Phòng nào sau dạy Lan lượt là văn phòng Khoa và phòng giảng viên của Khoa Ngoại ngữ

1. Giới thiệu chung: 

Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Anh được thành lập vào tháng 3/2015 cùng với sự thành lập Khoa Ngoại ngữ. Tuy nhiên, Bộ môn đã có lịch sử phát triển lâu dài trước đó. Trước tháng 8/2008, Bộ môn được gọi tên là Bộ môn Anh văn trực thuộc Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Sau năm 2008, Trường thành lập Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ môn Anh văn được tách ra thành 02 Bộ môn: Bộ môn Ngoại ngữ [phụ trách chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Pháp] trực thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, và Bộ môn Sư phạm tiếng Anh vẫn trực thuộc Khoa Sư phạm. Năm 2011, Bộ môn Ngoại ngữ được tách thành Bộ môn Anh văn và Bộ môn Pháp Văn, thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn-Trường Đại học Cần Thơ. Tháng 3/2015 Trường Đại học Cần Thơ thành lập Khoa Ngoại ngữ, Bộ môn được đổi tên là Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Anh.

Bộ môn có chức năng chính là đào tạo sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh chương trình đại trà [mã ngành: 7220201] với 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Biên dịch-Phiên dịch tiếng Anh, và ngành Ngôn ngữ Anh chương trình Chất lượng cao [mã ngành: 7220201C]. Cùng với 3 chương trình trên, Bộ môn cũng đảm trách giảng dạy chương trình Ngôn ngữ Anh hệ vừa làm vừa học, hệ văn bằng hai, hệ đào tạo từ xa; và phụ trách chương trình chuyên môn của ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo tại khu Hòa An [thuộc ngành quản lý của Khoa Phát triển Nông thôn]. Ngoài ra, Bộ môn cũng hỗ trợ về mặt chuyên môn đối với các chương trình bồi dưỡng năng lực Ngoại ngữ của Đề Án Ngoại ngữ quốc gia, và chương trình bồi dưỡng tiếng Anh của các lớp sau đại học của Trường Đại học Cần Thơ.

Hàng năm, Bộ môn tiếp nhận các tình nguyện viên và chuyên gia của các tổ chức giảng dạy tiếng Anh quốc tế đến từ Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Thái Lan để giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo của ngành quản lý. Với sự phát triển hợp tác quốc tế của Khoa Ngoại Ngữ, Bộ môn cũng đã cử các đoàn sinh viên Ngôn ngữ Anh đi trao đổi văn hóa và học tập ngắn hạn tại Thái Lan theo chương trình học bổng cho sinh viên đi trao đổi học tập ngắn hạn tại nước ngoài của Trường Đại học Cần Thơ; đưa đoàn sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh hệ vừa làm vừa học đi thực tế tại Đại học Rangsit [Thái Lan]; và cử các đợt giảng viên của Bộ môn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, quản lý và báo cáo hội nghị quốc tế ở Anh, Úc, Bỉ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Campuchia.  

2. Nhiệm vụ  Chức năng:

- Đào tạo chương trình bậc đại học chính quy ngành Ngôn ngữ Anh chương trình đại trà [Mã ngành: 7220201], với 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Biên dịch - phiên dịch tiếng Anh; và ngành Ngôn ngữ Anh chương trình Chất lượng cao [Mã ngành: 7220201C]. Khối thi tuyển sinh D01 , D14 và D15. 

- Đào tạo chương trình bậc đại học ngành Ngôn ngữ Anh hệ vừa làm vừa học, hệ văn bằng hai, hệ đào tạo từ xa tại Trường Đại học Cần Thơ và các trung tâm liên kết ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hỗ trợ giảng dạy môn tiếng Anh không chuyên chương trình tăng cường cho toàn trường, hỗ trợ giảng dạy các lớp bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ của chương trình Đề án Ngoại ngữ Quốc Gia, chương trình bồi dưỡng tiếng Anh các lớp sau đại học. 

- Nghiên cứu và chuyển giao trong lĩnh vực khoa học ngôn ngữ, khoa học giáo dục, liên văn hóa, văn chương và dịch thuật.  

3. Tổ chức: 

Cơ cấu tổ chức của Bộ môn bao gồm Ban chủ nhiệm Bộ môn và thư ký Bộ môn cùng với các giảng viên kiêm nhiệm quản lý các tổ học thuật.

    Ban Chủ nhiệm Bộ môn:

    Thư ký Bộ môn: ThS. Nguyễn Minh Thành []  

    Các giảng viên phụ trách các nhóm chuyên ngành, chuyên môn:

  1. Nhóm Ngôn ngữ-Văn hóa-Văn chương: ThS. -GVC Nguyễn Hồng Qúi 
  2. Nhóm Dịch thuật: ThS. -GVC Trương Thị Ngọc Điệp
  3. Nhóm Kỹ năng Ngôn ngữ: TS. Nguyễn Hải Quân
  4. Nhóm chuyên môn liên quan đến CTĐT Ngôn ngữ Anh chất lượng cao: TS. Nguyễn Duy Khang
  5. Nhóm công tác thực tế trong nước: ThS. Nguyễn Thái Hữu
  6. Nhóm công tác thực tế nước ngoài: TS. Nguyễn Duy Khang
  7. Nhóm công tác thực tập ngoài trường: TS. Phan Thị Tuyết Vân

4. Đội ngũ giảng viên: 

Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Anh có 22 giảng viên, trong đó có 01 Phó giáo sư, 06 Tiến sĩ, 16 Thạc sĩ trong đó có 04 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Bộ môn được đào tạo theo đúng chuyên ngành Ngôn ngữ văn hóa và giáo dục ở các cơ sở đào tạo chất lượng trong và ngoài nước. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Bộ môn còn có 05 giảng viên tiếng Anh đang công tác tại các đơn vị khác trong Trường cùng tham gia công tác chuyên môn; trong đó có 02 Tiến sĩ và 03 Thạc sĩ. Bộ môn cũng mời giảng nhiều giảng viên có thâm niên công tác và kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên ngành, các cựu học viên cao học của Khoa Ngoại ngữ có trình độ chuyên môn vững và nhiệt tình với công tác giảng dạy. Ngoài ra, hàng năm Bộ môn còn tiếp nhận các tình nguyện viên và chuyên viên tiếng Anh từ các tổ chức quốc tế đến giảng dạy, trao đổi nghiên cứu, và thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên và giảng viên của Bộ môn.

     Danh sách giảng viên cơ hữu bộ môn

5. Đào tạo - Giảng dạy: 


- Chương trình giảng dạy bậc cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Anh [đính kèm]

- Chương trình giảng dạy bậc cử nhân chuyên ngành Biên dịch - phiên dịch tiếng Anh [đính kèm]

- Chương trình giảng dạy bậc cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Anh - chương trình Chất lượng cao [đính kèm]

6. Liên hệ: 

Văn phòng Bộ môn Ngôn ngữ-Văn hóa Anh, tòa nhà Khoa Ngoại ngữ

Khu 1, Trường Đại học Cần Thơ 

Số 411, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. 

On the 12th of December, the Faculty of Foreign languages went live their First-Of-The-Series of Online English Speaking activities with 66 amazing active participants who joined the jam-packed Sunday morning event.

The event aims to share an open and healthy space for students to freely express their critical thoughts, and burning feelings regarding some practical, relevant, and timely societal issues, hoping that this extra-curricular activity could be helpful in their university life, and the future ahead of them.

Mr. Jonathan, JON, as everybody fondly calls him, a full-time foreign lecturer of the department, facilitated the event focused on the topic " Beating Procrastination: Time Management and Productivity. " 

Read more... 

Page 2

Dear Colleagues,

Corona Virus’ pandemic has badly impacted on all aspects of our life, especially in Education. Universities and schools have been trying hard to overcome this critical period. Teachers and lecturers are also trying harder to fight with e-learning in order to maintain the quality of education. However, not every instructor is successful in dealing with these circumstances. So, we need to get together to share our real experiences in our own teaching contexts in order that successful educators can help each other to improve this educational situation.

Therefore, we VLTESOL and IJTE organize the 1st International Conference of TESOL & Education on 22 January 2022 at Van Lang University, 69/68 Dang Thuy Tram Street, Ward 13, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam. The Conference provides a forum for teachers, educators, and university leaders to come and share their experiences in education during the Corona Virus’ pandemic, issues of E-learning, language, linguistics, translations & interpretations, TESOL, English Language Studies, and education.

Xem tiếp...

Khoa Ngoại ngữ

//ffl.tdtu.edu.vn

Khoa ngoại ngữ được thành lập ngày 16/04/1998.

1. Hệ thống & bậc đào tạo

Bậc đại học

  • Ngôn ngữ Anh
  • Ngôn ngữ Trung Quốc
  • Ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành Trung - Anh

Bậc cao đẳng: Tiếng Anh

2. Đội ngũ chuyên môn 

Tổng cộng: 77 người

Trong đó:

  • 1 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 5 nghiên cứu sinh, 47 thạc sĩ.
  • Giáo sư, chuyên gia nước ngoài: 5 người.

Đội ngũ giảng viên có trình độ sau tiến sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo chuẩn từ nhiều đại học danh tiếng nước ngoài như: Đại học Leeds, Đại học La Trobe, Đại học Canberra, Đại học Victoria, Đại học Curtin [Úc], Đại học sư phạm Bắc Kinh, Đại học sư phạm Thượng Hải, Đại học sư phạm Phúc Kiến [Trung Quốc].

3. Hoạt động đào tạo

Chương trình đào tạo các ngành bậc đại học được chuẩn hóa theo chương trình của các đại học được xếp TOP 100 thế giới trong ngành ngôn ngữ.

Tài liệu đang sử dụng trong đào tạo được đặt mua từ nước ngoài đồng bộ với chương trình đào tạo theo chuẩn TOP 100.

Có nhiều chương trình thực tập chuyên ngành ngắn và dài hạn ở Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Đặc thù của hệ thống giáo dục tại Khoa: sinh viên học trực tiếp với giảng viên nước ngoài 30% thời lượng chương trình; được tổ chức các hoạt động tham quan, kiến tập, học trực tiếp tại doanh nghiệp đúng với ngành học; sinh viên được đăng ký để nhận tài trợ thực tập công việc tại Khoa, trợ giảng cho thày-cô...

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân ngoại ngữ có thể đảm nhận tốt công việc như viên chức văn

phòng các cơ quan, công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước; phiên dịch viên, cộng tác viên các trung tâm dịch thuật, văn phòng công chứng; hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều phối du lịch; giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ; nhân viên các văn phòng tư vấn, hợp tác quốc tế; điều phối viên.

Chuẩn đầu ra bậc đại học chương trình đại trà:

  • TOEIC đạt từ 500 điểm trở lên [đối với sinh viên ngành tiếng Trung], tiếng Trung Quốc/tiếng Pháp đạt trình độ tương đương B1 theo chuẩn Châu Âu [đối với sinh viên ngành tiếng Anh].
  • Chứng chỉ Microsoft Office Word, Microsoft Office Excel, Microsoft Office PowerPoint đạt từ 750 điểm trở lên.
  • Có kết quả đạt của các môn thuộc kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, đạt các kỹ năng nghề nghiệp về chuyên môn, kỹ năng mềm.
  • Đủ số tín chỉ tích lũy theo chương trình đào tạo.
  • Thái độ học tập tích cực, tinh thần kỷ luật tốt.
  • Chuẩn đầu ra bậc đại học theo chương trình chất lượng cao: Đạt chuẩn C1 khung năng lực ngôn ngữ Châu Âu.
  • Tiếng Trung Quốc/tiếng Pháp đạt trình độ tương đương B1 theo khung năng lực ngôn ngữ Châu Âu [đối với sinh viên ngành tiếng Anh].
  • Chứng chỉ Microsoft Office Word, Microsoft Office Excel, Microsoft Office PowerPoint đạt từ 750 điểm trở lên.
  • Có kết quả đạt của các môn thuộc kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, đạt các kỹ năng nghề nghiệp về chuyên môn, kỹ năng mềm.
  • Đủ số tín chỉ tích lũy theo chương trình đào tạo.
  • Thái độ học tập tích cực, tinh thần kỷ luật tốt.

100% sinh viên tốt nghiệp các ngành của Khoa đều có việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi ra Trường. Nhân lực Khoa đã đào tạo cho xã hội: 604 cử nhân cao đẳng; 2.351 cử nhân đại học.

Thế mạnh của Khoa:

Việc giảng dạy thông qua tham quan, kiến tập, thực tập, tập sự tại các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cho sinh viên được đầu tư tối đa.

Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia giao lưu, trao đổi học thuật với giảng viên nước ngoài, thực tập nước ngoài.

Các sân chơi học thuật như các câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Trung, khu vực nói tiếng nước ngoài; các sự kiện quốc tế, ngày sinh viên quốc tế, hội thảo quốc tế là cơ hội để mọi sinh viên đều có môi trường thực hành kỹ năng nghề nghiệp và hội nhập với cách làm việc, ứng xử, và tác phong của công dân toàn cầu.

Sinh viên tiêu biểu:

  • Mai Thị Ngọc Hà: Khoá 6; giám đốc kiêm sáng lập viên công ty TNHH truyền thông Stella
  • Từ Chí Thành: Khoá 7; tiến sĩ, trưởng bộ môn kỹ năng tiếng Trung - Khoa ngoại ngữ, Đại học Tôn Đức Thắng
  • Châu Thanh Bình: Khoá 7; trưởng phòng kinh doanh hải ngoại công ty SYM.
  • Hoàng Lê Quốc Đạt: Khoá 13; thạc sĩ, giảng viên kiêm Bí thư Đoàn TNCSHCM Khoa ngoại ngữ, Đại học Tôn Đức Thắng

4. Hoạt động khoa học - công nghệ

Công bố khoa học quốc tế: có 7 đề tài, báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học quốc tế RUNIRAC IV 2016 tại Thái Lan vào tháng 11/2016.

Hoạt động khoa học ứng dụng: đã tổ chức các hội thảo chuyên đề [workshops] như:

  • “Teaching Writing in the Second Language Context” do Trợ lý GS. John Raymond Baker, Taiwan trình bày;
  • “Describing L2 writing quality at the tertiary level: A corpus-based analysis” của TS. Vũ Hoa Ngân, Đại học Iowa, Hoa Kỳ trình bày; “Teaching Writing” do TS. Đoàn Bá Ngọc, Đại học South Australia – Adelaide – Úc trình bày;
  • “English as a Lingua Franca” do TS. Dhirawit Pinyonatthagarn, Thái Lan trình bày;
  • “Technology-mediated task-based language teaching and assessment” của TS. Moon Young Park, Đại học Hong Kong trình bày; “Doing Research in Applied Linguistics in Vietnam: Challenges and Opportunities” do TS. Bùi Thị Ngọc Thủy, Đại học Việt Đức trình bày;
  • “The impact of technology on language teaching” của GS. David Marsh, Đại học Jyväskylä, Phần Lan trình bày

Các hoạt động khoa học khác:

Trong năm học 2015 - 2016:

  • Tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Phát triển ngôn ngữ [International Conference on Language Development ICLD 2016] lần thứ nhất;
  • 05 tham luận Hội thảo khoa học toàn quốc về Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đổi mới dạy và học tiếng Trung trong các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam;
  • 06 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở Trung Quốc trong 5 năm gần đây của TS. Từ Chí Thành.

5. Hợp tác quốc tế & quốc tế hóa hoạt động

Đối tác quốc tế thân hữu: trong 05 năm gần đây, Khoa đã hợp tác được với nhiều doanh nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp trong và ngoài nước: Hiệp hội doanh nghiệp thương mại Trung Quốc tại TPHCM, công ty Sailun, công ty Tongwei, công ty Techlink...

Các đối tác quốc tế đã và đang làm việc:

  • Đại học sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc; Đại học Hongkong, Trung Quốc;
  • Đại học hoàng gia Udon Thani, Thái Lan; Đại học Khon Kaen, Thái Lan;
  • Đại học hoàng gia Mahasarakham, Thái lan; Đại học Canberra, Úc;
  • Đại học Nam Úc; Đại học La Trobe, Úc;
  • Đại học Muhammadiyah YogyaKarta [UMY], Indonesia.

Tiếp nhận sinh viên quốc tế: Trong năm học 2016 - 2017: Tiếp nhận 56 sinh viên quốc tế thực tập và/hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn chuyên ngành ngôn ngữ Anh và Trung Quốc.

Tiếp nhận 6 sinh viên Trung Quốc thực tập tại Khoa Tiếp nhận 7 sinh viên Đài Loan đến học tiếng Anh.

6. Cơ hội & tương lai của người học

Năm 2016, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của Khoa có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp đã đạt 98%; từ năm 2017, Khoa cam kết với phụ huynh, người học và xã hội 100% người học từ Khoa ra Trường đều có việc làm trong vòng 12 tháng.

Trường và Khoa có chương trình học bổng để đào tạo sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên học sau đại học để trở thành giảng viên hoặc nghiên cứu viên của Khoa; cung cấp cho người học thêm cơ hội phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề