Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của hành tinh nào trong hệ Mặt Trời

Qua dia cau la mo hình thú nhỏ của trái đất dưới dạng

Hay nhất

- Mô hình thu nhỏ của Trái Đất.

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh[e] có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. 4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. 4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amonia và methan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có 6 hành tinh và 3 hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh.[b] Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của hành tinh nào trong hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời Mặt Trời, các hành tinh và vệ tinh tự nhiên lớn
trong hệ Mặt Trời.[1]Tuổi 4,568 tỷ năm Vị trí Đám mây liên sao địa phương, Bong bóng địa phương, Nhánh Orion, Ngân Hà Khối lượng 1,991645×1030 kg hay 1,0014 M⊙[c]Bán trục lớn
tính đến
Sao Hải Vương 30,10 AU (4,503 tỷ km) Khoảng cách đến
vách Kuiper 50 AU Ngôi sao gần nhất Proxima Centauri (4,22 ly)
Hệ Alpha Centauri (4,37 ly) Hệ hành tinh gần nhất Hệ Alpha Centauri (4,25 ly) Hệ hành tinh Số ngôi sao 1 (Mặt Trời) Số hành tinh 8 (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương) Số hành tinh lùn đã biết Có thể lên tới vài trăm,[2] 5 hành tinh lùn theo IAU

  • (Ceres
  • Pluto
  • Haumea
  • Makemake
  • Eris)

Số vệ tinh tự nhiên đã biết 525 (178 của các hành tinh,[3] 347 của các hành tinh vi hình[4]) Các thông số quỹ đạo vòng quanh Ngân Hà Nghiêng so với
Ngân Hà
60,19°[5]Bán kính 2,5×1017 km (26.000 ly)[6]Chu kỳ ~ 2,25-2,50×108 năm[7]Vận tốc 217-251 km/s[8]Tính chất xác định bởi Mặt Trời Kiểu quang phổ G2V Biên giới đóng băng ≈5 AU[9]Khoảng cách đến nhật quyển ≈120 AU Bán kính
mặt cầu Hill
≈1–3 ly Xem thêm: Các vật thể chính hệ Mặt Trời
Danh sách các hệ hành tinh

Hệ Mặt Trời cũng chứa 2 vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amonia, methan. Giữa 2 vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn.[e] Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa 2 vùng này, có kích thước thay đổi, như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh, chúng di chuyển tự do giữa 2 vùng này.

Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán. Đám mây Oort giả thuyết, được coi là nguồn cho các sao chổi chu kỳ dài, có thể tồn tại ở khoảng cách gần 1.000 lần xa hơn nhật quyển.

Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của hành tinh nào trong hệ Mặt Trời

Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của hành tinh nào trong hệ Mặt Trời

Chuyển động theo quỹ đạo elip của các hành tinh.

 

Quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời theo tỷ lệ (theo chiều kim đồng hồ từ phía trên bên trái):
1. Các hành tinh vòng trong, vành đai tiểu hành tinh và Sao Mộc
2. Các hành tinh vòng ngoài, Sao Diêm Vương, vành đai Kuiper và 90377 Sedna
3. Quỹ đạo của 90377 Sedna
4. Vòng trong đám mây Oort

 

So sánh kích cỡ 8 hành tinh.

Thiên thể chính trong hệ Mặt Trời là Mặt Trời, 1 ngôi sao kiểu G2 thuộc dãy chính chứa 99,86% khối lượng của cả hệ và vượt trội về lực hấp dẫn.[10] 4 hành tinh khí khổng lồ của hệ chiếm 99% khối lượng còn lại, và khối lượng Sao Mộc kết hợp với khối lượng Sao Thổ thì chiếm >90% so với khối lượng tất cả các thiên thể khác.[c]

Hầu hết các thiên thể lớn có mặt phẳng quỹ đạo gần trùng mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nằm rất gần với mặt phẳng hoàng đạo, trong khi các sao chổi và vật thể trong vành đai Kuiper thường có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 1 góc lớn so với mặt phẳng hoàng đạo.[11][12] Mọi hành tinh và phần lớn các thiên thể khác quay quanh Mặt Trời theo chiều tự quay của Mặt Trời (ngược chiều kim đồng hồ, khi nhìn từ trên cực Bắc của Mặt Trời). Nhưng cũng có một số ngoại lệ, như sao chổi Halley lại quay theo chiều ngược lại.

Cấu trúc tổng thể của những vùng trong hệ Mặt Trời được vẽ ở hình bên chứa Mặt Trời, 4 hành tinh vòng trong tương đối nhỏ được bao xung quanh bởi 1 vành đai các tiểu hành tinh đá, 4 hành tinh khí khổng lồ được bao xung quanh bởi vành đai Kuiper chứa các thiên thể băng đá. Các nhà thiên văn học đôi khi không chính thức chia cấu trúc hệ Mặt Trời thành các vùng tách biệt. Hệ Mặt Trời bên trong bao gồm 4 hành tinh đá và vành đai tiểu hành tinh chính. Hệ Mặt Trời bên ngoài nằm bên ngoài vành đai tiểu hành tinh chính, bao gồm 4 hành tinh khí khổng lồ.[13] Từ khi khám phá ra vành đai Kuiper, phần bên ngoài của hệ Mặt Trời được coi là một vùng riêng biệt chứa các vật thể nằm bên ngoài Sao Hải Vương.[14]

Những định luật của Kepler về chuyển động thiên thể miêu tả quỹ đạo của các vật thể quay quanh Mặt Trời. Theo định luật Kepler, mỗi vật thể chuyển động theo quỹ đạo hình elip với Mặt Trời là 1 tiêu điểm. Các vật thể gần Mặt Trời hơn (với bán trục lớn nhỏ hơn) sẽ chuyển động nhanh hơn, do chúng chịu nhiều ảnh hưởng của trường hấp dẫn Mặt Trời hơn. Trên quỹ đạo elip, khoảng cách từ thiên thể tới Mặt Trời thay đổi trong 1 chu kỳ quỹ đạo. Vị trí thiên thể gần nhất với Mặt Trời gọi là cận điểm quỹ đạo, trong khi điểm trên quỹ đạo xa nhất so với Mặt Trời gọi là viễn điểm quỹ đạo. Trong hệ Mặt Trời, quỹ đạo của các hành tinh gần tròn, trong khi nhiều sao chổi, tiểu hành tinh và các vật thể thuộc vành đai Kuiper có quỹ đạo hình elip rất dẹt.

Khoảng cách thực tế giữa các hành tinh là rất lớn, tuy nhiên nhiều minh họa về hệ Mặt Trời vẽ khoảng cách quỹ đạo của các hành tinh đều nhau. Thực tế, đối với các hành tinh hay vành đai nằm càng xa Mặt Trời, thì khoảng cách giữa quỹ đạo của chúng càng lớn. Ví dụ, Sao Kim có khoảng cách đến Mặt Trời lớn hơn 0,33 đơn vị thiên văn (AU)[d] so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời, trong khi của Sao Thổ cách xa 4,3 AU so với Sao Mộc, và Sao Hải Vương cách xa 10,5 AU so với Sao Thiên Vương. Nhiều nỗ lực đã thực hiện nhằm xác định tương quan khoảng cách giữa quỹ đạo của các hành tinh (ví dụ, quy luật Titius-Bode),[15] nhưng chưa có 1 lý thuyết nào được chấp nhận.

Đa phần các hành tinh trong hệ Mặt Trời sở hữu 1 hệ thứ cấp của chúng, có các vệ tinh tự nhiên hoặc vành đai hành tinh quay quanh hành tinh. Các vệ tinh này còn được gọi là Mặt Trăng. 2 vệ tinh tự nhiên Ganymede của Sao Mộc và Titan của Sao Thổ còn lớn hơn cả Sao Thủy). Các hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, thậm chí cả 1 vệ tinh của Sao Thổ còn có các vành đai hành tinh là những dải mỏng chứa các hạt vật chất nhỏ quay quanh chúng. Hầu hết các vệ tinh tự nhiên lớn nhất đều quay đồng bộ với một mặt bán cầu luôn hướng về phía hành tinh.

Những thiên thể vòng trong có thành phần chủ yếu là đá,[16] tên gọi chung cho các hợp chất có điểm nóng chảy cao, như silicat, sắt hay nikel, tất cả vẫn duy trì ở trạng thái rắn từ khi trong giai đoạn tinh vân tiền hành tinh.[17] Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu là khí, thuật ngữ thiên văn học cho những vật liệu có điểm nóng chảy cực thấp và áp suất hơi cao như hiđrô, heli, và neon, chúng luôn luôn ở pha khí trong các tinh vân.[17] Băng, như nước, methan, ammoniac, hiđrô sulfide và cacbon dioxide,[16] có điểm nóng chảy lên tới vài trăm Kelvin, trong khi pha của chúng lại phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ môi trường xung quanh.[17] Chúng có thể tìm thấy dưới dạng băng, chất lỏng, hay khí trong nhiều nơi thuộc hệ Mặt Trời, trong khi trong các tinh vân chúng chỉ ở trạng thái băng (rắn) hoặc khí.[17] Các chất băng đá là thành phần chủ yếu trên các Mặt Trăng của các hành tinh khí khổng lồ, cũng như chiếm phần lớn trong thành phần của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương (gọi là các "hành tinh băng đá khổng lồ") và trong rất nhiều các vật thể nhỏ nằm bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.[16][18] Các chất khí và băng trong thiên văn học cùng được gọi là chất dễ bay hơi (volatiles).[19]

 

Sự kiện Sao Kim đi ngang qua đĩa Mặt Trời.

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm và nổi bật nhất trong Thái Dương Hệ. Khối lượng khổng lồ của nó (332.900 lần khối lượng Trái Đất)[20] tạo ra nhiệt độ và mật độ đủ lớn tại lõi để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân,[21] làm giải phóng 1 lượng năng lượng khổng lồ, phần lớn phát xạ vào không gian dưới dạng bức xạ điện từ, với cực đại trong dải quang phổ 400-700 nm mà chúng ta gọi là ánh sáng khả kiến.[22]

Mặt Trời được phân loại thành sao lùn vàng kiểu G2, nhưng tên gọi này hay gây ra sự hiểu nhầm khi so sánh nó với đại đa số các sao trong Ngân Hà, Mặt Trời lại là 1 ngôi sao lớn và sáng.[23] Các ngôi sao được phân loại theo biểu đồ Hertzsprung-Russell, biểu đồ thể hiện độ sáng của sao với nhiệt độ bề mặt của nó. Nói chung, các sao sáng hơn thì nóng hơn. Mặt Trời nằm ở bên phải của đoạn giữa 1 dải gọi là dải chính trên biểu đồ. Tuy nhiên, số lượng các sao sáng hơn và nóng hơn Mặt Trời là hiếm, trong khi đa phần là các sao mờ hơn và lạnh hơn, gọi là sao lùn đỏ, chúng chiếm tới 85% số lượng sao trong dải thiên hà.[23][24]

Người ta tin rằng với vị trí của Mặt Trời trên dải chính như vậy thì đây là một ngôi sao đang trong "cuộc sống mãnh liệt", nó vẫn chưa bị cạn kiệt nguồn nhiên liệu hiđrô cho các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Mặt Trời đang sáng hơn; trong buổi đầu của sự tiến hóa nó chỉ sáng bằng 70% so với độ sáng ngày nay.[25]

Mặt Trời còn là sao loại I về đặc tính kim loại; do nó sinh ra trong giai đoạn muộn của sự tiến hóa vũ trụ, và nó chứa nhiều nguyên tố nặng hơn hiđrô và heli (trong thiên văn học, những nguyên tố nặng hơn hiđrô và heli được gọi là nguyên tố "kim loại") so với các ngôi sao già loại II.[26] Các nguyên tố nặng hơn hiđrô và heli được hình thành tại lõi của các sao già và sao nổ tung, do vậy thế hệ sao đầu tiên đã phải chết trước khi vũ trụ được làm giàu bởi những nguyên tố nặng này. Những sao già nhất chứa rất ít kim loại, trong khi những sao sinh muộn hơn có nhiều hơn. Tính kim loại cao được cho là yếu tố quan trọng cho sự phát triển thành một hệ hành tinh quay quanh Mặt Trời, do các hành tinh hình thành từ sự bồi tụ các nguyên tố "kim loại".[27]

 

heliospheric current sheet (tạm dịch: dải dòng điện nhật quyển)

Môi trường liên hành tinh

Cùng với ánh sáng, Mặt Trời phát ra 1 dòng liên tục các hạt tích điện (plasma) gọi là gió Mặt Trời. Dòng hạt này trải rộng ra bên ngoài với vận tốc gần 1,5 triệu km/h,[28] tạo ra vùng khí quyển loãng (Nhật quyển) thấm vào toàn bộ Hệ Mặt Trời đến khoảng cách ít nhất 100 AU.[29] Đây chính là môi trường liên hành tinh. Các bão từ trên bề mặt Mặt Trời, như bùng nổ Mặt Trời (solar flare) và sự giải phóng vật chất ở vành nhật hoa (coronal mass ejection), gây nhiễu loạn nhật quyển, tạo ra thời tiết không gian.[30] Cấu trúc lớn nhất bên trong nhật quyển là dải dòng điện nhật quyển (heliospheric current sheet), 1 dạng xoắn ốc được tạo ra do hoạt động của từ trường quay của Mặt Trời lên môi trường liên hành tinh.[31][32]

 

Gió Mặt Trời tiếp xúc với từ quyển của Trái Đất

Từ trường Trái Đất bảo vệ bầu khí quyển của nó không bị gió Mặt Trời tước đi. Sao Kim và Sao Hỏa có từ trường rất nhỏ hoặc không tồn tại, do vậy gió Mặt Trời dần dần đã thổi bay bầu khí quyển của các hành tinh này.[33] Sự kiện đại giải phóng vật chất ở vành nhật hoa và những sự kiện tương tự đẩy một lượng lớn vật chất từ bề mặt Mặt Trời vào không gian. Tương tác của dải dòng điện nhật quyển và gió Mặt Trời với từ trường của Trái Đất tạo ra những va chạm của dòng các hạt tích điện với phía trên của bầu khí quyển Trái Đất, tạo ra hiện tượng cực quang ở những vùng gần các cực từ địa lý.

Tia vũ trụ có nguồn gốc từ bên ngoài hệ Mặt Trời. Nhật quyển là lá chắn bảo vệ một phần cho hệ Mặt Trời, và từ trường của các hành tinh cũng ngăn chặn bớt các tia vũ trụ cho hành tinh. Mật độ của tia vũ trụ trong môi trường liên hành tinh và cường độ của từ trường Mặt Trời thay đổi theo thời gian, do vậy mức độ các tia vũ trụ trong hệ Mặt Trời cũng thay đổi mặc dù người ta không biết rõ lượng thay đổi là bao nhiêu.[34]

Môi trường liên hành tinh cũng chứa ít nhất 2 vùng bụi vũ trụ có hình đĩa. Đĩa thứ nhất, đám mây bụi liên hành tinh nằm ở hệ Mặt Trời bên trong và gây ra ánh sáng hoàng đạo. Đĩa này có khả năng hình thành bên trong vành đai tiểu hành tinh gây ra bởi sự va chạm với các hành tinh.[35] Đĩa thứ 2 nằm trong khoảng từ 10-40 AU, và có lẽ được tạo ra từ sự va chạm tương tự với bên trong vành đai Kuiper.[36][37]

Vòng trong Hệ Mặt Trời bên trong bao gồm các hành tinh đất đá và vành đai tiểu hành tinh.[38], có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại. Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời; bán kính của vùng này nhỏ hơn khoảng cách giữa Sao Mộc và Sao Thổ.

Các hành tinh vòng trong

 

Các hành tinh vòng trong: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Kích cỡ theo tỷ lệ, còn khoảng cách thì không.

4 hành tinh vòng trong là hành tinh đá có trong lượng riêng khá cao, với thành phần từ đá, có ít hoặc không có Mặt Trăng, và không có hệ vành đai quay quanh như các hành tinh vòng ngoài. Thành phần chính của chúng là các khoáng vật khó nóng chảy, như silicat tạo nên lớp vỏ và lớp phủ, và những kim loại như sắt và niken tạo nên lõi của chúng. 3 trong 4 hành tinh (Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa) có bầu khí quyển đủ dày để sinh ra các hiện tượng thời tiết; tất cả đều có những hố va chạm và sự kiến tạo bề mặt như thung lũng tách giãn và núi lửa. Thuật ngữ hành tinh vòng trong không nên nhầm lẫn với hành tinh bên trong, ám chỉ những hành tinh gần Mặt Trời hơn Trái Đất (như Kim Tinh và Thủy Tinh).

Sao Thủy (Mercury)

Sao Thủy (cách Mặt Trời khoảng 0,4 AU) là hành tinh gần Mặt Trời nhất và là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời (0,055 lần khối lượng Trái Đất). Sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên, và nó chỉ có các đặc trưng địa chất bên cạnh các hố va chạm đó là các sườn và vách núi, có lẽ được hình thành trong giai đoạn co lại đầu tiên trong lịch sử của nó.[39] Sao Thủy hầu như không có khí quyển do các nguyên tử trong bầu khí quyển của nó đã bị gió Mặt Trời thổi bay ra ngoài không gian.[40] Hành tinh này có lõi sắt tương đối lớn và lớp phủ khá mỏng mà vẫn chưa được các nhà thiên văn giải thích được một cách đầy đủ. Có giả thuyết cho rằng lớp phủ bên ngoài đã bị tước đi sau 1 vụ va chạm khổng lồ, và quá trình bồi tụ vật chất của Sao Thủy bị ngăn chặn bởi năng lượng của Mặt Trời trẻ.[41][42]

Sao Kim (Venus)

Sao Kim (cách Mặt Trời khoảng 0,7 AU) có kích cỡ khá gần với kích thước Trái Đất (với khối lượng bằng 0,815 lần khối lượng Trái Đất) và đặc điểm cấu tạo giống Trái Đất, nó có 1 lớp phủ silicat dày bao quanh 1 lõi sắt. Sao Kim có 1 bầu khí quyển dày và có những chứng cứ cho thấy hành tinh này còn sự hoạt động của địa chất bên trong nó. Tuy nhiên, Sao Kim khô hơn Trái Đất rất nhiều và mật độ bầu khí quyển của nó gấp 90 lần mật độ bầu khí quyển của Trái Đất. Sao Kim không có vệ tinh tự nhiên. Nó là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 400 °C, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển.[43] Không có dấu hiệu cụ thể về hoạt động địa chất gần đây được phát hiện trên Sao Kim (1 lý do là nó có bầu khí quyển quá dày), mặt khác hành tinh này không có từ trường để ngăn chặn sự suy giảm đáng kể của bầu khí quyển, và điều này gợi ra rằng bầu khí quyển của nó thường xuyên được bổ sung bởi các vụ phun trào núi lửa.[44]

Trái Đất (Earth)

Trái Đất (cách Mặt Trời 1 AU) là hành tinh lớn nhất và có mật độ lớn nhất trong số các hành tinh vòng trong, cũng là hành tinh duy nhất mà chúng ta biết còn có các hoạt động địa chất gần đây, và là hành tinh duy nhất trong vũ trụ được biết đến là nơi có sự sống tồn tại.[45] Trái Đất cũng là hành tinh đá duy nhất có thủy quyển lỏng, và cũng là hành tinh duy nhất nơi quá trình kiến tạo mảng đã được quan sát. Bầu khí quyển của Trái Đất cũng khác căn bản so với các hành tinh khác với thành phần phân tử oxy tự do thiết yếu cho sự sống chiếm tới 21% trong bầu khí quyển.[46] Trái Đất có 1 vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng, nó là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong số các vệ tinh của các hành tinh đá trong hệ Mặt Trời.

Sao Hỏa (Mars)

Sao Hỏa (cách Mặt Trời khoảng 1,5 AU) có kích thước nhỏ hơn Trái Đất và Sao Kim (khối lượng bằng 0,107 lần khối lượng Trái Đất). Nó có 1 bầu khí quyển chứa chủ yếu là cacbon dioxide (CO2) với áp suất khí quyển tại bề mặt bằng 6,1 millibar (gần bằng 0,6% áp suất khí quyển tại bề mặt của Trái Đất).[47] Trên bề mặt hành tinh đỏ có những ngọn núi khổng lồ như Olympus Mons (cao nhất trong hệ Mặt Trời) và những rặng thung lũng như Valles Marineris, với những hoạt động địa chất có thể đã tồn tại cho đến cách đây 2 triệu năm về trước.[48] Bề mặt của nó có màu đỏ do trong đất bề mặt có nhiều sắt oxide (gỉ).[49] Sao Hỏa có 2 Mặt Trăng rất nhỏ (Deimos và Phobos) được cho là các tiểu hành tinh bị Sao Hỏa bắt giữ.[50] Sao Hỏa là hành tinh có cấu tạo gần giống Trái Đất nhất.

Vành đai tiểu hành tinh

 

Hình ảnh vành đai tiểu hành tinh chính và các tiểu hành tinh Troia.

Tiểu hành tinh hầu hết là những vật thể nhỏ trong hệ Mặt Trời [e] với thành phần chủ yếu là đá khó nóng chảy và khoáng vật kim loại.[51]

Vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc, khoảng cách từ 2,3-3,3 AU tính từ Mặt Trời. Các nhà thiên văn cho rằng vành đai này là tàn dư từ sự hình thành hệ Mặt Trời mà chúng không thể hợp lại thành 1 thiên thể do sự giao thoa hấp dẫn với Sao Mộc.[52]

Các tiểu hành tinh có kích cỡ từ vài trăm kilômét đến kích cỡ vi mô. Mọi tiểu hành tinh, ngoại trừ Ceres, được phân loại thành các thiên thể nhỏ trong hệ Mặt Trời, nhưng một số tiểu hành tinh như Vesta và Hygieia có thể được phân loại lại thành hành tinh lùn nếu chúng có thể hiện đã trải qua trạng thái cân bằng thủy tĩnh.[53]

Vành đai tiểu hành tinh chứa vài chục nghìn, có thể tới vài triệu các vật thể có đường kính trên 1 kilômét.[54] Mặc dù thế, tổng khối lượng của vành chính chỉ hơi lớn hơn 1/1000 khối lượng của Trái Đất.[55] Vành đai chính có các tiểu hành tinh phân bố khá thưa thớt; các tàu thám hiểm không gian dễ vượt qua vành đai này mà không bị va chạm với các vật thể. Tiểu hành tinh với đường kính từ 10−4 - 10 m được phân loại thành thiên thạch.[56]

Ceres

Ceres (khoảng cách đến Mặt Trời 2,77 AU) là thiên thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh và được xếp thành hành tinh lùn.[e] Đường kính của nó hơi nhỏ hơn 1.000 km và nó có khối lượng đủ lớn để cho lực hấp dẫn của chính nó kéo các vật liệu trên Ceres về tâm để tạo thành hình cầu. Ceres đã từng được coi là hành tinh khi nó được phát hiện vào thế kỷ XIX, nhưng sau đó được phân loại lại thành tiểu hành tinh vào thập niên 1850 khi những quan sát kĩ lưỡng đã cho thấy có thêm nhiều tiểu hành tinh khác.[57] Năm 2006, Ceres được phân loại thành hành tinh lùn.

Nhóm tiểu hành tinh

Những tiểu hành tinh trong vành đai chính được chia thành nhóm tiểu hành tinh và họ tiểu hành tinh dựa trên các đặc tính quỹ đạo của chúng. Mặt Trăng tiểu hành tinh là những tiểu hành tinh quay quanh tiểu hành tinh lớn hơn. Chúng không được phân biệt rõ ràng với Mặt Trăng của các hành tinh, thỉnh thoảng các Mặt Trăng tiểu hành tinh có kích cỡ lớn bằng tiểu hành tinh mà nó quay quanh. Vành đai tiểu hành tinh cũng chứa sao chổi mà có khả năng các sao chổi từ vành đai này là nguồn cung cấp nước cho Trái Đất.[58]

Các tiểu hành tinh Troia nằm ở vùng lân cận với các điểm Lagrange L4 và L5 của Sao Mộc (những vùng ổn định về hấp dẫn, có thể đi trước hoặc theo sau hành tinh trên quỹ đạo của nó); thuật ngữ "thiên thể Troia" cũng sử dụng cho các vật thể nhỏ đối với các hành tinh khác hoặc cho các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Các tiểu hành tinh Hilda có cộng hưởng quỹ đạo 2:3 với Sao Mộc; tức là chúng chuyển động quanh Mặt Trời được 3 vòng quỹ đạo thì Sao Mộc quay quanh Mặt Trời được 2 vòng quỹ đạo.[59]

Vòng trong hệ Mặt Trời cũng có các tiểu hành tinh gần Trái Đất chuyển động hỗn loạn, rất nhiều trong số chúng có quỹ đạo cắt với quỹ đạo của các hành tinh vòng trong.[60][61]

Vùng bên ngoài của hệ Mặt Trời gồm các hành tinh khí khổng lồ và các vệ tinh tự nhiên của chúng. Nhiều sao chổi chu kỳ ngắn, bao gồm các tiểu hành tinh centaur, cũng nằm trong vùng này. Do khoảng cách đến Mặt Trời lớn, các thiên thể lớn trong vùng bên ngoài hệ Mặt Trời chứa tỉ lệ cao các chất dễ bay hơi như nước, amonia và methan so với các vật liệu đá của thành phần các hành tinh vòng trong hệ Mặt Trời, và khi nhiệt độ càng thấp cho phép các hợp chất dễ bay hơi tồn tại được dưới dạng rắn.

Hành tinh vòng ngoài

 

4 hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt Trời so với Mặt Trời theo tỉ lệ

4 hành tinh vòng ngoài, hay 4 hành tinh khí khổng lồ (hoặc các hành tinh kiểu Mộc Tinh), chiếm tới 99% tổng khối lượng của các thiên thể quay quanh Mặt Trời.[c] Sao Mộc và Sao Thổ là 2 hành tinh lớn nhất và chứa đại đa số hiđrô và heli; Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có khối lượng nhỏ hơn (<20 lần khối lượng Trái Đất) và trong thành phần của chúng chứa nhiều băng hơn. Vì lý do này, một số nhà thiên văn học cho rằng chúng thuộc về một lớp "hành tinh băng đá khổng lồ".[62] 4 hành tinh khí khổng lồ đều có hệ vành đai, mặc dù chỉ có vành đai của Sao Thổ là có thể quan sát được từ Trái Đất qua các kính thiên văn nghiệp dư. Thuật ngữ hành tinh vòng ngoài không nên nhầm lẫn với thuật ngữ hành tinh bên ngoài, ám chỉ các hành tinh nằm bên ngoài quỹ đạo của Trái Đất trong đó bao gồm cả Sao Hỏa và các hành tinh vòng ngoài.

Sao Mộc (Jupiter)

Sao Mộc (khoảng cách đến Mặt Trời 5,2 AU), với khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất và bằng 2,5 lần tổng khối lượng của 7 hành tinh còn lại trong Thái Dương Hệ. Mộc Tinh có thành phần chủ yếu hiđrô và heli. Nhiệt lượng khổng lồ từ bên trong Sao Mộc tạo ra một số đặc trưng bán vĩnh cửu trong bầu khí quyển của nó, như các dải mây và Vết đỏ lớn. Sao Mộc có 63 vệ tinh đã biết. 4 vệ tinh lớn nhất, Ganymede, Callisto, Io, và Europa (các vệ tinh Galileo) có các đặc trưng tương tự như các hành tinh đá, như núi lửa và nhiệt lượng từ bên trong.[63] Ganymede, vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ Mặt Trời, có kích thước lớn hơn Sao Thủy.

Sao Thổ (Saturn)

Sao Thổ (khoảng cách đến Mặt Trời 9,5 AU), có đặc trưng khác biệt rõ rệt đó là hệ vành đai kích thước rất lớn, và những đặc điểm giống với Sao Mộc, như về thành phần bầu khí quyển và từ quyển. Mặc dù thể tích của Sao Thổ bằng 60% thể tích của Sao Mộc, nhưng khối lượng của nó chỉ bằng 1/3 so với Sao Mộc, hay 95 lần khối lượng Trái Đất, khiến nó trở thành hành tinh có mật độ nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời (nhỏ hơn cả mật độ của nước lỏng). Vành đai Sao Thổ chứa bụi cũng như các hạt băng và đá nhỏ. Sao Thổ có 62 vệ tinh tự nhiên được xác nhận; 2 trong số đó, Titan và Enceladus, cho thấy có các dấu hiệu của hoạt động địa chất, mặc dù đó là các núi lửa băng.[64] Titan, vệ tinh tự nhiên lớn thứ 2 trong Thái Dương Hệ, cũng lớn hơn Sao Thủy và là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có tồn tại 1 bầu khí quyển đáng kể.

Sao Thiên Vương (Uranus)

Sao Thiên Vương (khoảng cách đến Mặt Trời 19,6 AU), khối lượng bằng 14 lần khối lượng Trái Đất, là hành tinh vòng ngoài nhẹ nhất. Trục tự quay của nó có đặc trưng lạ thường duy nhất so với các hành tinh khác, độ nghiêng trục quay >900 so với mặt phẳng hoàng đạo. Thiên Vương Tinh có lõi lạnh hơn nhiều so với các hành tinh khí khổng lồ khác và nhiệt lượng bức xạ vào không gian cũng nhỏ.[65] Sao Thiên Vương có 27 vệ tinh tự nhiên đã biết, lớn nhất theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là Titania, Oberon, Umbriel, Ariel và Miranda.

Sao Hải Vương (Neptune)

Sao Hải Vương (khoảng cách đến Mặt Trời 30 AU), mặc dù kích cỡ hơi nhỏ hơn Sao Thiên Vương nhưng khối lượng của nó lại lớn hơn (bằng 17 lần khối lượng của Trái Đất) và do vậy khối lượng riêng lớn hơn. Nó cũng bức xạ nhiều nhiệt lượng hơn nhưng không lớn bằng của Sao Mộc hay Sao Thổ.[66] Hải Vương Tinh có 13 vệ tinh tự nhiên đã biết. Triton là vệ tinh lớn nhất vầ còn sự hoạt động địa chất với các mạch phun nitơ lỏng.[67] Triton cũng là vệ tinh tự nhiên duy nhất có qũy đạo nghịch hành. Trên cùng quỹ đạo của Sao Hải Vương cũng có một số hành tinh vi hình (minor planet), gọi là các thiên thể Troia của Sao Hải Vương, chúng cộng hưởng quỹ đạo 1:1 với Hải Vương Tinh.

Sao chổi (Comet)

 

Sao chổi Hale-Bopp.

Sao chổi là các vật thể nhỏ trong Thái Dương Hệ,[e] đường kính điển hình chỉ vài kilômét, thành phần chủ yếu là những hợp chất băng dễ bay hơi. Chúng có độ lệch tâm quỹ đạo khá lớn, đa phần có điểm cận nhật nằm bên trong quỹ đạo của các hành tinh vòng trong và điểm viễn nhật nằm bên ngoài Pluto. Khi 1 sao chổi đi vào vùng hệ Mặt Trời bên trong, do đến gần Mặt Trời hơn làm cho bề mặt băng của nó chuyển tới trạng thái thăng hoa và ion hóa, tạo ra một dải bụi và khí dài thoát ra từ nhân sao chổi, hay là đuôi sao chổi, và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sao chổi chu kỳ ngắn có chu kỳ nhỏ hơn 200 năm. Sao chổi chu kỳ dài có chu kỳ hàng nghìn năm. Sao chổi chu kỳ ngắn được tin là có nguồn gốc từ vành đai Kuiper trong khi các sao chổi chu kỳ dài như Hale-Bopp, nó được cho là có nguồn gốc từ đám mây Oort. Nhiều nhóm sao chổi, như nhóm sao chổi Kreutz, hình thành từ sự tách vỡ của sao chổi lớn hơn.[68] Một số sao chổi có quỹ đạo hyperbol có nguồn gốc từ ngoài Hệ Mặt Trời và vấn đề xác định chu kỳ quỹ đạo chính xác của chúng là việc khó khăn.[69] Một số sao chổi trước đây có các chất dễ bay hơi ở bề mặt bị thổi ra ngoài bởi gió Mặt Trời ấm được xếp loại vào tiểu hành tinh.[70]

Centaur

Centaur là những vật thể băng đá có tính chất giống cả sao chổi và tiểu hành tinh, với bán trục lớn lớn hơn bán kính quỹ đạo của Sao Mộc (5,5 AU) và nhỏ hơn bán kính quỹ đạo Sao Thiên Vương (30 AU). Centaur lớn nhất được biết đến, 10199 Chariklo, có đường kính khoảng 250 km.[71] Centaur đầu tiên được phát hiện, 2060 Chiron, cũng đã được xếp loại thành sao chổi (95P) do nó phát ra những dải bụi (đuôi bụi) khi nó đến gần Mặt Trời.[72]

Vùng bên ngoài Sao Hải Vương chứa các "vật thể ngoài Sao Hải Vương", và là 1 vùng còn chưa được thám hiểm nhiều. Nó bao gồm phần lớn các vật thể nhỏ (thiên thể lớn nhất có đường kính chỉ bằng 1/5 so với đường kính của Trái Đất và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trăng) thành phần chính là băng và đá. Vùng này thỉnh thoảng gọi là "hệ Mặt Trời phía ngoài", nhưng thuật ngữ này thường được hiểu là vùng bên ngoài vành đai tiểu hành tinh.

Vành đai Kuiper

 

Hình vẽ các vật thể đã biết trong vành đai Kuiper so với 4 hành tinh khí khổng lồ.

Vành đai Kuiper, vùng hình thành đầu tiên, là 1 vành đai lớn chứa các mảnh vụn tương tự như vành đai tiểu hành tinh, nhưng nó chứa chủ yếu là băng.[73] Nó mở rộng từ 30-50 AU từ Mặt Trời. Trong vùng này có ít nhất 3 hành tinh lùn và còn lại là các vật thể nhỏ trong hệ Mặt Trời. Tuy thế nhiều vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper, như Quaoar, Varuna, và Orcus có thể sẽ được phân loại lại thành các hành tinh lùn. Các nhà thiên văn học ước lượng có trên 100.000 vật thể trong vành đai Kuiper có đường kính lớn >50 km, nhưng tổng khối lượng của vành đai này chỉ bằng khoảng 1/10 hoặc thậm chí 1/100 khối lượng của Trái Đất.[74] Nhiều vật thể thuộc vùng này có các vệ tinh quay quanh,[75] và nhiều vật thể có mặt phẳng quỹ đạo nằm bên ngoài mặt phẳng hoàng đạo.[76]

Vành đai Kuiper sơ bộ có thể chia thành vành đai "chính" và vành đai "cộng hưởng".[73] Vành đai cộng hưởng có quỹ đạo liên kết với Sao Hải Vương (ví dụ chúng quay trên quỹ đạo được 2 lần thì Sao Hải Vương đã quay trên quỹ đạo được 3 lần, hoặc 1 lần đối với 2 lần vòng quay của Sao Hải Vương). Vành đai cộng hưởng đầu tiên nằm trong cùng quỹ đạo của Sao Hải Vương. Các vật thể trong vành đai "chính" không có quỹ đạo cộng hưởng với Sao Hải Vương, nằm trong phạm vi gần 39,4-47,7 AU.[77] Các vật thể trong vành đai "chính" còn được gọi là cubewanos, bắt nguồn từ vật thể đầu tiên trong vùng này được phát hiện, (15760) 1992 QB1, và nó vẫn còn ở trạng thái gần nguyên thủy với độ lệch tâm quỹ đạo nhỏ.[78]

Sao Diêm Vương và Charon

 

So sánh Eris (với Dysnomia), Pluto (với Charon, Nix, Hydra, Styx và Hydra), Makemake, Haumea (với Hi'iaka và Namaka), Sedna, Orcus (với Vanth), 2007 OR10, Quaoar (với Weywot), và Trái Đất (vẽ theo tỉ lệ).

Pluto (khoảng cách trung bình đến Mặt Trời 39 AU) là 1 hành tinh lùn, và là thiên thể lớn nhất đã từng được biết tới trong vành đai Kuiper. Khi nó được phát hiện ra vào năm 1930, nó đã được coi là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời; nhưng điều này đã thay đổi vào năm 2006 với định nghĩa mới về hành tinh. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và nghiêng 170 so với mặt phẳng hoàng đạo với điểm cận nhật cách Mặt Trời 29,7 AU (nằm bên trong quỹ đạo của Sao Hải Vương) và điểm viễn nhật cách Mặt Trời 49,5 AU. Sao Diêm Vương cộng hưởng quỹ đạo 3:2 với Sao Hải Vương. Các vật thể trong vành đai Kuiper mà quỹ đạo có cùng đặc điểm cộng hưởng này được gọi là các vật thể Plutino.[79]

Charon, vệ tinh lớn nhất của Pluto, đôi khi được miêu tả nó là một phần của hệ đôi với Pluto, do 2 thiên thể quay quanh 1 khối tâm hấp dẫn bên trên bề mặt của chúng (do vậy chúng hiện lên như là quay quanh nhau). Xa hơn Charon, 2 vệ tinh nhỏ hơn rất nhiều là Nix và Hydra quay quanh hệ này.

Haumea và Makemake

Haumea (khoảng cách trung bình đến Mặt Trời 43,34 AU), và Makemake (khoảng cách trung bình đến Mặt Trời 45,79 AU), tuy nhỏ hơn Pluto, nhưng chúng là những vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper chính (tức là chúng không có quỹ đạo cộng hưởng với Sao Hải Vương). Haumea là 1 vật thể có hình quả trứng với 2 vệ tinh quay quanh. Makemake là vật thể sáng nhất trong vành đai Kuiper sau Pluto. Ban đầu chúng được gán tên lần lượt là 2003 EL612005 FY9, sau đó chúng được đặt tên và phân loại thành hành tinh lùn vào năm 2008.[80] Độ nghiêng quỹ đạo của chúng lớn hơn rất nhiều so với của Pluto, lần lượt là 28° và 29°.[81]

Đĩa phân tán

Đĩa phân tán chồng lên vành đai Kuiper và mở rộng ra khoảng cách xa hơn được cho là nơi xuất phát của nhiều sao chổi có chu kỳ ngắn. Các vật thể trong đĩa phân tán được cho là đã bị đẩy vào quỹ đạo bất thường do ảnh hưởng của lực hấp dẫn của sự di cư ra bên ngoài của Sao Hải Vương. Hầu hết các vật thể trong đĩa phân tán (SDOs) có điểm cận nhật nằm trong vành đai Kuiper nhưng điểm viễn nhật cách xa 150 AU so với Mặt Trời. Quỹ đạo của SDOs cũng có độ nghiêng lớn so với mặt phẳng hoàng đạo, và thường vuông góc với nó. Một số nhà thiên văn học coi đĩa phân tán chỉ là 1 vùng khác của vành đai Kuiper, và họ miêu tả các vật thể thuộc đĩa phân tán là "vật thể phân tán trong vành đai Kuiper."[82] Một số nhà thiên văn cũng phân loại các vật thể centaur như là các vật thể thuộc vành đai Kuiper phân tán bên trong cùng với các vật thể phân tán bên ngoài của đĩa phân tán.[83]

Eris

Eris (khoảng cách trung bình đến Mặt Trời 68 AU) là vật thể lớn nhất từng được biết trong đĩa phân tán, với khối lượng lớn hơn của Sao Diêm Vương 25%[84] và đường kính bằng với đường kính của Pluto. Nó là hành tinh lùn có khối lượng lớn nhất trong số các hành tinh lùn đã biết. Eris có 1 vệ tinh là Dysnomia. Cũng như Pluto, quỹ đạo của nó có độ lệch tâm lớn với điểm cận nhật cách Mặt Trời 38,2 AU (gần bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Pluto) và điểm viễn nhật cách Mặt Trời 97,6 AU, đồng thời mặt phẳng quỹ đạo của nó nghiêng 1 góc lớn so với mặt phẳng hoàng đạo.

Điểm mà hệ Mặt Trời kết thúc và môi trường liên sao bắt đầu vẫn không được định nghĩa chính xác, biên giới này được cho là nơi áp suất đẩy ra của gió Mặt Trời cân bằng với trường hấp dẫn từ Mặt Trời. Giới hạn ảnh hưởng bên ngoài của gió Mặt Trời gần bằng bốn lần khoảng cách từ Sao Diêm Vương đến Mặt Trời; vùng nhật mãn này được coi là sự bắt đầu của môi trường liên sao.[29] Tuy nhiên, mặt cầu Roche của Mặt Trời, phạm vi ảnh hưởng của trường hấp dẫn của nó, được cho là mở rộng xa hơn hàng nghìn lần.[85]

Nhật quyển

 

Các tàu Voyagers đi vào vùng nhật bao (heliosheath).[86]

Nhật quyển được chia thành 2 vùng tách biệt. Vùng bên trong được giới hạn bởi biên giới kết thúc sốc (termination shock). Vùng ngoài giới hạn bởi biên giới kết thúc sốc và nhật mãn gọi là nhật bao. Gió Mặt Trời chuyển động với vận tốc gần 400 km/s cho đến khi nó va chạm với gió liên sao hay chính là dòng plasma trong môi trường liên sao. Tại điểm mà gió Mặt Trời có vận tốc nhỏ hơn vận tốc của âm thanh được gọi là biên giới kết thúc sốc (termination shock), cách Mặt Trời gần 80-100 AU theo hướng ngược với hướng gió Mặt Trời (ngược với hướng chuyển động của Mặt Trời trong môi trường liên sao) và <200 AU theo hướng gió Mặt Trời.[87] Ở vùng này vận tốc gió Mặt Trời giảm xuống rõ rệt, tập trung dòng plasma đậm đặc hơn và trở lên nhiễu loạn hơn,[87] tạo thành 1 cấu trúc hình bầu dục khổng lồ gọi là nhật bao. Cấu trúc này ban đầu được cho là tương tự như đuôi sao chổi, nó mở rộng về phía trước khoảng 40 AU và kéo thành 1 đuôi rất dài về phía sau; nhưng những dữ liệu mới thu thập từ các tàu Cassini và Interstellar Boundary Explorer cho thấy nhật bao lại có hình dáng bong bóng do sự tác động của từ trường liên sao.[88] Cả Voyager 1 và Voyager 2 đều đã vượt qua biên giới kết thúc sốc và đi vào nhật bao, ở các khoảng cách tương ứng 94 và 84 AU tính từ Mặt Trời.[89][90] Biên giới ngoài cùng của nhật quyển, nhật mãn, là vị trí mà gió Mặt Trời hầu như không còn và là điểm bắt đầu cho môi trường liên sao.[29]

Sự hình thành và hình dáng của biên giới nhật quyển được cho là ảnh hưởng bởi tương tác kiểu thủy động lực học của gió Mặt Trời với môi trường liên sao.[87] Bên ngoài nhật mãn, ở khoảng cách 230 AU, người ta cho rằng tồn tại vùng sốc hình cung (bow shock), vùng plasma hình thành lên do Mặt Trời chuyển động trong Ngân Hà.[91]

Chưa có tàu không gian nào vượt qua biên giới nhật mãn, do vậy người ta vẫn chưa biết những đặc tính cụ thể trong môi trường liên sao địa phương. Trong vài thập kỉ tới các tàu Voyager của NASA sẽ vượt qua nhật mãn và gửi về Trái Đất các thông tin giá trị về mức độ bức xạ và đặc điểm môi trường liên sao.[92] Hiểu biết về vấn đề làm thế nào mà lá chắn nhật quyển bảo vệ Hệ Mặt Trời khỏi tia vũ trụ vẫn còn nghèo nàn. 1 nhóm nghiên cứu được NASA hỗ trợ ngân sách đã phát triển sơ bộ dự án "Vision Mission" nhằm gửi 1 tàu thám hiểm đến vùng nhật quyển xa xôi.[93][94]

Đám mây Oort

 

Minh họa đám mây Oort, đám mây Hills, và vành đai Kuiper (inset)

Đám mây Oort là 1 đám mây giả thuyết có dạng cầu chứa tới 1.000 tỉ vật thể cấu tạo từ băng. Người ta cho rằng đám mây này là nơi xuất phát của các sao chổi chu kỳ dài và đám mây nằm cách Mặt Trời khoảng 50.000 AU (gần 1 năm ánh sáng (LY)), và có khả năng cách xa tới 100.000 AU (1,87 LY). Có thể đám mây này được hình thành từ các vật thể và sao chổi mà đã bị đẩy ra từ hệ Mặt Trời bên trong do tương tác hấp dẫn với các hành tinh vòng ngoài. Các vật thể trong đám mây Oort chuyển động rất chậm, bị nhiễu loạn bởi các sự kiện xảy ra thường xuyên như va chạm, ảnh hưởng hấp dẫn của các sao ở gần hay lực thủy triều có nguồn gốc từ Ngân Hà.[95][96]

Sedna

90377 Sedna (khoảng cách trung bình đến Mặt Trời 525,86 AU) là 1 thiên thể kích cỡ Sao Diêm Vương màu đỏ, quay trên 1 quỹ đạo elip khổng lồ với điểm cận nhật cách 76 AU và điểm viễn nhật cách 928 AU, nó mất khoảng 12.050 năm để hoàn thành 1 vòng quỹ đạo. Mike Brown, người đã phát hiện ra nó vào năm 2003, cho rằng thiên thể này không thể là một phần của đĩa phân tán hay vành đai Kuiper do điểm viễn nhật của nó quá xa để có thể chịu ảnh hưởng của sự di trú Sao Hải Vương. Brown và các nhà thiên văn khác xem nó là vật thể đầu tiên trong 1 lớp các vật thể mới, bao gồm cả vật thể 2000 CR105 có điểm cận nhật 45 AU và điểm viễn nhật 415 AU với chu kỳ quỹ đạo của nó là 3.420 năm.[97] Brown xếp các vật thể này vào "Đám mây Oort bên trong" do đám mây này có thể được hình thành thông qua 1 quá trình tương tự với đám mây Oort mặc dù nó gần hơn rất nhiều so với Mặt Trời.[98] Sedna có khả năng là 1 hành tinh lùn tuy nhiên hình dạng của vật thể này vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Biên giới

Biên giới hay rìa của hệ Mặt Trời vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có thể định nghĩa biên giới của hệ bằng ảnh hưởng của trường hấp dẫn của Mặt Trời, và các nhà thiên văn ước lượng lực hấp dẫn Mặt Trời vượt trội so với hấp dẫn của các ngôi sao ở gần là khoảng 2 năm ánh sáng (125.000 AU). Ngược lại, có những đánh giá thấp cho bán kính của đám mây Oort không lớn hơn 50.000 AU.[99] Mặc dù có những vật thể như Sedna được khám phá, nhưng vùng giữa vành đai Kuiper và đám mây Oort, vùng có bán kính vài chục nghìn AU, vẫn chưa được phác họa đầy đủ. Cũng có những nghiên cứu, tìm hiểu hiện nay về vùng nằm giữa Sao Thủy và Mặt Trời.[100] Nhiều vật thể có lẽ chưa được phát hiện trong vùng xa xôi của Hệ Mặt Trời.

 

Vị trí của hệ Mặt Trời (chữ màu đỏ) trong thiên hà của chúng ta

Hệ Mặt Trời nằm trong dải Ngân Hà, một thiên hà xoắn ốc có thanh với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và chứa khoảng 200 tỷ ngôi sao.[101] Mặt Trời nằm ở 1 trong các nhánh xoắn ốc rìa ngoài của Ngân Hà, gọi là nhánh Lạp Hộ hay Móng Địa phương (Local Spur).[102] Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm thiên hà vào khoảng 25.000 và 28.000 năm ánh sáng,[103] nó chuyển động với vận tốc 220 km/s, và hoàn tất 1 chu kỳ trong khoảng 225-250 triệu năm. Chu kỳ này được gọi là năm thiên hà của hệ Mặt Trời.[104] Nhật đỉnh (solar apex), điểm chỉ hướng di chuyển của Mặt Trời trong không gian liên sao, nằm gần chòm sao Hercules theo hướng của vị trí hiện tại của ngôi sao sáng Vega.[105] Mặt phẳng chứa đường hoàng đạo của hệ Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo) nghiêng 1 góc khoảng 60° so với mặt phẳng thiên hà.[f]

Vị trí của Thái Dương hệ trong thiên hà cũng là 1 nhân tố quan trọng trong sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất. Quỹ đạo của hệ có hình gần tròn và hệ quay với vận tốc bằng với vận tốc của các nhánh xoắn ốc, điều này có nghĩa là khả năng hệ Mặt Trời đi xuyên qua nhánh xoắn ốc là rất hiếm. Mặt khác các siêu tân tinh nguy hiểm tiềm tàng ở trong nhánh xoắn ốc cũng nằm ở xa Thái Dương hệ, điều này cho phép Trái Đất có 1 chu kỳ dài về sự ổn định của môi trường liên sao giúp cho sự sống tiến hóa.[106] Hệ Mặt Trời cũng nằm ở phía ngoài của vùng tập trung đông đúc các ngôi sao trong trung tâm Ngân Hà. Khi ở gần trung tâm thiên hà, lực kéo hấp dẫn từ các sao ở gần gây nhiễu loạn các vật thể thuộc đám mây Oort và đẩy nhiều sao chổi về phía hệ Mặt Trời bên trong, làm tăng khả năng xảy ra những va chạm thảm họa giữa Trái Đất và các vật thể gây hủy hoại sự sống. Bức xạ với cường độ mạnh từ trung tâm thiên hà cũng tác động mạnh đến sự phát triển của các tổ chức sống phức tạp.[107] Ngay cả với vị trí của hệ Mặt Trời hiện nay, một số nhà khoa học giả thuyết là những vụ nổ siêu tân tinh gần đây cũng ảnh hưởng đến sự sống trong quá khứ 35.000 năm trước do những mảnh vụn từ siêu tân tinh, hạt bụi chứa phóng xạ mạnh và các sao chổi kích thước lớn hướng về phía Mặt Trời.[108]

Môi trường lân cận

Môi trường lân cận của hệ Mặt Trời trong thiên hà còn được gọi là Đám mây liên sao địa phương hay Bông Địa phương, 1 vùng đám mây đậm đặc nằm trong 1 vùng thưa thớt hơn gọi là Bong bóng địa phương, 1 hốc có hình dáng chiếc đồng hồ cát trong môi trường liên sao với kích cỡ gần 300 năm ánh sáng. Bong bóng này bị xáo trộn bởi plasma nhiệt độ cao cho thấy nó là sản phẩm của một vài vụ nổ siêu tân tinh gần đây.[109]

Có tương đối ít các ngôi sao trong vòng 10 năm ánh sáng (95.000 tỷ km) so với Mặt Trời. Những sao gần nhất là hệ 3 ngôi sao Alpha Centauri, nằm cách xa 4,4 năm ánh sáng. Alpha Centauri A và B là cặp sao có kích cỡ gần bằng Mặt Trời nằm gần nhau, trong khi sao lùn đỏ nhỏ Alpha Centauri C (còn gọi là Proxima Centauri) quay quanh cặp sao này ở khoảng cách 0,2 năm ánh sáng và là ngôi sao gần Mặt Trời nhất. Những ngôi sao gần tiếp theo là sao lùn đỏ Barnard (cách xa 5,9 năm ánh sáng), Wolf 359 (7,8 ly) và Lalande 21185 (8,3 ly). Ngôi sao lớn nhất trong vòng bán kính 10 năm ánh sáng là Sirius, 1 ngôi sao sáng trong dãy chính với khối lượng gần bằng 2 lần khối lượng Mặt Trời. Sao lùn trắng Sirius B quay quanh ngôi sao này. Hệ sao đôi này nằm cách Mặt Trời 8,6 năm ánh sáng. Còn lại là hệ sao đôi lùn đỏ Luyten 726-8 (8,7 ly) và 1 sao lùn đỏ Ross 154 (9,7 ly).[110] Ngôi sao đơn giống Mặt Trời gần chúng ta nhất là sao Tau Ceti nằm cách xa 11,9 năm ánh sáng. Nó có khối lượng bằng 80 phần trăm khối lượng Mặt Trời nhưng độ sáng chỉ bằng 60 phần trăm so với độ sáng của Mặt Trời.[111] Ngôi sao gần nhất có hành tinh ngoại hệ quay quanh là sao Epsilon Eridani, 1 ngôi sao đỏ hơn và mờ hơn so với Mặt Trời nằm cách Thái Dương hệ 10,5 năm ánh sáng. Ngôi sao này có một hành tinh quay quanh được xác nhận là Epsilon Eridani b, với khối lượng bằng 1,5 lần khối lượng của Mộc Tinh và quay quanh ngôi sao mất 6,9 năm.[112]

 

Bản đồ vị trí của Trái Đất và hệ Mặt Trời trong Siêu đám Địa phương – nhấn vào hình để xem ảnh lớn
Hệ Mặt Trời - Các sao và hệ hành tinh lân cận - Ngân Hà - Nhóm thiên hà địa phương - Siêu đám Xử Nữ

Hệ Mặt Trời hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây 4,568 tỷ năm trước.[113] Đám mây tổ tiên này có kích cỡ vài năm ánh sáng và có khả năng một vài ngôi sao đã sinh ra từ đám mây này.[114] Tinh vân Mặt Trời có khả năng hình thành từ mảnh vụn của vụ nổ sao siêu mới thế hệ trước.[115]

Khi vùng mà trong tương lai sẽ trở thành hệ Mặt Trời, gọi là tinh vân tiền Mặt Trời,[116] suy sụp, theo định luật bảo toàn động lượng thì đĩa tinh vân này sẽ quay nhanh hơn. Vùng trung tâm, nơi tập trung nhiều khối lượng nhất, sẽ trở lên nóng hơn so với đĩa quay xung quanh.[114] Khi tinh vân này co lại và quay nhanh hơn, nó trở lên phẳng hơn và hình thành đĩa tiền hành tinh quay quanh tâm với đường kính gần 200 AU[114] và 1 vùng trung tâm nóng, đậm đặc chứa tiền sao.[117][118] Ở thời điểm này trong sự tiến hóa của nó, Mặt Trời được cho là ngôi sao thuộc kiểu sao T Tauri. Việc nghiên cứu sao T Tauri cho thấy chúng thường đi kèm với một đĩa tiền hành tinh với khối lượng đĩa bằng 0,001-0,1 khối lượng Mặt Trời, và phần lớn khối lượng của tinh vân thuộc về ngôi sao.[119] Các hành tinh hình thành từ sự bồi tụ từ đĩa này.[120]

Trong vòng 50 triệu năm, áp suất và mật độ của hiđrô trong lõi của tiền sao trở lên đủ lớn để bắt đầu thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân.[121] Nhiệt độ, tốc độ phản ứng, áp suất và mật độ tăng cho đến khi đạt đến sự cân bằng thủy tĩnh, trong đó nhiệt năng cân bằng với lực hút hấp dẫn của chính ngôi sao. Ở giai đoạn này, Mặt Trời trở thành 1 ngôi sao thuộc dãy chính.[122]

Hệ Mặt Trời như chúng ta biết ngày nay sẽ còn tồn tại cho đến khi Mặt Trời kết thúc sự tiến hóa của nó trong dãy chính của biểu đồ Hertzsprung-Russell. Khi Mặt Trời bị giảm hiđrô nhiên liệu, nhiệt năng từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân bị giảm khiến cho Mặt Trời bắt đầu bị suy sụp. Sự suy sụp này làm tăng áp suất tại lõi, giúp cho quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra nhanh hơn. Kết quả là Mặt Trời tăng độ sáng với tốc độ khoảng 10% trong mỗi 1,1 tỷ năm.[123]

Trong vòng khoảng 5,4 tỷ năm tới, hiđrô tại lõi Mặt Trời sẽ bị biến đổi toàn bộ thành heli, và Mặt Trời kết thúc giai đoạn ở dãy chính. Khi phản ứng tổng hợp hiđrô ngừng lại, lõi sẽ tiếp tục co lại, làm tăng áp suất và nhiệt độ, gây ra phản ứng tổng hợp heli. Heli bị tổng hợp trong 1 lõi nóng hơn và năng lượng giải phóng từ quá trình tổng hợp này sẽ lớn hơn so với quá trình tổng hợp hiđrô. Ở giai đoạn này, lớp bên ngoài của Mặt Trời sẽ mở rộng gấp 260 lần so với đường kính hiện tại; Mặt Trời sẽ trở thành sao khổng lồ đỏ. Vì sự tăng diện tích bề mặt khổng lồ của nó, bề mặt Mặt Trời sẽ lạnh hơn đáng kể so với khi nó ở dãy chính (lạnh nhất với nhiệt độ 260 0C).[124]

Thậm chí, heli tại lõi cũng sẽ cạn kiệt với tốc độ nhanh hơn so với hiđrô, và thời gian Mặt Trời tổng hợp heli chỉ bằng phần nhỏ so với thời gian của giai đoạn tổng hợp hiđrô. Mặt Trời có khối lượng không đủ lớn để tiếp tục thực hiện phản ứng tổng hợp các nguyên tố nặng hơn, và phản ứng hạt nhân tại lõi sẽ tắt. Các lớp bên ngoài sẽ bị thổi vào không gian, để lại sao lùn trắng, 1 thiên thể rất đậm đặc, có khối lượng bằng 1/2 khối lượng Mặt Trời nhưng kích thước chỉ bằng kích thước của Trái Đất.[125] Những lớp vật chất bị thổi vào không gian sẽ hình thành tinh vân hành tinh, trả lại môi trường liên sao vật liệu đã hình thành nên hệ Mặt Trời.

 

Các mốc thời gian trong cuộc đời của Mặt Trời.

Các hành tinh tính từ Sao Thổ vào đến Mặt Trời từng được các nhà thiên văn ngày xưa biết đến, họ quan sát sự di chuyển của những vật thể đó so với những vùng có vẻ đứng im gồm các ngôi sao. Sao Kim và Sao Thủy vốn đã được quan sát là 2 vật thể riêng biệt dù có khó khăn trong việc kết nối "Sao hôm" và "Sao mai". Họ cũng biết rằng 2 vật thể không phải 1 điểm, Mặt Trời và Mặt Trăng, di chuyển trên cùng một cái nền đứng im. Tuy nhiên, sự hiểu biết về trạng thái của những vật thể đó hoàn toàn thiếu chính xác.

Trạng thái và cấu trúc của Hệ Mặt Trời vẫn còn bị hiểu biết chưa chính xác vì ít nhất là hai lý do. Trái Đất đã bị coi là đứng im, và sự di chuyển của các vật thể trên trời vì thế cũng chỉ là bên ngoài. Mặt Trời đã bị coi là quay quanh Trái Đất, giống như các hành tinh hay thiên thể khác. Quan niệm này về vũ trụ, với Trái Đất ở trung tâm, được goi là hệ địa tâm. Nhiều vật thể trong hệ mặt trời và các hiện tượng không được nhận thức đầy đủ nếu không có trợ giúp của kỹ thuật.

Trong vài trăm năm qua, các tiến bộ về nhận thức và kỹ thuật đã giúp con người hiểu thêm nhiều về hệ mặt trời. Sự nhận thức đầu tiên và có tính nền tảng là cuộc cách mạng của Nicolaus Copernicus cho rằng các hành tinh quay quanh Mặt Trời - hệ nhật tâm - với Mặt Trời ở trung tâm. Điều đã gây sốc nhất và gây ra nhiều tranh cãi nhất không phải là việc Mặt Trời ở trung tâm mà là Trái Đất thuộc ngoại biên, và có quỹ đạo. Các hành tinh vốn chỉ bị coi đơn giản là các điểm trên bầu trời, nhưng nếu chính Trái Đất là 1 hành tinh, có lẽ những hành tinh khác, giống như Trái Đất, chỉ là những hình cầu to lớn và cứng chắc.

Về mặt triết học, có một số sự chống đối thuyết nhật tâm. Tình trạng tự nhiên của các vật khoáng, nặng giống như Trái Đất được tin rằng sẽ nằm im. Các hành tinh được cho rằng được cấu tạo từ vật liệu riêng biệt, phù du (sớm nở tối tàn) và nhẹ. Mọi người từng tin rằng sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm cho không khí biến mất khỏi bề mặt. Nếu Trái Đất đang chuyển động, các nhà thiên văn học đã có thể quan sát thị sai của các ngôi sao, như việc các ngôi sao xuất hiện và thay đổi vị trí so với các vật thể ở xa hơn vì lý do Trái Đất thay đổi vị trí.

Sự phát minh ra kính viễn vọng cho phép 1 sự tiến bộ căn bản về kỹ thuật trong việc khám phá Hệ Mặt Trời, với kính viễn vọng đã được cải tiến của Galileo Galilei đã cho phép nhiều lợi ích trong việc khám phá các vệ tinh của các hành tinh khác, đặc biệt là 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc. Điều này cho thấy tất cả các vật thể trong vụ trụ không quay quanh Trái Đất. Tuy nhiên, có thể phát minh lớn nhất của Galileo là việc hành tinh Sao Kim có các pha giống như Mặt Trăng, chứng minh rằng nó phải quay quanh Mặt Trời.

Sau đó, vào năm 1678, Isaac Newton dùng định luật vạn vật hấp dẫn của mình giải thích lực vừa giữ Trái Đất quay quanh Mặt Trời vừa giữ không khí không bị cuốn đi mất.

Cuối cùng, năm 1838, nhà thiên văn Friedrich Wilhelm Bessel đã thành công trong việc đo đạc thị sai của ngôi sao 61 Cygni, chứng minh một cách thuyết phục rằng Trái Đất đang chuyển động.

Ngày nay

Với sự khởi đầu thời đại vũ trụ, 1 thời đại vĩ đại trong thám hiểm đã được thực hiện bởi các chuyến thăm dò vũ trụ không người lái được tổ chức và thực hiện bởi nhiều cơ quan vũ trụ. Tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống 1 vật thể ngoài Trái Đất trong Hệ Mặt Trời là tàu thám hiểm Luna 2 của Liên Xô, nó hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1959. Từ đó, ngày càng có nhiều hành tinh khác ở xa hơn được khám phá, với việc tàu vũ trụ đáp xuống Sao Kim năm 1965, Sao Hoả năm 1976, tiểu hành tinh 433 Eros năm 2001, và vệ tinh Titan của Sao Thổ năm 2005. Các tàu vũ trụ cũng đã tiến gần tới các hành tinh khác như Mariner 10 đi qua Sao Thuỷ năm 1973.

Tàu vũ trụ đầu tiên khám phá các hành tinh vòng ngoài là Pioneer 10, bay qua Sao Mộc năm 1973. Pioneer 11 là tàu đầu tiên đến Sao Thổ năm 1979. Các tàu vũ trụ Voyager đã làm một cuộc hành trình vĩ đại đến các hành tinh vòng ngoài sau khi chúng được phòng lên năm 1977, với 2 tàu bay qua Sao Mộc năm 1979 và Sao Thổ năm 1980-1981. Voyager 2 sau đó tiến sát đến Sao Thiên Vương năm 1986 và Sao Hải Vương năm 1989. Các tàu Voyager hiện đang ở bên ngoài quỹ đạo của Sao Diêm Vương, và đến tháng 6/2006, tàu Voyager 1 đã vượt qua ranh giới của Hệ Mặt Trời.

Sao Diêm Vương vẫn chưa được thăm viếng bởi 1 tàu vũ trụ nào của con người dù việc NASA phóng tàu New Horizons vào tháng 1/2006 có thể làm thay đổi điều này. Tàu dự tính sẽ bay qua Sao Diêm Vương vào tháng 7/2015 và sau đó sẽ nghiên cứu thêm càng nhiều càng tốt về các vật thể trong vành đai Kuiper.

Thông qua những vụ khám phá không người lái đó, con người đã có thể có những ảnh chụp gần hơn về đa số các hành tinh và trong trường hợp có thể hạ cánh, tiến hành các xét nghiệm về đất đá và khí quyển của chúng. Các cuộc thám hiểm có người lái, dù sao, cũng chỉ đưa con người tới được Mặt Trăng, trong chương trình Apollo. Lần cuối con người đáp tàu lên Mặt Trăng là vào năm 1972, nhưng những sự khám phá gần đây về băng trong những miệng núi lửa sâu ở các vùng cực của Mặt Trăng đã gợi nên ý tưởng suy đoán rằng tàu vũ trụ có người lái có thể quay lại Mặt Trăng trong thập kỷ tới hoặc sau đó. Chương trình phóng tàu vũ trụ có người lái đến Sao Hỏa đã được dự đoán từ nhiều thế hệ những người yêu thích thiên văn. Châu Âu (ESA) hiện đang đặt kế hoạch phóng tàu có người lái khám phá Mặt Trăng và Sao Hỏa như một phần của Chương trình thám hiểm Aurora được xác nhận vào năm 2001. Hoa Kỳ cũng có 1 chương trình tương tự gọi là Tầm nhìn Thám hiểm Vũ trụ năm 2004.

Tàu Rosetta sau 10 năm 8 tháng du hành đã tiếp cận sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko năm 2014 và thả tàu thăm dò robot Philae xuống đó ngày 12/11, trở thành lần đầu tiên thiết bị của con người chạm sao chổi ngoài vũ trụ.[126]

  • Sao Thủy
  • Sao Kim
  • Mặt Trăng
  • Trái Đất
  • Sao Hỏa
  • Vành đai tiểu hành tinh
  • Sao Mộc
  • Sao Thổ
  • Sao Thiên Vương
  • Sao Hải Vương
  • Vành đai Kuiper
  • Đám mây Oort
  • Danh sách các hệ hành tinh

  1. ^ Việc viết hoa tên gọi là tùy biến. IAU, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên cho các thiên thể, nêu ra việc viết hoa tên gọi trong tiếng Anh của mọi thiên thể đơn lẻ Lưu trữ 2013-11-04 tại WebCite (Solar System). Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn dùng chữ thường (solar system) – ví dụ trong Oxford English Dictionary và Merriam-Webster's 11th Collegiate Dictionary Lưu trữ 2008-01-27 tại Wayback Machine
  2. ^ Xem Danh sách các vệ tinh tự nhiên, Vệ tinh tự nhiên#Trong Hệ Mặt Trời và danh sách hành tinh hệ Mặt Trời liệt kê các vệ tinh tự nhiên của sáu trong tám hành tinh và ba trong năm hành tinh lùn.
  3. ^ Khối lượng của Hệ Mặt Trời ngoại trừ Mặt Trời, Sao Mộc và Sao Thổ có thể xác định bằng cách cộng khối lượng của tất cả các thiên thể lớn nhất và các tính toán thô cho khối lượng của đám mây Oort (ước lượng gần 3 lần khối lượng Trái Đất),[127] vành đai Kuiper(khoảng gần 0,1 lần khối lượng Trái Đất)[74] và vành đai tiểu hành tinh (ước lượng bằng 0,0005 lần khối lượng Trái Đất)[55] kết quả thu được làm tròn lên, được ~37 lần khối lượng Trái Đất, hay 8,1% khối lượng các vật thể quay quanh Mặt Trời. Nếu trừ đi khối lượng của hai hành tinh khí Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương (~31 lần khối lượng Trái Đất), còn lại các vật thể và thiên thể đất đá ~6 lần khối lượng Trái Đất hay 1,3%.
  4. ^ Các nhà thiên văn đo khoảng cách trong Hệ Mặt Trời theo đơn vị thiên văn AU. Một AU bằng khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trời, hay 149.598.000 km. Sao Diêm Vương cách Mặt Trời 38 AU và Sao Mộc cách Mặt Trời 5,2 AU. Một năm ánh sáng bằng 63,24×103 AU.
  5. ^ Theo định nghĩa hiện tại, các thiên thể quay quanh Mặt Trời được phân loại theo đặc tính vật lý và động lực thành ba loại: hành tinh, hành tinh lùn và vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh là một thiên thể quay quanh Mặt Trời có khối lượng đủ lớn để nó có dạng cầu và hút hết các vật thể nhỏ lân cận quanh nó. Theo định nghĩa này, Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương không thỏa mãn định nghĩa này, do nó không có quỹ đạo sạch so với các vật thể xung quanh trong vành đai Kuiper.[128] Hành tinh lùn là một thiên thể quay quanh Mặt Trời có khối lượng đủ lớn để nó có dạng hình cầu nhưng nó không có hấp dẫn đủ lớn để dọn sạch các vi hành tinh (planetesimal) xung quanh nó và những vi hành tinh này cũng không phải là vệ tinh của nó.[128] Theo định nghĩa này, Hệ Mặt Trời có năm hành tinh lùn: Ceres, Pluto, Haumea, Makemake, và Eris.[80] Các vật thể khác có thể được phân loại thành hành tinh lùn trong tương lai là Sedna, Orcus, và Quaoar.[129] Hành tinh lùn quay trên quỹ đạo thuộc vùng ngoài Sao Hải Vương được gọi là "plutoid".[130] Những vật thể còn lại quay quanh Mặt Trời là vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời.[128]
  6. ^ Nếu ψ là góc giữa cực bắc hoàng đạo và cực bắc thiên hà thì: cos ⁡ ψ = cos ⁡ ( β g ) cos ⁡ ( β e ) cos ⁡ ( α g − α e ) + sin ⁡ ( β g ) sin ⁡ ( β e ) {\displaystyle \cos \psi =\cos(\beta _{g})\cos(\beta _{e})\cos(\alpha _{g}-\alpha _{e})+\sin(\beta _{g})\sin(\beta _{e})}  , Với β g = {\displaystyle \beta _{g}=}  27° 07′ 42,01″ và α g = {\displaystyle \alpha _{g}=}  12h 51m 26,282 là độ xích vĩ và độ xích kinh của cực bắc thiên hà,[131] trong đó β e = {\displaystyle \beta _{e}=}  66° 33′ 38.6″ và α e = {\displaystyle \alpha _{e}=}  18h 0m 00 là xích vĩ và xích kinh của cực bắc hoàng đạo. (Cả hai cặp tọa độ này lấy theo kỷ nguyên J2000.) Kết quả tính toán là 60,19°.

  1. ^ Kích cỡ được vẽ theo tỷ lệ, còn khoảng cách đến Mặt Trời thì không đúng.
  2. ^ Mike Brown (23 tháng 8 năm 2011). “Free the dwarf planets!”. Mike Brown's Planets.
  3. ^ “How Many Solar System Bodies”. NASA/JPL Solar System Dynamics. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ Wm. Robert Johnston (12 tháng 4 năm 2018). “Asteroids with Satellites”. Johnston's Archive. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ Độ nghiêng của mặt phẳng Hệ Mặt Trời so với mặt phẳng của Ngân Hà. Mặt phẳng hệ Mặt Trời là mặt phẳng bất biến, là mặt phẳng đi qua khối tâm của Hệ Mặt Trời và vuông góc với véc tơ động lượng của hệ.
  6. ^ Khoảng cách trung bình từ trung tâm Ngân Hà
  7. ^ Thời gian thực hiện một vòng quanh Ngân Hà
  8. ^ Quanh tâm Ngân Hà
  9. ^ Mumma, M. J.; Disanti, M. A.; Dello Russo, N.; Magee-Sauer, K.; Gibb, E.; Novak, R. (2003). “Remote infrared observations of parent volatiles in comets: A window on the early solar system”. Advances in Space Research. 31 (12): 2563–2575. Bibcode:2003AdSpR..31.2563M. doi:10.1016/S0273-1177(03)00578-7.
  10. ^ M Woolfson (2000). “The origin and evolution of the solar system”. Astronomy & Geophysics. 41: 1.12. doi:10.1046/j.1468-4004.2000.00012.x.
  11. ^ Harold F. Levison, Alessandro Morbidelli (2003). “The formation of the Kuiper belt by the outward transport of bodies during Neptune's migration” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2007.
  12. ^ Harold F. Levison, Martin J Duncan (1997). “From the Kuiper Belt to Jupiter-Family Comets: The Spatial Distribution of Ecliptic Comets”. Icarus issue=1. 127: 13–32. doi:10.1006/icar.1996.5637. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008. line feed character trong |journal= tại ký tự số 7 (trợ giúp); Thiếu dấu sổ thẳng trong: |journal= (trợ giúp)
  13. ^ http://web.archive.org/web/20091005064535/http://www.nineplanets.org/. “An Overview of the Solar System”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2007.
  14. ^ Amir Alexander (2006). “New Horizons Set to Launch on 9-Year Voyage to Pluto and the Kuiper Belt”. The Planetary Society. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2006.
  15. ^ “Dawn: A Journey to the Beginning of the Solar System”. Space Physics Center: UCLA. 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2007.
  16. ^ a b c M. Podolak;Weizman, A.; Marley, M. (1995). “Comparative models of Uranus and Neptune”. Planet. Space Sci. 43 (12): 1517–1522. doi:10.1016/0032-0633(95)00061-5. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  17. ^ a b c d M. Podolak;Podolak, J.I.; Marley, M.S. (2000). “Further investigations of random models of Uranus and Neptune”. Planet. Space Sci. 48: 143–151. doi:10.1016/S0032-0633(99)00088-4. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  18. ^ Michael Zellik (2002). Astronomy: The Evolving Universe (ấn bản 9). Cambridge University Press. tr. 240. ISBN 0521800900. OCLC 223304585.
  19. ^ Kevin W. Placxo & Gross, Michael (2006). Astrobiology: a brief introduction. JHU Press. tr. 66. ISBN 9780801883675. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  20. ^ “Sun: Facts & Figures”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.
  21. ^ Zirker, Jack B. (2002). Journey from the Center of the Sun. Princeton University Press. tr. 120–127. ISBN 9780691057811.
  22. ^ “Why is visible light visible, but not other parts of the spectrum?”. The Straight Dome. 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.
  23. ^ a b Than, Ker (ngày 30 tháng 1 năm 2006). “Astronomers Had it Wrong: Most Stars are Single”. SPACE.com. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007.
  24. ^ Smart, R. L.; Carollo, D.; Lattanzi, M. G.; McLean, B.; Spagna, A. (2001). “The Second Guide Star Catalogue and Cool Stars”. Perkins Observatory. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ Nir J. Shaviv (2003). “Towards a Solution to the Early Faint Sun Paradox: A Lower Cosmic Ray Flux from a Stronger Solar Wind”. Journal of Geophysical Research. 108: 1437. doi:10.1029/2003JA009997. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2009.
  26. ^ T. S. van Albada, Norman Baker (1973). “On the Two Oosterhoff Groups of Globular Clusters”. Astrophysical Journal. 185: 477–498. doi:10.1086/152434.
  27. ^ Charles H. Lineweaver (ngày 9 tháng 3 năm 2001). “An Estimate of the Age Distribution of Terrestrial Planets in the Universe: Quantifying Metallicity as a Selection Effect”. University of New South Wales. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2006.
  28. ^ “Solar Physics: The Solar Wind”. Marshall Space Flight Center. 16 tháng 7 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2006.
  29. ^ a b c “Voyager Enters Solar System's Final Frontier”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
  30. ^ Phillips, Tony (ngày 15 tháng 2 năm 2001). “The Sun Does a Flip”. Science@NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007.
  31. ^ A Star with two North Poles, ngày 22 tháng 4 năm 2003, Science @ NASA
  32. ^ Riley, Pete; Linker, J. A.; Mikić, Z., "Modeling the heliospheric current sheet: Solar cycle variations", (2002) Journal of Geophysical Research (Space Physics), Volume 107, Issue A7, pp. SSH 8-1, CiteID 1136, DOI 10.1029/2001JA000299. (Full text Lưu trữ 2009-08-14 tại Wayback Machine)
  33. ^ Lundin, Richard (ngày 9 tháng 3 năm 2001). “Erosion by the Solar Wind”. Science. 291 (5510): 1909. doi:10.1126/science.1059763. PMID 11245195. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  34. ^ U. W. Langner & M.S. Potgieter (2005). “Effects of the position of the solar wind termination shock and the heliopause on the heliospheric modulation of cosmic rays”. Advances in Space Research. 35 (12): 2084–2090. doi:10.1016/j.asr.2004.12.005. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  35. ^ “Long-term Evolution of the Zodiacal Cloud”. 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2007.
  36. ^ “ESA scientist discovers a way to shortlist stars that might have planets”. ESA Science and Technology. 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2007.
  37. ^ M. Landgraf;Liou, J.-C.; Zook, H. A.; Grün, E. (2002). “Origins of Solar System Dust beyond Jupiter” (PDF). The Astronomical Journal. 123 (5): 2857–2861. doi:10.1086/339704. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  38. ^ “Inner Solar System”. NASA Science (Planets). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2009.
  39. ^ Schenk P., Melosh H.J. (1994), Lobate Thrust Scarps and the Thickness of Mercury's Lithosphere, Abstracts of the 25th Lunar and Planetary Science Conference, 1994LPI....25.1203S
  40. ^ Bill Arnett (2006). “Mercury”. The Nine Planets. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2006.
  41. ^ Benz, W., Slattery, W. L., Cameron, A. G. W. (1988). Collisional stripping of Mercury's mantle. 74. Icarus. tr. 516–528.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  42. ^ Cameron, A. G. W. (1985). The partial volatilization of Mercury. 64. Icarus. tr. 285–294.
  43. ^ Mark Alan Bullock (1997). “The Stability of Climate on Venus” (PDF). Southwest Research Institute. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  44. ^ Paul Rincon (1999). “Climate Change as a Regulator of Tectonics on Venus” (PDF). Johnson Space Center Houston, TX, Institute of Meteoritics, University of New Mexico, Albuquerque, NM. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
  45. ^ “Is there life elsewhere?”. NASA Science (Big Questions). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
  46. ^ Anne E. Egger, M.A./M.S. “Earth's Atmosphere: Composition and Structure”. http://web.archive.org/web/20150217015729/http://www.visionlearning.com/. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  47. ^ David C. Gatling, Conway Leovy (2007). “Mars Atmosphere: History and Surface Interactions”. Trong Lucy-Ann McFadden; và đồng nghiệp (biên tập). Encyclopaedia of the Solar System. tr. 301–314. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |editor= (trợ giúp)
  48. ^ David Noever (2004). “Modern Martian Marvels: Volcanoes?”. NASA Astrobiology Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2006.
  49. ^ “Mars: A Kid's Eye View”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
  50. ^ Scott S. Sheppard, David Jewitt, and Jan Kleyna (2004). “A Survey for Outer Satellites of Mars: Limits to Completeness” (PDF). The Astronomical Journal. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  51. ^ “Are Kuiper Belt Objects asteroids? Are large Kuiper Belt Objects planets?”. Đại học Cornell. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2009.
  52. ^ Petit, J.-M.; Morbidelli, A.; Chambers, J. (2001). “The Primordial Excitation and Clearing of the Asteroid Belt” (PDF). Icarus. 153: 338–347. doi:10.1006/icar.2001.6702. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  53. ^ “IAU Planet Definition Committee”. International Astronomical Union. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2009.
  54. ^ “New study reveals twice as many asteroids as previously believed”. ESA. 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  55. ^ a b G. A. Krasinsky & Pitjeva, E. V.; Vasilyev, M. V.; Yagudina, E. I. (2002). “Hidden Mass in the Asteroid Belt”. Icarus. 158 (1): 98–105. doi:10.1006/icar.2002.6837. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  56. ^ Beech, M. (1995). “On the Definition of the Term Meteoroid”. Quarterly Journal of the Royal Astronomical Society. 36 (3): 281–284. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  57. ^ “History and Discovery of Asteroids” (DOC). NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2006.
  58. ^ Phil Berardelli (2006). “Main-Belt Comets May Have Been Source Of Earths Water”. SpaceDaily. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  59. ^ M.A. Barucci;Kruikshank, D.P.; Mottola S.; Lazzarin M. (2002). “Physical Properties of Trojan and Centaur Asteroids”. Asteroids III. Tucson, Arizona: University of Arizona Press. tr. 273–87.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  60. ^ Xem danh sách các vật thể bay gần quỹ đạo Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất
  61. ^ A. Morbidelli, W. F. Bottke Jr., Ch. Froeschlé, P. Michel (2002). W. F. Bottke Jr., A. Cellino, P. Paolicchi, and R. P. Binzel (biên tập). “Origin and Evolution of Near-Earth Objects” (PDF). Asteroids III. University of Arizona Press: 409–422. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  62. ^ Jack J. Lissauer, David J. Stevenson (2006). “Formation of Giant Planets” (PDF). NASA Ames Research Center; California Institute of Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2006.
  63. ^ Pappalardo, R T (1999). “Geology of the Icy Galilean Satellites: A Framework for Compositional Studies”. Brown University. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2006.
  64. ^ J. S. Kargel (1994). “Cryovolcanism on the icy satellites”. U.S. Geological Survey. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2006.[liên kết hỏng]
  65. ^ Hawksett, David; Longstaff, Alan; Cooper, Keith; Clark, Stuart (2005). “10 Mysteries of the Solar System”. Astronomy Now. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  66. ^ Podolak, M.; Reynolds, R. T.; Young, R. (1990). “Post Voyager comparisons of the interiors of Uranus and Neptune”. NASA, Ames Research Center. doi:10.1029/GL017i010p01737. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  67. ^ Duxbury, N.S., Brown, R.H. (1995). “The Plausibility of Boiling Geysers on Triton”. Beacon eSpace. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  68. ^ Sekanina, Zdenek (2001). “Kreutz sungrazers: the ultimate case of cometary fragmentation and disintegration?”. Publications of the Astronomical Institute of the Academy of Sciences of the Czech Republic. 89 p.78–93.
  69. ^ Królikowska, M. (2001). “A study of the original orbits of hyperbolic comets”. Astronomy & Astrophysics. 376 (1): 316–324. doi:10.1051/0004-6361:20010945. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2007.
  70. ^ Fred L. Whipple (tháng 4 năm 1992). “The activities of comets related to their aging and origin”. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.[liên kết hỏng]
  71. ^ John Stansberry, Will Grundy, Mike Brown, Dale Cruikshank, John Spencer, David Trilling, Jean-Luc Margot (2007). “Physical Properties of Kuiper Belt and Centaur Objects: Constraints from Spitzer Space Telescope”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  72. ^ Patrick Vanouplines (1995). “Chiron biography”. Vrije Universitiet Brussel. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 1996. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  73. ^ a b Stephen C. Tegler (2007). “Kuiper Belt Objects: Physical Studies”. Trong Lucy-Ann McFadden; và đồng nghiệp (biên tập). Encyclopedia of the Solar System. tr. 605–620. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |editor= (trợ giúp)
  74. ^ a b Audrey Delsanti and David Jewitt (2006). “The Solar System Beyond The Planets” (PDF). Institute for Astronomy, University of Hawaii. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2007.
  75. ^ M. E. Brown, M. A. van Dam, A. H. Bouchez, D. Le Mignant, R. D. Campbell, J. C. Y. Chin, A. Conrad, S. K. Hartman, E. M. Johansson, R. E. Lafon, D. L. Rabinowitz, P. J. Stomski, Jr., D. M. Summers, C. A. Trujillo, and P. L. Wizinowich (2006). “Satellites of the Largest Kuiper Belt Objects”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  76. ^ Chiang; Jordan, A. B.; Millis, R. L.; Buie, M. W.; Wasserman, L. H.; Elliot, J. L.; Kern, S. D.; Trilling, D. E.; Meech, K. J.; và đồng nghiệp (2003). “Resonance Occupation in the Kuiper Belt: Case Examples of the 5:2 and Trojan Resonances” (PDF). Astronomical Journal. 126 (1): 430–443. doi:10.1086/375207. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2009. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)
  77. ^ M. W. Buie, R. L. Millis, L. H. Wasserman, J. L. Elliot, S. D. Kern, K. B. Clancy, E. I. Chiang, A. B. Jordan, K. J. Meech, R. M. Wagner, D. E. Trilling (2005). “Procedures, Resources and Selected Results of the Deep Ecliptic Survey”. Lowell Observatory, University of Pennsylvania, Large Binocular Telescope Observatory, Massachusetts Institute of Technology, University of Hawaii, University of California at Berkeley. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  78. ^ E. Dotto1, M.A. Barucci2, and M. Fulchignoni (ngày 24 tháng 8 năm 2006). “Beyond Neptune, the new frontier of the Solar System” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  79. ^ J. Fajans & L. Frièdland (2001). “Autoresonant (nonstationary) excitation of pendulums, Plutinos, plasmas, and other nonlinear oscillators” (PDF). American Journal of Physics. 69 (10): 1096–1102. doi:10.1119/1.1389278. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  80. ^ a b “Dwarf Planets and their Systems”. Working Group for Planetary System Nomenclature (WGPSN). U.S. Geological Survey. 7 tháng 11 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  81. ^ Marc W. Buie (ngày 5 tháng 4 năm 2008). “Orbit Fit and Astrometric record for 136472”. SwRI (Space Science Department). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  82. ^ David Jewitt (2005). “The 1000 km Scale KBOs”. University of Hawaii. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2006.
  83. ^ “List Of Centaurs and Scattered-Disk Objects”. IAU: Minor Planet Center. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
  84. ^ Michael E. Brown and Emily L. Schaller (2007). “The Mass of Dwarf Planet Eris”. Science. 316 (5831): 1585. doi:10.1126/science.1139415. PMID 17569855. Bản gốc (abstract page) lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
  85. ^ Littmann, Mark (2004). Planets Beyond: Discovering the Outer Solar System. Courier Dover Publications. tr. 162–163. ISBN 9780486436029.
  86. ^ Johns Hopkins University (ngày 18 tháng 10 năm 2009). “New View Of The Heliosphere: Cassini Helps Redraw Shape Of Solar System” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). ScienceDaily. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009. soft hyphen character trong |url= tại ký tự số 28 (trợ giúp)
  87. ^ a b c Fahr, H. J.; Kausch, T.; Scherer, H. (2000). “A 5-fluid hydrodynamic approach to model the Solar System-interstellar medium interaction”. Astronomy & Astrophysics. 357: 268. Bibcode:2000A&A...357..268F. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) See Figures 1 and 2.
  88. ^ NASA/JPL (2009). “Cassini's Big Sky: The View from the Center of Our Solar System”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2009.
  89. ^ Stone, E. C.; Cummings, A. C.; McDonald, F. B.; Heikkila, B. C.; Lal, N.; Webber, W. R. (2005). “Voyager 1 explores the termination shock region and the heliosheath beyond”. Science. 309 (5743): 2017–20. doi:10.1126/science.1117684. PMID 16179468.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  90. ^ Stone, E. C.; Cummings, A. C.; McDonald, F. B.; Heikkila, B. C.; Lal, N.; Webber, W. R. (2008). “An asymmetric solar wind termination shock”. Nature. 454 (7200): 71–4. doi:10.1038/nature07022. PMID 18596802.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  91. ^ P. C. Frisch (University of Chicago) (ngày 24 tháng 6 năm 2002). “The Sun's Heliosphere & Heliopause”. Astronomy Picture of the Day. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  92. ^ “Voyager: Interstellar Mission”. NASA Jet Propulsion Laboratory. 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
  93. ^ R. L. McNutt, Jr.; và đồng nghiệp (2006). Innovative Interstellar Explorer. 858. AIP Conference Proceedings. tr. 341–347. doi:10.1063/1.2359348. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)
  94. ^ Anderson, Mark (ngày 5 tháng 1 năm 2007). “Interstellar space, and step on it!”. New Scientist. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.
  95. ^ Stern SA, Weissman PR. (2001). “Rapid collisional evolution of comets during the formation of the Oort cloud”. Space Studies Department, Southwest Research Institute, Boulder, Colorado (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
  96. ^ Bill Arnett (2006). “The Kuiper Belt and the Oort Cloud”. http://web.archive.org/web/20091005064535/http://www.nineplanets.org/. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  97. ^ David Jewitt (2004). “Sedna – 2003 VB12”. University of Hawaii. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  98. ^ Mike Brown. “Sedna”. CalTech. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2007.
  99. ^ T. Encrenaz, JP. Bibring, M. Blanc, MA. Barucci, F. Roques, PH. Zarka (2004). The Solar System: Third edition. Springer. tr. 1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  100. ^ Durda D.D.; Stern S.A.; Colwell W.B.; Parker J.W.; Levison H.F.; Hassler D.M. (2004). “A New Observational Search for Vulcanoids in SOHO/LASCO Coronagraph Images”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  101. ^ English, J. (2000). “Exposing the Stuff Between the Stars” (Thông cáo báo chí). Hubble News Desk. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
  102. ^ R. Drimmel, D. N. Spergel (2001). “Three Dimensional Structure of the Milky Way Disk”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2006.
  103. ^ F. Eisenhauer & và đồng nghiệp (2003). “A Geometric Determination of the Distance to the Galactic Center”. Astrophysical Journal. 597 (2): L121–L124. Bibcode:2003ApJ...597L.121E. doi:10.1086/380188. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |authors= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  104. ^ Leong, Stacy (2002). “Period of the Sun's Orbit around the Galaxy (Cosmic Year)
    Chu kỳ quỹ đạo Mặt Trời quay quanh Ngân Hà”. The Physics Factbook. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
  105. ^ C. Barbieri (2003). “Elementi di Astronomia e Astrofisica per il Corso di Ingegneria Aerospaziale V settimana”. IdealStars.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.
  106. ^ Leslie Mullen (2001). “Galactic Habitable Zones”. Astrobiology Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  107. ^ Leslie Mullen (ngày 18 tháng 5 năm 2001). “Galactic Habitable Zones”. Astrobiology Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2015.
  108. ^ “Supernova Explosion May Have Caused Mammoth Extinction”. Physorg.com. 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2007.
  109. ^ “Near-Earth Supernovas”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2006.
  110. ^ “Stars within 10 light years”. SolStation. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
  111. ^ “Tau Ceti”. SolStation. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
  112. ^ “HUBBLE ZEROES IN ON NEAREST KNOWN EXOPLANET”. Hubblesite. 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2008.
  113. ^ Độ tuổi này được xác định dựa vào các bao thể được tìm thấy trong các thiên thạch, và người ta cho rằng chúng là những vật liệu rắn đầu tiên hình thành vào thời điểm tinh vân suy sụp.
    A. Bouvier và M. Wadhwa. "The age of the solar system redefined by the oldest Pb-Pb age of a meteoritic inclusion." Nature Geoscience, in press, 2010. Doi: 10.1038/NGEO941
  114. ^ a b c “Lecture 13: The Nebular Theory of the origin of the Solar System”. University of Arizona. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2006.
  115. ^ Stephen Hawking, Lược sử thời gian, Chương 8: Nguồn gốc và số phận của vũ trụ
  116. ^ Irvine, W. M. “The chemical composition of the pre-solar nebula”. Amherst College, Massachusetts. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2007.
  117. ^ Greaves, Jane S. (ngày 7 tháng 1 năm 2005). “Disks Around Stars and the Growth of Planetary Systems”. Science. 307 (5706): 68–71. doi:10.1126/science.1101979. PMID 15637266. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
  118. ^ “Present Understanding of the Origin of Planetary Systems” (bằng tiếng Anh). National Academy of Sciences. ngày 5 tháng 4 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2007.
  119. ^ M. Momose, Y. Kitamura, S. Yokogawa, R. Kawabe, M. Tamura, S. Ida (2003). Ikeuchi, S., Hearnshaw, J. and Hanawa, T. (biên tập). Investigation of the Physical Properties of Protoplanetary Disks around T Tauri Stars by a High-resolution Imaging Survey at lambda = 2 mm (PDF). 289. Astronomical Society of the Pacific Conference Series. tr. 85. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  120. ^ Boss, A. P.; Durisen, R. H. (2005). “Chondrule-forming Shock Fronts in the Solar Nebula: A Possible Unified Scenario for Planet and Chondrite Formation”. The Astrophysical Journal. 621: L137. doi:10.1086/429160.
  121. ^ Sukyoung Yi; Pierre Demarque; Yong-Cheol Kim; Young-Wook Lee; Chang H. Ree; Thibault Lejeune; Sydney Barnes (2001). “Toward Better Age Estimates for Stellar Populations: The Y 2 {\displaystyle Y^{2}}   Isochrones for Solar Mixture”. Astrophysical Journal Supplement. 136: 417. doi:10.1086/321795. arXiv:astro-ph/0104292.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  122. ^ A. Chrysostomou, P. W. Lucas (2005). “The Formation of Stars”. Contemporary Physics. 46: 29. doi:10.1080/0010751042000275277. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
  123. ^ Jeff Hecht (1994). “Science: Fiery future for planet Earth”. NewScientist. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  124. ^ K. P. Schroder, Robert Cannon Smith (2008). “Distant future of the Sun and Earth revisited”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 386: 155–163. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13022.x. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
  125. ^ Pogge, Richard W. (1997). “The Once & Future Sun”. New Vistas in Astronomy. Bản gốc (lecture notes) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2005. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  126. ^ “ESA Science & Technology: Rosetta”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016.
  127. ^ Alessandro Morbidelli (2006). “Origin and dynamical evolution of comets and their reservoirs”. CNRS, Observatoire de la Côte d’Azur. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007.
  128. ^ a b c “The Final IAU Resolution on the definition of "planet" ready for voting”. IAU. ngày 24 tháng 8 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  129. ^ Ron Ekers. “IAU Planet Definition Committee”. International Astronomical Union. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
  130. ^ “Plutoid chosen as name for Solar System objects like Pluto”. Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (News Release - IAU0804). ngày 11 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.
  131. ^ M.J. Reid & Brunthaler, A. (2004). “The Proper Motion of Sagittarius A*”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). The American Astronomical Society. 616 (2): 883. doi:10.1086/424960. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

  • Hệ Mặt Trời tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Hệ Mặt Trời tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Solar System Exploration Lưu trữ 2006-04-25 tại Wayback Machine Các chương trình thám hiểm hệ Mặt Trời của NASA
  • NASA/JPL Solar System Simulator Thiết lập giả tưởng hệ Mặt Trời của NASA
  • Solar System - NASA Jet Propulsion Laboratory Lưu trữ 2016-12-17 tại Wayback Machine Trang hợp tác NASA/JPL về hệ Mặt Trời
  • Views of The Solar System Toàn cảnh hệ Mặt Trời
  • Celestia Du hành giả tưởng thời gian thực miễn phí (OpenGL)
  • Chín hành tinh hệ Mặt Trời của Bill Arnett
  • Dữ liệu về các hành tinh
  • Các ngôi sao và những hành tinh có thể có sự sống
  • Thời gian biểu khám phá hệ Mặt Trời Lưu trữ 2015-04-23 tại Wayback Machine Time Line of Space Exploration
  • Kho lưu trữ các hình ảnh về Hệ Mặt Trời của NASA

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_Mặt_Trời&oldid=68614222”