Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu

Bạn đang thắc mắc chủ đầu tư là gì? Chủ đầu tư có những trách nhiệm và quyền hạn gì? VISAHO sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau. Xem ngay nhé!

Bạn đang thắc mắc chủ đầu tư là gì? Bạn cần tìm hiểu về những trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư khi tiến hành xây dựng, thi công công trình? Qua bài viết dưới đây, Đơn vị quản lý tòa nhà Nhật Bản Visaho sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

>>>> Bạn Nên Biết: Quản lý tòa nhà là gì? Tư vấn quản lý tòa nhà chuyên nghiệp

1. Chủ đầu tư là ai?

Theo Luật Đấu Thầu năm 2013, chủ đầu tư được hiểu là một tổ chức sở hữu vốn hoặc được giao để thay mặt chủ sở hữu, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án. Còn trong Luật Xây dựng 2014, chủ đầu tư được hiểu là các cá nhân, tổ chức, cơ quan sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao để trực tiếp quản lý vận hành bất động sản hoặc tài sản nào đó, sử dụng nguồn vốn trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư.

 Chủ đầu tư là ai?

>>>> Nội Dung Liên Quan: Ban quản lý tòa nhà là gì? Chức năng, nhiệm vụ & sơ đồ quản lý

2. Vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?

2.1 Vai trò

Thông thường, vai trò của chủ đầu tư sẽ được gắn liền với từng loại hình dự án mà họ thực hiện. Đối với các dự án tòa nhà chung cư, văn phòng, chủ đầu tư sẽ đảm nhiệm các vai trò sau:

  • Thay mặt người đầu tư để tư vấn, đưa ra các cách quản lý tòa nhà văn phòng, chung cư
  • Trực tiếp giám sát, kiểm tra các khâu thi công, thiết kế, xây dựng công trình
  • Vai trò của chủ đầu tư

    >>>> Bạn Sẽ Cần: Kinh nghiệm quản lý tòa nhà chung cư hiệu quả

    2.2 Trách nhiệm

    Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án tòa nhà, bạn có thể tham khảo tại Điều 112 Luật Xây dựng 2014. Theo đó, chủ đầu tư sẽ có một số trách nhiệm như sau:

  • Lựa chọn các tổ chức, cá nhân để đảm bảo những yêu cầu về điều kiện và năng lực thực hiện thi công, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng công trình
  • Thông báo cho các nhà thầu về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng công trình
  • Kiểm tra các điều kiện để xây dựng công trình căn cứ vào Điều 72 Luật Xây dựng
  • Kiểm tra mức độ phù hợp của nhà thầu so với hồ sơ thi công và hợp đồng xây dựng
  • Kiểm tra vấn đề huy động và bố trí nhân lực để thi công xây dựng dự án của nhà thầu dựa trên hợp đồng xây dựng đã cam kết
  • Giám sát, kiểm tra quá trình thi công của nhà thầu, bao gồm các vấn đề như: Vật liệu, thiết bị lắp đặt, biện pháp thi công, tài liệu nghiệm thu…
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công
  • Khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc được các cơ quan nhà nước yêu cầu phải tổ chức kiểm định về chất lượng của các hạng mục trong công trình
  • Nghiệm thu công trình
  • Khi xét thấy chất lượng công trình không được đảm bảo về mặt kỹ thuật, an toàn, vệ sinh thì ra quyết định tạm dừng hoặc đình chỉ thi công công trình đối với nhà thầu
  • Giải quyết các vướng mắc, vấn đề phát sinh, sự cố xảy ra trong quá trình thi công, xây dựng
  • Lập báo cáo khi công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng hoặc báo cáo đột xuất khi được yêu cầu của cơ quan nhà nước theo Nghị định này
  • Thuê nhà thầu tư vấn, giám sát một phần hoặc toàn bộ các công việc theo Khoản 3, 4, 6, 9, 10, 13 của Điều 112 và các công việc khác nếu cần thiết.
  • Trách nhiệm của chủ đầu tư

    >>>> Đừng Bỏ Qua: Dịch vụ quản lý trung tâm thương mại chuyên nghiệp, uy tín

    3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong xây dựng

    Căn cứ theo những quy định tại Luật Xây dựng cũng như các văn bản, nghị định của Nhà nước, khi tiến hành xây dựng dự án, chủ đầu tư sẽ có những quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Tiến hành thi công công trình khi đã có đủ năng lực để thực hiện hoặc lựa chọn một đơn vị nhà thầu để thi công, xây dựng.
  • Thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng để tiến hành xây dựng, giám sát quá trình thi công, yêu cầu nhà thầu thực hiện công trình đúng như cam kết. Ngoài ra, chủ đầu tư còn có quyền kiểm tra, xem xét và chấp thuận các biện pháp thi công để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trong xây dựng.
  • Chấm dứt, đình chỉ hợp đồng đối với nhà thầu thi công không đúng theo như hợp đồng và quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu nhà thầu tiến hành thực hiện các biện pháp khắc phục và dừng thi công nếu vi phạm các quy định về chất lượng, an toàn và đảm bảo vệ sinh trong quá trình xây dựng.
  • Yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan khác phối hợp để thực hiện công việc trong quá trình thi công, xây dựng.
  • Những quyền và nghĩa vụ khác theo pháp luật.quy định
  • Các quyền và nghĩa vụ trong xây dựng của chủ đầu tư 

    >>>> Đăng Ký Ngay: Dịch vụ quản lý vận hành trường học chuyên nghiệp, hiện đại

    4. Quyền hạn đặc biệt của chủ đầu tư

    Quyền hạn đặc biệt đầu tiên của chủ đầu tư đó chính là thẩm định và phê duyệt các ý tưởng thiết kế, dự trù chi phí vận hành tòa nhà, dự án. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng có quyền ký hợp đồng với chủ thầu để công trình được đưa vào xây dựng. Ngoài ra, khi dự án được hoàn thành, chủ đầu tư sẽ là người nghiệm thu để quyết định đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

    Các quyền đặc biệt của chủ đầu tư

    >>>> Click xem ngay: Hội nghị nhà chung cư là gì? Cách thức tổ chức

    5. Cách nhận biết chủ đầu tư uy tín hay không?

    Một chủ đầu tư uy tín sẽ quyết định đến tính khả thi cũng như tiềm năng của dự án. Do đó, trước khi có ý định đầu tư hay thuê một tòa nhà, căn hộ nào đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin về nhà đầu tư của dự án đó. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn chủ đầu tư:

  • Tình trạng tài chính: Nếu chủ đầu tư có tình trạng tài chính tốt, vững mạnh sẽ tạo cho người mua có niềm tin hơn vào tiềm năng của dự án đó. Thông thường, những chủ đầu tư với quy mô lớn và kinh nghiệm nhiều năm sẽ có tình trạng tài chính tốt.
  • Kinh nghiệm hoạt động: Những chủ đầu tư có thời gian hoạt động nhiều năm sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cũng như kỹ năng vận hành dự án, xử lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình dự án được xây dựng
  • Đối tác: Đối tác của chủ đầu tư chính là yếu tố phản ánh rõ nhất khả năng uy tín của họ. Nếu đối tác là những công ty bất động sản lớn, có danh tiếng trên thị trường thì đây có thể  là một chủ đầu tư uy tín mà bạn có thể lựa chọn.
  • Yếu tố pháp lý: Khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, bạn cần lưu ý đến những thông tin của dự án mà nhà đầu tư truyền tải. Theo đó, các thông tin này cần được đưa ra một cách đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Dự án đã thực hiện: Một tiêu chí quan trọng mà bạn có thể căn cứ vào đó chính là các dự án đã được nhà đầu tư thực hiện và đưa vào hoạt động. Thông thường, một nhà đầu tư uy tín sẽ có những dự án chất lượng, hiệu quả kinh doanh cao và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.
  • Dấu hiệu nhận biết chủ đầu tư uy tín 

    Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở chính: 12A, tòa VIGLACERA TOWER, số 1 Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Chi nhánh TP.HCM: Tầng 6 Tòa Miss AoDai, 21 Nguyễn Trung Ngạn, Tp Hồ Chí Minh
  • Website: //visaho.vn/
  • Hotline: 024 3221 6336
  • Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ được chủ đầu tư là gì cũng như các trách nhiệm, quyền hạn khi xây dựng một dự án. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hoặc thuê một tòa nhà, căn hộ uy tín. Hãy liên hệ ngay với VISAHO qua thông tin dưới đây nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề chủ đầu tư nhé!

    >>>> Tiếp Tục Với: 

  • Hợp đồng quản lý tòa nhà văn phòng, chung cư chi tiết [Mẫu]
  • Mẫu báo cáo công tác quản lý vận hành tòa nhà mới nhất 2022
  • Chương 9 – Luật số đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2013 quy định về trách nhiệm của các bên trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

    Điều 73. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

    1. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 của Luật này.

    2. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

    3. Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    4. Hủy thầu theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

    5. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

    6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

    7. Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

    a] Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;

    b] Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    c] Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 của Luật này.

    8. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

    a] Quyết định lựa chọn bên mời thầu;

    b] Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

    c] Quyết định xử lý tình huống;

    d] Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng;

    đ] Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

    e] Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

    9. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

    10. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

    11. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    12. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

    Điều 74. Trách nhiệm của chủ đầu tư

    1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

    a] Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

    b] Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

    c] Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    d] Danh sách xếp hạng nhà thầu;

    đ] Kết quả lựa chọn nhà thầu.

    2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

    3. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

    4. Quyết định xử lý tình huống.

    5. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

    6. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

    7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

    8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

    9. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

    10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.

    11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

    12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.

    14. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

    Điều 75. Trách nhiệm của bên mời thầu

    1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:

    a] Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

    b] Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

    c] Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

    d] Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

    đ] Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;

    e] Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

    g] Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

    h] Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

    i] Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

    k] Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

    2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

    a] Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    b] Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

    c] Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

    d] Quyết định xử lý tình huống;

    đ] Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

    e] Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

    g] Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;

    h] Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

    i] Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

    k] Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

    3. Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

    a] Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;

    b] Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

    c] Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

    d] Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

    đ] Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;

    e] Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

    g] Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

    h] Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

    i] Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

    k] Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

    l] Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

    Điều 76. Trách nhiệm của tổ chuyên gia

    1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

    2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.

    3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.

    4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

    5. Bảo lưu ý kiến của mình.

    6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

    7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

    Điều 77. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư

    1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

    2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ [nếu có].

    3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.

    4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

    5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

    6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

    7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 78. Trách nhiệm của tổ chức thẩm định

    1. Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

    2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

    3. Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.

    4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.

    5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.

    6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

    7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan tranh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

    Điều 79. Trách nhiệm của bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

    Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này, bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:

    1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng;

    2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp bên mời thầu bị mất chứng thư số hoặc phát hiện chứng thư số bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để hủy bỏ và cấp mới chứng thư số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tổ chức đấu thầu;

    3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;

    4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng tải các thông tin của mình đã nhập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

    5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 80. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

    Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 77 của Luật này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:

    1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng;

    2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp người sử dụng thuộc nhà thầu, nhà đầu tư bị mất hoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng chứng thư số của đơn vị mình thì phải tiến hành ngay việc thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏ chứng thư số theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tham gia đấu thầu;

    3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;

    4. Chịu trách nhiệm về kết quả khi tham gia đấu thầu qua mạng trong trường hợp gặp sự cố do hệ thống mạng ở phía nhà thầu, nhà đầu tư làm cho tài liệu không mở và đọc được;

    5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Video liên quan

    Chủ Đề