Những phần hay của tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu năm 2024

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu tới các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” , tác giả Rosie Nguyễn, nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành. Cuốn sách là những lời tâm sự, những triết lý đơn giản nhưng cũng không kém phần sâu sắc, được tác giả đúc kết từ chính trải nghiệm trong những năm tháng tuổi trẻ của cuộc đời mình, nói về những bài học trong quá trình khám phá bản thân của mình, khuyến khích các bạn trẻ đi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn và cống hiến nhiều hơn: “Không phải ai đọc sách cũng thành công. Nhưng lại có một sự thực rõ ràng khác là những người thành công đọc rất nhiều sách.” ;“...đừng cầu nguyện để đời bạn không phải trải qua những nghịch cảnh, khó khăn. Mà cầu nguyện để bạn đủ sức lực để đương đầu với những sóng gió của cuộc đời.”; “Những ngày tuổi trẻ tưởng dài rộng mênh mông nhưng kỳ thực lại rất hữu hạn ngắn ngủi, nên nếu bạn còn trẻ, hãy học cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá.”… Chúng ta sẽ tìm thấy ở đây những mẩu chuyện thực tế sinh động, những bài học đời thường, khám phá và tích lũy cho bản thân một số kĩ năng hữu ích. Cuốn sách mở ra cho người đọc một trong rất nhiều con đường để bước qua tuổi trẻ. Sách gồm 5 phần với nội dung tương ứng: “Tôi đã học như thế nào”; “Học đi đôi với hành”; “Đi là một cách tự học”; “Lấp lánh trước khi tỏa sáng”; “Quà tặng kèm” Phần 1: “Tôi đã học như thế nào”, tác giả đã thuật lại câu chuyện tuổi trẻ của mình, qua đó gửi gắm thông điệp “Mỗi cá nhân có một thế mạnh khác nhau. Tuổi trẻ trôi qua như một cái chớp mắt nên hãy tìm cách để hiểu và trân trọng bản thân. Mỗi chúng ta có quyền lựa con đường riêng cho chính mình, điều quan trọng ở đây là hãy tìm cách viết nên câu chuyện của đời bạn.Hãy làm những điều mình yêu thích bằng chính đam mê và nhiệt huyết của bản thân”. Phần 2: “Học đi đôi với hành” đã chỉ chúng ta một số cách để hiểu bản thân, cách tìm kiếm con đường đi cho riêng mình. Những khái niệm ta thường nghe như đam mê, sứ mệnh,… sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta chưa hiểu bản thân. “Cuộc đời là một bộ phim mà mỗi người sẽ đóng một vai nhất định, bạn rồi sẽ học được cách để tỏa sáng trong vòng tròn cuộc đời của chính mình”. Phần 3: “Đi cũng là một cách tự học” , cuộc đời được xây nên bởi những trải nghiệm. Dựa vào những trải nghiệm thực tế trong tuổi trẻ của mình, tác giả chia sẻ những cách đi để tự học. Đi ra thế giới bên ngoài để trưởng thành hơn. Phần 4: “Lấp lánh trước khi tỏa sáng”, nếu đã tìm thấy ước mơ của mình, hãy sống thật hết mình vì biết bao người còn không biết được họ thích gì nữa kia; Trả lời câu hỏi về những băn khoăn của các bạn trẻ khi bất đồng quan điểm với phụ huynh, phải làm sao để được tự do khám phá, tự do trải nghiệm, không ngừng vươn lên. Phần 5: “Quà tặng kèm”, là những lời khuyên hữu ích và chân thành của tác giả muốn dành cho những độc giả trẻ của mình, giúp các bạn có thể giải quyết được những vấn đề và khủng hoảng mà một người trẻ thường hay gặp phải. “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” là một lời nhắc nhở chúng ta về giá trị của tuổi trẻ, một cuốn sách khiến bạn đã cầm lên thì không thể bỏ xuống giữa chừng. Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu!

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” là quyển sách khá nổi tiếng giai đoạn 2017, quyển sách này là tập hợp những chia sẻ và lời khuyên của tác giả Rosie Nguyễn về các khía cạnh trong cuộc sống và hành trình phát triển bản thân dành cho người trẻ.

Bạn có thể nghe audio bài viết này tại đây:

Tôi đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn lần đầu khi tôi học lớp 11. Quyển sách này cũng là một trong những quyển sách đầu tiên tôi review. Dưới là bài review của tôi lúc đó:

“Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn là một quyển sách không dày, các bài học và kiến thức thì nhiều và khá chắc lọc. Quyển sách này đề cao vai trò của sách, của tự học, cũng như viết về trải nghiệm của chính bản thân tác giả về những ngày tháng du lịch bụi, về định nghĩa thành công, về những việc cần làm khi còn mười tám đôi mươi, và về những khủng hoảng sẽ gặp vào lứa tuổi ấy. Ở chương cuối, tác giả có danh sách “40 quyển sách cho em tuổi hai mươi” để người đọc tham khảo. Tóm lại đây là một quyển sách gối đầu cần thiết cho mỗi người để tránh lãng phí thanh xuân tuổi trẻ của mình vào những chuyện chẳng đáng bao nhiêu.

Đã 5 năm trôi qua, khi đọc lại bài review ngắn gọn ở trên, tôi khá buồn cười vì cách sử dụng từ ngữ của mình. Nhưng tôi biết khi tôi cười một cái gì đó mình từng làm thì chứng tỏ tôi đã tốt hơn nhiều.

Tôi vẫn còn nhớ những ngày khi tôi đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, đó là thời gian tôi bắt đầu gắn bó nhiều hơn với sách, sách vở đã góp phần giúp tôi trở nên tốt hơn, cũng từ đó mà tôi trải nghiệm được nhiều điều thú vị.

Bên cạnh những lời khen thì “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” cũng nhận một số chỉ trích, nhưng tôi tin tác giả viết sách này không muốn dạy đời ai, chị cũng chẳng muốn sách mình được đọc một cách máy móc, không chọn lọc.

Thay vào đó, khi đọc sách, tôi như đang trò chuyện với một người chị về các vấn đề của cuộc sống, tuổi trẻ và hành trình phát triển bản thân của mình. Tóm lại, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” đã góp một phần vào sự phát triển của tôi.

Ngoài ra tác giả Rosie Nguyễn còn có quyển “Mình Nói Gì Khi Nói Về Hạnh Phúc?” Nhưng tôi đã đọc quyển đó từ năm lớp 11, giờ tôi cũng chẳng nhớ gì về nội dung. Có thể tôi sẽ đọc lại và review vào một ngày nào đó.

Lần đọc lại này chỉ giúp tôi nhìn lại một vài khía cạnh của cuộc sống và hành trình phát triển bản thân, chứ “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” không còn mang lại những kiến thức thú vị hay bài học mới nào nữa.

Ở nửa đầu quyển sách, tác giả tập trung vào các câu chuyện từ thực tế mà chị từng gặp. Tôi không hứng thú phần này cho lắm nên chỉ đọc lướt qua. Nửa sau quyển sách bắt đầu thú vị hơn một chút, tác giả có nói về giá trị của những chuyến đi thật sự – đi mà không phải chỉ để check-in hay chứng tỏ rằng: Ê! tui đã tới đây rồi!

Rosie Nguyễn cho rằng nếu còn trẻ thì nên đi và trải nghiệm thật nhiều. Điều này làm tôi nhớ đến một người bạn của tôi. Người bạn này thường ước mơ về những chuyến đi đây đi đó, đến những vùng thảo nguyên xa xôi, trở thành người lữ hành để đi đến những miền đất lạ.

Nhưng những nỗi lo về gia đình, công việc, thời gian vẫn kìm hãm đôi chân của bạn ấy, giờ bạn lại thấy mình đã quá già. Đôi khi tôi nghĩ người bạn của tôi như một con chim bị nuôi nhốt, chú chim ước mơ được bay đến những miền xa, nhưng vẫn luôn bị kẹt trong lồng. Vậy đến khi chú chim già đi, những song sắt biến mất, chim còn dám bay đi không?

Kìa những con đường đang vẫy gọi nơi xa. Nên sao không đi khi ta còn trẻ Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Rosie Nguyễn

5 năm không quá dài mà cũng không ngắn, đứng từ hiện tại nhìn ngược về thời gian trước, tôi thấy mình đã phát triển hơn nhiều. Nếu có quay về ngày xưa, tôi vẫn sẽ đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, bởi đây là một quyển self-help [sách phát triển bản thân] khá nhẹ nhàng, dễ đọc, không xa vời, và hơn hết là có một thứ gì đó rất thân thuộc trong quyển sách này.

Nhìn chung, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn có thể sẽ phù hợp với các bạn còn đang đi học hoặc những bạn ít đọc thể loại self-help mà muốn tìm một quyển sách truyền cảm hứng nhẹ nhàng.

Đương nhiên bạn vẫn sẽ còn rất nhiều tựa sách self-help khác nhau để bạn lựa chọn, nhưng tôi nghĩ bạn vẫn nên thử bắt đầu với quyển này trước, và quan trọng nhất khi đọc bất kỳ quyển sách nào: Hãy đọc có chọn lọc và có tư duy phản biện khi đọc.

Phần 4 của tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

Phần 4: “Lấp lánh trước khi tỏa sáng”, nếu đã tìm thấy ước mơ của mình, hãy sống thật hết mình vì biết bao người còn không biết được họ thích gì nữa kia; Trả lời câu hỏi về những băn khoăn của các bạn trẻ khi bất đồng quan điểm với phụ huynh, phải làm sao để được tự do khám phá, tự do trải nghiệm, không ngừng vươn lên.

Tên tiếng Anh của tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

HOW MUCH IS YOUTH WORTH?

Rosie Nguyễn sinh năm bao nhiêu?

1987 [37 tuổi]

Rút ra bài học gì từ tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

Phê phán những người trẻ sống lãng phí thời gian, vô vị, tẻ nhạt. Bài học nhận thức và hành động: Phải biết nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng lớn khi còn trẻ, dám bước qua vùng an toàn của bản thân. Cần nỗ lực trong hành động để đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời.

Chủ Đề