Quy luật giá trị có mấy tác động

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại của quy luật giá trị. Yêu cầu của quy luật giá trị đó là việc sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá cần phải dựa trên hao phí sức lao động xã hội cần thiết.

Nội dung của quy luật giá trị

Trong hoạt động sản xuất, người sản xuất phải có sự hao phí sức lao động nhỏ hơn hoặc bằng hao phí sức lao động xã hội cần thì mới có thể mang về lợi nhuận hay đạt được lợi thế cạnh tranh. Lợi thế trong cạnh tranh là những lợi thế giúp cho người sản xuất có những ưu thế vượt bậc hơn so với những người cùng sản xuất khác.

Phạm vi sản xuất hàng hóa: người sản xuất hàng hóa có khả năng quyết định hao phí lao động cá biệt của bản thân. Tuy nhiên, việc bán được hàng hóa để bù đắp được các khoản chi phí sản xuất và tạo ra được lợi nhuận chính đáng thì phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội.

Người sản xuất phải điều chỉnh chi phí lao động cá biệt để phù hợp với hao phi lao động động của hàng hoa đó, để thực hiện được điều đó họ phải tìm cách hạ thấp giá thị cá biệt ngang bằng hoặc nhỏ hơn lượng giá trị xã hội mong muốn.

Quá trình trao đổi hàng hoá cần phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Có nghĩa là phải đảm bảo hoạt động sản xuất và bù đắp được chi phí người sản xuất  để có lãi và tiếp tục tái sản xuất.

Sự vận động giá cả của hàng hoá chính là biểu hiện của sự tác động và vận hành quy luật giá trị. Bởi vì tiền đề của giá cả chính là giá trị, còn giá cả chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Chính vì thế cần phải phụ thuộc vào giá trị của hàng hoá.

Ngoài ra thị trường còn phụ thuộc khá nhiều vào các nhân tố khác, chẳng hạn như: cung – cầu, cạnh tranh hay sức mua của đồng tiền. Chính vì tác động của các nhân tố này khiến cho giá cả hàng hoá tách rời giá trị. Đồng thời tăng giảm xoay quanh trục giá trị của chính nó. Sự thay đổi và tác động này chính là cách mà quy luật giá trị vận hành.

==> Để hiểu rõ hơn về Quy luật cung cầu tác động như thế nào đến giá cả hàng hóa, bạn có thể đọc bài viết: Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và giá cả thị trường, tiền tệ.

Ví dụ về quy luật giá trị

Ví dụ Phạm vi sản xuất hàng hóa theo quy luật giá trị: Để sản xuất 1 đôi dép, nhà sản xuất A phải tốn chi phí lao động cá biệt là 30.000 đồng. Tuy nhiên, hao phí lao động xã hội trung bình mà thị trường chấp nhận chỉ có 20.000 đồng. Như vậy, nếu nhà sản xuất A bán ra thị trường với mức hao phí lao động cá biệt là 30.000 đồng thì rất khó bán được hàng từ đó thu hẹp quy mô sản xuất.

Ví dụ quá trình trao đổi hàng hóa theo quy luật giá trị: Một đôi dép giá trị xã hội là 20.000, trong trường hợp cung = cầu, thì cả bán ra thị trường là 20.000đ. Nhưng trong trường hợp đôi dép này trở nên HOT trên thị trường, lúc này cầu > cung, thì giá đôi dép có thể tăng lên 30.000đ.

Mặt tích cực của quy luật giá trị

Mặt tích cực của quy luật giá trị có thể thấy rõ nhất đó là quy luật giá trị đã tự động điều chỉnh tỷ lệ phân chia sức lao động nguyên vật liệu sản xuất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quy luật giá trị còn góp phần làm cân bằng lượng hàng hóa giữa các vùng, phân phối hàng hóa và thu nhập giữa các miền, điều chỉnh sức mua chung của thị trường.

Bên cạnh đó, quy luật giá trị còn giúp kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, hợp lý hoá sản phẩm và hạ giá thành của sản phẩm,… Bởi vì trong sản xuất, để có thể tồn tại lâu dài và có được lợi nhuận, người sản xuất cần phải làm làm cho chi phí sản xuất ngày càng giảm xuống.

Tác động của quy luật giá trị đến thị trường

1. Hỗ trợ điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường

Điều tiết quá trình sản xuất tức là điều khiển và phân bố yếu tố sản xuất giữa các ngành và các lĩnh vực khác nhau sao cho cân bằng.

– Nếu Cung < Cầu: thì giá cả lớn hơn giá trị, hàng hoá sản xuất ra bán nhanh và mang về lợi nhuận. Nếu giá cả cao hơn giá trị thì sẽ phải đẩy mạnh và mở rộng sản xuất để tăng cung. Ngược lại cầu giảm thì giá trị sản phẩm theo đó cũng giảm dần.

– Nếu Cung > Cầu: thì hàng hóa được sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu sử dụng thực tế của thị trường thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị. Dẫn đến hàng hoá khó bán và không mang về lợi nhuận. Chính vì vậy buộc phải giảm hoặc ngừng sản xuất, nếu giá cả giảm thì nhu cầu mua sẽ tăng trở lại.

– Nếu Cung = Cầu: là khi giá cả bằng với giá trị. Khi đó người ta gọi là nền kinh tế “bão hoà”.

2. Hợp lý hoá sản xuất, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, mỗi người sẽ là một chủ thể sản xuất mang tính độc lập trong cả quá trình sản xuất. Chính vì thế sự hao tổn lao động của các chủ thể cũng sẽ không giống nhau.

Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động của xã hội sẽ thu về lãi cao. Ngược lại người sản xuất có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội sẽ thua lỗ.

Thế nên, có được lợi thế cạnh tranh và tránh được nguy cơ phá sản, vỡ nợ thì buộc họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho nhỏ hơn hoặc bằng với hao phí lao động xã hội cần. Để được như vậy, nhà sản xuất cần phải dùng đến những biện pháp tối ưu hoá chi phí sản xuất. Đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để cải thiện năng suất lao động mà mang về cho mình lợi thế cạnh tranh.

3. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

Quá trình theo đuổi quy luật giá trị dẫn đến kết quả như sau:

Những người có được điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, có trình độ kiến thức, chuyên môn cao, được trang bị kỹ thuật tốt sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hợp hao phí lao động xã hội cần. Từ đó sẽ mang về lợi nhuận cho bản thân và trở thành người giàu.

Ngược lại những người sản xuất không có được những lợi thế cạnh tranh như trên sẽ dần trở nên thua lỗ và trở thành người nghèo.

Giải đáp thắc mắc về quy luật giá trị

1. Quy luật giá trị là gì?

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại của quy luật giá trị. Yêu cầu của quy luật giá trị đó là việc sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá cần phải dựa trên hao phí sức lao động xã hội cần thiết.

2. Quy luật giá trị có mấy tác động?

Quy luật giá trị có 3 tác động đó là: Thứ nhất, Hỗ trợ điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường, Thứ 2, Hợp lý hoá sản xuất, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, Thứ 3, tạo nên Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.

3. Quy luật giá trị có yêu cầu gì?

Yêu cầu của quy luật giá trị đó là việc sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá cần phải dựa trên hao phí sức lao động xã hội cần thiết.

4. Quy luật giá trị quy định người sản xuất?

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất và lưu thông hàng hoá trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội cần thiết.

5. Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian thế nào?

Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hoá phải phù hợp với Tổng thời gian lao động xã hội cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề