Phân biệt các lỗi vi phạm pháp luật năm 2024

Vi phạm pháp luật là gì? Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật thế nào? Là những nội dung sẽ được LuatVietnam làm rõ trong bài viết dưới đây.

1. Vi phạm pháp luật là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên qua nghiên cứu khoa học và thực tiễn giải quyết, có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hành vi này xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một số ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật phổ biến như:

- Buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy;

- Không đội mũ bảo hiểm, không có bằng lái khi tham gia giao thông;

- Lấn chiếm đất đai của nhà hàng xóm, đất công ích của xã…

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi, do chủ thể có NLTN pháp lý thực hiện [Ảnh minh họa]

2. Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật thế nào?

Từ cách hiểu nêu trên, có thể nhận thấy các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm:

- Là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội:

Đây là dấu hiệu đầu tiên và tương đối quan trọng bởi ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong tục, tập quán. Do vậy, vi phạm pháp luật trước tiên phải là hành vi trái pháp luật để phân biệt với các hành vi trái đạo đức, phong tục, tập quán…

Đồng thời, các hành vi của cá nhân, tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, đáng lưu ý, các hành vi này phải gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm tới các quan hệ được pháp luật bảo vệ.

- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:

Điều này có nghĩa, nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Theo đó, năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Theo quy định, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.

- Là hành vi có lỗi của chủ thể:

Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi tức yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật.

Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện hành vi không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không nhận thức được hành vi của mình có thể để lại hậu quả gì thì chủ thể đó không bị xem là có lỗi và hành vi đó không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

- Xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ:

Các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ gồm:

+ Quan hệ nhân thân: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp của cha mẹ với con cái; quan hệ hôn nhân gia đình,…

+ Quan hệ tài sản: Khi thực hiện các giao dịch mua bán, vay mượn,…

Một số ví dụ về vi phạm pháp luật và các vi phạm khác:

- Vi phạm pháp luật:

+ Hành vi giết người; Trộm cắp tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

+ Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà.

-Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi…

- Vi phạm khác:

- Sống không trung thực, lừa dối cha mẹ, bạn bè;

- Thờ ơ trước nỗi đau của người khác…

3. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm những gì?

Vi phạm pháp luật nói chung được cấu thành bởi 04 yếu tố sau:

- Mặt khách quan:

Là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật gồm: Hành vi trái pháp luật; sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với sự thiệt hại cho xã hội; thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm.

- Mặt chủ quan:

Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật. Trong đó:

+ Lỗi là trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình và trong chính hành vi đó tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp. Lỗi được chia thành hai loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý

+ Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật hướng tới, mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Mặt chủ thể:

Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Nhóm 4 – Lớp Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 63 1ô Thị Phương Trang – MSV 11215802 2. Ngô Thị Thu Hà – MSV 11211894 3. Hoàng Thị Phương Thảo – MSV 11215374 4. Phạm Mai Ngân – MSV 11214228 5. Lê Nguyễn Thành Đạt – MSV 11218809

Hà Nội – 2021

LỜI MỞ ĐẦU Có một nguyên lí khẳng định rằng , quốc gia chẳng thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và luật pháp không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy quốc gia. Ngày nay , pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “ riêng ” nhà nước , công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội , ngược lại , pháp luật đã trở thành “ tài sản ” chung của toàn xã hội. Một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung , yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

Công cuộc đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã đặt ra cho nhà nước ta nhiều vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết , trong đó then chốt là xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được đề ra như một nhiệm vụ chiến lược với phương châm “ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật ”. Thực hiện phương châm này, trong những năm đổi mới vừa qua, các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới tổ chức, hoạt động và hệ thống pháp luật dần dần được hoàn thiện phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế , chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công cuộc đổi mới cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền , nhiều quy định của pháp luật vẫn chưa phát huy được hiệu lực trong thực tế. Tình hình vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp , tinh vi và tính chất nguy hiểm hơn, làm giảm vai trò, vị trí và hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn. Nhà nước nào cũng muốn pháp luật do mình ban hành phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh, vì vậy nhà nước nào cũng đấu tranh chống vi phạm pháp luật.

MỤC LỤC

  • PHẠM PHÁP LUẬT VÀ PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUÂT I. DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT, KHÁI NIỆM CỦA VI - 1. Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật - 2. Khái niệm - 3. Phân loại vi phạm pháp luật
    • II. PHÂN BIỆT CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT
      • 1. Sự khác nhau về khái niệm của các vi phạm pháp luật
        • 1 Vi phạm hình sự [ được gọi là tội phạm]
        • 1 Vi phạm hành chính
        • 1 Vi phạm dân sự
        • 1 Vi phạm kỉ luật nhà nước
    • 2. Sự khác nhau về căn cứ pháp lý của các vi phạm pháp luật - 2 Vi phạm hình sự - 2 Vi phạm hành chính - 2 Vi phạm dân sự - 2 Vi phạm kỉ luật nhà nước
      • 3. Sự khác về các đặc điểm của các vi phạm pháp luật
        • 3 Vi phạm hình sự
          • 3.1 Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
          • 3.1 Tính có lỗi
          • 3.1 Tính trái pháp luật hình sự
          • 3.1 Tính phải chịu hình phạt
        • 3 Vi phạm hành chính
      • 4. Đối tượng điều chỉnh
        • 4 Vi phạm hình sự
        • 4 Vi phạm hành chính
        • 4 Vi phạm dân sự
    • 4 Vi phạm kỉ luật nhà nước
  • 5. Tính nguy hiểm cho xã hội
  • 6í dụ
    • 6 Vi phạm hình sự
    • 6 Vi phạm hành chính
    • 6 Vi phạm dân sự
    • 6 Vi phạm kỉ luật nhà nước
  • 7ự khác nhau về các yếu tố cấu thành của các vi phạm pháp luật
    • 7 Khách quan
      • 7.1 Vi phạm Hình sự
      • 7.1 Vi phạm Hành chính
      • 7.1 Vi phạm dân sự
      • 7.1 Vi phạm Kỉ luật [ nhà nước ]
    • 7 Chủ quan
      • 7.2 Vi phạm Hình sự
      • 7.2 Vi phạm hành chính
    • 7 Chủ thể
      • 7.3 Vi phạm hình sự
      • 7.3 Vi phạm hành chính
      • 7.3 Vi phạm dân sự
      • 7.3 Vi phạm kỉ luật nhà nước
    • 7 Khách thể
    • 7.4 Vi phạm hình sự
      • 7.4 Vi phạm hành chính
      • 7.4 Vi phạm dân sự
      • 7.4 Vi phạm kỉ luật nhà nước
  • 8 Sự khác nhau về chế tài xử lý vi phạm
I. DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT, KHÁI NIỆM CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP

LUÂT

Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lí đặc biệt. 1. Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

Thứ nhất : vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi xác định của con người. Hành vi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi do con người thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Hành vi đó phải được bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức hành động mà con người có thể tri giác được. Do đó mọi suy nghĩ , tưởng tượng dù có nguy hiểm những chưa được thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Thứ hai : vi phạm pháp luật là hành vi trái với quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái với quy định của pháp luật được hiểu là hành vi không thực hiện , thực hiện không đúng , không đầy đủ các quy định của quy phạm pháp luật hoặc thực hiện hành vi bị pháp luật cấm. Do đó những hành vi đe dọa gây thiệt hại cho xã hội nhưng chưa quy định trong pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Thứ ba : vi phạm pháp luật là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể hay nói cách khác là chủ thể phải có lỗi. Chủ thể có lỗi được hiểu là khi chủ thể đó thực hiện hành vi , họ nhận thức được hành vi của mình , họ có đủ điều kiện [ về mặt khách quan hoặc chủ quan ] để lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật nhưng người đó lại lựa chọn cách xử sự không đúng , không đầy đủ , không phù hợp , không

thực hiện yêu cầu mà pháp luật buộc phải thực hiện hoặc thực hiện hành vi mà pháp luật cấm thực hiện. Thứ tư : vi phạm pháp luật là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của chủ thể tự gánh chịu những hậu quả pháp luật bởi hành vi mà mình thực hiện. Đối với cá nhân , các cá nhân có đủ năng lực hành vi khi họ có đủ điều kiện nhất định như : độ tuổi , không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình. Đối với pháp nhân , năng lực pháp luật và năng lực hành vi có từ khi được thành lập và mất đi khi giải thể hoặc phá sản.

2. Khái niệm

Từ 4 dấu hiệu cơ bản trên có thể đi đến khái niệm của vi phạm pháp luật là: => Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện , xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

3. Phân loại vi phạm pháp luật

Một là, vi phạm hình sự. Hai là, vi phạm hành chính. Ba là, vi phạm dân sự. Bốn là, vi phạm kỉ luật nhà nước.

II. PHÂN BIỆT CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT

1. Sự khác nhau về khái niệm của các vi phạm pháp luật

1 Vi phạm hình sự [ được gọi là tội phạm]

Vi phạm hình sự [ tội phạm]: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2 Vi phạm kỉ luật nhà nước Luật Cán bộ, công chức 2008

3. Sự khác về các đặc điểm của các vi phạm pháp luật

3 Vi phạm hình sự Về bản chất pháp lý thì tội phạm là một trong bốn loại vi phạm pháp luật, trong đó tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên nó phải chứa đựng đầy đủ các đặc điểm của vi phạm pháp luật nói chung. Song bên cạnh đó nó còn mang các đặc điểm có tính đặc thù riêng của nó để dựa vào đó có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. Các đặc điểm đó đã được thể hiện trong khái niệm tội phạm, đó là:

3.1 Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội Bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng đối với tội phạm thì tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn so với các loại vi phạm pháp luật khác.

Đây là đặc điểm thể hiện dấu hiệu về nội dung của tội phạm nó quyết định các dấu hiệu khác như tính được quy định trong Bộ luật Hình sự của tội phạm. Chính vì vậy, việc xác định dấu hiệu này có ý nghĩa như sau: Là căn cứ quan trọng để phân biệt giữa các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; Là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm; Là căn cứ quan trọng để quyết định hình phạt.

3.1 Tính có lỗi Một người thực hiện hành vi phạm tội luôn bị đe doạ phải áp dụng hình phạt - là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Mục đích của hình phạt theo luật hình sự Việt Nam là không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ. Mục đích này chỉ đạt được nếu hình phạt được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội - tức là khi thực hiện hành vi phạm tội đó họ có đầy đủ điều kiện và khả năng để lựa chọn một biện pháp xử sự khác không gây thiệt hại cho

xã hội nhưng họ đã thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

3.1 Tính trái pháp luật hình sự Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đặc điểm này đã được pháp điển hoá tại Điều 2 Bộ luật Hình sự“chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng hành vi đó chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự thì không bị coi là tội phạm.

Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là tránh việc xử lý tuỳ tiện của người áp dụng pháp luật. Về phương diện lý luận nó giúp cho cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung sửa đổi Bộ luật Hình sự theo sát sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả.

3.1 Tính phải chịu hình phạt Đặc điểm này không được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu độc lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự.

Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng bị đe doạ phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Từ việc phân tích các đặc điểm của tội phạm có thể đưa ra khái niệm tội phạm theo các đặc điểm của nó: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt.

3 Vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật thường xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự.

6í dụ

1 Vi phạm dân sự

Hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý. [ Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015].

6 Vi phạm hành chính Hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

[Quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP].

Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông qua công trình thủy lợi gây hư hại cho công trình thủy lợi. [Quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017].

6 Vi phạm dân sự Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà,.. 6 Vi phạm kỉ luật nhà nước

Công nhân, viên chức đi làm muộn,...

2. Sự khác nhau về căn cứ pháp lý của các vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi bốn yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan. Trong pháp luật Hình sự, khách thể của tội phạm là yếu tố quan trong qua đó xác định những quan hệ xã hội nào bị tội phạm xâm hại, từ đó xác định mức độ vi phạm và trách nhiệm hình sự tương ứng. Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

7 Khách quan 7.1 Vi phạm Hình sự Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Dĩ nhiên, không phải mọi trường hợp phạm tội, các biểu hiện này đều hiện diện trên thực tế.

Các biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; Hậu quả nguy hiểm cho xã hội; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm [công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm..ạm tội]. Thứ nhất: Hành vi khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan của tội phạm là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định [hành động hoặc không hành động] gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hành vi giết người theo quy định tại điều 123 bộ luật hình sự có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Hành vi hành động để giết người như người phạm tội thực hiện hành vi đâm, chém, bắn, đánh, bóp cổ, treo cổ,... với người bị hại. Thứ hai: Hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của người phạm tội phải là hành vi gây ra hậu quả và hậu quả đó gây nguy hiểm cho xã hội. Nếu hành vi không gây ra hậu quả, tức hành vi chỉ trong suy nghĩ thì không thể được coi là mặt khách quan của tội phạm được. Hành vi giết người theo điều 123 đã xâm phạm tính mạng con người và gây ra cái chết cho nạn nhân. Hậu quả xâm hại quan hệ xã hội là tính mạng con người được pháp luật bảo vệ. Thứ ba: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi khách quan và trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Ví như tội giết người thì hành vi đâm, chém, bóp cổ,... gây ra chết người, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Thực tiễn xét xử

hành vi của cá nhân, tổ chức bị voi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. Việc các định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra. 7.1 Vi phạm dân sự Hành vi trái pháp luật dân sự và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản. 7.1 Vi phạm Kỉ luật [ nhà nước ] Hành vi khách quan: Hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ đuợc đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. 7 Chủ quan 7.2 Vi phạm Hình sự Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý của tội phạm được đánh giá dưới các góc nhìn về động cơ và mục đích của hành vi.

  • Lỗi cố ý là khi người thực hiện nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng mong muốn hậu quả đó sẽ xảy ra. Lỗi cố ý được phân loại thành lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
  • Lỗi vô ý là khi người thực hiện có thể nhận thức được hành vi của mình có thể hoặc không thể gây nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả của hành vi sẽ không xảy ra hoặc khi hậu quả xảy ra có thể phòng ngừa được. Lỗi vô ý được phân loại thành lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin.

7.2 Vi phạm hành chính

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật: Về cơ bản, dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình [nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện] và trong chính hành vi đó [hành vi chủ động, có ý thức....] tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó.

Như vậy, lỗi chỉ là những gì được hình thành trong suy nghĩ, tâm trí của chủ thể vi phạm hành chính. Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý

Đối với lỗi cố ý gồm:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
  • Lỗi cố ý gián tiếp : là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Đối với lỗi vô ý gồm :
  • Lỗi vô ý do cẩu thả :là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này. - Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết luận
  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Ngoài những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều luật nêu trên thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm cũng có thể là pháp nhân thương mại. Việc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Cá nhân trong pháp nhân thương mại có hành vi trái pháp luật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dù cho pháp nhân do cá nhân đó làm chủ đã chịu trách nhiệm hình sự.

7.3 Vi phạm hành chính Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều chỉnh hành vi của mình, và trong độ tuổi pháp luật quy định:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, chỉ khi nào họ thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Hoặc thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra thì mới bị xử phạt hành chính.
  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.

7.3 Vi phạm dân sự Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” tham gia vào các quan hệ đó. Phạm vi “người” tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, [công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch], pháp nhân. Để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các chủ thể phải có đủ tư cách chủ thể. Cho nên, có loại quan hệ chủ thể là công dân như công dân có quyền để lại di sản thừa kế còn các tổ chức chỉ được hưởng thừa kế theo di chúc; có loại chủ thể chỉ được tham gia vào loại quan hệ nhất định như hộ gia đình được tham gia trong các quan hệ sử dụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay Nhà nước là chủ sở hữu [thực hiện quyền của chủ sở hữu] đối với các tài nguyên thiên nhiên và đất đai... Trong phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể

Chủ Đề