánh tráng trộn bạn sẽ bị đầy bụng không muốn ăn những thực phẩm khác kể cả là những bữa chính trong ngày. Thời gian này sẽ bị kéo dài 4 – 5 tiếng đồng hồ vì hương vị chua chua cay cay của bánh tráng sẽ cho bạn có cảm giác thèm ăn và khát nước nhiều hơn.

Bên cạnh đó, bạn sẽ bị táo bón do ăn nhiều bánh tráng vì Vitamin C và các chất trong xoài xanh trong lúc đói bụng và bỏ quên bữa chính. Cơ thể của bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, buồn nôn; nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng trĩ cũng như các bệnh liên quan đến ruột thừa.

5.5 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Nguyên liệu chế biến món bánh tráng trộn tùy từng nơi sẽ có khô bò, khô mực, muối ớt. Các loại thực phẩm này thường được tẩm ướp và có thêm các chất màu, để khi bỏ vào bánh tráng trộn sẽ có được màu sắc đẹp mắt. Các chất tạo màu này lại gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể cũng như sức khỏe của bạn.

Bánh tráng trộn là một món ăn khoái khẩu, ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều hay sử dụng những loại bánh tráng hết hạn, nguyên liệu chất lượng không tốt thì có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe mà chúng tôi đã đề cập ở phía trên. Vậy làm cách nào để vừa được ăn ngon mà còn giữ được sức khỏe cho bản thân và gia đình? Hãy cùng tìm hiểu qua phần nội dung tiếp theo!

6. Cách làm bánh tráng trộn tại nhà vừa sạch, vừa ngon

Khi quá yêu thích bánh tráng trộn, bạn có thể tự chế biến theo cách của riêng mình với cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lượng bánh tráng gạo vừa đủ ăn, lựa loại bánh gạo dai dai cũng như bánh không bị nát.
  • Tép khô, khô bò (nếu có).
  • Hành phi, lạc rang.
  • Xoài xanh (nên lựa quả chua chua).
  • 3 quả quất hoặc 2 lát chanh.
  • Ớt bột, muối ớt, dầu điều.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy bánh tráng đã mua và cắt chúng thành nhiều sợi có độ dài vừa ăn.
  • Tiếp theo cho bánh tráng vào trong một cái tô lớn rồi cho một ít sa tế cùng dầu điều vào.
  • Thêm các nguyên liệu như muối ớt, tép khô, khô bò, hành phi vào trong tô rồi tiếp tục trộn đều lên.
  • Vắt quất hay chanh cho vào để các sợi bánh mềm và thấm vị cũng như, bánh có thêm vị chua.
  • Bước tiếp theo bạn cho xoài đã được bào thành sợi vào trộn cùng, nêm nếm cho các gia vị chuẩn vừa miệng lại lần nữa.
  • Bước cuối, bạn cho đậu phộng rải đều lên trên bánh tráng vừa trộn là có thể ăn được.

Lưu ý: Với những bạn đang trong giai đoạn giảm cân, có thể ăn bánh tráng trộn với điều kiện cho ít lại các nguyên liệu như hành phi, dầu điều, tôm khô, sa tế nhằm hạn chế tối đa hàm lượng calo có trong món ăn. Vì theo các chuyên gia, việc ăn bánh tráng trộn ít dầu mỡ sẽ tốt cho sức khỏe cũng như cân nặng.

Tìm hiểu thêm về cách làm bánh tráng trộn mỡ hành tại: Cách làm bánh tráng trộn mỡ hành.

Thông qua bài viết này, Blog Vimi hi vọng đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức hữu ích về bánh tráng, bánh tráng trộn bao nhiêu calo để từ đó có sự lựa chọn chính xác của mình khi ăn. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng, chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức về lĩnh vực van công nghiệp, và là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản phẩm này tại thị trường Việt Nam. Một số các dòng sản phẩm chính đó là van bướm, van bi, van cổng,.. Liên hệ ngay Hotline của Vimi để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.