Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022

Mức khấu trừ bảo hiểm là gì?

Mức khấu trừ bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm là phần trách nhiệm chi trả của người tham gia bảo hiểm khi công ty bảo hiểm bắt đầu thanh toán một yêu cầu bồi thường.

Hay đơn giản hơn, người tham gia bảo hiểm sẽ trả một khoản tiền cố định trước khi công ty bảo hiểm thanh toán phần phí tổn thất còn lại.

Ví dụ:

Hợp đồng bảo hiểm ô tô của anh A có mức khấu trừ 1 triệu đồng. Khi xe của anh A gặp tai nạn và mất 6 triệu đồng để sửa chữa, 1 triệu đồng là số tiền anh A cần phải chi trả trong khi 5 triệu đồng còn lại sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán hoặc công ty sẽ thanh toán toàn bộ 6 triệu (tuỳ theo dạng khấu trừ bảo hiểm). Trong trường hợp mức phí tổn thất từ 1 triệu đồng trở xuống, anh A sẽ chi trả toàn bộ thiệt hại.

Mỗi hợp đồng đều có mức khấu trừ tối thiểu được công ty bảo hiểm áp dụng. Người tham gia bảo hiểm không được hạ mức khấu trừ xuống dưới mức tối thiểu đó nhưng họ có thể lựa chọn mức khấu trừ cao hơn. Các bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng hóa… là những bảo hiểm được áp dụng khấu trừ bảo hiểm.

Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022

Chọn dạng khấu trừ bảo hiểm

Hầu hết các công ty bảo hiểm hiện đang áp dụng hai dạng khấu trừ: miễn thường có khấu trừ và miễn thường không khấu trừ.

  • Miễn thường có khấu trừ: Người dùng sẽ tự chi trả cho chi phí tổn thất bằng hoặc dưới mức miễn thường. Với trường hợp tổn thất cao hơn mức miễn thường, công ty bảo hiểm sẽ trừ đi mức miễn thường rồi mới chi trả chi phí tổn thất còn lại.
  • Miễn thường không khấu trừ: Tương tự như miễn thường có khấu trừ, người dùng sẽ chi trả cho tổn thất có chi phí bằng hoặc dưới mức miễn thường. Tuy nhiên, nếu tổn thất vượt qua mức miễn thường, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán toàn bộ chi phí thiệt hại.

Ví dụ: Anh B chọn mức khấu trừ 2 triệu đồng khi tham gia bảo hiểm ô tô.

- Với cả miễn thường có/không có khấu trừ, anh B sẽ tự chi trả toàn bộ cho tổn thất bằng hoặc dưới 2 triệu đồng.

- Nếu tổn thất xảy ra có chi phí từ 2 triệu đồng trở lên:

  • Miễn thường có khấu trừ: Công ty sẽ chi trả toàn bộ chi phí còn lại sau khi anh B đã chi trả 2 triệu đồng.
  • Miễn thường không khấu trừ: Mọi chi phí đều được công ty bảo hiểm chi trả thay cho anh B.

Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022

Lợi ích của mức khấu trừ bảo hiểm

Dù là khoản chi phí có lợi cho chủ xe ô tô, không ít người vẫn còn chưa nắm rõ ý nghĩa của mức khấu trừ bảo hiểm.

Giảm chi phí bảo hiểm

Kể từ năm 2019, theo Thông tư 50/2017/TT-BTC và Nghị định 73/2016/NĐ-CP, hợp đồng bảo hiểm ô tô bắt buộc phải có mức khấu trừ bảo hiểm. Mức miễn thường càng cao đồng nghĩa với tỷ lệ phí bảo hiểm càng thấp.

Ví dụ, phí bảo hiểm không có miễn thường là 13,68 triệu đồng. Nếu lựa chọn mức miễn thường 1 triệu đồng, khách hàng sẽ có phí bảo hiểm 11,34 triệu đồng. Trong khi đó, mức phí bảo hiểm chỉ còn 10,44 triệu đồng khi khách hàng chọn mức miễn thường 2 triệu đồng.

Khoản phí “mua sự yên tâm”

Rủi ro là điều không thể đoán trước trong quá trình tham gia giao thông. Vì vậy, bảo hiểm ô tô được xem như một “lá bùa hộ mệnh” giúp chủ xe giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra.

Chẳng hạn như với mức khấu trừ 2 triệu đồng, khách hàng chỉ cần chi trả 2 triệu đồng cho trường hợp rủi ro có phí sửa chữa lên đến cả trăm triệu, phần còn lại đã có công ty bảo hiểm thanh toán. Mặc dù không có ai lại muốn xảy ra tai nạn để được hưởng bảo hiểm, mức khấu trừ bảo hiểm vẫn đóng vai trò như khoản phí "mua sự yên tâm" của chủ ô tô khi sử dụng xe.

Carmudi Vietnamlà website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổimua bán ô tôđáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gởi Cục giám sát bảo hiểm Tôi tên Nguyễn Thị Thụy Vân hiện ngụ tại Đồng Tháp. Nay tôi gởi thư khiếu nại đến cục quản lý bảo hiểm xin được phản ánh về cách chi trả bồi thường cuar PTI. Ngày 22/01/2021 xe mang biển số 66A12590 do tôi sở hữu có sự cố và ko gây thiệt hại về người. Sau đó CAGT Cao Lãnh có đến hổ trợ. Tại hiện trường CA TPCao Lãnh tiến hành đo nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế và không phát hiện. Trong biên bản hiện trường cũng không ghi nhận tài xế có hành vi gì bất thường. Và CAGT TP Cao Lãnh cũng ko yêu cầu tài xế đi xét nghiệm cồn trong máu. Sau khi CAGT đua xe về trụ sở thì phía PTI yêu cầu tài xế đi XN cồn tại BV Tâm Trí. Trong bảng xét nghiệm chỉ số cồn là 0,06g/l. Theo quyết định 320 của bộ y tế năm 2014 thì chỉ số cồn dưới 0,5023g/l là trị số bình thường và không có triệu chứng của việc sử dụng rượu bia. Và kết luận cuối cùng BV là tài xế ÂM TÍNH với cồn. Sau đó phía giám định viên PTI An GIANG có tiến hành xem xét và duyệt mức sữa chữa của xe là 149.473.000 VND và xe được tiến hành sữa chữa Ngày 31/05 tôi nhận được thông tin từ PTI là họ sẽ trưng cầu nồng độ cồn trong hơi thở từ phía CAGT TP Cao Lãnh thì mới tiến hành bồi thường cho tôi. Tuy nhiên, đến ngày 24/09 PTI ra văn bản từ chối bồi thường lý do là tài xế vi phạm pháp luật vì sử dụng cồn trong khi lái xe. Lý do họ từ chối dựa vào chỉ số 0,06g/l trong bảng xét nghiệm. Ngày 03/10/21 phía CAGT Cao Lãnh cũng có gởi văn bản cho PTI và phân tích chỉ số 0,06 là chỉ số dưới ngưỡng quy định. Sau đó, tôi nhiều lần khiếu nại là chỉ số 0,06g/l chỉ số bình thường do cồn sinh hoá của cơ thể và tôi còn dẫn chứng bằng quyết định 320 của bộ y tế và rất nhiều trường hợp giữa trên các báo giao thông, thanh niên đưa ra những vụ tranh chấp giũa Công ty bảo hiểm và khách hàng về nồng độ cồn tương tự và cuối cùng thì ra toà công ty bảo hiểm đã thua kiện và phải bồi thường khách hàng. Tuy nhiên ngày 04/11 PTI vẫn gởi văn bản từ chối khách hàng và vẫn là chỉ số 0,06g/l Nay tôi làm đơn này kính nhờ cục giám sát bảo hiểm xem xét lại quy trình bồi thường của PTI và mong muốn được PTI hổ trợ cho tôi những câu trả lời sau cho thỏa đáng: 1. Quy định nào cho phép PTI được quyền yêu cầu khách hàng xét nghiệm cồn trong khi CAGT Cao Lãnh đã thổi không phát hiện và ko yêu cầu tài xế phải xét nghiệm? 2. Trong bảng xét nghiệm bệnh viện đã kết luận âm tính nhưng sao PTI ko công nhận kết luận của xét nghiệm đó? PTI không công nhận kết luận của bệnh viện nhưng lại lấy chỉ số trên xét nghiệm để làm bằng chứng từ chối khách hang? 3. Tại sao chỉ dùng chỉ số 0,06g/l để từ chối khách hàng thì ko từ chối ngay từ đầu mà phải chờ ý kiến CA. Vậy CA ghi là chỉ số 0,06g/l là dưới ngưỡng quy định thì vẫn từ chối? 4. PTI cứ ra văn bản cho rằng tài xế vi phạm pháp luật nhưng khi tôi yêu cầu cho xin biên bản của CAGT xử lý vi phạm thì họ không cung cấp được Kính thưa cục giám sát bảo hiểm, trường hợp từ chối bồi thường của PTI với tôi cũng xảy ra với rất nhiều khách hàng và công ty bảo hiểm. Và theo kết quả cuối cùng của toà án thì các công ty bảo hiểm phải bồi thường cho khách hàng. Bất cập ở đây là trong bộ quy tắc của bảo hiểm họ ko quy định rõ nồng độ cồn mà nếu khách hàng vi phạm sẽ bị loại trừ mà họ chỉ ghi chung chung là có sử dụng còn trong khi lái xe. Và trong khi bán bảo hiểm họ cũng ko tư vấn cho khách hàng rõ ràng về điều này. Chỉ duy nhất bảo hiểm bảo việt có quy định rõ ràng nồng đô loại trừ là trên 0,5023 theo quy định của bộ y tế. Nay tôi viết đơn này kính xin cục giám sát bảo hiểm xem xét về trường hợp của PTI và tôi. Và trường hợp này cũng đã xảy ra rất nhiều nên rất mong các công ty bảo hiểm hãy quy định rõ ràng như Bảo Việt để quyền lợi của chúng tôi được bảo vệ rõ ràng. Và tôi cũng hy vọng sẽ được giải quyết thỏa đáng từ PTI chứ ko cần phải có sự can thiệp của toà án. Trong khi chờ đợi sự phản hồi từ phía cục giám sát bảo hiểm , tôi xin thành thật biết ơn Trân trọng kính chào! 29/11/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi Ban Tư vấn, Tại Điều 21 Mục 4 Chương 3 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định: “ - Trường hợp bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho khách hàng có nhiều chuyến hàng tham gia bảo hiểm trong năm hoặc bảo hiểm cho khách hàng có nhiều chuyến du lịch tham gia bảo hiểm trong năm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và bên mua bảo hiểm có ký hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc (hay hợp đồng bảo hiểm bao) về cách thức tham gia bảo hiểm và phương thức thanh toán thì thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm bắt đầu trong tháng này không được chậm hơn ngày 25 của tháng kế tiếp.” Vậy trong câu "thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm bắt đầu trong tháng này không được chậm hơn ngày 25 của tháng kế tiếp" cụm từ '' các hợp đồng bảo hiểm"" được hiểu là Hợp đống bao/HĐ nguyên tắc hay là các Giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho từng chuyển hàng??? Bởi nếu xem đây là HĐ bao/HĐ nguyên tắc thì thường thời hạn BH sẽ là 1 năm và trong HĐ bao/HĐ nguyên tắc cũng thường chưa phát sinh nghĩa vụ đóng phí BH do chỉ quy định về điều kiện, điều khoản, phương thức thanh toán, đối tượng BH.... Vậy DNBH và khách hàng có thể hiểu cụm từ "các hợp đồng bảo hiểm"" trong câu trên thực chất là các Giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho từng chuyến hàng hay không ? Xin cảm ơn. 22/11/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính/ Cục QLGS BH Tháng 5/2021 Tôi có mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tư liên kết đơn vị có tên là Đắc Lộc Tâm An tại công ty BHNT Manulife VN. Vì ảnh hưởng của dịch Covid nên tôi dự định năm sau sẽ yêu cầu giảm số tiền BH từ 1 tỷ xuống còn 300tr để giảm phí đóng. Tại thời điểm hợp đồng được cấp ngày 25/5/2021 có điều khoản như sau: (Điều 7- Quy trình nghiệp vụ) Trong thời gian Hợp Đồng còn hiệu lực, bên cạnh Quyền Lợi Gia Tăng Số Tiền Bảo Hiểm Không Cần Thẩm Định, Bên Mua Bảo Hiểm có thể yêu cầu tăng hoặc giảm Số Tiền Bảo Hiểm và/hoặc thay đổi Kế Hoạch Bảo Hiểm với các điều kiện sau :Số Tiền Bảo Hiểm sau khi thay đổi phải tuân thủ theo quy định về Số Tiền Bảo Hiểm tối thiểu và tối đa của sản phẩm này. Nhưng hôm nay ngày 3/11/2021 tôi có hỏi về việc giảm STBH năm 2 thì được tư vấn viên thông báo như sau : Đối với sản phẩm Đắc Lộc Tâm An việc thay đổi số tiền bảo hiểm phải tuân thủ tất cả các qui định sau: - Tuân thủ qui định về STBH tối đa - Tuân thủ qui định về STBH tối thiểu - Phần điều chỉnh STBH mỗi lần không thấp hơn 100tr đồng - Mỗi hợp đồng được thay đổi STBH một lần trong mỗi năm hợp đồng như qui định tại điều khoản sản phẩm. - Phần giảm số tiền bảo hiểm mỗi lần không cao hơn 20% STBH tại thời điểm yêu cầu thay đổi. Ví dụ: STBH năm 2021 là 1 tỷ đồng thì năm 2022 khách hàng có thể yêu cầu giảm STBH nhưng không được quá 200tr. STBH sau khi giảm tối thiểu phải là 800tr. Có nghĩa năm sau tôi không được giảm STBH xuống 300tr (số tiền BH tối thiểu) Tư vấn viên nói với tôi rằng qui đình bổ sung về việc thay đổi STBH được áp dụng từ ngày 1/11/2021 cho tất cả các hợp đồng BH đang có hiệu lực. và Manulife thông báo rằng điều khoản này đã được bộ Tài chính chấp thuận nên họ mới tiến hành. Cho nên Manulife từ chối yêu cầu giảm STBH năm 2 xuống 300tr của tôi. Tôi rất bức xúc về việc Manulife có thay đổi về điều khoản hợp đồng mà không có sự đồng ý của Bên mua bảo hiểm và tôi cũng không nhận được thông báo bằng văn bản nào về sự thay đổi điều khoản trong HĐBH. Theo luật kinh doanh bảo hiểm điều 25 : Sửa đổi , bổ sung hợp đồng bảo hiểm Những bổ sung sửa đổi điều kiện điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm phải có sự chấp thuận của bên mua bảo hiểm và phải được lập thành văn bản. Nên manulife tự ý thay đổi điều khoản trong hợp đồng BH là sai với thỏa thuận ban đầu trong HĐBH đã ký kết ngày 25/5/2021. Tôi muốn hỏi Bộ Tài Chính là : Điều khoản sửa đổi mà Manulife nói trên áp dụng cho các hợp đồng được phát hành trước ngày 1/11/2021 và đang có hiệu lực, có đúng với luật kinh doanh BH và qui định của Bộ Tài Chính hay không. Trong trường hợp này tôi phải làm sao để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Khi Manulife cứ tự ý thay đổi điều khoản hợp đồng BH mà không có sự chấp thuận và thông báo đến BMBH. Trong khi tôi ký HĐ thời hạn 10 năm, tôi rất hoang mang nếu trong tương lai Manulife còn có sự thay đổi điều khoản HĐ nào gây bất lợi cho BMBH nữa hay không, khi Manulife là 1 doanh nghiệp lớn đa quốc gia, đứng top 3 tại thị trường BH ở VN . Mong nhận được sự phản hồi sớm từ Bộ Tài chính/ Cục QLGS BH Tôi xin cảm ơn 19/11/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi: Bộ tài chính/cục QLGS BH: Tại quy tắc Bảo hiểm xe cơ giới của các Doanh nghiệp bảo hiểm có điều khoản áp dụng về mức khấu trừ (trích nguyên văn):" Bảo hiểm ... áp dụng mức khấu trừ tối thiểu 500.000 đồng/vụ tổn thất", trong thực tế các doanh ngiệp bảo hiểm áp dụng mức khấu trừ không thống nhất, lúc thì áp dụng 550.000 đồng/vu (bao gồm chi phí sửa chữa 500.000 và Thuế GTGT: 50.000 đồng, lúc thì 500.000 (bao gồm thuế GTGT) - nếu khách hàng mua bảo hiểm thắc mắc sai khác so với thỏa thuận lúc kí hợp đồng). Chúng tôi là đơn vị sửa chữa, nên gặp rất nhiều vướng mắc trong khâu tư vẫn cho khách hàng trong quá trình thanh toán. Về vấn đề này xin thay mặt cho rất nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm và cũng nhằm góp phần nhỏ cho sự phát triển thị trường bảo hiểm minh bạch hơn, tôi xin được hỏi cách áp dụng khấu trừ nào của DNBH là đúng. Xin trân trọng cảm ơn! 03/11/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi: Cục Giám Sát Bảo hiểm - BTC Tôi tên: Phạm Trần Tiến CMND: 025135369 Hợp đồng bảo hiểm: 001269087 tại Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam Theo thông tin công bố Dai-ichi Life Việt Nam về việc triển khai Chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho Khách hàng liên quan đến dịch bệnh Covid-19, theo đó, trong thời gian: từ ngày 03/02/2021 đến hết ngày 30/09/2021 (bao gồm thời gian kéo dài thêm theo Thông báo của Dai-ichi Life Việt Nam công bố). Theo đó, Bên mua bảo hiểm và/hoặc (những) Người được bảo hiểm được xác định nhiễm Covid-19, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ hỗ trợ tài chính 20 triệu đồng/người (một lần trong suốt thời gian của Chương trình), với điều kiện Hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực vào thời điểm Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm được xác định nhiễm Covid-19. Vào ngày 11/08/2021, tôi có nộp hồ sơ yêu cầu trên Ứng dụng Dai-ichi Connect để giải quyết quyền lợi hỗ trợ đặc biệt dành cho Khách hàng liên quan đến dịch bệnh Covid-19 với tất cả các giấy tờ sau: 1. Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly tại nhà/ Nơi lưu trú do UBND phường 11, quận 11 cấp, có kết quả khẳng định dương tính SARS-COV 2 2. Thông tin F0 trên Ứng dụng Y tế Hồ Chí Minh, đây là ứng dụng do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Sở Y tế TP.HCM phát triển để cập nhật thông tin F0 3. Kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính, được trích xuất từ hệ thống CDS của HCDC – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh Sau khi đã gửi yêu cầu về Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, tôi cũng đã liên tục gọi điện thoại trao đổi với Tổng đài Công ty và đều nhận được kết quả là hồ sơ đang xử lý và không yêu cầu bổ sung gì thêm. Ngày 16/09/2021, tôi thực hiện tra soát Yêu cầu trong Ứng dụng Dai-ichi Connect thì không còn thấy Yêu cầu của tôi đã bị hủy và không còn lưu trong đó. Tôi liền gọi tổng đài và nhận thông tin là hồ sơ của mình bị từ chối do không cung cấp được Mã bệnh nhân và Kết quả PCR có dấu mộc. Liên quan đến vấn đề Mã bệnh và PCR có dấu mộc, tôi xin trình bày để Cục Giám Sát Bảo hiểm - BTC hiểu rõ: - Mã bệnh nhân: Thời điểm tôi phát bệnh là gần cuối tháng 7, thời điểm bùng phát bệnh và hầu hết các điểm cách ly tập trung đã quá tải. Và do nhà tôi có 2 cháu nhỏ (2 tuổi, 8 tháng tuổi) và ba mẹ lớn tuổi (62 tuổi, 58 tuổi) nên bên Phường yêu cầu cách ly tại nhà. Cách ly tại nhà thì không thể nào có mã bệnh nhân được. - PCR có dấu mộc: bên Phường yêu cầu cả nhà tôi phải cách ly tại nhà và không được di chuyển đâu hết thì làm sao tôi có thể ra bệnh viện/ trạm y tế test PCR để có dấu mộc gửi Công ty (nếu không muốn bị phạt do cố tình lây lan dịch bệnh, có thể khởi tố hình sự). Trong khi đó tôi đã gửi kết quả PCR được trích xuất từ hệ thống CDS của HCDC, có thông tin xét nghiệm của Bệnh viện Quân y 7A. - Thái độ Công ty Dai-ichi Life Việt Nam khi xử lý Yêu cầu từ khách hàng: theo như cam kết từ phía Công ty Dai-ichi Life Việt Nam thì tiến độ xử lý hồ sơ không quá 7 ngày làm việc, tuy nhiên do dịch bệnh nên tôi cũng hối và để thời gian là 30 ngày. Vậy mà đáp lại sự thân tình của khách hàng, phía công ty Dai-ichi Life Việt Nam lại có hành động rất coi thường khách hàng, đó là xóa Yêu cầu khách hàng và không gửi bất cứ thông tin thông báo nào cho khách hàng được biết (mail, tin nhắn, cuộc gọi). Trong khi đó, tin nhắn/ mail nhắc đóng phí thì đều như “bắp” được báo đến khách hàng. Kính gửi Cục Giám Sát Bảo hiểm - BTC xem xét cho ý kiến để Công ty có hướng giải quyết bồi thường cho khách hàng kịp thời, đảm bảo quyền lợi và tuân thủ quy định của pháp luật đối với những trường hợp cách ly tại nhà theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước như tôi. 13/10/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính. Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng với giá trị hợp đồng xây dựng là 500 tỷ đồng. Thời giian bảo hiểm là 60 tháng + 12 tháng bảo hiểm bảo hành mở rộng. Đến thời điểm hiện nay, đã hết thời hạn bảo hiểm 60 tháng. Tuy nhiên, công trình chưa hoàn thành (Mới thi công được khoảng 40% khối lượng ~ 200 tỷ đồng). Chủ đầu tư đề nghị Nhà thầu bảo hiểm gia hạn thời gian 24 tháng nữa và tính phí bổ sung. Tuy nhiên, nhà thầu bảo hiểm không chấp nhận (Lý do, đơn vị tái bảo hiểm không chấp thuận gia hạn). Tôi xin được hỏi Quý Bộ: 1.Chủ đầu tư có được chấm dứt hợp đồng với nhà thầu bảo hiểm hiện tại hay không, có quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nào không? 2. Do công trình là đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm trong thời gian xây dựng. Vậy trưởng hợp tiếp tục thực hiện bảo hiểm thêm 24 tháng và phải khí hợp đồng với nhà thầu bảo hiểm khác thì giá trị bảo hiểm bổ sung tính trên cơ sở nào ? Xin chân thành cảm ơn. 01/10/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi: Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Tôi xin hỏi Quý Cục một vấn đề liên quan đến giải quyết bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, cụ thể như sau: - Xe ô tô A tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc của Công ty V, xe ô tô B tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc của công ty P. Vào ngày 15/01/2021 hai xe ô tô xảy ra tai nạn đâm va với nhau dẫn tới hư hỏng cho cả hai phương tiện, vụ tai nạn được CQCA giải quyết và kết luận lỗi trong vụ tai nạn trên là lỗi hỗn hợp ( lỗi do cả hai xe ô tô A và B). Trong biên bản giải quyết tai nạn giao thông có ghi nhận thỏa thuận dân sự của các bên liên quan như sau: Các bên liên quan bên nào bên đó tự khắc phục thiệt hại do vụ tai nạn giao thông gây ra, không bên nào yêu cầu ai bồi thường gì. - Theo Điểm 3.b Điều 13 của Thông tư 22/2016/TT-BTC: Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy có thể hiểu nếu giải quyết bồi thường TNDS bắt buộc của xe A thì sẽ là: ( Thiệt hại xe B x Mức độ lỗi của xe A ) = Số tiền bồi thường, và giải quyết ngược lại đối với xe B. - Theo Điểm 1 Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm 1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm. Theo Biên bản giải quyết tai nạn của CQCA đã lập, các bên liên quan không bên nào yêu cầu ai bồi thường gì. Vậy theo Điều 53 Luật KDBH thì không phát sinh trách nhiệm của DNBH. Tôi xin hỏi Quý Cục là phía DNBH, cụ thể trong trường hợp tôi vừa nêu trên thì DNBH có phải giải quyết bồi thường TNDS bắt buộc cho các chủ xe ô tô A,B hay không ? Trong trường hợp chủ xe A,B có khiếu nại yêu cầu DNBH giải quyết bồi thường TNDS bắt buộc thì ta sẽ giải quyết thế nào ? Trân trọng cám ơn ! 30/09/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi: Cục Giám Sát Bảo hiểm - BTC Hiện nay PJICO Nam Định đang thụ lý hồ sơ bồi thường bảo hiểm TNDSBB xe ô tô với mức trách nhiệm 150trđ/ về người theo TT04/BTC. Theo diễn biến của vụ tai nạn trên thì có sự vụ ô tô BKS 29C30186 xô vò xe đạp đi ngược chiều nguyên nhân và lỗi thuộc về người điều khiển xe ô tô. ( hậu quả người điều khiển xe đạp bị tử vong trên đường đi cấp cứu). Tại Biên bản kết luận điều tra của Công an của công an huyện nho quan kết luận về nguyên nhân chết của nạn nhân như sau: " Do không giám định và giải phẫu pháp y tử thi ( do gia đình nạn nhân không cho giải phẫu) nên không đủ cơ sở xác định nguyên nhân chết của nạn nhân". Trường hợp sự vụ này thì chưa đủ cơ sở để xác định dc nạn nhân có chết trong vụ tai nạn giao thông trên không hay chết vì nguyên nhân khác nên chưa đủ cơ sở để giải quyết bồi thường vụ tai nạn trên theo đúng Nghị Định và Thông tư. Kính gửi cục giám sát bảo hiểm xem xét cho ý kiến để Công ty có hướng giải quyết bồi thường cho khách hàng kịp thời và đảm bảo quyền lợi và tuân thủ quy định của pháp luật. 03/08/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Hỏi: Kính gửi Cục QLGSBH tôi xin hỏi 2 vấn đề như sau: Vấn đề thứ nhất : Quyền lợi bảo hiểm có thay đổi khi Chính phủ có Nghị định mới - Doanh nghiệp ký hợp đồng bảo hiểm theo Thông tư 22/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính và Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Nghị định 214/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực hợp đồng dến 08/08/2021 - Ngày 15/01/2021 Chính phủ ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP và Bộ Tài Chính ban hành thông tư 04/2021/TT-BTC - vậy Doanh nghiệp tôi có được áp dụng quyền lợi bảo hiểm thay đổi theo NĐ/03/2021/NĐ-CP và Thông tư 04/2021/TT-BTC cho HĐBH ký trước khi ra đời của các Văn bản Nhà nước hay không ? Vấn đề thứ hai: Xác định lỗi của Người thứ ba. - Khi lái xe xe ô tô điều khiển xe chạy trên đường Quốc lộ khi đến điểm giao nhau với đường nhánh giao cắt với đường quốc lộ thì gặp Người điều khiển xe máy, chở theo 01 người đi từ đường phụ đi ra quốc lộ đã đâm vào bên hông xe phải phía trước đầu xe. Hậu quả người điều khiển xe máy và người ngồi sau xe máy tử nạn. - HĐBH ngoài MTN bảo hiểm bắt buộc còn có MTN bảo hiểm TNDS tự nguyện tăng thêm là 130 triệu đồng/ng/vụ - Vụ tai nạn trên, chủ xe đã bồi thường cho mỗi gia đình nạn nhân 100 triệu đồng/người. Tổng cộng 200 triệu đồng/vụ - Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường TNDS bắt buộc, không bồi thường TNDS tự nguyện tăng thêm với số tiền thông báo là 100 triệu đồng cho cả hai gia đình nạn nhân. Đề nghị CQLGSBH cho biết rõ hơn về quyền lợi sau:. + Người điều khiểm ô tô và Người điều khiển xe máy đều có lỗi khi đến đường giao nhau đã không chú ý phòng tránh tai nạn nên đây là lỗi hỗn hợp của Người điều khiên ô tô và Người điều khiểm xe máy. Cơ quan công an kết luận lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe máy là chưa phù hợp. Công ty bảo hiểm căn cứ quyết định điều tra của Công an để bồi thường mỗi nạn nhân 50 triệu đồng là có hợp lý không ?. + Người ngồi sau xe máy không có lỗi trong vụ tai nạn nên được bồi thường 100 triệu đồng có đúng không ?. + Người điều khiển xe máy được bồi thường ngoài quyền lợi theo TNDS bắt buộc , được bồi thường thêm theo HĐBH cho TNDS tự nguyện tăng thêm không ? Rất mong nhận được tư vấn và trả lời của Cục QLGSBH. Trân trọng cảm ơn Nguyền Văn Hòa - ĐT 0913274127 13/07/2021
  • Quy định về mức miễn thường trong bảo hiểm 2022
    Hỏi: Kính gửi: Cục QLGSBH Tôi xin hỏi một vấn đề như sau: Xe ô tô tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc với hiệu lực từ 15/01/2020 đến 15/01/2021 và đã nộp phí đầy đủ cho DNBH, đến ngày 30/12/2020 không may xảy ra tai nạn đâm va với người đi xe máy và khiến người đi xe máy tử vong. Cơ quan công an kết luận lỗi trong vụ tai nạn hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe máy, chủ xe ô tô có hỗ trợ gia đình người tử vong với sô tiền là 40 triệu đồng. Căn cứ theo thông tư 22/2016/TT-BTC thì trong trường hợp nếu lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường bảo hiểm về người đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Như vậy mức trách nhiệm bảo hiểm ở đây là 100 triệu đồng thì số tiền bồi thường sẽ là 50 triệu đồng. Tuy nhiên phía DNBH chỉ bồi thường 40 triệu đồng như theo số tiền chủ xe cơ giới đã hỗ trợ cho gia đình người tử vong. Vậy xin hỏi Quý Cục thì phía DNBH bồi thường như vậy là đúng hay sai ? 21/06/2021