Phong cách lãnh đạo trao đổi

Các doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với sự thay đổi. Các thay đổi thường là kết quả của sự biến đổi kinh tế lẫn công nghệ, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp. Sự thay đổi này không chỉ đòi hỏi ở tổ chức mà còn từ nhân viên của chính tổ chức đó đây còn goi là sự chuyển đổi. Để sự chuyển đổi có thể đi đúng hướng, phong cách lãnh đạo phù hợp là rất quan trọng. Và phong cách lãnh đạo chuyển đổi thường được áp dụng trong hoàn cảnh này.

Phong cách lãnh đạo trao đổi

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi là gì?

Khái niệm lãnh đạo chuyển đổi xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách Leadership của tác giả James McGregor Burns năm 1978. Ông định nghĩa phong cách lãnh đạo chuyển đổi là cộng sự của họ cùng tương trợ nhau để đạt đến tầm cao của đạo đức và động lực.

Có thể hiểu người theo phong cách lãnh đạo chuyển đổi là truyền cảm hứng và cho phép thay đổi tích cực ở mọi cấp độ, từ cá nhân đến tổ chức; biết nắm bắt cơ hội, chuyển đổi các cảm xúc, giá trị, đạo đức, các mục tiêu dài hạn của cá nhân để đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.

Để trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi, bạn cần:

Biến tư duy thành một nhân tố quan trọng

Các nhà lãnh đạo hàng đầu thường phải đấu tranh với sự nghi ngờ bản thân. Đó được goi là hội chứng kẻ mạo danh. Hội chứng này được hình thành khi chúng ta có ý nghĩ rằng bản thân mình chỉ là một người tầm thường, không đủ năng lực để làm bất cứ thứ gì. Do vậy, họ thường sẽ không đưa ra được nhiều chiến lược, tầm nhìn để giúp doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, mới thấy là tư duy là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tư duy là thứ mà cần được trau dồi mỗi ngày, đặc biệt là tư duy của người lãnh đạo bởi tư duy của họ ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.

Và lúc này, hãy tìm một cố vấn hoặc người hướng dẫn mà đại diện cho kiểu suy nghĩ bạn muốn hướng tới và dành thời gian tìm hiểu về họ là điều cần thiết. Sau đó, bạn sẽ cá nhân hóa suy nghĩ của họ, và biến nó thành của riêng bạn.

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi cần nhận thức được khoảng cách giữa ý định và tác động của họ đối với nhân viên. Họ cần tự hỏi mình thường xuyên: sự lãnh đạo của tôi đã giúp đỡ hoặc cản trở hoạt động của bộ phận này như thế nào? Tôi đang làm gì mà cản trở điều đó? Tôi đang làm gì mà cần phải thay đổi?

Phong cách lãnh đạo trao đổi

XEM THÊM:

  • Bí quyết trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất
  • Các phong cách lãnh đạo phổ biến
  • 5 loại quyền lực của nhà lãnh đạo

Xây dựng một niềm tin vững chắc với mọi người

Đây là bước quan trọng nhất trên con đường trở thành một lãnh đạo chuyển đổi. 92% nhân viên của Google cho rằng họ hoàn toàn hài lòng với phong cách lãnh đạo của của tổ chức. Là một lãnh đạo chuyển đổi, bạn nên tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, bởi họ là cánh tay phải giúp bạn biến những mục tiêu của doanh nghiệp thành hiện thực.

Bạn có thể xây dựng niềm tin với nhân viên bằng cách: tạo điều kiện cho họ thể hiện những ý tưởng, sáng kiến, giữ lời hứa khi khen thưởng họ, tổ chức các buổi trò chuyện để có thể lắng nghe những góp ý của nhân viên, và bạn cần phải là một người lãnh đạo có chính kiến và kiên quyết khi ra quyết định.

Hãy tìm lời khuyên hơn là phản hồi

Các câu từ có vẻ giống nhau nhưng tác động của nó đối với mọi người là rất khác nhau. Khi bạn yêu cầu phản hồi, người đưa ra phản hồi không có trách nhiệm hoặc cam kết trong việc sẽ phản hồi lại bạn.

Còn nếu như, khi bạn hỏi lời khuyên, mọi người được đặt bản thân vào vai trò cố vấn, sẽ cảm thấy họ quan trọng và tích cực tham gia hơn vào sự thành công của người khác. Nhân sự nên yêu cầu nhân viên đưa ra ba lời khuyên để giúp họ gắn kết hơn trong công việc.

Phong cách lãnh đạo trao đổi

Nhìn chung, phong cách lãnh đạo chuyển đổi đang là một trong những xu hướng nổi bật hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào phong cách lãnh đạo chuyển đổi cũng thích hợp với các nhà lãnh đạo, điều này còn phụ thuộc vào tổ chức, văn hóa doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác. Để thành công trên con đường lãnh đạo, bạn nên phát triển nhiều kĩ năng cần thiết cũng như biết cách sáng tạo và rạo ra điểm nhấn đặc biệt cho bản thân.

Lược dịch từ SHRM