Ông bầu của clb tphcm là ai

Sau mùa giải 2020 có thể nói là rất thành công, Sài Gòn FC đang có những nước đi táo bạo và mới mẻ để hướng tới tương lai. Trước đó, đội bóng áo hồng đã gây sốc khi chia tay đến 21 người nằm trong ban huấn luyện và cầu thủ trước khi bước vào mùa giải 2021, trong đó có không ít người được xem là "công thần" ở mùa rồi. Thay vào đó, đội chủ sân Thống Nhất đã chiêu mộ nhiều gương mặt mới cả trên băng ghế huấn luyện cho đến cầu thủ. Nổi bật trong số này là "bộ sậu" gồm những chuyên gia bóng đá, phụ trách chiến lược và các sao bóng đá đến từ Nhật Bản.

Bầu Bình: "Tôi sinh ra ở quận 1, chỉ chết mới chịu buông CLB Sài Gòn"

Về việc này, CLB Sài Gòn cũng không giấu diếm mục tiêu "J-League hóa" và làm cho mối quan hệ giữa bóng đá Việt Nam và bóng đá Nhật Bản ngày càng khăng khít hơn. Sau một mùa giải tiếp quản và đứng sau những thành công khó tin của CLB Sài Gòn, ông Trần Hòa Bình [hay còn gọi là Bầu Bình] đã bắt đầu lộ diện với tư cách là CEO, đồng thời là chủ tịch đội bóng. Ông bầu sinh năm 1975 này cùng với các ông Nguyễn Cao Trí, Hồ Quốc Minh cùng các cộng sự quyết tâm đầu tư mạnh vào đội bóng thể hiện qua nhiều nước đi căn cơ và táo bạo. Bầu Bình cho biết: "Đối với tôi, thứ tự ưu tiên khi đầu tư vào bóng đá là giá trị chứ không phải thành tích. Trong bóng đá có lúc thắng lúc thua, có lúc cao trào vui vẻ và cũng có lúc đau khổ buồn bã. Nhưng tôi xem đó chỉ là khoảnh khắc, con đường mà tôi muốn đi đó là xây dựng những giá trị văn hóa trong thể thao. Ðiều đầu tiên là phải xây dựng nền móng lâu dài".

Sài Gòn FC đã thành công bất ngờ khi cán đích ở vị trí thứ 3 tại V-League 2020

Khả Hòa

Chính vì đi theo hướng bền vững, ban lãnh đạo của CLB Sài Gòn cũng khẳng định sẽ không đặt nặng vấn đề thành tích trong mùa giải 2021. "Năm đầu tiên chúng tôi ưu tiên cho cơ sở vật chất, sau đó đến đối tác chiến lượt rồi mới tới con người. Năm nay yếu tố đầu tiên phải là con nguời. Thứ 2 là cở sở vật chất, thứ 3 là đối tác chiến lược, thứ tư là hệ thống và quy trình. Cuối cùng là đến thành tích [nếu có]. Thành tích quan trọng nhưng với tôi, trên cả thành tích là giá trị. Xây dựng cái gì bền vững không thể một sớm một chiều. Không thể nay làm mà mai có được. Có khi mất 1, 2 năm hoặc có thể 10 năm. Mặc dù không quan trọng thành tích, thứ hạng nhưng chúng tôi sẽ đá hết sức có thể, đá với trình độ mà chúng tôi có. Nhưng vì năm ngoái Sài Gòn nằm trong top 3 nên mùa này chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hướng tới top 3", bầu Bình chia sẻ.

Bên cạnh đó, bầu Bình còn tiết lộ những lợi ích từ việc liên kết với bóng đá Nhật Bản. Không chỉ các chuyên gia, cầu thủ Nhật Bản sẽ xuất hiện nhiều ở Việt Nam và các cầu thủ Việt Nam cũng sẽ có cơ hội được xuất ngoại để thi đấu ở môi trường bóng đá hàng đầu châu Á. Chủ tịch của CLB Sài Gòn cho biết: "Điều tôi làm hôm nay chỉ là một chiều, nhưng trong năm nay tôi sẽ làm thành 2 chiều. 1 chiều ở đây có nghĩa là tôi đem các ông chuyên gia, cầu thủ từ Nhật Bản về Việt Nam và trong khoảng thời gian ngắn nữa sẽ có chiều ngược lại.

\n

Sài Gòn FC đang có những bước đi căn cơ và táo bạo

Khả Hòa

Ví dụ như ở CLB Sài Gòn có thủ môn Phạm Văn Phong, tiền vệ Cao Văn Triền quá ổn định thì các cầu thủ khác cùng vị trí sẽ không có cơ hội ra sân. Và nếu các tiền đạo ngoại xuất sắc quá thì trung phong tiềm năng Võ Nguyên Hoàng cũng đâu có cơ hội. Ai cũng muốn ăn chắc và không dám đưa cầu thủ tiềm năng vào. Họ phải đưa những cầu thủ đủ năng lực chứ không thể đưa những cầu thủ tiềm năng vì rất nguy hiểm. Mình đâu đặt cược được. Rồi cầu thủ họ sẽ đi đâu, về đâu. Tôi đã nói chuyện với J-League rồi, các CLB ở J-League 1, J-League 2, J-League 3. Họ sẵn sàng tiếp nhận các cầu thủ của Sài Gòn FC sang đó để cọ xát, tham gia đào tạo huấn luyện và thậm chí là ra sân thi đấu. Những cầu thủ trẻ 19, 20 hay những cầu thủ dự bị chỉ cần có cơ hội ra sân sẽ trưởng thành vượt bậc',  tân Chủ tịch Sài Gòn FC nói về chiến lược.

Tân chủ tịch CLB Sài Gòn Trần Hòa Bình

Minh Long

Không chỉ là những cầu thủ của Sài Gòn FC mà cầu thủ đang chơi tại các CLB khác ở Việt Nam cũng có cơ hội được sang Nhật Bản để trải nghiệm, thi đấu cọ xát. "Ở đây, việc gửi sang Nhật Bản chơi bóng không chỉ là cầu thủ của Sài Gòn FC mà tất cả các cầu thủ khác, thuộc các CLB ở Việt Nam. Nếu các CLB khác, hợp tác với Sài Gòn FC để đưa cầu thủ đi cọ xát thì tôi cũng rất hân hạnh hợp tác cùng, không có thiên vị. Vì như vậy thì ước mơ đội tuyển Việt Nam mạnh hơn, có nhiều cầu thủ chất lượng hơn mới thực hiện nhanh được. Nếu chúng ta cứ cọ xát mãi ở Việt Nam hay Thái Lan thì trình độ của chúng ta cũng mãi ở Việt Nam và Thái Lan mà thôi. Trong khi đó, các cầu thủ của chúng ta qua châu Âu cũng chưa được cọ xát nhiều nên Nhật Bản chính là môi trường hợp lý nhất vào lúc này. Chúng ta đâu có lý do gì mà mỗi khi đá với Thái Lan chúng ta phải phập phồng lo sợ đâu. Đã đến lúc đá với Thái Lan chúng ta phải thắng Thái Lan với tỷ số mấy không rồi. Và muốn như vậy thì lực lượng cầu thủ của chúng ta phải đông đủ, phải có bề dày", bầu Bình chia sẻ

Bầu Bình vốn có 23 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản đã xây dựng Sài Gòn FC theo mô hình CLB chuyên nghiệp của J-League [Nhật Bản]. Ông tạo tiếng vang trong cộng đồng Nhật Bản lẫn người hâm mộ bóng đá Việt Nam khi có những bước đi căn cơ như hợp tác với các CLB Nhật Bản là FC Tokyo ở J-League 1, Ryukyu ở J-League 2, 1 đội ở J-League 3 [sắp công bố]. Mời chuyên gia giỏi từ Nhật Bản sang giúp phát triển Sài Gòn FC, mời dàn cầu thủ Nhật Bản, trong đó có cựu ngôi sao Daisuke Matsui để từng bước J-League hóa. Song song đó ông còn mở đường cho cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản thi đấu…

Chủ tịch Sài Gòn FC trả lời phỏng vấn trên báo Nhật Bản

Ảnh chụp màn hình

Lý giải những bước đi trên, bầu Bình nói trên báo Nhật Bản: “Tôi muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển của bóng đá Việt Nam. Chúng tôi cũng có học viện bóng đá của riêng mình, tuy nhiên phải mất từ 5 đến 10 năm mới có thể gặt hái thành quả. Việc tích lũy kinh nghiệm thi đấu tại J-League sẽ giúp nâng cao trình độ các cầu thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam. Chúng tôi muốn các cầu thủ thấm nhuần các tiêu chuẩn luyện tập cũng như văn hóa của Nhật Bản, đó cũng là lý do tôi giao cho ông Shimoda [cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản] trách nhiệm huấn luyện Sài Gòn FC.

Bầu Bình [giữa] cùng dàn chuyên gia, HLV, cầu thủ Nhật Bản đang đầu quân cho Sài Gòn FC

Sài Gòn FC

Bước tiếp theo, tôi sẽ cố gắng đưa càng nhiều cầu thủ Việt Nam sang thi đấu tại giải J-League càng tốt. Thông qua việc hợp tác với FC Ryukyu của J-League 2, mỗi năm tôi sẽ gửi hai cầu thủ hàng đầu Việt Nam qua đây. Mặc dù điều này gây tổn thất lớn cho lực lượng của Sài Gòn FC, nhưng thành tích trước mắt không phải là ưu tiên hàng đầu của tôi. Ưu tiên hàng đầu của tôi đó chính là đào tạo nguồn nhân lực. Tôi muốn sau khi sang Nhật Bản, các em có thể học được văn hóa và rèn luyện nhân cách để trở về cống hiến cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn của các cầu thủ Việt Nam vẫn còn hạn chế nên để thi đấu và cọ xát thực tế tại giải J-League 1 thì chưa đủ tầm, do đó trước mắt tôi sẽ tăng số lượng cầu thủ Việt thi đấu cọ xát tại các giải J-League 2 và J-League 3. Tôi cũng sẽ thương thuyết với các CLB khác của J-League 3 để đưa các cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản. Tôi đã ký hợp tác với FC Tokyo của J-League 1 về mặt quản lý vận hành CLB, đồng thời chúng tôi cũng đang xúc tiến kế hoạch thành lập học viện bóng đá cho Saigon FC. Các cầu thủ Việt Nam có ý chí, lòng quyết tâm và sự chăm chỉ. Điều còn thiếu duy nhất chính là cơ hội”.

Sài Gòn FC thu hút được nhiều nhà tài trợ để nuôi đội bóng

Bảo Hằng

\n

Chủ tịch Sài Gòn FC Trần Hòa Bình cũng tiết lộ những thành công bước đầu trong chiến lược J-League hóa. “Chỉ trong khoảng 1 ngày bán vé cho trận khai mạc V-League mùa giải năm nay cũng là trận ra mắt của cầu thủ Daisuke Matsui, chúng tôi đã bán được gần 14,600 vé. Ở trận khai mạc mùa trước, chúng tôi chỉ bán được khoảng 130 vé, nhưng ở mùa giải năm nay, doanh thu bán vé trong trận khai mạc đã bằng doanh thu bán vé của cả mùa giải năm ngoái”.

Bầu Bình nói thêm: “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn [SCB], đơn vị tài trợ của chúng tôi quảng bá thương hiệu trong những trận đấu trên sân nhà của FC Ryukyu. Hiện nay có khoảng 3000 người Việt Nam sinh sống ở tỉnh Okinawa và khoảng 6000 người ở tỉnh Kagoshima. Người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản khi gửi tiền về Việt Nam, họ muốn được sử dụng dịch vụ của ngân hàng Việt Nam để cảm thấy an tâm hơn. Tôi muốn bóng đá trở thành cầu nối cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của 2 nước, ví dụ như việc xúc tiến thành lập chi nhánh ngân hàng Okinawa tại TP.HCM hay thành lập chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại tỉnh Okinawa…”.

Cao Văn Triền [phải] đi tiên phong xuất ngoại sang chơi ở J-League 2

Sài Gòn FC

Cũng hôm nay, Sài Gòn FC trở thành Hội viên chính thức của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM [JCCH] trong thông báo được đăng trên trang chủ của Hội này. Theo JCCH, Sài Gòn FC là CLB bóng đá nước ngoài duy nhất thành Hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề