Phương pháp khảo sát nào dưới đây có tốc độ thu thập dữ liệu chậm?

Trong các hình thức thực hiện nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn sử dụng một hoặc nhiều hơn một trong năm phương pháp cơ bản dưới đây: khảo sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân, quan sát và thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu thị trường sẽ tùy thuộc vào dạng dữ liệu cần thu thập và ngân sách doanh nghiệp sẽ bỏ ra.


Ảnh: Internet

1. Phương pháp điều tra - khảo sát [Surveys] Với các câu hỏi ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề, bạn có thể phân tích được nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu của mình. Mẫu càng lớn thì kết quả phân tích bạn thu được càng có độ tin cậy cao.

Phỏng vấn trực tiếp [In-person surveys] là cuộc phỏng vấn 1-1 thường được thực hiện ở các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại. Phương pháp này giúp bạn quảng bá được mẫu mã sản phẩm tới đối tượng tham gia phỏng vấn và thu thập được phản hồi của họ ngay tức thì. Phỏng vấn trực tiếp đảm bảo tỉ lệ phản hồi lên đến 90% nhưng đòi hỏi chi phí khá cao cho thời gian thực hiện và nguồn nhân lực thực hiện.


Phỏng vấn qua điện thoại [Telephone surveys] mất ít chi phí hơn so với phỏng vấn trực tiếp nhưng lại nhiều tốn hơn gửi thư. Tuy nhiên, vì người tiêu dùng có thái độ tiêu cực với hình thức tiếp thị qua điện thoại nên việc thuyết phục họ đồng ý tham gia phỏng vấn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Phỏng vấn qua điện thoại thường thu thập được khoảng 50 – 60% phản hồi.
Phỏng vấn qua thư [Mail surveys] là cách thức tiết kiệm nhất để có thể tiếp cận được với một lượng lớn khán giả. Phương pháp này rẻ hơn phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại, nhưng tỉ lệ phản hồi của nó chỉ rơi vào khoảng 3 - 15%. Mặc dù tỉ lệ phản hồi thấp, phỏng vấn qua thư vẫn là một lựa chọn có tính kinh tế cao cho những doanh nghiệp nhỏ.
Phỏng vấn trực tuyến [Online surveys] thường mang lại phản hồi khó dự đoán trước được và kết quả thu được không đáng tin cậy vì bạn không thể kiểm soát được thông tin phản hồi. Nhưng đây là hình thức nghiên cứu thị trường đơn giản, ít tốn kém để thu thập được những bằng chứng, ý kiến và sự ưa chuộng của khách hàng.

2. Phương pháp thảo luận nhóm [Focus Groups]
Trong phương pháp thảo luận nhóm, người điều phối sử dụng một hệ thống các câu hỏi và chủ đề được soạn sẵn để dẫn dắt người tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến. Buổi thảo luận thường diễn ra ở những địa điểm trung lập, được trang bị các thiết bị thu hình và có phòng theo dõi thông qua gương một chiều. Một cuộc nghiên cứu thị trường theo cách này thường diễn ra từ một đến hai tiếng đồng hồ và được tổ chức với ít nhất ba nhóm đối tượng để có được kết quả khả quan.

3. Phương pháp phỏng vấn sâu [Personal interviews] Giống như phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu bao gồm các câu hỏi mở, không theo cấu trúc nhất định. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp này thường mất thời gian khoảng một giờ và được ghi âm lại.

Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu thường cung cấp cho chúng ta thông tin mang quan điểm cá nhân nhiều hơn các bảng điều tra, khảo sát. Kết quả thu được ít có độ tin cậy về mặt thống kê, nghĩa là dữ liệu thường không đại diện cho số đông khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận. Tuy nhiên, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho doanh nghiệp cái nhìn sâu hơn vào thái độ của khách hàng và là cách tốt nhất để bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới.

4. Phương pháp quan sát [Observation]
Phản hồi của từng cá nhân thông qua bảng hỏi khảo sát và thảo luận nhóm đôi khi trái ngược lại với hành vi thực sự của họ. Khi quan sát hành động của người tiêu dùng thông qua băng ghi hình khi họ ở cửa hàng, nơi làm việc hoặc ở nhà, bạn có thể biết được họ mua và sử dụng sản phẩm như thế nào. Điều đó cho bạn thấy bức tranh đáng tin cậy về thói quen sử dụng và cách thức mua sắm của khách hàng.

5. Phương pháp thử nghiệm [Field trials]
Đưa sản phẩm mới vào một số cửa hàng được lựa chọn nhằm thử phản hồi của khách hàng dưới các điều kiện mua bán thực tế có thể giúp bạn cải tiến sản phẩm, điều chỉnh giá hoặc cải thiện mẫu mã. Các doanh nghiệp nhỏ nên thiết lập mối quan hệ với các cửa hàng tại địa phương và trên trang web mua bán điện tử nhằm thử nghiệm sản phẩm của mình trên thị trường.

Là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, tùy vào mục đích của nghiên cứu mà các chuyên gia tại CONCETTI sẽ tư vấn cho đối tác lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Trong ba năm trở lại đây, CONCETTI nhận được nhiều sự tin tưởng của đối tác khi liên tiếp trúng các gói thầu về nghiên cứu thị trường, có thể kể đến như: Nghiên cứu thị trường nha khoa Việt Nam [2018], Khảo sát thị trường Quỹ tín dụng nhân dân tại 14 tỉnh/thành Việt Nam [2018], Khảo sát “Vai trò mạng lưới xã hội trong phát triển kinh tế” [2018]… Qua quá trình thực hiện, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, cụ thể là sử dụng công cụ bảng hỏi được CONCETTI đánh giá cao về hiệu năng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác.

Phương Linh tổng hợp
Theo: //www.allbusiness.com/the-five-basic-methods-of-market-research-1287-1.html

Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu. Người ta có thể chia thành hai loại.

Đó là phương pháp bàn giấy và phương pháp hiện trường.

•    Phương pháp thu thập dữ liệu bàn giấy là phương pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài công ty, tức là dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, bằng các phương tiện viễn thông hiện đại như web, e-mail, điện thoại, máy ghi hình nối mạng..., người nghiên cứu có thể tiếp cận gián tiếp với đối tượng cần nghiên cứu để thu thập cả dữ liệu sơ cấp.

Như vậy, người thu thập dữ liệu có thể ngồi tại văn phòng để tìm kiếm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Trong thời đại Internet thì phương pháp này dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các nguồn dữ liệu thứ cấp còn nhiều hạn chế.

•    Phương pháp hiện trường bao gồm nhiều hình thức khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấp. Đó là các phương pháp:

1] Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát [Observational Method] là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp về khách hàng, về các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng người hoặc máy móc để ghi lại các hiện tượng, hành vi của khách hàng, của nhân viên công ty, và của các đối thủ cạnh tranh. Mục đích của quan sát là ghi lại hành vi, lời nói của nhân viên, của khách hàng khi họ ở các nơi giao dịch với khách hàng. Sau khi quan sát thấy một hành vi nào đó của khách hàng, ta có thể phỏng vấn họ để biết thêm thông tin về hành vi đó. Có thể thực hiện các quan sát bằng mắt, bằng máy ghi âm, ghi hình...Ví dụ như quan sát hành vi của khách hàng khi họ bước vào bưu cục, cửa hàng, điểm phục vụ; khi họ xem một quảng cáo; nghe họ bình luận về chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thái độ phục vụ của doanh nghiệp, của các đối thủ cạnh tranh. Tại các siêu thị, các máy quét laze giúp cho việc thống kê các loại hàng hoá được tiêu thụ trong ngày nhanh chóng. Người nghiên cứu có thể đóng vai một khách hàng bí mật để quan sát hành vi, phong cách cuả người bán hàng của công ty hoặc của các đối thủ cạnh tranh.

Phương pháp quan sát cho ta kết quả khách quan. Tuy nhiên, khó khăn đối với phương pháp này là không thấy được mối liên hệ giữa hiện tượng và bản chất của nó. Muốn vậy người ta phải tiến hành quan sát nhiều lần để tìm ra quy luật.

Khi quan sát cần giữ bí mật để đảm bảo tính khách quan. Nếu khách hàng biết chúng ta quan sát thì họ sẽ không ứng xử hành vi một cách khách quan.

2] Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn [Interview Method] là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các đối tượng được chọn. Đây là phương pháp duy nhất để biết được ý kiến, dự định của khách hàng. Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn cũng có các nhược điểm nhất định. Đó là chi phí cao, tốn kém thời gian và nhiều khi người được phỏng vấn không trả lời hoặc trả lời không trung thực [đặc biệt đối với người châu Á].

Phỏng vấn có thể được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn tại nơi công cộng, phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua thư. Mỗi phương pháp này cũng có các ưu nhược điểm riêng.

a] Phỏng vấn trực tiếp cá nhân

Trong phương pháp phỏng vấn cá nhân [Personal Interviews], người phỏng vấn và người được phỏng vấn gặp gỡ trực tiếp. Phương pháp này có tính linh hoạt cao hơn so với các loại phỏng vấn kia, vì người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu người được hỏi chưa hiểu rõ câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp có khả năng thu được nhiều dữ liệu hơn ngoài bảng câu hỏi mà khách hàng trả lời, bởi vì người phỏng vấn có thể quan sát để thu được thêm dữ liệu về người được phỏng vấn qua ngôn ngữ không lời [nhà cửa, thái độ, hành vi, trang phục¼]. Kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục sẽ quyết định đến chất lượng và số lượng thông tin thu được.

b] Phỏng vấn tại nơi công cộng

Phỏng vấn tại nhà người được phỏng vấn dẫn đến khó khăn gặp mặt họ, đồng thời chi phí cao. Do vậy, thông thường người ta tiến hành phỏng vấn gặp ngẫu nhiên tại các trung tâm tập trung đông người như các trung tâm thương mại, tại các quầy giao dịch.

Phỏng vấn tại nơi công cộng [Public Interviews] yêu cầu phải thực hiện nhanh để tránh làm phiền khách hàng. Do vậy nội dung phỏng vấn phải ngắn gọn. Người phỏng vấn cũng phải có kỹ năng tiếp cận và thuyết phục khách hàng cộng tác.

Phỏng vấn tại nơi công cộng có thể tiến hành nhanh, chi phí rẻ, dễ kiểm tra. Nhược điểm của phương pháp này là khó khăn trong việc tiếp cận, thuyết phục khách hàng trong khi họ đang đi lại hoặc làm việc khách. Tính ngẫu nhiên của mẫu cũng có thể không được đảm bảo.

c] Phỏng vấn nhóm tập trung

Trong phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung [Focus-group Interviews], người phỏng vấn sẽ gặp gỡ với một nhóm khách hàng từ 4 dến 10 người trong một bầu không khí gần gũi, thân thiện. Các câu hỏi mở được sử dụng để khuyến khích khách hàng tự do thảo luận vấn đề được đặt ra. Người phỏng vấn có thể đặt các câu hỏi liên tiếp để hiểu sâu hơn thái độ của khách hàng về một vấn đề. Mục đích của phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung là nhằm đưa ra các khái niệm, giả thiết mà sau đó sẽ được kiểm tra qua các thăm dò trên phạm vi lớn hơn. Phương pháp này cũng được dùng để tìm hiểu sâu hơn về hành vi của người tiêu dùng.

Nhìn chung, phương pháp phỏng vấn trực tiếp có nhược điểm là chi phí cao, thời gian kéo dài, người phỏng vấn phải có kinh nghiệm dẫn dắt, gợi mở các vấn đề khác nhau trong quá trình thảo luận.

d] Phỏng vấn qua điện thoại

Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại [Telephone Interviews] tiếp cận với khách hàng bằng phương tiện điện thoại. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và máy tính, khả năng của phương pháp này được mở rộng. Nhờ sự hỗ trợ này, việc quay số điện thoại có thể được thực hiện ngẫu nhiên, các câu trả lời có thể được lưu trữ với dung lượng lớn. Ưu điểm của phỏng vấn qua điện thoại là khả năng tiếp cận nhanh không phụ thuộc vào khoảng cách, chi phí thấp, thời gian ngắn, dễ quản lý. Nhược điểm của phương pháp này là không phù hợp với các phỏng vấn có nội dung dài, không quan sát được hành vi của khách hàng. Ngoài ra, các số điện thoại được in trong danh bạ có thể đã lạc hậu vào thời điểm phỏng vấn; một số hộ gia đình không có máy điện thoại hoặc có điện thoại nhưng không đăng ký vào danh bạ.

e] Phỏng vấn qua thư

Phỏng vấn qua thư [Mailing Interviews] được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi [Questionnaire] cho khách hàng qua bưu điện. Người nhận chỉ cần đánh dấu vào các câu hỏi trong bảng và cũng sẽ gửi lại qua bưu điện. Phương pháp phỏng vấn này có các ưu điểm như sau. Thứ nhất, do không tiếp xúc mặt đối mặt với người phỏng vấn nên người trả lời [vô danh] không bị lúng túng, kết quả phỏng vấn không bị thiên lệch. Thứ hai, chi phí phỏng vấn thấp hơn nhiều so với phỏng vấn trực tiếp, do vậy phù hợp cho các phỏng vấn trên phạm vi toàn quốc. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian kéo dài [từ 3 đến 4 tuần]. Cũng có thể thực hiện phỏng vấn qua e-mail.

Do mỗi phương pháp thu thập dữ liệu có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Do vậy, người ta thường kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau.

3] Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm [Experimental Method] nhằm tạo ra điều kiện nhân tạo để xác định kết quả khi ta thay đổi một biến số nào đó trong khi giữ nguyên các biến số khác, tức là khám phá ra mối liên hệ nhân quả của hai biến số nào đó hoặc kiểm chứng các giả thiết đặt ra. Chẳng hạn, khi ta thay đổi giá [tăng, giảm] và muốn biết ảnh hưởng của quyết định đó đến sức mua của khách hàng. Hoặc khi ta muốn thử nghiệm một sản phẩm mới, một cách đóng gói, bao bì mới, một quảng cáo mới để xác định phản ứng của khách hàng. Phương pháp thực nghiệm phù hợp với loại nghiên cứu nhân quả, tức là nghiên cứu tác động của một biến số nào đó đến một biến số khác, ví dụ sự thay đổi về giá, hay sự thay đổi về bao bì ảnh hưởng như thế nào đến sức mua của khách hàng. Sau đây là tóm tắt một số mục tiêu của phương pháp thực nghiệm

•    Khám phá mối liên hệ nhân quả giữa 2 đại lượng

•    Kiểm chứng một giả thiết nào đó

•    Thử nghiệm sản phẩm mới

•    Thử nghiệm các chiến lược Marketing mới [bao bì mới, giá mới, quảng cáo mới..].

Kết quả thực nghiệm được quan sát, hay người tham gia được phỏng vấn để người nghiên cứu biết được phản ứng của họ, và dữ liệu được ghi chép cẩn thận để phân tích.

Nhược điểm của phương pháp thực nghiệm là chi phí cao, đồng thời khó kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố ngoại lai.

Nguồn: TS. Nguyễn Thượng Thái [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề