Phiếu bài tập Tiếng Việt Tuần 27 lớp 3

'uầtt 2 í ỎN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Tiết 1 1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc : Hai Bà Trưng Bộ đội về làng Báo cáo kết quả tháng thi đua Ở lại với chiến khu Chú ở bên Bác Hồ Trên đường mòn Hồ Chí Minh Viết nội dung các tranh dưới đây kể lại câu chuyện có tên Quả táo. Dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động. Thỏ muốn hái quả táo trên cây nhưng cao quá chú không hái tới. Thỏ bèn nhờ anh Quạ hái giúp. Quạ làm rơi quả táo xuống lưng chị Nhím xù. Chị Nhím xù liền mang quả táo trên lưng chạy vào rừng. Thỏ vừa đuổi theo vừa kêu : “Chị Nhím trả lại táo cho tôi’’. Thỏ, Nhím và Quạ, ai cũng muốn quả táo thuộc về mình. Tiếng cãi nhau làm ồn một góc rừng. Bác Gấu từ đằng xa đi lại hỏi: “Có chuyện gì thế các cháu” ? cả ba con vật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bác Gấu nghe. Nghe xong, bác Gấu ôn tồn phân xử : “Ai cũng có công cả, các cháu nên chia quả tảo làm ba phần”. Thỏ, Nhím và Quạ rất bằng lòng về cách phân xử đó. Chúng cắt táo ra làm bốn phần, dành một phần mời bác Gấu để cảm ơn bác đã giúp chúng hiểu lẽ công bằng. Tiết 2 Đọc bài thơ sau : Em thương Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. a] Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người được dùng để nhân hóa làn gió và sợi nắng. Sự vật được nhân hóa Từ chĩ đăc điểm của con người : Từ chĩ hoạt động của con người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngã b] Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A. A B Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ? Tác giả dành cho những người này tình cảm trìu mến, nâng niu và rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa. Tiết 3 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo : Ông tổ nghề thêu Nhà bác học và bà cụ Bàn tay cô giáo Cái đầu Người trí thức yêu nước Chiếc máy bơm 2. Kể tên các nhân vật trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo: Tên bài ... . -V —~ Nhân vật Ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái Người trí thức yêu nước Bác sĩ Đặng Văn Ngữ Nhà bác học và bà cụ Ẽ-đi-xơn Chiếc mảy bơm Ac-si-mét [3] Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài thơ Cái cầu : Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre. Tiết 4 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật: Nhà ảo thuật Dối đáp với vua Em vẽ Bác Hồ Mặt trời mọc ở đằng... tây Ị Chương trình xiếc đặc sắc Tiếng đàn Điền nội dung vào mẫu sau để hoàn chỉnh bản báo cáo gửi cô [thầy] tổng phụ trách : Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “XÂY DựNG ĐỘI VỮNG MẠNH” CỦA CHI ĐỘI 3B Kính gửi : Cô [thầy] tổng phụ trách Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội 3B trong tháng 02 vừa qua như sau : Về học tập : Toàn chi đội có 60 đội viên, trong đó 20 đội viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, 32 đội viên đạt loại khá và 8 đội viên đạt loại trung bình. Cả chi đội đã tích cực tham gia phong trào “Vở sạch chữ đẹp" do trường phát động. Trong đó phân đội 3B1 đoạt giải “Hăng hải tích cực” nhất. Bạn Xuân Mai thuộc phân đội 3B3 đoạt giải Vô sạch chữ đẹp nhất. Về lao động : Hưởng ứng phong trào “Trồng cây theo lời Bác”, chi đội đã nhận trồng và chăm sóc 03 cây tràm trước sân trưòng, đến nay cây đã xanh tốt. \ỉê công tác khác : Sáng kiến “Nuôi heo đất giúp bạn đến trường’’ của chi đội đã được thầy cô khen ngợi và đang được cấc chi đội khác học tập. Chi đội trưởng Trần Hoàng Minh Tiết 5 Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh : Chim gõ kiến nổi mõ Gà rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh ! Tre trúc thổi nhạc sáo Khe suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non. Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau : Tồi đi qua đình. Trời rét [giét, rét, dét] đậm, rét buốt [buốt, buốc]. Nhìn thấy cây nêu ngất [ngất, ngấc] ngưởng trụi lá [lá, ná] trước [trước, trướt] sân đình, tôi tính thầm : “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào [lào, nào] khá giả lại [lại, nại] gói bánh chưng [chưng, trưng]. Nhà tôi thì không biết [biết, biếc] Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng [làng, nàng] vào đám. Tôi bấm đốt tay [tay, tai]: mười một hôm nữa. Tiết 6 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội: Hội vật Sự tích lễ hội Chủ Đồng Tử Hội đua voi ởi Tây Nguyên Đi hội chùa Hương Ngày hội ở rừng xanh Hước đèn ông sao Giải ô chữ Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây : Dòng 1 : Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu. Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc. Dòng 3 : Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rỡ, thường có trong đêm hội. Dòng 4 : Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu. Dòng 5 : Đi thăm cảnh đẹp, bảo tàng, di tích lịch sử, .... [có 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T]. Dòng 6 : Cùng nghĩa với đánh đàn [có 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C] Dòng 7 : Từ tiếp theo của câu sau : Nhờ thông minh, chăm chỉ, Trần Quốc Khái đỗ ... Dòng 8 : Hai chữ cuối của dòng thơ Cấc anh về xôn xao làng ... b] Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm : PHÁT MINH Tiết 7 BÀI LUYỆN TẬP A - Đọc thầm : Suối Suối là tiếng hát của rừng Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây Từ giọt sương của lá cây Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra. Từ lòng khe hẹp thung xa Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng Suối gặp bạn, hóa thành sông Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời. Em đi cùng suối, suối ơi Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông. B - Dựa theo nội dung bài thơ trên, ghi dấu X vào ] I trước ý trả lời đúng : 1. Suối do đâu mà thành ? ị~x~| Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ? Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển. Trong câu thơ “Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây”, sự vật nào được nhân hóa ? Ị~x~[ Mưa bụi. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hóa ? Ị~X~Ị Suối, sông. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hóa bằng cách nào ? Nói với suối như nói với người. Tiết 8 BÀI LUYỆN TẬP Viết một đoạn văn ngắn [từ 7 đến 10 câu] kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. Bài làm Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cd sỗ, hoạt động ở địa phưdng. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cd sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

5
1 MB
0
69

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt - Tuần 27 Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------PHẦN 1. ĐỌC HIỂU 1. Đọc thành tiếng Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng, lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ. Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới. [theo Nguyễn Trọng Tạo] 2. Trả lời câu hỏi Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: a. Trong bài đọc đã nhắc đến bao nhiêu loài vật? A. 1 B. 2 C. 3 b. Tiếng kêu của những con chim nhạn như thế nào? A. Mát lành, ấm áp B. Mát lành, tinh khiết C. Mát lành, trong veo Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí c. Những cánh đồng lúa trong làng có màu sắc gì? A. Xanh mướt B. Vàng ruộm C. Tím biếc d. Chủ ngữ trong câu Những buồng trứng cuốc vàng lốm đốm là gì? A. Những buồng trứng B. Buồng trứng cuốc C. Những buồng trứng cuốc e. Có thể thay từ đủng đỉnh trong câu Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước bằng từ nào? A. Nhanh chóng B. Chậm rãi C. Vội vàng f. Trong bài đọc, sự vật nào đã được nhân hóa? A. Những con bò vàng B. Những cánh đồng lúa C. Những buồng trứng cuốc PHẦN 2. VIẾT 1. Chính tả: Nghe - viết: Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rựng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí 2. Tập làm văn Em hãy viết một bài văn kể về một lễ hội mà mình từng được tham gia hoặc chứng kiến. ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… ….…………………………………….….…………………………………….….…………………………………….….……………………… Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Hướng dẫn trả lời: Phần 1. Đọc hiểu 1. Đọc thành tiếng 2. Trả lời câu hỏi a. B b. C c. A d. C e. B f. B Phần 2. Viết 1. Chính tả 2. Tập làm văn Bài tham khảo: Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về, làng em lại tổ chức ngày hội mừng xuân. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của một năm. Địa điểm tổ chức, chính là tại bãi đất trống lớn ở trước làng. Ở đó, vào hôm trước khi diễn ra, người ta sẽ dọn dẹp sạch sẽ, và lắp đặt các thiết bị cần thiết như đèn chiếu sáng, các băng rôn, cờ, hoa, và cả mái che ở những nơi để loa âm thanh nữa. Chiều hôm trước khi diễn ra, các sạp hàng trưng bày, mua bán đã được soạn sẵn đầy đủ, chờ diễn ra lễ hội. Ngày lễ hội xuân diễn ra, mọi người náo nức đến nơi tổ chức, ai cũng xúng xính những bộ trang phục đẹp nhất, cùng bạn bè, người thân đến xem hội. Chưa đi đến nơi, mà tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng cười nói đã kéo nhau đến bên tai, thôi thúc mọi người nhanh bước chân đến tham gia. Ở đó, có đủ các món ngon, món đồ lưu niệm xinh xắn. Có đủ các nhóm chơi những trò chơi thú vị, từ ném vòng, đánh đu, Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí nhảy sạp, đến diễn xiếc… Tấp nập, rộn ràng vô cùng. Ai cũng chào nhau bằng nụ cười tươi vui, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp cho mùa xuân mới đến. Tuy chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng lễ hội cũng đã đủ để đem lại niềm vui cho tất cả mọi người. Từ đó, lại có thêm động lực cho một năm học tập, làm việc hết mình, và lại chờ đón ngày hội xuân năm sau. ----------------------------------------------- HẾT ----------------------------------------------Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác tại //vndoc.com/de-kiem-tra-cuoituan-tieng-viet3 Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Video liên quan

Chủ Đề