Rơ le đề xe máy có tác dụng gì

Bạn lo lắng khi đề xe máy không lên? Việc phải khởi động xe máy bằng bàn đạp là quá khó đối với bạn? Vì vậy, dù bạn có đi xe số hay xe tay ga, nếu không muốn xảy ra tình trạng trên thì bạn cần thường xuyên kiểm tra rơ le đề xe máy. Bài viết này của dịch vụ cứu hộ xe máy uy tín An Binh sẽ gợi ý một số Cách kiểm tra rơ le đề xe máy. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thông tin nhé!

Rơ le đề xe máy là gì?

Có thể có nhiều người đã nghe đến từ rơ le xe máy, tuy nhiên nghe thì nghe vậy nhưng vẫn có nhiều người không biết rơ le thực sự là gì, nó nằm ở đâu trên các bộ phận của xe máy và công dụng của nó là gì nếu bị hư hỏng thì xử lý như thế nào.

Về rơ le đề xe máy, bạn có thể hiểu đơn giản nó là một loại linh kiện của xe máy, chuyên được dùng để đóng ngắt điện đơn giản. Rơ le đề xe máy thì bao gồm 2 phần chính là nam châm điện và các tiếp điểm. 

Rơ le đề xe máy được thiết kế đơn giản, bao gồm có các bộ phận như sau :

  • Nam châm điện

  • Lõi sắt

  • Lò xo

  • Các tiếp điểm

Rơ le đề xe máy đóng vai trò như thế nào?

Rơ le đề xe máy vừa đóng vai trò là 1 công tắc điều khiển từ xa để xe có thể khởi động, vừa là thiết bị đóng ngắt nguồn điện. Đồng thời còn có chức năng bảo vệ xe, kịp thời ngắt điện khi xảy ra sự cố bất ngờ. 

Trong đó, vai trò chính là khởi động xe. Tác dụng của rơ le đề là ngắt dòng điện, đồng thời chuyển từ ắc quy sang solenoid máy khởi động, sau đó kích hoạt hệ thống khởi động để cho xe di chuyển.

Gợi ý một số Cách kiểm tra rơ le đề xe máy

Rơ đề xe máy là một bộ phận rất quan trọng của xe. Vì vậy bạn nên thường xuyên phải kiểm tra và bảo dưỡng nó đúng cách. Dưới đây chúng tôi có gợi ý một số cách kiểm tra rơ le đề xe máy. Bạn có thể tham khảo nhé!

Lắng nghe rơ le đề xe máy của bạn 

Đã có khi nào bạn gặp phải trường hợp xe phát ra tiếng ‘tách tách’ khi khởi động chưa? Đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy rơ le đề đang hoạt động không hiệu quả, nhất là với những chiếc xe máy cũ. 

Nguyên nhân của các âm thanh này là do khi rơ le đề hoạt động không ổn định, dẫn đến các bánh răng và cuộn hút cũng không ổn định, nên sẽ phát ra tiếng kêu như trên. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đề xe, làm hư hỏng các bánh răng trong bộ khởi động.

Chú ý những dấu hiệu bất thường

Chức năng chính của rơ le đề xe máy là sử dụng trong việc khởi động xe. Vì vậy khi khởi động xe, các tín hiệu sẽ được chuyển tới rơ le đề, từ đó bộ phận này sẽ kích hoạt đến nguồn điện, giúp xe nổ máy. 

Tuy nhiên, trong trường hợp xe không thể khởi động hoặc mỗi lần khởi đầu đều rất khó khăn, điều này chứng tỏ rơ le đề đang bị trục trặc. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy nhanh chóng kiểm tra rơ le đề để có phương án xử lý thích hợp nhất.

Tự kiểm kiểm tra rơ le đề xe máy

Ngoài 2 cách trên, bạn cũng có thể tự tìm cách kiểm tra rơ le đề xe máy thông qua việc xem xét các bộ phận chính của rơ le. Để làm được điều này, bạn cần có kiến thức nhất định về cơ – điện và biết sửa xe máy đôi chút.

Cuộn dây và nam châm điện: cấp điện vào rơ le đề, nếu nam châm không hút chứng tỏ dây điện bị đứt hoặc có vấn đề, cần kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới.

Các tiếp điểm: Một nguyên nhân khiến rơ le bị hỏng là do các tiếp điểm không tiếp xúc với nhau. Lúc này bạn dùng đồng hồ để kiểm tra mức độ tiếp xúc của các tiếp điểm.

Bảo dưỡng xe thường xuyên

Một cách kiểm tra rơ le đề xe máy khác là nên thường xuyên đi bảo dưỡng thiết bị. Thông thường, khi đi bảo dưỡng, xe của bạn sẽ được kiểm tra toàn bộ các linh kiện, nếu rơ le đề của bạn xảy ra vấn đề cũng sẽ kịp thời được phát hiện, sửa chữa và thay mới.

Qua bài viết này bạn đã biết cách kiểm tra rơ le đề xe máy rồi đúng không. Hy vọng bài viết giúp bạn trong việc sử dụng và chăm sóc thiết bị xe máy. Nếu bạn khó khăn trong việc kiểm tra thiết bị hãy đến dịch vụ cứu hộ xe máy uy tín AnBinh nhé: Hotline: 0941775222.

[Hỏi Đáp] Lấy Cao Răng Giá Bao Nhiêu Là Hợp Lý Nhất?

[GIẢI ĐÁP] 1 Lít Dầu Ăn Nặng Bao Nhiêu Kg?

Trần Văn Ngọc

Tôi là admin Blog Đời sống ba miền, với sở thích viết lách phục vụ đồng bào, tôi sẽ tổng hợp những kiến thức bổ ích về đời sống gia đình Việt Nam cho các bạn.

4/2/2010

Có ai biết Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tác dụng của Rơ le khởi động trong hệ thống khởi động của xe máy ko ạ? Em cảm ơn !

4/2/2010

Ðề: Hỏi về Rơ le khởi động của xe máy

Vì cường độ dòng điện khi đề rất lớn nên phải dùng đến rơ le đề,nút bấm khởi động đề điều khiển rơ le đề.Khi bấm nút đề,dòng điện qua nam châm điện trong rơ le đề hút 2 cực chạm vào nhau,mạch điện qua mô tơ đề đóng-> động cơ quay kéo máy khởi động.Dây điện từ rơ le đề đến mô tơ đề rất to mới chịu được cường độ dòng điện lớn.Nếu chỉ dùng mỗi nút đề cũng có thể được nhưng bất tiện,dây phải to[dẫn từ tay lái qua bình acquy xuống moto đề],cấu tạo nút đề phải to để ko bị cháy[tia lửa điện sinh ra].Thử tháo xe của bạn ra xem là biết ngay mà

5/2/2010

Ðề: Hỏi về Rơ le khởi động của xe máy

Relay [rơ le] là công tắc tự động còn đây là công tắc thụ động , nên gọi là contactor ta hay gọi là "công tắc tơ".

5/2/2010

Author

Ðề: Hỏi về Rơ le khởi động của xe máy

Vì cường độ dòng điện khi đề rất lớn nên phải dùng đến rơ le đề,nút bấm khởi động đề điều khiển rơ le đề.Khi bấm nút đề,dòng điện qua nam châm điện trong rơ le đề hút 2 cực chạm vào nhau,mạch điện qua mô tơ đề đóng-> động cơ quay kéo máy khởi động.Dây điện từ rơ le đề đến mô tơ đề rất to mới chịu được cường độ dòng điện lớn.Nếu chỉ dùng mỗi nút đề cũng có thể được nhưng bất tiện,dây phải to[dẫn từ tay lái qua bình acquy xuống moto đề],cấu tạo nút đề phải to để ko bị cháy[tia lửa điện sinh ra].Thử tháo xe của bạn ra xem là biết ngay mà

Em ko hiểu tại sao dòng điện từ rơ le đề đến motor đề có cường độ lớn, còn cường độ dòng từ ắc quy đến đến rơ le lại nhỏ? Chúng có cùng nguồn là ắc quy và cùng điện áp mà. Chẳng nhẽ do trở dây hay sao?

6/2/2010

Ðề: Hỏi về Rơ le khởi động của xe máy

Em ko hiểu tại sao dòng điện từ rơ le đề đến motor đề có cường độ lớn, còn cường độ dòng từ ắc quy đến đến rơ le lại nhỏ? Chúng có cùng nguồn là ắc quy và cùng điện áp mà. Chẳng nhẽ do trở dây hay sao?

Dòng và áp là 2 định nghĩa khác nhau.

Chúng liên hệ nhau theo định luật Ohm tá lã: I=U/R.

Do đó cùng sử dụng 1 đện áp, phần tử nào có R lớn sẽ cho I qua bé [U=RI]

Trở lại vấn đề, một cái relay dùng trong xe máy thường có điện trở trong là vài trăm ohm [điện trở cuộn dây]

Cái motor đề chỉ có điện trở trong là vài chục ohm.

Thế thì, tính sơ sơ dòng qua motor đề đã lớn hơn dòng qua relay vài chục lần rồi!

Đây là kiến thức vật lí lớp 9.

24/2/2010

Ðề: Hỏi về Rơ le khởi động của xe máy

Dòng và áp là 2 định nghĩa khác nhau.

một cái relay dùng trong xe máy thường có điện trở trong là vài trăm ohm [điện trở cuộn dây]

Cái motor đề chỉ có điện trở trong là vài chục ohm.

Thế thì, tính sơ sơ dòng qua motor đề đã lớn hơn dòng qua relay vài chục lần rồi!

Đây là kiến thức vật lí lớp 9.

Đúng thế,dây quấn ở rô to mô tơ đề xe máy to= cái tăm,còn cuộn dây ở cóc đề to sợi tóc
À có ai biết cho mình hỏi,xe máy[xe số wave dream bt thôi chứ ko fải xe ga]khi đang đi ban đêm,bật đèn pha khi mình còi hoặc phanh thì đèn pha lại yếu đi,đèn pha thì lấy điện từ cuộn dây đèn riêng,còi với đèn phanh lấy điện từ bình acqui,2 nguồn điện riêng biệt,chỉ nối với nhau bởi chỉnh lưu gọi là con nạp.
Còn nữa,khi đang nổ máy galăngti,bật đèn pha lên thì máy lại nổ nhỏ đi,còn tắt đi thì máy lại nổ bình thường,chả lẽ điện cao thế lại ảnh hưởng đến tốc độ galăngti
Mấy cái này mình thắc mắc mãi mà vẫn chưa hiểu

24/2/2010

Ðề: Hỏi về Rơ le khởi động của xe máy

Đúng thế,dây quấn ở rô to mô tơ đề xe máy to= cái tăm,còn cuộn dây ở cóc đề to sợi tóc
À có ai biết cho mình hỏi,xe máy[xe số wave dream bt thôi chứ ko fải xe ga]khi đang đi ban đêm,bật đèn pha khi mình còi hoặc phanh thì đèn pha lại yếu đi,đèn pha thì lấy điện từ cuộn dây đèn riêng,còi với đèn phanh lấy điện từ bình acqui,2 nguồn điện riêng biệt,chỉ nối với nhau bởi chỉnh lưu gọi là con nạp.
Còn nữa,khi đang nổ máy galăngti,bật đèn pha lên thì máy lại nổ nhỏ đi,còn tắt đi thì máy lại nổ bình thường,chả lẽ điện cao thế lại ảnh hưởng đến tốc độ galăngti
Mấy cái này mình thắc mắc mãi mà vẫn chưa hiểu

Đạp phanh thì đương nhiên đèn pha tối lại do tốc độ giảm! :24::24::24:

Nhưng còn cái này:

1/ máy phát điện của xe nối với accu qua đi-ốt chỉnh lưu để nạp cho accu.
Khi bật các đèn, còi dùng accu thì vẫn có hiện tược hút dòng từ máy phát vào các thiết bị này!

2/Bật đèn pha lên thì coi như xe bị tăng thêm tải nên ga giảm là đương nhiên!
Theo định luật bảo toàn năng lượng, xe đang sinh công và nhiệt năng, bây giờ lại thêm quang năng [cả nhiệt của bóng đèn nữa] thì sao nhỉ ?

Ở các xe oto cũ, thường vất vả khi leo dốc, lúc này, bác tài hay làm động tác tắt máy lạnh để tập trung năng lượng leo dốc!

Chủ Đề