Phạm trung kiên thư ký thứ trưởng nào năm 2024

TPO - Trước khi tòa nghị án, bị cáo Phạm Trung Kiên [cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế] xin tòa xem xét hoàn cảnh, thành tích công tác, để cho bị cáo có cơ hội "được sống". Bị cáo Kiên là người duy nhất bị Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình về tội "Nhận hối lộ".

Cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế khóc xin cơ hội được sống khi nói lời sau cùng. Clip: Như Ý

Cựu Thứ trưởng xin lỗi Đảng, Nhà nước, Nhân dân

Cuối ngày 21/7, kết thúc tranh luận, HĐXX TAND TP Hà Nội cho phép 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” được nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Trình bày đầu tiên, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nói, trong quá trình chống dịch, ông đã rất nỗ lực, mong đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình cùng với Nhân dân, Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, ông đã phạm sai lầm khi nhận hối lộ của đại diện các doanh nghiệp.

Theo ông Dũng, trong quá trình điều tra, truy tố và xét hỏi tại tòa, ông đã thành khẩn khai báo, bày tỏ ăn năn, hối lỗi. Ông Dũng cho rằng, quá trình tiếp xúc với nhóm đại diện doanh nghiệp đã luôn "bị động", lúc nhận thức được sai phạm tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ vụ án, tác động gia đình khắc phục hậu quả.

“Một lần nữa bị cáo xin lỗi Đảng, Nhà nước, bị cáo cũng mong HĐXX, Viện kiểm sát xem xét động cơ, mục đích và hoàn cảnh phạm tội, cho bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật, giảm án cho các đồng phạm tại tòa hôm nay”, ông Tô Anh Dũng nói với giọng run khóc.

Tới lượt mình, bị cáo Hoàng Văn Hưng [cựu Trưởng phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an] tiếp tục khẳng định mình bị truy tố oan.

“Bị cáo tin vào kinh nghiệm, với sự sáng suốt của những người cầm cân nảy mực là HĐXX hôm nay sẽ thận trọng, khách quan và toàn diện. Trên cơ sở đó HĐXX đưa ra một phán quyết chính xác nhất, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tránh oan sai", bị cáo Hưng nói ngắn gọn.

Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.

Xin hình phạt án tù

Trong khi đó, bị cáo Phạm Trung Kiên [cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế] xin nhận tội, gửi lời xin lỗi tới Bộ Y tế nơi bị cáo công tác về những hành động của bị cáo mà ảnh hưởng đến uy tín.

Phần trình bày của Kiên cho thấy, ông ta không muốn nhận án tử hình, chỉ mong được phạt tù như các bị cáo khác.

"Bị đề nghị tử hình là bản án rất nghiệt ngã với bản thân bị cáo cũng như gia đình. Bị cáo không nghĩ là mình vi phạm đến mức phải loại trừ khỏi cuộc sống, rời khỏi thế giới này ở độ tuổi ngoài 40 tuổi", Kiên cũng khóc.

Bị cáo Kiên mong HĐXX xem xét đến hoàn cảnh, bởi từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, "người với người không ai dám gần nhau" nhưng bị cáo này đã tham gia rất nhiều đoàn công tác của Bộ Y tế, đến các điểm dịch trên cả nước hướng dẫn mọi người cách ly.

Về hoàn cảnh gia đình, Kiên cho biết, có bố là thương binh chiến trường Tây Nguyên trở về, hiện đã ngoài 70 tuổi; mẹ đẻ bị tâm thần nhiều năm nay phải điều trị; bố vợ bị cáo cũng là thương binh ở chiến trường Quảng Trị, tai biến mạch máu não; mẹ vợ bị ung thư và ốm đau nhiều năm nay; chỉ còn vợ gánh vác cuộc sống gia đình hai bên, cùng hai con nhỏ.

Bị cáo Phạm Trung Kiên.

Theo Kiên, từ khi nhận được thông tin khởi tố vụ án ở Cục lãnh sự, bị cáo nhận thức được sai trái của mình, nhưng do hoàn cảnh mắc COVID-19 với áp lực bản án rất nặng, bị cáo không đủ nghị lực để có thể ra nhận tội tại buổi làm việc đầu tiên.

"Tuy nhiên, khi làm việc với cơ quan A01 bị cáo đã khai nhận tất cả nội dung bị cáo nhận tiền của ai, cụ thể như thế nào, sao kê tài sản… nhưng bị cáo không dám thừa nhận hành vi của mình là hành vi nhận hối lộ mà nói với cơ quan điều tra đó là khoản vay…", bị cáo Kiên trần tình.

Cuối phần trình bày, Kiên cho biết, gia đình đang rất tích cực khắc phục hậu quả. Luật sư cũng trình bày trong một ngày hai nữa sẽ hoàn tất số tiền bị cáo đang phải chịu trách nhiệm để nộp vào ngân sách Nhà nước.

Trả lời trước HĐXX, bị cáo Phạm Trung Kiên cho biết được bổ nhiệm làm thư ký thứ trưởng Bộ Y tế từ tháng 12.2019 đến tháng 2.2022. Giai đoạn tổ chức chuyến bay đưa công dân về nước, bị cáo được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng để trình thứ trưởng ký duyệt.

Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế: ‘Đã đem tiền cho vay và đầu tư đất’

Bị cáo Kiên nhiều lần cho biết bản thân không có thẩm quyền phê duyệt các văn bản mà chỉ là người trình lên cho cấp trên xem xét. Sau khi thứ trưởng duyệt, bị cáo đều xử lý đúng theo trình tự, thủ tục.

Chủ tọa hỏi ông Kiên có nhận lợi ích vật chất nào không, bị cáo này thừa nhận có nhận hơn 42 tỉ đồng như cáo trạng và kết luận điều tra cáo buộc.

"Bị cáo có ngã giá với các doanh nghiệp từ 150 - 200 triệu đồng/chuyến bay?", chủ tọa hỏi. Lập tức, bị cáo Kiên khẳng định không hề yêu cầu, tất cả mức chi, hình thức chi đều do doanh nghiệp chủ động đề xuất.

Xem nhanh 20h ngày 12.7: Đột nhập 'sào huyệt' tẩy trắng bắp chuối bào | Cựu thứ trưởng nhận tiền tỉ ‘cảm ơn’

Thấy vậy, chủ tọa hỏi bị cáo Kiên có nghe rõ lời khai của một số chủ doanh nghiệp trước đó, về việc bị Kiên ép chi tiền "bôi trơn", thậm chí là quát tháo. Bị cáo Kiên nói có nghe rõ, nhưng cho rằng những lời khai này không đúng sự thật.

"Không phải một mà rất nhiều doanh nghiệp khai như vậy, bị cáo thấy sao?", chủ tọa truy vấn. Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế tiếp tục khẳng định điều này không đúng và cho rằng bản thân có nhiều căn cứ để chứng minh điều này.

"Các doanh nghiệp đều là người chủ động gọi điện, xin đến gặp và nhờ giúp đỡ. Họ đến gặp bị cáo sau khi Bộ Y tế đồng ý cấp phép bình thường mà không gặp trở ngại nào", bị cáo Kiên khai.

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế khai báo về số tiền nhận hối lộ hơn 42 tỉ đồng

TRẦN PHAN

Đáng chú ý, chủ tọa hỏi bị cáo Kiên về số tiền hơn 42 tỉ đồng nhận hối lộ. Bị cáo Kiên nói đã cho một số người vay và đầu tư vào bất động sản.

"Đầu tư ở đâu, cho ai vay?", chủ tọa hỏi. Bị cáo Kiên cho biết có cho một người chú ở tỉnh Thái Bình vay, rồi đầu tư mua đất ở các huyện Ba Vì, Hoài Đức [Hà Nội] và Mũi Né [Bình Thuận].

"Sau khi nhận tiền, bị cáo có đưa cho ai không?", chủ tọa tiếp tục hỏi. Bị cáo Kiên nói: "Không".

"Bị cáo không có thẩm quyền duyệt cấp phép mà chỉ trình văn bản cho cấp trên, với vị trí công việc như vậy, bị cáo nhận hơn 42 tỉ đồng mà không đưa cho ai?", chủ tọa truy vấn. Bị cáo Kiên tiếp tục cam đoan lời khai của mình là sự thật.

"Có ai tác động bị cáo khai như vậy hay không?", chủ tọa chốt vấn đề. Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: "Không ạ".

Phanh phui thủ đoạn 500 lần nhận hối lộ trong đại án “chuyến bay giải cứu”

Cuộc đối chất về việc ép buộc chi tiền hối lộ

Do bị cáo Kiên phủ nhận việc ép buộc doanh nghiệp chi tiền hối lộ, HĐXX gọi bị cáo Đào Minh Dương [Chủ tịch Công ty Vijasun] lên đối chất.

Bị cáo Dương cho biết, tháng 9.2021 có đi cùng ông Lê Hồng Sơn [Tổng giám đốc Công ty Bluesky] đến gặp ông Kiên tại phòng họp ở Bộ Y tế. Tại đây, ông Kiên quát tháo ông Sơn và ông Dương.

"Kiên nói các anh phải nộp mấy triệu trên mỗi hành khách. Anh Sơn bảo như thế mỗi chuyến mấy tỉ đồng sao mà chịu được. Kiên bảo đã biết các anh nộp cho Tuấn [Vũ Mạnh Tuấn, cựu cán bộ Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an] 150 triệu đồng/chuyến rồi, bây giờ phải nộp y như vậy cho Kiên. Đưa tiền cho Kiên hoặc Tuấn đều được, nếu không nộp thì không được phê duyệt", bị cáo Dương khai.

Bị cáo Đào Minh Dương khẳng định bị ông Phạm Trung Kiên ép buộc đưa hối lộ

TRẦN PHAN

Là người tiếp theo lên đối chất, bị cáo Lê Hồng Sơn khai, thời gian quá lâu nên không nhớ cụ thể câu chữ đã nói, nhưng có nhớ rằng khi bản thân đề nghị giảm giá từ 150 triệu đồng xuống 100 triệu đồng/chuyến thì ông Kiên từ chối, bảo rằng "đã có barem rồi".

Một đại diện doanh nghiệp khác là ông Vũ Minh Thắng, Giám đốc Công ty Thuận An. Bị cáo này khẳng định từng gặp ông Kiên vào tháng 7.2021, tại phòng làm việc ở Bộ Y tế. Khi ấy, ông Kiên yêu cầu phải "bôi trơn" 15 triệu đồng/khách lẻ, sau này thì yêu cầu chi 150 triệu đồng/chuyến.

Sau khi một loạt doanh nghiệp khẳng định bị ông Kiên đưa ra yêu sách chi tiền, HĐXX hỏi bị cáo này đánh giá sao về các lời khai trên. Một lần nữa, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế kiên quyết cho rằng những lời này không đúng sự thật. Lý do, trước khi các doanh nghiệp đưa tiền cho bị cáo, công việc làm ăn của họ vẫn diễn ra bình thường...

Chủ Đề