Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biệp pháp

Pháp luật là gì? Đặc trưng cơ bản của pháp luật? Nguồn gốc của pháp luật?

Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều vấn đề xảy ra hơn, và theo đó chúng ta cũng nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật đối với cuộc sống của con người. Vậy cụ thể hơn thì Pháp luật là gì? Khái niệm và đặc trưng cơ bản của pháp luật? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Pháp luật là gì?

Như chúng ta đã hiểu về pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đây được hiểu chính là hệ thống những quy tắc xử sự mà trong quy tắc đó mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Như vậy, khái niệm pháp luật được thể hiện bằng 4 ý cơ bản sau đây:

+ Thứ nhất, pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;

Đặc trưng của pháp luật khi chúng ta nhắc tới đó là pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến điều này cũng có nghĩa là nói đến tính khuôn mẫu, mực thước, mô hình xử sự có tính phổ biến chung. Trong xã hội không chỉ pháp luật có thuộc tính quy phạm. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các điều lệ của các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng [như điều lệ của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh] đều có tính quy phạm. Cũng như pháp luật, tất cả các quy phạm trên đều là khuôn mẫu, quy tắc xử sự của con người. Nhưng khác với đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo và điều lệ, tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt pháp luật và các loại quy phạm nói trên.Thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ:

+ Là khuôn mẫu chung cho nhiều người.

+ Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.

– Sở dĩ pháp luật có tính bắt buộc chung vì pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện thống nhất. Tính bắt buộc chung thể hiện ở chỗ:

+ Việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Bất kỳ ai dù có địa vị, tài sản, chính kiến, chức vụ như thế nào cũng phải tuân theo các quy tắc pháp luật.

+ Nếu ai đó không tuân theo các quy tắc pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm mà Nhà nước áp dụng các biện pháp tác động phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc đó.

+ Tính quyền lực Nhà nước là yếu tố không thể thiếu, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện.

Thứ hai, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận;

Ngoài việc ban hành Nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn.

Thứ ba, đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước;

Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Thứ tư, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Cũng giống như bản chất của nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Đặc trưng cơ bản của pháp luật:

Một là, Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, pháp luật do nhà nước đặt ra [ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước], hoặc do nhà nước thừa nhận [các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…] nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước – Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Hai là, Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì:

– Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức và hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó.

– Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý.

– Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.

Ba là, Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…, song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.

Bốn là, Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.

3. Nguồn gốc của pháp luật:

Xã hội cộng sản nguyên thủy [CSNT], tập quán và tín điều tôn giáo là các quy phạm xã hội. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì tập quán không còn phù hợp [với tập quán thể hiện ý chí chung của tất cả mọi người trong thị tộc]. Trong điều kiện lịch sử mới, khi xung đột giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để thiết lập một trật tự mới, đó chính là quy phạm pháp luật.

Từ các nội dung và đặc điểm đã nêu ra như trên có thể hiểu rằng hệ thống pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu  chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.

Như vậy ta có thể thấy rằng nhờ có pháp luật, các chủ thể trong xã hội nắm bắt được hành vi nào là hợp pháp được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc và hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp các tình huống cụ thể. Mục đích của pháp luật là tăng cường và củng cố các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với thực tại khách quan.

Pháp luật là quy tắc trong xã hội mà mọi người phải thực hiện theo, nhưng pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuôn khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.

Cũng từ sự ra đời của pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Pháp luật là gì? Khái niệm và đặc trưng cơ bản của pháp luật” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Coggle requires JavaScript to display documents.

      • Các thuộc tính của pháp luật

          1. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

          • Lời văn chính xác không đa nghĩa,trong sáng

          • Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.

            • Hiến pháp và bộ luật chỉ có thể do Quốc hội ban hành.

          • Nội dung of PLđc xác định rõ ràng chặt chẽ

          • ngôn ngữ sd là ngôn ngữ pháp luật

          1. Tính được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:

          • Nhà nước tạo điều kiện tổ chức, khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.

          • Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

          1. Tính quy phạm phổ biến [tính bắt buộc chung]: hệ thống những qui phạm pháp luật. Được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên pháp luật là qui phạm mang tính bắt buộc chung.

        • Thể hiện ý chí của nhà nước

        • PL do Nhà nước đặt ra và bảo vệ.

        • PL là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

          • Bảo vệ QHXH cơ sở, nền tảng xã hội trước các vi phạm

        • Chức năng giáo dục của pháp luật

          • tác động lên ý thức con ng

        • Chức năng điều chỉnh của pháp luật

          • trật tự hóa các QHXH vừa đưa chúng vào phạm vi, khuôn khổ

          • Tạo điều kiện phát triển, phù hợp vs ý chí giai cấp

        • - là hệ thống những qui tắc xử sự , là công cụ điều chỉnh các quan hệ XH do nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và đc thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

    • Tùy theo mức độ khác nhau mà nhà nước áp dụng các biện pháp về tư tưởng ...hoặc kể cả biện pháp cưỡng chế khi cần thiết

Video liên quan

Chủ Đề