Pháp luật quy định như thế nào về việc vợ chồng sử dụng tài sản chung để đầu tư kinh doanh

Khi kết hôn, người nam và người nữ đóng góp tài sản của mình để xây dựng gia đình. Vì khi kết hôn, ít người nghĩ tới việc ly hôn nên không lưu giữ các tài liệu chứng minh tài sản mình đóng góp vào tài sản chung.

Thế nhưng khi ly hôn thì đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều: Đâu là tài sản riêng của vợ/chồng? Đâu là tài sản chung của vợ chồng? Tài sản chung vợ chồng thì chia thế nào? Đây là những câu hỏi được bạn đọc gửi rất nhiều vào hòm thư tư vấn luật ly hôn của chúng tôi. Để nhanh chóng giải đáp, trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn để trả lời câu hỏi “Tài sản chung của vợ chồng xác định thế nào?“

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định tài sản chung của vợ chồng là các văn bản pháp luật sau:

  • Bộ Luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
  • Nghị định số: 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình;
  • Thông tư liên tịch số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Như vậy có thể hiểu, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • tài sản do vợ, chồng tạo ra
  • thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
  • thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
  • tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung
  • tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng KHÔNG bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua gia dịch bằng tài sản riêng.

===>>> Xem thêm: Chia tài sản khi ly hôn.

Đặc điểm của tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật là như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
  • Thông thường không thể xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó.
  • Có thể do điều kiện sức khoẻ, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự đóng góp công sức của vợ chồng vào việc xây dụng khối tài sản chung không ngang bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng nhau.
  • Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiệt phải do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân.
Tài sản chung của vợ chồng xác định như thế nào? – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cụ thể tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản sau:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân;
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Theo Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì:
    • Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
    • Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
  • Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
    • Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
    • Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
  • Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên;
  • Tài sản mà vợ chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung;
  • Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ chồng đã thoả thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo pháp luật quy định là tài sản chung.

===>>> Xem thêm: Xác định tài sản riêng của vợ chồng như thế nào?

Một trong những tài sản chung phổ biến và có giá trị nhất của vợ chồng là nhà đất. Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Căn cứ vào Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì quyền sử dụng đất thuộc những trường hợp sau được coi là tài sản chung của vợ chồng:

  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức:
    • Đất được Nhà nước giao cho vợ chồng;
    • Được Nhà nước cho thuê đất [tiền thuê là tài sản chung];
    • Đất nhận chuyển nhượng [tiền trả cho bên chuyển nhượng là tài sản chung];
    • Đất được thừa kế chung, tặng cho chung.
  • Quyền sử dụng đất là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

===>>> Xem thêm: Làm thế nào để chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng?

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng “có được” trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng cho riêng đương nhiên là tài sản riêng của vợ chồng, trừ khi vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung.

Lưu ý: Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà đất đó được coi là tài sản chung.

Đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị lớn khác… thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng. Đây chính là căn cứ pháp lý dể xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp.

Đối với những tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp nhưng không chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của một bên thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Quy định này phù hợp với nguyên tắc khuyến khích tăng khối tài sản chung nhằm bảo đảm nhu cầu chung của gia đình và cũng nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vợ chồng.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng

Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận.

Như vậy, mọi giao địch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng, cần phải bàn bạc, thoả thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý.

Trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung, pháp luật quy định phải có sự bàn bạc, thoả thuận của vợ chồng. Trường hợp vợ, chồng uỷ quyền cho nhau thì người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung trong phạm vi được uỷ quyền. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng [Khoản 3 Điều 213 Bộ Luật Dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014].

===>>> Xem thêm: Quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng.

Trong trường hợp vợ, chồng sống cách xa nhau vì lý do chính đáng không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung hợp nhất.

Trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung không cần căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con… thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia.

Điều đó có nghĩa là “lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập” [Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014].

===>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn nhanh nhất là bao lâu?

Khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc và hai bên đi đến quyết định ly hôn thì phải chia tài sản chung của vợ chồng. Việc chia tài sản là không đơn giản do đó là tài sản chung hợp nhất. Về nguyên tắc, tài sản này được chia đôi nhưng tính đến một số yếu tố như sau:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để tiếp tục lao động, tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến ly hôn;
  • Giá trị tài sản chung;
  • Bảo vệ người vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động để tự nuôi mình.

===>>> Xem thêm: Các nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Công ty Luật Thái An tự hào có đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm về ly hôn. Chúng tôi đã xử lý hàng trăm vụ ly hôn có tranh chấp về con cái và tài sản. Khách hàng luôn hài lòng vì được tư vấn đầy đủ, vì vụ việc được giải quyết êm đẹp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên.

===>>> Xem thêm:

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề