Phân tử atp được cấu tạo gồm

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Bạn đang xem: Cấu tạo và chức năng của atp

 

***
=====>>>>Phần Mềm Giải Bài Tập Chính Xác 100%

Phân tử atp được cấu tạo gồm

+ Cấu trúc hóa học của phân tử ATP (ađênôzintriphôtphat):

- ATP cấu tạo gồm các thành phần : ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzinđiphôtphat) rồi gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm một nhóm phôtphat để trở thành ATP.

+ Chức năng của phân tử ATP:

- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào.

- Vận chuyển các chất qua màng : vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng.

Sinh công cơ học: sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiệt Miệng, Lở Miệng: Cách Chăm Sóc, Điều Trị

*Chúc bạn học tốt! ^_^

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?


star

starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar

4 vote


GửiHủy

Chưa có nhómTrả lời31

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Đề bài

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Lời giải chi tiết

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:

ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra. 

+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ vân tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Phân tử ATP được cấu tạo bởi những thành phần nào sau đây?(1) Bazơ Ađênin. (2) Đường ribôzơ. (3) Đường glucôzơ.(4) Ba phân tử H3PO4. (5) Hai phân tử H3PO4. (6) Một phân tử H3PO4.

Số phương án đúng là


Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “ATP được cấu tạo từ những thành phần nào?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về năng lượng và chuyển hóa vật chấtlà tài liệu ôn tập môn Sinh học 10 dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: ATP được cấu tạo từ những thành phần nào?

A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat

B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat

C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat

D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat

Trả lời:

Đáp án đúng: C.Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat

- ATP(Adenozin triphotphat) được cấu tạo từ những thành phần:gồm1 bazơnitơ ađêninliên kết với3 nhóm photphatvàđường ribôzơ.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về năng lượng và chuyển hóa vật chấtdưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về năng lượng và chuyển hóa vật chất

1. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào

a. Khái quát về năng lượng

- Năng lượng: Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

- Gồm 2 loại: Động năng và thế năng.

+ Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.

+ Thế năng: là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.

- Trong tế bào năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, nhiệt năng, điện năn... Trong đó, năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học).

b. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào

* Cấu tạo của ATP:

- ATP (Adenozin triphotphat): gồm 1 bazơnitơ ađênin liên kết với 3 nhóm photphat và đường ribôzơ.

- Liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng (2 liên kết cao năng) do các nhóm phôtphat đều mang điện âm nên có xu hướng đẩy nhau. Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.

Hình 1. Cấu tạo phân tử ATP

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gån thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP:

Hình 2. Quá trình tổng hợp và phân giải ATP

Mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

* Chức năng của ATP:

ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể có chức năng:

- Cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp của tế bào.

- Cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển tích cực).

- Cung cấp năng lượng để sinh công cơ học: hoạt động co cơ, vận động.

c.Chuyển hoá vật chất

- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.

- Bản chất: đồng hoá, dị hoá.

+ Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng hoá năng.

+ Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng.

2. Trắc nghiệm

Câu 1:Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là:

A. Cơ năng và quang năng

B. Hóa năng và động năng

C. Thế năng và động năng

D. Hóa năng và nhiệt năng

Đáp án đúng: C

Câu 2:Nói về enzim, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim có thể có thành phần chỉ là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein

B. Enzim là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác

C. Enzim làm tăng tốc độc phản ứng sinh hóa và nó sẽ bị phân hủy sau khi tham gia vào phản ứng

D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra

Đáp án đúng: A

Câu 3:Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. Trung tâm điều khiển

B. Trung tâm vận động

C. Trung tâm phân tích

D. Trung tâm hoạt động

Đáp án đúng: D

Câu 4:Năng lượng mà tế bào thu được khi kết thúc giai đoạn đường phân một phân tử glucozo là

A. 2ADP

B. 1ADP

C. 2ATP

D. 1ATP

Đáp án đúng: C

Câu 5:Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?

A. Chất nền của lục lạp

B. Các hạt grana

C. Màng tilacoit

D. Các lớp màng của ll

Đáp án đúng: A

Câu 6:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?

A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau

B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau

C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời

D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối

Đáp án đúng: A

Câu 7:Nhóm sắc tố carotenoit có vai trò nào dưới đây?

A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng và bảo vệ diệp lục trước ánh sáng mạnh

B. Tổng hợp ATP và NADPH để cung cấp cho quá trình quang hợp

C. Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho tế bào

D. Tạo màu sắc sặc sỡ cho lá, hoa và quả lúc chín

Đáp án đúng: A

Câu 8:“Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?

A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu

B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức

C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu

D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể

Đáp án đúng: D

Câu 9:Một số chất có khả năng gây ức chế cảm nhiễm đối với enzym. Cơ chế tác động của chất ức chế cảm nhiễm là:

A. Gắn chặt vào trung tâm hoạt động của enzym

B. Làm thay đổi độ pH của môi trường phản ứng

C. Ngăn không cho enzym giải phóng sản phẩm

D. Làm biến đổi trung tâm hoạt động của enzym

Đáp án đúng: D

Câu 10:Trình tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

A. Cố địnhCO2→Tái sinh chất nhận→Khử APG thành ALPG

B. Cố định CO2→Khử APG thành ALPG→Tái sinh chất nhận

C. Khử APG thành ALPG→Cố địnhCO2Tái sinh chất nhận

D. Khử APG thành ALPG→Tái sinh chất nhận→Cố địnhCO2

Đáp án đúng: B