Quy chế dân chủ cơ sở là gì

Cùng với sự phát triển và hoàn thiện dân chủ với tính cách là một giá trị to lớncủa văn minh nhân loại, một phương thức tồn tại của xã hội hiện đại. Dân chủ đượcvận dụng vào hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Trongđó, dân chủ được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáodục và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tuy nhiên, để làm mọi lĩnh vực hoạtđộng đều được phát huy tính dân chủ chúng ta phải thực hiện dân chủ hóa, dân chủtừ cơ sở. Từ đây, có thể hiểu dân chủ nước ta theo hai nghĩa sau:Dân chủ theo nghĩa rộng: Dân chủ được hiểu như một mục tiêu phấn đấu củadân tộc Việt Nam đã được ghi trong Hiến pháp là “Thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Những mục tiêu này đều có mốiquan hệ gắn bó với nhau. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Có dân chủ thì mới cócông bằng xã hội. Dân chủ thực sự thì dân mới giàu, quốc gia mới mạnh.Dân chủ theo nghĩa hẹp: Dân chủ có thể hiểu là một cách thức và những điềukiện kèm theo để mọi người dân tham gia bình đẳng vào các công việc chính trị,kinh tế, xã hội với vai trò là người làm chủ xã hội.Như vậy, “dân chủ” vừa là bản chất của chế độ, vừa là đặc điểm cơ bản nhấtcủa một xã hội tiến bộ, văn minh. Dân chủ vừa là chính trị vừa là văn hoá. Một xãhội thiếu dân chủ là một xã hội phản tiến bộ và phản văn minh. Dân chủ có nhiềucách hiểu và cách làm khác nhau. Song, nếu hiểu chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa là nấcthang phát triển lịch sử xã hội cao hơn chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa thì nền dân chủ xãhội chủ nghĩa cũng phải có chất lượng cao hơn nền dân chủ tư bản chủ nghĩa. Dânchủ phải là đặc trưng số 1 của xã hội ta.Cơ sở là thành tố, đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc của một hệ thống các sự vật,hiện tượng. Khái niệm này cũng được hiểu như sau:Cơ sở là đơn vị xã hội nhỏ nhất mà nhân dân tổ chức nên. Hoặc hiểu theo cáchkhác: các tổ chức, cơ quan, đơn vị nhất định nào đó có tư cách pháp nhân đầy đủ thìđều là tổ chức cơ sở. Vì thế, cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chínhsách của Đảng và pháp luật của nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ củanhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Hay nói cách khác, dân chủ là quátrình hiện thực hóa các quy định của pháp luật về dân chủ trong đời sống xã hộinhằm đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân được thực thi trong thực tế.11 Dân chủ ở cơ sở là nơi dân sinh sống như ở cấp xã, phường, thị trấn và thôn,làng, ấp, bản, khóm, tổ dân phố. Ngoài ra còn là nơi dân làm việc như doanhnghiệp, trường học, bệnh viện… Dân chủ ở cơ sở được thực hiện thông qua các tổchức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trình độ nhận thức đúng đắn với khả năngthực hiện của mỗi người cần xây dựng ngay chế độ dân chủ bắt đầu từ cơ sở dựavào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thật sự của quần chúng vàotất cả đời sống của nhà nước.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêulợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân …. Chính quyền từ xã đếnchính phủ Trung ương đều do dân cử ra”; “tất cả quyền lực trong nước Việt NamDân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân”[21, tr.590]; “nước ta là nước dân chủ,địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ…”[20, tr.515] Trong Tuyên ngôn độc lập, HồChí Minh đã từng khẳng định: con người có quyền sống, quyền tự do và quyền mưucầu hạnh phúc” và con người “phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Chỉcó dân chủ xã hội chủ nghĩa mới được xây dựng trên nguyên tắc mỗi người vì mọingười, mọi người vì mỗi người, trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu cánhân tồn tại bên cạnh và bên trong sở hữu xã hội.Dân chủ cơ sở không phải là một hình thức dân chủ mà là cấp độ thực hiệndân chủ thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ đạidiện là hình thức thể hiện ý chí không trực tiếp từ chủ thể quyền lực mà thông quađại diện có thẩm quyền do chủ thể bầu ra. Chủ thể quyền lực [tức nhân dân] vẫn giữcho mình quyền và chức năng tác động, giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quanđại diện. Dân chủ trực tiếp là một phương thức làm chủ của nhân dân khi nhân dân– chủ thể quyền lực duy nhất có thể bày tỏ ý chí, nguyện vọng, đề đạt kiến nghị nàođó trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, đồng thời thực hiện kiểmtra, giám sát bộ máy nhà nước do chính mình lập nên. Kết quả của sự bày tỏ ý chíđó có thể có ý nghĩa quyết định, bắt buộc phải thi hành ngay như trưng cầu ý dân,bầu cử, bãi miễn đại biểu dân cử; hoặc chỉ có ý nghĩa tham khảo như các hình thứctham khảo ý kiến nhân dân, kiểm tra, giám sát bộ máy nhà nước...nhân dân thựchiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện qua quy chế dân chủ ở cơ sở.12 Thực hiện dân chủ cơ sở là việc thừa nhận và thực hiện thường xuyên cácquyền làm chủ của công dân; tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nướcvà công dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân cấp cơ sở.Chính vì thế, để dân chủ được mở rộng trong tất cả các mặt của đời sống xã hội thìcần có một quy chế. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là văn bản quy phạm phápluật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa chínhquyền cơ sở với công dân trong việc phải thông tin kịp thời và công khai nhữngviệc để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp những việc dân thamgia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định hoặc nhân dân được quyết định vànhững việc nhân dân được giám sát, kiểm tra, nhằm phát huy quyền làm chủ, sứcsáng tạo của nhân dân. Việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ trươnghết sức đúng đắn của Nhà nước; đáp ứng kịp thời tâm tư, nguyện vọng, những vấnđề bức xúc của người dân, được nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình và tích cực thựchiện.Tóm lại, dân chủ luôn mang một giá trị nhân văn và là một vấn đề mang tínhchính trị xã hội căn bản. Dân chủ không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ,quốc gia, dân tộc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, đời sống của người dân.Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi, đặc biệt thực hiện dân chủ cơ sở là việc làmkhôn ngoan, cấp bách cho mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế. Trải qua những thử thách của thực tiễn đời sống và sự thẩm định khắt khecủa lịch sử, những tư tưởng đó vẫn đang được hiện thực hóa sinh động trong đờisống chính trị thế giới, trong đó có Việt Nam.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về dân chủ cơ sởNếu như dân chủ được thực hiện trên cả một hệ thống từ Trung ương đến địaphương, thì dân chủ ở cơ sở giống như là gốc của hệ thống đó. Có làm tốt dân chủcơ sở thì nền dân chủ của đất nước mới bền vững và phát triển lên cao được. Trêncơ sở quan điểm “lấy dân làm gốc” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” của Đại hội VI, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nội dung cơ bản đổi mới hệ thống chính trị ởnước ta. Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và13 Nhà nước”. Tư tưởng quan trọng này chính là cơ sở của Chỉ thị 30/CT-TW ngày18/2/1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Đảng ta khẳng định“khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ởcơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãinhất”. Quy chế dân chủ cơ sở là một bước cụ thể hóa quan điểm của Đảng ta về bảođảm quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện kết hợp vớidân chủ trực tiếp ở cơ sở, gắn chặt quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở với chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước; công khai hóa những điều dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra. Trên cơ sở đó, quy chế dân chủ cơ sở phải đảm bảo 3các tiêu chí sau:- Quy định rõ những nội dung cần được công khai tạo điều kiện cho các cánhân có được thông tin đầy đủ về các vấn đề mà họ quan tâm;- Quy định rõ những nội dung người dân tham gia ý kiến;- Quy định cụ thể hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở.Quyền dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, luật và cácvăn bản dưới luật. Cụ thể là, Hiến pháp năm 1946 ghi: “Tất cả quyền bính thuộc vềnhân dân”, Hiến pháp năm 1959 và năm 1980 ghi: “Tất cả quyền lực thuộc về nhândân”, Hiến pháp năm 1992 ghi cụ thể hơn: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân”. Như vậy, bản chất của Nhà nước ta được khẳng định trong Hiến pháp làNhà nước của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện quyền dân chủ của công dân đòihỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cán bộ công nhân viên chức nhà nướcvà mọi công dân phải tuân thủ theo pháp luật. Việc thực hiện quyền dân chủ ở cơ sởđược tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Hồ Chí Minh đãtừng nói: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dânchủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó đượckhen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo.Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặtvặt, cũng tự sửa chữa được nhiều. Chúng ta cần phải nâng cao mở rộng dân chủ ra”[19, tr.224]. Chính vì thế, Bác Hồ đã từng nhắc nhở và yêu cầu phải thật sự tôntrọng quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ thực sự. "Thực hành dân chủ là chìa14 khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn” [22, tr. 249]. Hồ Chí Minh xác định chếđộ dân chủ ở Việt Nam thì cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân,kháng chiến và kiến quốc, công cuộc đổi mới và xây dựng là trách nhiệm và côngviệc của toàn dân.Quy chế dân chủ cơ sở cần được xây dựng phù hợp với từng cơ sở. Các cơquan nhà nước, đơn vị, tổ chức cơ sở phải có trách nhiệm thực hiện, tổ chức chonhân dân thực hiện các quyền làm chủ. Nội dung dân chủ cơ sở còn bao hàm cảhình thức, thủ tục, trình tự thực hiện việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.Vì vậy, Đảng ta chủ trương vừa phải đi sâu nghiên cứu và nhận thức đúng đắn về cơsở lý luận vừa phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để tìm ra hình thức biện pháp tổchức thực hiện phù hợp. Nhà nước phải bảo đảm cơ chế để lắng nghe, phải tạo điềukiện để người dân được quyết định hoặc tham gia quyết định những vấn đề liênquan đến cuộc sống và sự phát triển của mỗi người, của cả cộng đồng. Điều này cóý nghĩa thực tiễn quan trọng ở các cấp cơ sở mà cụ thể là xã, phường, thị trấn.Những văn bản quan trọng do Đảng và Nhà Nước ban hành nhằm giữ vững và pháthuy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,thu hút nhân dân tham gia quản lí Nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát Nhà nướckhắc phục tình trạng suy thoái quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng.Quy chế dân chủ ở cơ sở càng khẳng định cho sự đúng đắn quan điểm củaĐảng trong việc xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân, và vì dân. Pháthuy vai trò làm chủ thực sự của nhân dân để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra đi vào thực tiễn cuộc sống. Phát huy vai trò chủ động và khơi gợi tính tích cựctrong đời sống – xã hội của người dân. Tạo ra bước chuyển biến về chất trong độingũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đây, dân chủ không còn là những mệnh đềtrừu tượng, những khẩu hiệu trống rỗng mà là những vấn đề cụ thể: Đảng làm gì?Nhà Nước làm gì? Dân cần biết, bàn, làm, kiểm tra cái gì? và phải tiến hành như thếnào? Qua thực tế chúng ta thấy rằng, thực hiện dân chủ là quyền và nghĩa vụ củacông dân. Để dân chủ đi vào cuộc sống với nhân dân, phát huy quyền làm chủ thựcsự của nhân dân, quy chế dân chủ ở cơ sở được quy định thành thể chế, quy phạmpháp luật. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần sàng lọc, đào tạo cán bộ là yếu tốtrực tiếp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh trong sạch. Trong hệ15 thống chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản đóng vaitrò lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với tính ưu việt của mình, tạođiều kiện cho sự thể hiện một cách trực tiếp quyền lực của nhân dân bằng đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bằng việc tạo môi trường choquyền làm chủ của nhân dân và hệ thống phản biện xã hội của nhân dân được pháthuy. Về phần mình, các phương thức và cơ chế thực hiện dân chủ cơ sở lại đóng vaitrò củng cố nhà nước pháp quyền, đồng thời thẩm định tính hiệu quả của Nhà nướctrong quản lý. Không thể phát huy tốt quyền dân chủ của nhân dân nếu bộ máy nhànước, hệ thống chính trị hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, vì nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nên chính nhân dân làngười quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Một nhà nước biết lắng nghe vàhọc hỏi dân, biết bồi dưỡng và nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, thì chắc chắnsẽ được lòng dân.Dân chủ được thực thi và đảm bảo bằng nhiều biện pháp. Việc thực hành dânchủ luôn gắn liền với mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Ở nước ta hiện nay,hệ thống chính trị có cơ chế hoạt động là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhândân làm chủ”. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là sự thống nhất biện chứnggiữa quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm . Dân chủ vừa là động lực vừa làmục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, của công cuộc đổimới của nước ta đã được ghi trong Hiến pháp 1992:“Thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [Điều 3, chương I]. Những mụctiêu trên có mối quan hệ gắn bó với nhau: dân có giàu thì nước mới mạnh, có dânchủ thì mới tạo ra được xã hội công bằng, khi đất nước giàu mạnh thì người dânmới có cuộc sống đầy đủ, văn minh.Dân chủ là mục tiêu phấn đấu của dân tộc Việt Nam và thực hiện được điều đóphải bắt đầu từ cơ sở. Nhân dân ở cơ sở thực hiện quyền làm chủ, tham gia kiểm tra,giám sát sẽ tích cực trong xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vữngmạnh, tích cực đấu tranh bài trừ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiếtkiệm. Do vậy, việc ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp lý để mọi tổchức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.16 Xây dựng một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ, Đảng ta đã rất coitrọng việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó không chỉ là những nội dungthể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là quy luật phát triểncủa hệ thống chính trị Đảng và Nhà nước ta xác định quyền khiếu nại, tố cáo là mộttrong những quyền cơ bản của dân và phương thức kiểm tra, giám sát cơ quan quảnlý nhà nước của nhân dân là hình thức phản biện xã hội đối với bộ máy nhà nước dochính nhân dân lập ra. Cơ sở lý luận của phương thức này được thể hiện không chỉtrong các bản Hiến pháp, trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc mà sau nàycòn được cụ thể hóa trong Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo năm 1991 và Luật khiếu nại,tố cáo năm 1997.Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mớivề kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạtđược những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệTổ quốc. Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện phương thức kiểmtra, giám sát của nhân dân thông qua quyền khiếu nại, tố cáo cho phù hợp với tiếntrình đổi mới của đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiênphong trong việc xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, giám sátcủa nhân dân được thực hiện dễ dàng. Văn kiện nhấn mạnh: “Thực hiện tốt quy chếdân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, đảm bảo cho dân tiếp xúc dễ dàng cáccơ quan công quyền, có điều kiện kiểm tra cán bộ, công chức, nhất là những ngườitrực tiếp làm việc với dân”. Và “Thực hiện quy chế dân chủ và công khai tài chính ởcơ sở, và các cấp chính quyền; thực hiện chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ lãnhđạo các cấp, các ngành. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân và phương tiệnthông tin đại chúng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khoá VIII [tháng 6-1997] đã nhấn mạnh, lúc này để giữ vững và phát huyđược bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủ của dân, thuhút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát nhà nước,khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng.Ngoài ra, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn bước đầu được thực hiện và cónhững bước chuyển đáng ghi nhận từ nửa sau nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX, cho thấyĐảng ta đề cao trách nhiệm của các đại biểu trước sự giám sát trực tiếp của nhân17 dân. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhândân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộngrãi nhất. Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháplý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Quychế dân chủ cần được xây dựng cho từng loại cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnhviện, trường học, viện nghiên cứu, cơ quan hành chính, v.v. phù hợp với đặc điểmcủa từng loại cơ sở.Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội, Đảng và Nhànước ta chủ trương phải thực hiện chế độ lấy ý kiến của nhân dân trong xây dựngđường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; các công trình trọng điểm quốc gia;trong việc sắp xếp, tổ chức và bố trí cán bộ. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩalà một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Phải có cơ chế vàcách làm cụ thể để thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm trađối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt quyềnlàm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua các tổ chức, cơ quan đại diện, làm chủtrực tiếp trong các hình thức tự quản tại cơ sởThực hiện chủ trương đó, cán bộ, đảng viên thường xuyên tiếp xúc với nhândân, lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên và cơquan chức năng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đồng thời,phát huy vai trò của hệ thống thanh tra nhân dân để cùng với hệ thống thanh tra Nhànước giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhànước, phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc tiêu cực trong Đảng, bộ máy nhànước và trong xã hội. Các cấp chính quyền thường xuyên thực hiện tốt chế độ địnhkỳ báo cáo công việc của mình trước các cơ quan dân cử, trước nhân dân và tiếp thuý kiến phê bình xây dựng của nhân dân. Chính quyền và đoàn thể các cấp phảihướng dẫn nhân dân xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước; đặc biệt là Quychế dân chủ ở cơ sở và những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và lợi ích của nhândân. Montesquieu, nhà tư tưởng khai sáng thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, cho rằng:“Trong chính thể dân chủ, theo một cách nhìn nào đó, có thể coi dân chúng nhưvua, mà cũng có thể coi là thần dân. Dân là “vua” bởi họ được thể hiện ý chí của18 mình bằng các cuộc bầu phiếu” [16, tr. 48]. Một nhà nước hoạt động có hiệu quảtrước hết phải đảm bảo dân chủ và công khai. Thiếu những điều đó nhà nước rơivào tình trạng “tha hóa chính trị”. Nghệ thuật quyền lực, trong sự phân tích củaMontesquieu, chỉ thực sự phát huy tác dụng tích cực nếu gắn với đạo đức quyền lực,thứ đạo đức không chỉ dành cho nhà cầm quyền, mà cho cả dân chúng. Thật thấmthía trước lời cảnh báo của Montesquieu về sự sa đọa của dân chủ, khi mà “cáitrước đây được coi là luật thì nay họ [công dân] coi là phiền nhiễu…Cách sốngthanh đạm bị coi là thói hà tiện”, chính thể tốt đẹp biến thành “cái túi cho người tabòn rút, và sức mạnh quốc gia chỉ còn là quyền lực của một vài công dân” [16, tr.55]. Đạo đức chính trị biến chất dẫn đến sự băng hoại đạo đức xã hội lẫn gia đình.Nguyên nhân cơ bản nằm ở sự tha hóa của bộ phận cầm quyền: “Nhân dân rơi vàotình trạng tai họa khi mà những kẻ được dân giao phó muốn che giấu sự sa đọa củabản thân họ, đang tìm mọi cách làm bại hoại dân chúng. Để dân chúng không nhìnthấy sự tham lam của họ, họ chỉ ca ngợi sự vĩ đại của dân chúng. Để dân chúngkhông nhìn thấy sự thiển cận của họ, họ cứ ca ngợi tính tằn tiện của dân” [16, tr.86]. Montesquieu cho rằng nạn tham nhũng, hối lộ lẽ ra không nên hiện diện trongchế độ dân chủ: “Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là điều ô nhục,vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó” [16, tr. 73]. Ông cho rằng: “ưu thếlớn của các đại biểu là họ có thể bàn cãi về mọi công việc. Dân chúng thì không thểlàm như thế được. Đây là một trong những điều bất tiện lớn nhất của dân chủ” [17,tr.103 -104].Thực tiễn đã cho thấy rằng, tuy dân chủ cơ sở đã được triển khi và có vai tròrất quan trọng trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và ngày càng mở rộng, nhưngtrong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bước đi và biênđộ mở rộng dân chủ cơ sở cần được xác định phù hợp với trình độ kinh tế - xã hộivà trình độ dân trí. Dân chủ cơ sở có ưu điểm là thể hiện trực tiếp hoặc đại diên chonhững việc làm thiết thực ở từng đơn vị có khả năng thực thi, bảo đảm được sự sángsuốt của các quyết định quản lý. Cá nhân và tập thể cơ quan đại diện do dân tínnhiệm lựa chọn bầu ra, nên trong chừng mực nhất định đã tiêu biểu về trí tuệ vàphẩm chất, do đó sẽ đảm bảo chất lượng hoạt động khi thực hiện chức trách xã hội.Thực tế cho thấy hiện nay dân chủ cơ sở còn nhiều hạn chế của nó. Cụ thể như:19 nguyện vọng của người dân muốn đến được đúng địa chỉ phải thông qua “bộ lọc”của người khác. Trong nhiều trường hợp, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưtrình độ nhận thức, quan điểm, lợi ích mà người đại diện không làm tròn sứ mệnh là“sứ giả”, thông tin bị bưng bít và bóp méo nên người dân bị thiệt thòi. Đặc biệt,trong điều kiện cơ chế kiểm soát quyền lực thiếu hiệu quả, chủ nghĩa cá nhân chiphối, dễ đẩy quyền lực do các cơ quan và cá nhân đại diện nắm giữ đi chệnh khỏicái gốc xuất phát ban đầu mà chủ thể quyền lực đã ''ủy quyền”. Một khía cạnh khác,nếu cá nhân và cơ quan đại diện thiếu thông tin, phong cách không dân chủ, thiếuquy trình, cơ chế và phương pháp làm việc khoa học..., thì các quyết định quản lýdễ mang dấu ấn chủ quan duy ý chí, phản ánh không đầy đủ và thiếu thực tiễn cuộcsống.Tình hình thực tế dân chủ cơ sở nước ta được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nêura trong một báo cáo vào tháng 3/1998 như sau: “Quyền làm chủ của người dân cònbị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền,tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọngmà chúng ta chưa ngăn chặn, đẩy lùi được. Phương châm “dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hóa và thể chế hóa thành pháp luật, cho nênchậm đi vào cuộc sống. Trình trạng mất dân chủ, không để dân bàn bạc quyết địnhnhững công việc cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, bắt dân đóngnhiều khoản vượt quá khả năng, lại không minh bạch về tài chính, thậm chí xà xẻovào những khoản tiền dân đóng góp như một số xã thuộc tỉnh Thái Bình và vài nơikhác; tình trạng để tồn đọng hàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không giải quyếthoặc giải quyết không kịp thời, không đúng; tình trạng quan liêu, quản lý lỏng lẻođể thất thoát một số ngân hàng hoặc gây lãng phí lớn trong xây dựng…chẳng nhữnglàm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền mà còn làm triệttiêu động lực của nhân dân và xâm phạm vào bản chất tốt đẹp của chế độ” [2]Nhằm mở rộng và phát huy dân chủ dựa trên xu hướng khách quan của tiến bộxã hội, nhất là hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế,mở rộng nâng cao dân chủ, cụ thể là dân chủ cơ sở sẽ góp phần nâng cao vị thế củanước ta trên trường quốc tế. Người dân được thực hiện các quyền dân chủ sau:20 Quyền “dân biết” là một trong những quyền quan trọng của công dân đượcpháp luật quy định, được cụ thể hóa và ghi nhận trong Hiến Pháp. Dân biết là quyềnđược thông tin đầy đủ.“Dân biết”: Trước hết, khẳng định rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ thực tế củangười dân. Đảm bảo tốt các chế tài, xử lý nghiêm minh theo luật tất cả những ai viphạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của nhândân. Khi dân được biết, được hiểu được bàn bạc, xây dựng đóng góp ý kiến cho địaphương, đơn vị, cơ quan, tổ chức thì họ sẽ dùng chính sức lao động của mình vàonhững việc cụ thể một cách tự giác. Cũng như theo lời Bác Hồ đã dạy thi hành xongmột công việc thì kiểm tra rút kinh nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết giúpchúng ta thực hiện tốt những công việc khác. Dân có biết công việc thì mới có thểlàm và kiểm tra được. Dân kiểm tra cán bộ, cán bộ quản lý việc làm của dân, dân vàcán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động. Dân kiểm tra là một nội dung quyền dân chủcủa nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể nhân dân thậtsự vững mạnh, trong sạch; bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Việcđấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, cậy thế trái phép… chỉ có thể thực hiệncó hiệu quả nếu thật sự dựa vào sự kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân.Quyền “dân bàn” được hiểu là người dân có quyền bàn bạc, thảo luận hoặctham gia góp ý kiến với chính quyền đối với một số công việc mà chính quyền hoặccơ sở đang lên kế hoạch chuẩn bị triển khai"Dân bàn" chính là hoạt động quan trọng thể hiện một cách chủ động, tích cựcsự hiểu biết của dân, thể hiện nhận thức và chính kiến của mình đối với chủ trương,chính sách pháp luật liên quan đến đời sống của dân. Những việc dân bàn và quyếtđịnh trực tiếp là những việc nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với pháp luật củaNhà nước, các chủ trương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi trong xã hội,đặc biệt là xây dựng các hương ước qui ước làng văn hoá, nếp sống văn minh. Mụcđích của việc thực hiện dân bàn nhằm tập hợp trí tuệ của quần chúng nhân dân đónggóp vào việc xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật làm cho chủ trương, chínhsách luật pháp thể hiện được ý nguyện chính đáng của dân. Mặt khác "dân bàn" cònnhằm mục đích quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp được tốt21

Video liên quan

Chủ Đề