Quy trình bào chế viên nén bằng phương pháp xát hạt khô

TinCanBan.Com – ChoQue24H.NetKỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC VIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂMNGHIỆMI.ĐẠI CƯƠNG1.Khái niệm và quá trình phát triển của viên nénViên nén (tabellae) là dạng thuốc rắn, được điều chế bằng cách nénmột hay nhiều loại dược chất (có thêm hoặc không thêm tá dược), thường cóhình trụ dẹt, mỗi viên là một đơn vị liều.Quy trình sản xuất viên nén được mô tả chính thức vào năm 1843bằng phát minh của Thomas Brockedon. Đến năm 1874 máy dập viên nén rađời. Tuy vậy, việc sản xuất viên nén vẫn phát triển rất chậm. Cho đến 1932trong Dược điển Anh (B.P) mới chỉ có một chuyên viên nén. Nguyên nhâncủa sự phát triển chậm của viên nén là do thiếu phương pháp đánh giá chấtlượng dạng thuốc.Đầu những năm 50, Higuchi và cộng sự đã nghiên cứu phương phápđo lực dập viên, làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về viên nén. Tiếp đó là sựphát triển của SDH bào chế. Hàng loạt công trình nghiên cứu về viên nén rađời, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của dạng thuốc. Cùng với quá trùnhhiện đại hoá máy dập viên, cải tiển đóng viên vào vỉ, nhiều loại tá dược mớira đời, đã làm cho viên nén trở thành một dạng thuốc phát triển rộng rãinhất, phổ biến nhất hiện nay.2. Ưu - nhược điểm của viên nénƯu điểm- Đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác- Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người.- Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất.- Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng.- Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm.- Diện sử dụng rộng: Có thể để nuốt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thànhdung dịch hay hỗn dịch.- Người bệnh dễ sử dụng: Phần lớn viên nén dùng để uống, trên viên nénthường có chữ dễ nhận biết tên thuốc.Nhược điểm:- Không phải tất cả các dược chất đều chế thành được viên nén1TinCanBan.Com – ChoQue24H.NetSau khi dập thành viên, diện tích BMTX của dược chất với môi trườnghoà tan bị giảm rất nhiều, do đó với dược chất ít tan nếu bào chế viênnén không tốt, SKD của thuốc có thể bị giảm khá nhiều.SKD viên nén thay đổi thất thường do trong quá trình bào chế, có rấtnhiều yếu tố tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giảiphóng dược chất của viên như: Độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén…II.KỸ THUẬT BÀO CHẾ VIÊN NÉN1.Lựa chọn tá dược xây dựng công thức dập viênChỉ có một số dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn có thể dập thànhviên nén. Đa số dược chất còn lại, muốn dập thành viên nén, thì phải chothêm tá dược. Việc lựa chọn tá dược là một khâu quan trọng do tá dược cóảnh hưởng trực tiếp đến SKH của viên.Khi lựa chọn tá dược, cần xem xét các yếu tố:- Mục đích sử dụng của viên: uống, ngậm… Các loại viên khác nhau, tádược cũng khác nhau.- Tính chất của dược chất: Độ tan, độ ổn định hoá học, độ trơn chảy…- Tính chất của tá dược: Độ trơn chảy, khả năng chịu nén, những tươngtác với dược chất có thể xảy ra…- Phương pháp dập viên: Mỗi phương pháp dập viên có cách dùng tádược khác nhau.Yêu cầu của tá dược: Đảm bảo độ bền cơ học của viên, độ ổn định hoá họccủa dược chất, giải phóng tối đa dược chất tại vùng hấp thu, không có tácdụng dược lỹ riêng, không độc, dễ dập viên và giá cả hợp lý.Một số nhóm tá dược hay dùng:1.1.Tá dược độn Còn gọi là tá dược pha loãng, được thêm vào viênđể đảm bảo khốilượng cần thiết của viên hoặc để cải thiện tính chất cơ lý của dược chất,làmcho quá trình dập viên được dễ dàng hơn.1.1.1. Nhóm tan trong nướcLactose:là tá dược độn được dùng khá phổ biến trong viên nén.Lactose dễ tan trongnước, vị dễ chịu, trung tính, ít hút ẩm, dễ phối hợp với nhiều loại dược chất.lactose tồn tại dưới hai dạng: Dạng khan (chủ yếu là β lactase)Dạng ngậm nước (chủ yếu là α lactose.H2O)2TinCanBan.Com – ChoQue24H.NetBột đường (Saccazose) Dễ tan và ngọt, do đó thường dùng làm tá dược độn và dính khô trong viênhoà tan, viên nhai, viên ngậm. Khi dùng làm tá dược độn, có thể tạo hạt ẩmvới hỗn hợp nước - cồn. Bột đường làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ họcnhưng khó rã, khi dập viên dễ gây dính chày, do đó thường kết hợp với tádược độn không tan để tăng cường độ cứng cho viên.Hiện nay trên thị trường có một số loại tá dược, bột đường dùng dập thẳngnhư:* Dipac: là sản phẩm đồng thời kết tinh của 97% đường và 3% dextrin dướidạng hạt nhỏ, trơn chảy tốt. Khi dập viên, viên không bị biến màu nhưngcứng dần trong quá trình bảo quản.* Nutab: là đường tinh chế kết hợp với 4% đường khử, 0,1 – 0,2% tinh bộtngô và làm trơn bằng magnesi stearat, có KTTP phân bố tương đối rộng,trơn chảy tốt.Glucose:Dễ tan trong nước, vị ngọt trong lactose, do đó hay được dùng cho viên hoàtan như với đường bột. Glucose trơn chảy kém, dễ hút ẩm, dễ đảm bảo độbền cơ học cho viên nhưng có xu hướng làm cho viên cứng dần trong quátrình bảo quản, nhất là glucose khan. Glucose cũng có thể làm biến màudược chất kiềm và amin hữu cơ trong quá trình bảo quản giống như lactoseManitol: Dễ tan trong nước, vị hơi ngọt, để lại cảm giác mát dễ chịu trong miệng khingậm, do đó rất hay được dùng trong viên ngậm, viên nhai. Manitol ít hútẩm, hạt tạo ra không chắc như bột đường và glucoseSorbitol:Là đồng phân quang học của manitol, dễ tan và vị dễ chịu như manitol, chonên hay dùng trong viên ngậm, viên nhai phối hợp với manitol. Cũng nhưmanitol, sorbitol có nhiều dạng kết tinh và vô định hình khác nhau. Cho nênnhiều khi các loại tá dược sorbitol do các nhà sản xuất khác nhau cung cấp,có sự khác nhau về độ trơm chảy, khả năng chịu nén ổn định…Sorbitol cũng có thể dùng dập thẳng, tuy nhiên do háo ẩm hơn manitol nêntỷ lệ tá dược trơn phải dùng nhiều hơn và độ ẩm trong phòng dập viên phảinhỏ hơn 50%.1.1.2. Nhóm không tan trong nướcHay dùng các loại tinh bột, dẫn chất celullose và bột mịn vô cơ.Tinh bột:3TinCanBan.Com – ChoQue24H.NetLà tá dược rẻ tiền dễ kiếm, do đó hay được dùng ở nước ta hiện nay. Tuynhiên tinh bột trơn chảy và chịu nén kém, hút ẩm, làm cho viên bở dần ra vàdễ bị nấm mốc trong quá trình bảo quản. Khi dùng tinh bột phải phối hợpkhoảng 30% bột đường để đảm bảo độ vững chắc của viên.Tinh bột biến tính:Là tinh bột đã qua sử lý bằng các phương pháp lý – hóa thích hợp nhằm thuỷphân và thay thế từng phần rồi tạo hạt. Tinh bột biến tính nén và trơn chảytốt hơn tinh bột, hoà tan từng phần trong nước tuỳ theo mức độ thuỷ phân.Trên thị trường có nhiều tinh bột biến tính với các tên thương mại khácnhau: Starch 1500, lycatab…Cellulose vi tinh thểLà tá dược được dùng ngày càng nhiều, nhất là trong viên nén dập thẳng, docó nhiều ưu điểm: chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ giãn. Trên thịtrường có nhiều loại khác nhau : Avicel, Emcocel…Viên dập với Avicel dễ đảm bảo độ bền cơ học, độ mài mòn thấp, không cầndùng lực nén cao. Avicel dễ tạo hạt, hạt dễ sấy khô, dược chất dùng ở liềuthấp và chất màu dễ phân bố đều trong hạt và trong viên.Avicel giá thành cao nên chưa được dùng nhiều ở nước ta.* Calci dibasic photphat:là tá dược vô cơ, bền về lý hoá, không hút ẩm, trơn chảy tốt. Trên thị trườngtá dược dầp thẳng chứa Dicalci photphat được bán dưới tên thương mại làEmcompress hoặc ditab. Viên dập với Dicalci photphat có độ bền cơ họccao, rã chậm vì vậy không nên dùng ở tỷ lệ cao với dược chất ít tan.* Calci carbonat, magnesi carbonat:là những tá dược có khả năng hút, cho nên có thể dùng cho viên nén chứacao mềm dược liệu, chưa dược chất háo ẩm, dầu và tinh dầu, trong một sốviên, các tá dược này còn đóng vai trò antacid hoặc cung cấp ion vô cơ chocơ thể.Tuy nhiên, đây là những tá dược có tính kiềm, cho nên không dùngcho các dược chất có tính acid, các muối acid…1.2. Tá dược dính Là tác nhân liên kết các tiểu phân để tạo hình viên, đảm bảo độ chắc củaviên. 1.2.1. Nhóm tá dược dính lỏng:Tá dược dính lỏng dùng trong phương pháp xát hạt ướt. Có nhiều loại tádược dính lỏng có mức độ kết dính khác nhau:4TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net- Cồn- Hồ tinh bột- Dịch thể gelatin- Dịch gôm arabic- Dịch thể PVP- Siro- Dẫn chất cellulose1.2.2. Nhóm tá dược dính thể rắnThường dùng cho viên xát hạt khô và dập thẳng. Dùng cho các loạibột đường, tinh bột biến tính, dẫn chất cellilose, Avicel… Các tá dược dínhrắn tan được trong nước và cồn có thể xát hạt ướt với hỗn hợp nước - cồn ởcác tỷ lệ khác nhau. Tá dược dính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng rã, giải phóng dượcchất của viên nén. Do đó nên thận trọng khi lựa chọn tá dược dính, đảm bảođúng loại tá dược và lượng tá dược cho từng công thức, tránh lạm dụng tádược dính. 1.3. Tá dược rãRã là giai đoạn khởi đầu cho quá trình SDH của viên nén sau khiuống. Tá dược rã làm cho viên rã nhanh và mịn, giải phóng tối đa bề mặttiếp xúc ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hoà tan, tạo điềukiện cho quá trình hấp thu dược chất về sau. Trong SDH bào chế, hiện nayngười ta rất quan tâm đến động học của quá trình giải phong của dược chẩttrong cơ thể, trong đó tá dược rã đóng vai trò quan trọng. Theo Wagner, quátrình giải phóng dược chất của viên nén được biểu thị như sau:Các loại tá dược rã hay dùng: - Tinh bột- Tinh bột biến tính- Avicel - Bột cellulose- Acid alginic1.4. Tá dược trơnTá dược trơn là nhóm tá dược gần như luôn phải dùng đến trong côngthức viên nén vì tá dược trơn có nhiều tác dụng trong quá trình dập viên: 5TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net- Chống ma sát- Chống dính- Điều hoà sự chảy- Làm cho mặt viên bóng đẹpCác loại tá dược trơn hay dùng:- Acid stearic và muối- Talc- Aerosil- Tinh bột1.5. Tá dược baoTuỳ mục đích bao mà chọn bao thích hợp.Các loại tá dược bao hay dùng trong bao màng mỏng:- Dẫn xuất cellulose: Hiện nay được sử dụng khá rộng rãi:* HPMC (hydroxy propyl methyl cellulose): Là tá dược bao sử dụng nhiềutrong bao bảo vệ. Ưu điểm: bền với các yếu tố ngoại môi, không có mùi vịriêng, dễ phối hợp với các chất nhuộn màu.* HPMC (hydroxy propyl cellulose): Tan trong nước và dung môi hữu cơphân cực, thường phối hợp với chất bao khác để tăng độ bền của màng.* EC (ethyl cellulose): Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ,bền với ngoại môi. Thường dùng làm tá dược bao cho viên tác dụng kéo dài.* CAP (cellulose acetat phthalat): Dễ tan trong ruột do đó dùng bao tan ởrụôt. Khi bao thường phải cho thêm chất làm dẻo. * HPMCP: là este của HPMC với acid phthalic, dùng bao tan ở ruột. Thườngdùng ở hỗn dịch nước.- Shellac: là nhựa cánh kiến tinh chế. Shellac tan được trong môi trườngkiềm nên có thể dùng bao tan ở ruột.- Nhựa methcrylat là sản phẩm trùng hợp của acid methacrylic.* Eudragit E tan trong dịch vị, dùng bao bảo vệ.* Eudragit L và S: không tan trong dịch vị, dùng bao tan ở ruột.- Ngoài ra cồn nhiều tá dược khác phối hợp trong thanh phần màng baonhư PEG, PVP, chất diệt hoạt…1.6. Tá dược màuMục đích: thêm vào viên để nhận biết, phân biệt một số loại viên, làmcho viên đẹp hoặc để kiểm soát sự phân tán của một số dược chất dùng ởliều thấp trong viên.6TinCanBan.Com – ChoQue24H.NetNhược điểm: làm cho quá trình bào chế và bảo quản viên thêm phúctạp như một soó chaats màu tương kị với dược chất, làm thay đổi độ tancủa dược chất, gây phản ứng phụ, không bền, làm cho viên bị biến màutrong quá trình bảo quản…Chất màu dùng cho viên phải là chất màu thực phẩm, không độc, chỉcần dùng ở tỉ lệ nhỏ và có màu ổn định. Một số chất màu được dùng trong bao viên:- Erythrosine (Red 3)- Ponceau 4R- Carmin (Naturel red 4)- Allura red AC (red 40)- Tartrazin (yellow 5)- Sunset yellow (yellow 6)- Riboflavin- Brilliant blue (blue 1)- Indigotine (blue 2)- Fast Green (Green 3)Các chất màu trên thị trường có thể ở dạng đơn chát hoặc được hấpphụ trên một chất mang trơ không tan, khi dùng có thể pha loãng gầnvới tá dược trơ như tinh bột, bột đường… để được hỗn hợp màu đồngnhất.2. Lựa chọn phương pháp tạo hạt - dập viên2.1. Phương pháp tạo hạt ươtĐây là phương pháp thông dụng nhất hiện nayƯu điểm: dễ bảo đảm độ bền cơ học của viênDược chất dễ phân phối vào từng viênQuy trình và thiết bị đơn giản, dễ thực hiệnNhược điểm: Chịu tác động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt), có thể làmgiảm độ ổn định của dược chấtQuy trình kéo dài trải qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng vàthời gian sử dụng.Phương pháp tạo hạt ướt bao gồm các công đoạn:2.1.1. Trộn bột kép Viên nén thường là hỗn hợp của nhiều bột đơn. KTTP bột ảnh hưởngđến độ trơn chảy, tỷ trọn biểu kiến, đến khả năng chịu nén, đến mức độ trộnđều của khối bột. Với dược chất ít tan, KTTP còn ảnh hưởng trực tiếp đếnSKD của viên. Do đó trước khi trộn bột kép cần chú ý đến việc phân chianguyên liệu đến mức độ quy định. Khi trộn bột kép cần áp dụng kỹ thuậttrộn đồng lượng để đảm bảo dược chất được phân phối đồng đều trong viênđặc biệt với các viên nén chứa hàm lượng dược chất thấp. Khi lượng dược7TinCanBan.Com – ChoQue24H.Netchất trong viên nhỏ có thể người ta không trộn bột kép mà hoà dược chấtvào tá dược dính lỏng để xát hạt hoặc bao từng lớp lên hạt trước khi dậpviên.Thời gian trộn bột kép ảnh hưởng đến độ đồng nhât của khối bột, do đó ảnhhưởng đến SKD của viên. Vì vậy cần được nghiên cứu xác định cụ thể chotừng công thức dập viên. Có trường hợp thời gian trộn đều kéo dài quá, dượcchất lại có xu hướng tách lớp.Loại máy nghiền trộn và lực trộn có ảnh hưởng đến tính chất của viênnén về sau. 2.1.2. Tạo hạtMục đích của việc tạo hạt là tránh hiện tượng phân lớp của khối bộttrong quá trình dập viên, cải thiện độ chảy của bột dập viên, tăng cường khảnăng dính kết của bột làm cho viên dễ đảm bảo độ chắc và giảm hiện tượngdính cối khi dập viên.Để dễ dập viên, hạt phải dễ chảy và chịu nén tốt. Muốn vậy, hạt phảiđáp ứng một số yêu cầu sau:- Có hình dạng thích hợp: Tốt nhất là hình cầu- Có kích thước thích hợp: kích thước hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảyvà tỷ trọng hạtTạo hạt ướt có thể thực hiện bằng cách xát hạt qua rây hạơc bằng thiết bịtầng sôi.- Tạo khối ẩm: Thêm tá dược dính lỏng vào khối bột, trộn cho đến lúctá dược thấm đều khối bột, tạo ra sự liên kết các tiểu phân bột vừa đủ đểtạo hạt. Để tá dược dễ thấm vào khối bột, nên dùng tá dược nóng, nhất làvới những tá dược có độ nhớt cao như dịch thể gelatin, hồ tinh bột.Lượng tá dược và thời gian trộn quyết định đến khả năng liên kết củahạt.- Xát hạt: Khối ẩm sau khi trộn đều, độ ổn định trong một khoảng thờigian nhất định rồi xát qua cỡ rây quy định. Kiểu rây xát hạt và cách xátảnh hưởng đến hình dạng và mức độ liên kết của hạt. Nếu khối ẩm quáẩm mà lực xát hạt lại lớn thì dễ tạo thành các sợi dài. Để thu được hạt cóhình dạng gần với hình cầu, tốt nhất là xát hạt qua rây đục lỗ với lực xáthạt vừa phải.- Sấy hạt: hạt sau khi xát tải thành lớp mỏng và sấy ở nhiệt độ quyđịnh. Trước khi sấy, có thể để thoáng gió cho hạt se mặt, sau đó đưa vàobuồng sấy và nâng nhiệt độ từ từ cho hạt dễ khô đều. Trong quá trình sấythỉnh thoảng đảo hạt, tách các cục vón và kiểm tra nhiệt độ sấy.Hạt thường được sấy cho đến độ ẩm từ 1 – 7% tuỳ từng loại dượcchất. Độ ẩm hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy của hạt và mức độ liên kết8TinCanBan.Com – ChoQue24H.Nettiểu phân khi dập viên, còn nhiệt độ sấy ảnh hưởng đến độ ổn định hoáhọc của dược chất.- Sửa hạt: Hạt sau khi sấy xong, phải xát lại nhẹ nhàng qua cỡ rây quyđịnh để phá vỡ các cục vón, tạo ra được khối hạt có kích thước đồng nhấthơn.Để hạn chế tác động của ẩm và nhiệt, tiết kiệm mặt bằng sản xuất,hiện nay trong sản xuất công nghiệp, người ta thường tạo hật bằng thiếtbị tầng sôi.2.1.3. Dập viênHạt sau khi sấy đến độ ẩm quy định, đưa trộn thêm tá dược trơn, tádược rã ngoài rồidập thành viên. Có nhiều loại máy dập viên khác nhauhoạt động theo nguyên tắc: Nén hỗn hợp bột hoặc hạt giữa hai chày trongmột cối cố định.Chu kỳ dập viên trong máy tâm sai có thể chia thành 3 bước: - Nạp nguyên liệu: Khi nạp dung tích buồng nén phải ở mức lớnnhất.Do đó, chày dưới phải ở vị trí thấp nhất, chày trên phải ở vị trí caonhất phù hợp với dung tích buồng nén đã chọn. Phễu ở vị trí trung tâm vànạp đầy nguyên liệu vào buồng nén.- Nén (dập viên): Phễu dịch ra khỏi trung tâm, chày đứng yên, chàytrên tiến dần xuống vị trí thấp nhất để đạt lực nén tối đa. Các tiểu phânđược nén sát lại với nhau hình thành viên nén.- Giải nén (đẩy viên ra khỏi cối): Sau khi nén xong, chày trên giải néntiến về vị trí trước khi nén. Đồng thời chày dưới tién lên vị trí cao nhất đểđẩy viên ra khỏi cối. Phễu tiến về vị trí trung tâm để gạt viên ra khỏimâm máy và tiếp tục nạp nguyên liệu cho chu kỳ sau.2.2. Phương pháp tạo hạt khôƯu điểm: tránh được tác động của ẩm và nhiệt đói với viên, do đóđược dùng trong các viên chứa dược chất không bền với ẩm và nhiệt(aspirin, vitamin C…). Tiết kiệm được thời gain và mặt bằng hơn tạo hạtẩm.Nhược điểm: Dược chất phải có khả năng trơn chảy và liên kết nhấtđịnh và khó phân phối đồng đều vào từng viên. Ngoài ra, hiệu suất tạohạt không cao và viên khó đảm bảo độ bền cơ học.Các công đoạn tạo hạt khô:- Trộn bột kép: trộn bột dược chất với bột tá dược dính khô, tá dượcrã.- Dập viên to - tạo hạt: Bột được dập thành viên to (có đường kínhkhoảng 1,5 – 2cm). Sau đó phá vỡ viên to để tạo hạt- Dập viên: Sau khi có hạt khô, tiến hành dập viên có khối lượng quyđịnh như với phương pháp tạo hạt ướt.9TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net2.3. Phương pháp dập thẳngDập thẳng: là phương pháp dập viên không qua công đoạn tạo hạt. Dođó tiết kiệm được mặt bằng sản xuất và thời gian, đồng thời tránh đượctác động của độ ẩm và nhiệt tới dược chất. Viên dập thẳng thường dễ rã,rã nhanh nhưng độ bền cơ học không cao và chênh lệch hàm lượng dượcchất giữa các viên trong một lô mẻ sản xuất nhiều khi là khá lớn.3. Bao viênMột số loại viên nén sau khi dập xong phải tiến hành bao viên vớinhững mục đích khác nhau:- Che dấu mùi vị khó chịu của dược chất.- Tránh kích ứng của dược chất với niêm mạc dạ dày.- Bảo vệ dược chất tránh tác động của các yếu tố ngoại môi như độẩm, ánh sáng, dịch vị…- Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột.- Kéo dài tác dụng của thuốc- dễ nhận biết, phân biệt các loại viên.- Làm tăng vẻ đẹp của viênTrên thực tế có hai cách bao viên: Bao đường và bao mỏng3.1. Bao đườngLà cách truyền thống, áp dụng từ lâu trong viên nén với nồi bao quaytròn. Baođường gồm các giai đoạn:- Bao nền: Nhằm làm tròn các góc cạnh của viên và giảm bớt độ dàylớp bao. Để bao nền được nhanh tốt nhất là viên bao phải có mặt lồi.- Bao nhẵn: Làm nhẵn mặt viên để chuẩn bị cho bao màu.- Bao màu: bao viên bằng các lớp siro màu có cường độ màu tăng dần.- Đánh bóng: cho viên vào nồi đánh bóng, làm nóng viên rồi thêm cáctá dược làm bóng: parafin, sáp ong… ở dạng rắn hay dung dịch, quay chođến lúc mặt viên nhẵn bóng.3.2. Bao màng mỏng (bao film)Bao đường tốn thời gian, vỏ bao chiếm khối lượng lớn so với viên, kỹthuật bao phụ thuộc vào kinh nghiệm. Do vậy, những năm gần đây ngườita thường bao màng mỏng. Nguyên liệu tạo màng là các polyme, đượchoà tan hay phân tán vào một dung môi hay môi trường phân tán thíchhợp rồi phun vào viên. Sau khi sấy cho dung môi hay môi trường phântán bay hơi hết, polyme sẽ bám thành màng mỏng xung quang viên.Tuỳ theo mục đích bao mà sử dụng các loại polyme khác nhau:- Bao màng bảo vệ: dùng polyme có khả năng chống ẩm, dễ tan tringdịch vị như HPMC, PEG 600…- Bao màng tan ở ruột: dùng các polyme kháng dịch vị và tan ở ruộtnhư Eudragit L, S…10TinCanBan.Com – ChoQue24H.NetNgoài các polyme tạo màng, còn dùng thêm các chất làm dẻo để tăngđộ dẻo dai, đàn hồi của màng như: PGE, glycerin…Tá dược bao có thể được hoà tan vào dung môi hữu cơ rồi đưa bao.Tuy nhiên dung môi hữu cơ dễ gây độc, ô nhiễm môi trường và có thểgây cháy. Do đó, hiện nay người ta có hướng bao hỗn dịch. Phân tán tádược bao vào chất dẫn phân cực (nước, cồn…) dưới dạng hỗn dịch rồiđưa bao. Các chất dẫn này bay hơi chậm hơn do đó quá trình bao kéo dàinhưng an toàn và dễ thực hiện hơn.III. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIÊN NÉN1. Tiêu chuẩn dược điểnTheo DĐVN, yêu cầu kỹ thuật chung của thuốc viên nén bao gồm:1.1. Độ rã:DĐVN quy định dùng thiết bị ERWEKA hoặc các thiệt bị tương tự.Mỗi lần thử 6 viên: không được còn cặn trên mặt lưỡi của đĩa đậy, nếucòn cặn thì chỉ là một khối mềm không có nhân khô rắn sờ thấy được.Nếu viên bị dính vào các đĩa , thì làm lại thử nghiệm trên 6 viên khácnhưng không cho vào ống. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu 6 viên rã hết.Môi trường thử là nước cất 37oC ±2Viên nén không bao phải rã trong vòng 15 phútViên bao bảo vệ rã trong vòng 30 phút.Viên bao tan trong ruột phải chịu được môi trường HCL 0,1M trong2h và phãi rã trong hệ đệm phosphat pH 6,8 trong vòng 60 phút.Viên tan trong nước phãi rã trong vòng 3 phút.Viên sủi bọt rã trong vòng 5 phút.Viên sủi bọt rã trong vòng 5 phút1.2. Độ đồng đều khối lượngThử với 20 viên. Độ lệch cho phép theo bảng sau:Khối lượng trung bình Chênh lệch so với khối lượngcủa viên trung bìnhTới 80 mg 1080 – 250 mg 7,5>250 mg 51.3. Độ đồng đều hàm lượngÁp dụng cho viên có hàm lượng dược chất ít hơn 2mg hoặc ít hơn 2%khối lượng trung bình. Nếu có một viên nằm ngoài giới hạn 84 – 115%hàm lượng trung bình. Nếu có một viên nằm ngoài giới hạn trên nhưngnằm trong giới hạn 75 – 125% hàm lượng trung bình thì thử lại với 20viên khác. Thuốc đạt yêu cầu nếu trong 30 viên không có quá 1 viên nằmngoài 85 – 115% và không có viên nào nằm ngoài 75 – 125% hàm lượngtrung bình.11TinCanBan.Com – ChoQue24H.NetViên tan trong nước không thử độ đồng đều hàm lượng1.4. Định lượngThử với 10- 20 viên theo chuyên luận riêng, tính hàm lượng hoạt chấttrong mỗi viên theo khối lượng trung bình của viên1.5. Trắc nghiệm hoà tanThiết bị đánh giá là máy hoà tan, theo USP gồm thiết bị kiểu giỏ quay,kiểu cánh khuấy và kiểu dòng chảyTrắc nghiệm hoà tan áp dụng cho viên nén chứa được chất ít tan. Viênđã thử độ tan không cần thử độ rã.2. Tiêu chuẩn nhà sản xuất2.1. Độ mài mònThử theo thiết bị ERWEKA hoặc ccs dụng cụ tương tựThiết bị bao gồm một trống quay được gắn với một motơ ở tốc độnhất định. Cho viên đã cân chính xác tới mg vào trông quay (10 – 20viên) và quay trong khoảng thời gian nhất định (100 vòng). Lấy viên ra,sàng sạch bột và cân lại khối lượng. Tính độ mài mòn (% khối lượng viênbị mất).Nếu không có quy định riêng độ mài mòn không được quá 3%2.2. Độ cứngXác định bằng thiết bị đo độ cứngNguyên tắc: Tác động 1 lực qua đường kính viên cho đến lúc viên bịvỡ. Xác định lực gây vỡ viên. Giới hạn lực gây vỡ viên tuỳ thuộc vàotừng loại việnIV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SKD VIÊN NÉN1. Ảnh hưởng của đường dùng – cách dùngPhần lớn viên nén được dùng để uống, do đó ở đây chúng ta sẽ xemxét ảnh hưởng của đường tiêu hoá đến SKD của viên. Đường dùng theoquan niệm sinh dược học, chính là môi trường giải phóng, hoà tan và hấpthụ dược chất từ viên nén. Môi trường này thay đổi rất nhiều trong đườngtiêu hoá tuỳ theo từng vùng khác nhau: Khoang miệng, ruột…V. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NÉN5.1. Định nghĩaViên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị liều, chứa một haynhiều hoạt chất. Thuốc được sản xuất bằng cách nén nhiều khối tiểu phânđồng đều.Các tiểu phân gồm một hay nhiều hoạt chất, có hoặc không có thêm tádược, các chất màu, chất làm thơm theo quy định. Các tiểu phân nàyđược tạo thành có thể do xát hạt (khô, ướt) hoặc trộn đều hoạt chất với tádược.5.2. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử12TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net5.2.1. Tính chấtViên nén thường có dạng hình trụ dẹt, hai đãy phẳng hoặc cong, cóthể khắc chữ, ký hiệu hoặc rãnh. Cạnh và thành viên lành lặn. Màu sắcđồng nhất.Cách thử: bằng cảm quan5.2.2. Độ rãNếu không có quy định riêng thì tiến hành thử và đánh giá theo “Phépthử độ rã viên nén và viên nang”5.2.3. Độ đồng đều khối lượngCân chính xác 20 viên bất kỳ và xác định khối lượng trung bình củaviên. Cân riêng khối lượng từng viên và so sánh khối lượng trung bình từđó tính ra khoảng giới hạn của giá trị trung bình. Không được quá 2 viêncó khối lượng chênh lệch quá khoảng giới hạn của khối lượng trung bìnhvà không được có viên nào có chênh lệch quá gấp đôi độ lệch tính theo tỷlệ phần trăm.Nếu có yêu cầu thử độ đồng đều hàm lượng thì không phải thử độđồng đều khối lượng.5.2.4. Độ đồng đều hàm lượngNghiền mịn riêng từng viên và tiến hành thử và đánh giá như đối vớithuốc bột.5.2.5. Độ hoà tanChỉ thực hiện khi có yêu cầu được chỉ dẫn trong chuyên luận riêng.Nếu không có trong chuyên luận riêng thì thử và đánh gái thao “Phépthử tốc độ hoà tan của viên nén và viên tan”5.2.6. Định tínhTiến hành định tính theo các phương pháp được quy định trong tiêuchuẩn, viên nén phải cho các phản ứng của các hoạt chất có trong chếphẩm5.2.7. Định lượngCân 20 viên, xác định khối lượng trung bình viên. Nghiền mịn. Tiếnhành định lượng theo các phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn,hàm lượng của những hoạt chất trong chế phẩm phải nằm trong giới hạncho phép.5.2.8. Tạp chất (nếu có)Khi có yêu cầu sẽ chỉ dẫn trong chuyên luận riêng5.3. Các loại viên nén5.3.1. Viên nén không baoGồm các viên nén được bào chế bằng cách nén các hạt gồm dượcchất, tá dược. Viên nén loại này không chứa một thành phần nào để thayđổi sự giải phóng hoạt chất trong đường tiêu hoá. Khi bẻ gẫy viên nén13TinCanBan.Com – ChoQue24H.Netmột lớp và quan sát bằng kính lúp thì thấy đồng nhất, không có lớp baongoài.5.3.2. Viên baoViên bao có bề mặt nhẵn, thường có màu, được đánh bóng. Lấy mộtphần viên đã bẻ gẫy, quan sát dưới kính lúp, thấy rõ nhân được bao bằngmột lớp hay nhiều lớp.5.3.3. Viên bao bền với dịch vị dạ dàyViên được bao bằng lớp bao bền với dịch vị dạ dày nhưng lại tan đượctrong dịch ruột do sử dụng các chất bao là cellacephate và các polymer5.3.4. Viên nén sủi bọtLà viên nén không bao có chứa các acid và carbonat hoặchydrocarbonat, chúng phản ứng với nhau rất nhanh khi có mặt của nướcvà giải phóng CO2, đồng thời hoà tan hay phân tán hoạt chất trong nướctrước khi dùng.5.3.5. Viên ngậmViên ngậm thường là viên nén không bao được điều chế để các thànhphần và hoạt chất giải phóng dần và tác dụng tại chỗ, giải phóng và hấpthụ ở dưới lưỡi hoặc ở các phần khác trong miệng.5.3.6. Viên nén tan trong nướcViên nén tan trong nước là viên nén không bao, hoà tan trong nước.Dung dịch tạo thành có thể hơi đục nhẹ.5.3.7. Viên nén phân tán trong nướcViên nén phân tán trong nước là viên nén không bao phân tán trongnước thành các tiểu phân5.3.8. Viên nén thay đổi giải phóng hoạt chấtThường là viên bao hoặc không bào, được điều chế bằng cách thêmcác tá dược đặc biệt hoặc điều chế theo phương pháp đặc biệt nhằm thayđổi tốc độ giải phóng hoặc vị trí giải phóng của thuốc.Viên nén thay đổi giải phóng hoạt chất thường không yêu cầu thử độrã mà phải thử tốc độ hoà tan.Ví dụ: viên nén acid ascorbic – DĐVN trang 6Viên bao ibuprofen – DĐVN trang 14114