Nội dung chính của người lái đò sông đà

Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân chi tiết, ngắn gọn, đầy đủ: Với các mẫu Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà chi tiết, ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh nắm được những nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng hơn trong việc soạn văn lớp 12.

Nội dung chính của người lái đò sông đà
Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

Mẫu tóm tắt Người lái đò sông Đà số 1

Nhắc đến thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, mênh mông ta không thể không nhắc đến con sông Đà. Và con sông ấy đã trở thành cảm hứng sáng tác để Nguyễn Tuân có thể thể hiện phong cách văn chương tài hoa, uyên bác của mình trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”. Nổi bật lên trong tác phẩm đó là hai hình ảnh: sông Đà – đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc và ông lái đò – đại diện cho con người lao động nơi đây. Con sông Đà được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả hiện lên với 2 đẹp đối lập nhau đó là vẻ hung bạo và trữ tình. Trước hết, sông Đà hiện lên với vẻ hung bạo, hùng vĩ , dữ dội được tái hiện qua các hình ảnh: cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông nhỏ hẹp bị đá chẹt như một cái “yết hầu”, quãng đường Hát Lóong, quãng mường Tà Vát với những cái hút nước nguy hiểm chết người, những thác nước đang gào thét, gầm rú ghê sợ…nhưng trái ngược với vẻ hung tợn đó con sông Đà cũng mang một vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng, thơ mộng với dòng nước uốn lượn như mái tóc dài thướt tha của người thiếu nữ kiều diễm. Nguyễn Tuân phát hiện ra màu sắc tươi đẹp, phong phú của dòng sông và cảnh vật ven bờ.

Vẻ hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân phác họa một cách rõ nét, sinh động để làm nổi bật lên hình tượng người lái đò. Nhà văn có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, ông đã tái hiện lên cảnh chiến đấu ác liệt giữa con người nhỏ bé và thiên nhiên rộng lớn với một giọng văn tràn đầy không khí trận mạc, hào hùng. Dù thiên nhiên có hung bạo như một con thủy quái thì vẫn phải khuất phục trước lòng dũng cảm, sự can trường và trí tuệ của con người. Chiến thắng ấy là chiến thắng của ý chí, của sự quyết tâm vượt qua thử thách gian khó trong cuộc sống. Chiến thắng của tài trí, của sự hiểu biết và kinh nghiệm dày dặn của những người đã gắn bó với nghề sông nước. Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp bình dị của người lao động nhưng góp phần làm nên những chiến thắng vang dội của con người trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên. Người lái đò sông Đà đúng với cái chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những người lao động, luôn âm thầm cống hiến cho đất nước.

Tóm tắt nội dung Người lái đò sông Đà số 2

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi vẻ đẹp của con sông Đà vừa hung bạo lại vừa trữ tình. Dù con sông ấy có hung bạo, dữ dằn đến mấy những cũng có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà cũng có sự thay đổi theo mùa, phản chiếu trời xuân nắng thu thì nước ở đây xanh như ngọc bích, nhưng qua tới mùa thu thì nó lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo con sông, có rất nhiều thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành; có đá tảng, đá hòn bày lên thành những thạch trận, tạo lên hàng loạt cửa sinh cửa tử. Nổi bật lên trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống ấy chính là hình ảnh của ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp chân chất, khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da ngăm đen rám nắng, đó là nét đặc trưng của họ. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, đã từng gắn bó với dòng sông Đà nên hiểu được tính khí cũng như địa hình của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, vị trí của từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử mà thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp dày dặn của mình cộng với sự can trường gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy rẫy những nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi một cách an toàn để góp phần vào sự tươi đẹp của cuộc sống.

Sau khi vượt qua sông Đà, ông lái đò lại trở về với cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chổ khúc sông bình lặng, nấu ống cơm lam và bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh.

Tóm tắt Người lái đò sông Đà số 3

Ông làm nghề lái đò trên Sông Đà này đã 10 năm trời. Công việc hằng ngày của ông là chở chè mạn, chè cối về xuôi. Ông là người không ưa những thứ bình lặng, yên ả mà thích đối đầu với sóng to, gió lớn. Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam –Trung Quốc, sông Đà hùng vĩ, hung tợn vì dọc sông có tới 73 con thác lớn nhỏ. Sông Đà như là kẻ thù số một của người lái đò dọc sông Đà. Vì vậy, ông lái đò phải chiến đấu với thiên nhiên đầy khắc nghiệt, đi qua các thạch trận, thủy trận. Nhờ kinh nghiệm dày dặn cùng trí thông minh và lòng dũng cảm của mình, ông lái đò đã vượt qua hết những thạch trận do Sông Đà gây ra, thành công đưa con đò của mình về bến an toàn.

Sông Đà không chỉ hung tợn, dữ dằn mà nó cũng rất trữ tình. Nhìn từ xa con sông Đà uôn lượn như mái tóc dài thướt tha của người phụ nữ, màu nước cũng thay đổi theo mùa, chính những điều này đã tạo lên vẻ thơ mộng của dòng sông. Vừa hung bạo, vừa trữ tình – một vẻ đẹp vô cùng mới lạ lý thú, nhưng nó cũng chỉ làm nền cho sự xuất hiện của ông lái đò. Đối nghịch với vẻ hung tợn của sông Đà, ta lại càng thấy rõ được những phẩm chất tốt đẹp của ông lái đò: cần cù, chăm chỉ, gan dạ và mưu trí, luôn âm thầm cống hiến cho đất nước.

Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà số 4

Tây Bắc – nơi địa đầu của Tổ quốc, cũng là nơi nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà minh chứng cụ thể đó chính là con sông Đà. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ một dữ dội, hung tàn của đại ngàn được miêu tả qua hình ảnh: “dựng đá vách thành”, “chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời” hay là “sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”. Nhưng cũng có lúc sông Đà cũng dịu dàng, trữ tình, thơ mộng với hình ảnh dòng sông uốn lượn như  “áng tóc trữ tình”, mang màu xanh ngọc bích khi trời vào xuân và màu đỏ phù sa khi thu tới chứ không có màu đen như Pháp nói. Sông Đà cũng giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại; hai bên bờ sông tĩnh lặng nhưng tràn đầy sức sống. Trên vẻ đẹp của dòng sông ấy hình ảnh người lái đò hiện ra với vẻ đẹp đầy nghệ sĩ, một người hùng dũng dù rất bình dị đời thường. Ông lái đò đã vượt qua ba thạch trận với nhiều những thử thách khó nhằn, với những cửa tử có thể nuốt trọn ông bất cứ lúc nào; dù ngày nào cũng chiến đấu với con thủy quái mang tên sông Đà, nhưng khi đêm về ông lại trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà số 5

Bút ký “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân kể về vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ nhất là con sông Đà và hình ảnh người lái đò bình dị mà tài giỏi, dũng cảm. Con sông Đà ấy nổi tiếng với sự hung tợn và vô cùng hiểm trở với những thác nước, đá ngầm, đá nổi, những thạch trận được bố trí vô cùng tinh vi nguy hiểm, nhưng con sông Đà ấy cũng có lúc hiền hòa và nên thơ hơn khi ngắm nhìn từ xa, nhìn sự biến đổi của màu nước theo mùa và mang những đặc điểm riêng. Trên nền của thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng ấy xuất hiện hình ảnh người lao động bình dị đó là người lái đò – những người thực hiện nhiệm vụ chèo lái con thuyền vượt qua con thủy quái – sông Đà. Ông lái đò với thân hình khỏe khoắn, rắn chắc, có thừa sự dũng cảm, can trường và mưu trí . Ông trong nghề đã nhiều năm nên có rất nhiều kinh nghiệm và cũng nhớ rất rõ cách bố trí bãi đá, con thác, vị trí thạch trận, các cửa sinh, cửa tử…. Để chèo lái con thuyền vượt qua sông Đà thành công ngoài kinh nghiệm dày dặn ông còn phải có sự dũng cảm, gan dạ. Sau khi về bến an toàn, ông cùng những người bạn còn toát lên vẻ đẹp của sự tài hoa và khiêm tốn khi họ xem những thử thách nguy hiểm vừa trải qua là những công việc thường ngày.

Nội dung chính của người lái đò sông đà

Lựa chọn câu để xem giải thuật nhanh hơn=> Với phong thái rất riêng của mình, hoàn toàn có thể nói Nguyễn Tuân chính là hiện thân của cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương thẩm mỹ và nghệ thuật phải có phong thái độc lạ, mới lạ .- Sau Cách mạng tháng Tám, phong thái sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Ông tìm thấy mối quan hệ ngặt nghèo giữa quá khứ – hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động thông thường, giọng văn khinh bạc hầu hết để ném vào quân địch dân tộc bản địa hay những mặt trái của xã hội .

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nội dung của Người lái đò sông Đà

  • tác giả, tác phẩm người lái đò sông đà

  • Văn bản Người lái đò sông Đà full

  • Giáo an người lái đò sông Đà

  • Lái lịch của người lái đò sông Đà

  • Tóm tắt nội dung Người lái đò sông Đà

  • Người lái đò sông Đà Soạn ngắn nhất
Nội dung chính của người lái đò sông đà
bố cục người lái đò sông đà

– Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của ông gói gọn trọng một chữ ngông. Ngông dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người.

Bạn đang đọc: Tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục

– Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành cây bút tiêu biểu vượt trội của nền văn học mới .- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động giải trí chính trị .- Sau đó một thời hạn ông lại bị tù vì “ xê dịch ” qua biên giới không có giấy phép .- Nguyễn Tuân học hết bậc Thành chung thì bị đuổi do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số ít giáo viên Pháp nói xấu người Nước Ta .- Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987 ) sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Thành Phố Hà Nội .

– Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

– Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội

– Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo

– Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến

– Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam

– Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam

– Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

– Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

– Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:

+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:

•• Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ

•• Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ

•• Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng

+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…

+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

1. Hoàn cảnh ra đời

– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó

– Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà

– Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà

– Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

3. Giá trị nội dung

– Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

– Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

4. Giá trị nghệ thuật

– Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm

– Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị

– Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn

– Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa

Dàn ý

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân (tiểu sử, sáng tác chính, phong cách nghệ thuật…)

– Giới thiệu khái quát về tác phẩm Người lái đò sông Đà

II. Thân bài

1. Lời đề từ

Nguyễn Tuân chọn đề từ bằng hai câu thơ:

– Đẹp vậy sao tiếng hát con tàu: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của sông Đà

– Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc Bắc lưu: ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà

→ Nguyễn Tuân kể chuyện về một dòng sông, về một vùng đất và cuộc sống con người Tây Bắc. Nguyễn Tuân cung cấp cho người đọc hiểu biết phong phú,tình yêu tha thiết với thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam. Thiên tùy bút vừa là một công trình khảo cứu công phu, vừa là một áng văn trữ tình giàu tính thẩm mĩ về con Sông Đà.

2. Hình tượng sông Đà

a) Giới thiệu khát quát về sông Đà

– Sông Đà biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc – một dòng chảy vĩ đại giữa núi rừng Tây Bắc

– Về địa lí: dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua vùng núi cao hiểm trở, tốc độ dòng sông chảy xiết mạnh mẽ.

a) Vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của sông Đà (phần 1)

– Diện mạo:

+ “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”.

+ Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

+ Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”

– Tâm địa của sông Đà đưuọc miêu tả qua “thạch trận”:

+ Thạch trận : ” Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vỗ lấy thuyền”

+ Thủy trận :”Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng ngang chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn sẵn trận địa.

+ Ba trùng vi giăng bẫy trên con sông:” Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông” , “vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào”, “còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả.

→ Với vốn từ cực kì phong phú cùng bút pháp lãng mạn tô đậm để gây ấn tượng mãnh liệt, cảm giác rùng rợn, dựng lên một con sông hung bạo đầy đe dọa với con người.

b) Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

– Trữ tình ở dáng sông kiều diễm với điểm nhìn từ trên cao xuống, từ tầm xa, bao quát để ngắm một dáng sông thơ mộng , có khi nhà văn nhìn thấy nó bình dị như” một dải dây thừng”, như “một mái tóc mun…áng tóc trữ tình”.

– Trữ tình ở màu sắc sông nước: Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà từ nhiều góc độ, lần này từ điểm nhìn thấp hơn và góc nhìn thật đẹp:khi nhìn bằng ánh mắt họa sĩ, khi thì nhìn bằng cảm xúc nhà thi sĩ để say sưa, quan sát tưởng tượng sắc nước Sông Đà, sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng

– Khung cảnh bờ bãi ven sông với điểm nhìn đậu hẳn xuống mặt sông, là 1 du khách trên sông “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…dòng trên” .

→ Sông Đà dưới ánh mắt của Nguyễn Tuân hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ

3. Hình ảnh người lái đò sông Đà

– Giới thiệu chung: ông lái đò Sông Đà làm nghề chở đò dọc trên Sông Đà- nghề vận tải đường nước, ông mang chân dung người lao động sông nước đẹp vạm vỡ khỏe mạnh. Cuộc sống hằng ngày của ông là chiến đầu với con Sông Đà, vật lộn với thiên nhiên để giành giật sự sống, để tồn tại

– Cuộc chiến đấu trên sông Đà – con sông hùng dữ và nham hiểm:

+ Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hưn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước”, …

+ Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”

+ Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường

– Trở về với cuộc sống đời thường, sau cuộc chiến “đêm ấy nhà ông đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam..cá túa ra tràn đầy đồng ruộng”. Đó là cuộc sống thường nhật của người lái đò ngày nào cũng chiến đấu với thiên nhiên

→ Cuộc sống bình dị, khiêm nhường nhưng rất đáng khâm phục

III. Kết bài

– Khái quát gia trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Nội dung: Người lái đò sông Đà ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

+ Nghệ thuật: cách sử dụng từ ngữ độc đáo, đắc địa, tài ba, sử dụng vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực

– Cảm nhận về văn bản: Người lái đò sông Đà lầ một áng tùy bút xuất sắc, cho thấy tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp – Nguyễn Tuân

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt tác phẩm

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng êm ả như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà biến hóa theo mùa, phản chiếu trời xuân nắng thu : “ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa ”. Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh, cửa tử. Nổi bật trên bức tranh vạn vật thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe mạnh của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm tay nghề nghề nghiệp cộng với sự chịu khó dũng mãnh đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy khốn. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi bảo đảm an toàn để góp thêm phần vào đời sống. Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò quay trở lại đời sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chỗ khúc sông bình lặng, nấu ống cơm lam và buôn chuyện về cá anh vũ, cá dầm xanh .

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà ( 1960 ), là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân .
– Thành quả thu hoạch được sau chuyến đi khó khăn và hào hứng tới miền Tây bắc to lớn, xa xôi .

b. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 ( từ đầu đến ” gậy đánh phèn ” ) : Sự kinh hoàng, hung bạo của sông Đà . – Phần 2 ( tiếp đến ” dòng nước sông Đà ” ) : Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò .

– Phần 3 ( còn lại ) : Vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà .